MỞ ĐẦU
1. Lý do chn đ tài
Nghị quyết số 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã chỉ rõ: “Phát triển
GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học”. Vì vậy, có thể nói, giáo dục phát triển năng lực (NL) người học là yêu
cầu cấp thiết, thể hiện quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
trong giai đoạn hiện nay.
Luật Giáo dục (2019) cng xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông (GDPT)
đó là: “Phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kĩ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham
gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Giáo dục tiểu học (GDTH) là bộ phận hợp thành nền tảng của hệ thống giáo dục
nói chung và GDPT nói riêng. GDTH giúp học sinh “hình thành và phát triển những
yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm
chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng
đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”. GDTH có mục
tiêu “hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ,
năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”
Chương trình GDPT, trong đó có Chương trình GDTH được ban hành theo
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nhiều điểm mới. Trong đó, điểm mới cơ bản nhất là
“phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những
kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực
hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời
sống”. Để phát triển các phẩm chất và năng lực người học, đòi hỏi các hoạt động trong
nhà trường, trong đó có hoạt động dạy học (HĐDH) phải tiếp cận năng lực.
Tính đến năm 2019, toàn quốc có 100.752 người dân tộc S’tiêng có mặt ở 34/63
tỉnh, thành (đứng thứ 5 trong các dân tộc thiểu số). Họ sinh sống tập trung ở các tỉnh
Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh, trong đó tuyệt đại đa số là ở Bình Phước (88.425
người, chiếm khoảng 95,6% tổng số). Tại tỉnh Bình Phước, hiện có 10.215 học sinh
tiểu học là người S’tiêng, chiếm 49,6% tổng số học sinh dân tộc (HSDT) thiểu số toàn
tỉnh. Việc nâng cao chất lượng HĐDH ở các trường tiểu học có HSDT S’tiêng đáp ứng
Chương trình GDPT 2018 chung và phù hợp với đặc điểm HĐDH ở các trường tiểu
học có HSDT S’tiêng là việc làm cấp thiết để đảm bảo sự bình đẳng về giáo dục cho
các em hiện tại và tương lai và bình đẳng giữa các dân tộc.
Để triển khai HĐDH ở các trường tiểu học có HSDT S’tiêng theo tiếp cận năng
lực có hiệu quả cao thì công tác quản lý hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng. Đó
là toàn bộ sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý tới đối tượng quản
lý nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Căn cứ vào các năng lực mà HSDT S’tiêng cần