
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tầm quan trọng của giải thuật trong Công nghệ thông tin (CNTT)
Giải thuật (GT) hay thuật toán (algorithm), là một khái niệm cốt lõi trong
lĩnh vực tin học, xuất phát từ nhà toán học Abu Ja'far Mohammed ibn Musa
al Khowarizmi vào khoảng năm 825. Từ thế kỷ 20, giải thuật được sử dụng
rộng rãi như một phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề. Trong CNTT
Giải thuật cần đáp ứng các tiêu chí quan trọng như đầu vào (input), đầu ra
(output), tính xác định, tính khả thi, tính dừng và khả năng tiếp cận. Ứng dụng
của giải thuật rất đa dạng, từ việc giải quyết các vấn đề hàng ngày đến các
hoạt động chuyên môn trong nhiều ngành.
Năng lực giải thuật trong giáo dục CNTT
Năng lực GT của SV CNTT tại các trường đại học sư phạm (ĐHSP) đóng
vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng lập trình và giải quyết bài
toán thực tế. SV được trang bị kiến thức về phân tích và tối ưu hóa GT, giúp
họ tư duy logic và áp dụng vào nhiều lĩnh vực công nghệ như phát triển phần
mềm và trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, SV tại các trường sư phạm cần không chỉ
hiểu sâu về GT mà còn phải biết cách giảng dạy và phát triển năng lực này
cho học sinh trong tương lai..
Phát triển năng lực giải thuật cho SV
Phát triển năng lực GT cho SV CNTT là cần thiết để tăng cường khả năng
giải quyết vấn đề và tối ưu hóa phần mềm. GT không chỉ giúp họ làm việc
hiệu quả trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và an ninh mạng mà còn mang
lại lợi thế cạnh tranh lớn trong thị trường lao động. Đối với SV sư phạm, năng
lực này còn hỗ trợ quá trình giảng dạy, giúp họ truyền đạt kiến thức tốt hơn
và tự tin hơn trong vai trò giáo viên tương lai.
Nghiên cứu và phát triển đánh giá năng lực giải thuật của SV CNTT tại
các trường ĐHSP còn nhiều hạn chế. Hiện chưa có sự đồng thuận về khái
niệm, cấu trúc và mức độ phát triển của năng lực giải thuật. Các trường chủ
yếu đánh giá kết quả học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật mà chưa xây
dựng được phương pháp đánh giá năng lực toàn diện, từ mục đích đến khung
đánh giá và phân tích dữ liệu. Công cụ đánh giá còn đơn điệu, chủ yếu tập
trung vào bài test, chưa đo lường đầy đủ những gì SV thực sự đạt được. Cả
giáo viên và SV cũng chưa được trang bị kỹ năng cần thiết cho việc thiết lập
phương thức đánh giá năng lực này. Vì vậy, cần có sự đầu tư vào nghiên cứu
và cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng giảng dạy trong tương
lai.
Với những lí do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Đánh giá năng
lực giải thuật của sinh viên đại học sư phạm ngành công nghệ thông tin
trong dạy học cấu trúc dữ liệu và giải thuật”, với hy vọng góp phần nâng