intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị "Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam" được nghiên cứu với mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong nền kinh tế thị trường, năng suất lao động là yếu tố trực tiếp quyết định giá thành, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm có nguồn gốc từ các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó lại tác động đến doanh thu, thị phần, lợi nhuận của các chủ thể sản xuất nông nghiệp cũng như doanh thu, thị phần, lợi nhuận của các chủ thể lấy sản phẩm nông nghiệp làm yếu tố đầu vào để sản xuất. Dưới góc độ vĩ mô, năng suất lao động trong nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, đến an ninh kinh tế, đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh, nước nào có năng suất lao động trong nông nghiệp thấp thì giá thành các sản phẩm nông nghiệp cao, sản lượng nông nghiệp thường không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước và không có nguồn để dự trữ. Hệ lụy là, đời sống nhân dân gặp khó khăn, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, an ninh kinh tế bị đe dọa, bất ổn chính trị, xã hội xuất hiện ở những mức độ khác nhau. Ngược lại, nước nào có năng suất lao động trong nông nghiệp cao thì giá thành các sản phẩm nông nghiệp thấp, sản lượng nông nghiệp không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, cho dự trữ quốc gia mà còn có thể xuất khẩu. Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia được nâng lên, an ninh kinh tế được đảm bảo, sự ổn định chính trị, xã hội được tăng cường. Nhận thức được tầm quan trọng của tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, những năm vừa qua, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tăng năng suất lao động. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách; các chủ thể sản xuất nông nghiệp không ngừng đầu tư, đổi mới, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý… nhằm thúc đẩy năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam tăng lên. Kết quả là, năng suất lao động trong nông nghiệp ở nước ta được cải thiện trên nhiều mặt, đóng góp của tăng năng suất lao động vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội ngày càng nhiều hơn. Nhưng thực tế cũng cho thấy, năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt Nam những năm gần đây còn một số hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là: năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, thấp hơn nhiều so với năng suất lao động của các ngành kinh tế khác; mức tăng năng suất lao động nông nghiệp
  2. 2 không cao và bị suy giảm trong những năm gần đây; tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp không ổn định và thấp hơn nhiều so tốc độ tăng của các ngành kinh tế khác; khoảng cách về năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp lớn; tốc độ tăng năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp không ổn định… Trong những năm tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng cao do dân số của Việt Nam tiếp tục tăng lên. Đồng thời, ngành sản xuất, chế biến nông sản phát triển; nhu cầu nhập khẩu nông sản và các sản phẩm được chế biến từ nông sản từ các đối tác thương mại của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Mặt khác, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên các sản phẩm nông nghiệp của các đối tác thương mại xâm nhập vào thị trường Việt Nam thuận lợi hơn. Nhờ có ưu thế về khoa học, công nghệ và năng suất lao động cao nên các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài có sức cạnh tranh tốt hơn. Nếu năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt Nam không tăng lên thì nguy cơ thất bại của các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là rất lớn. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này ở các cấp độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị; đây cũng là vấn đề tác giả ấp ủ trong nhiều năm. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng suất lao động, tăng năng suất lao động; năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Làm rõ lý luận về năng suất lao động, năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn tăng năng suất lao động nông nghiệp ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển có điều
  3. 3 kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo, vận dụng nhằm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023, tìm ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng cần phải giải quyết. Đề xuất quan điểm, giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng suất lao động trong nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu năng suất lao động trong nông nghiệp theo nghĩa rộng với ba phân ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi (hay gọi là nông nghiệp thuần túy), lâm nghiệp, thủy sản và không nghiên cứu các loại hình nông nghiệp mới như: nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp tuần hoàn… Đề tài luận án tập trung nghiên cứu 03 nội dung cơ bản sau đây: (1) Năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp; (2) Năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp; (3) Đóng góp của năng suất lao động nông nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Về không gian: Đề tài nghiên cứu năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam; có khảo sát kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát tư liệu, số liệu chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2023, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên nền tảng lý luận cơ bản của Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về năng suất lao động, năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Cơ sở chính trị, pháp lý Luận án được thực hiện dựa trên đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về năng suất lao động, tăng năng suất lao
  4. 4 động nói chung và năng suất lao động trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng được xác định trong các Văn kiện của Đảng như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII; Nghị quyết số 26-N/TW, ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Số: 05-NQ/TW, ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII Về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Bên cạnh đó, luận án được thực hiện dựa trên Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó tập trung vào các luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục, Luật Khoa học và Công nghệ… Các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Nghị quyết số: 26/2012/QH13, ngày 21/06/2012 của Quốc hội Về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số: 107/2020/QH14, ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số: 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội; Nghị quyết số: 26/NQ-CP, ngày 27/02/2023 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật khác. Cơ sở thực tiễn Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học trong và ngoài nước về năng suất lao động nói chung, năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng cùng các báo cáo, thống kê, phân tích về tình hình năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam những năm vừa qua do các cơ quan chức năng như: Bộ Nông nghiệp và Phát
  5. 5 triển nông thôn; Tổng cục Thống kê; Viện Năng suất Việt Nam… đã công bố. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học Mác - Lênin, tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau: Phương pháp biện chứng duy vật Đây là phương pháp nghiên cứu chung cho toàn bộ đề tài luận án. Trong đó, nghiên cứu sinh dựa trên các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật để vận dụng vào nghiên cứu vấn đề năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam được xem xét một cách khách quan, trên nhiều nội dung và đặt trong sự vận động, phát triển, gắn với giai đoạn cụ thể, trong điều kiện lịch sử cụ thể chứ không nghiên cứu năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam một cách chung chung, cố định, bất biến để thấy được năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đã thay đổi, biến động như thế nào trong giai đoạn ấy. Bên cạnh đó, trong luận án này, nghiên cứu sinh còn đặt năng suất lao động trong nông nghiệp trong tương quan với năng suất lao động của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Mục đích nhằm thấy được thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy và đề xuất các giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4. Với phương pháp này, đề tài luận án sẽ tiếp cận vấn đề năng suất lao động trong nông nghiệp dưới góc độ năng suất lao động của ngành nông nghiệp với ba phân ngành chính là nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và thủy sản mà không bao gồm ngành diêm nghiệp do giá trị gia tăng và lực lượng lao động của ngành này rất nhỏ bé và ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp. Cơ sở để tính năng suất lao động trong nông nghiệp được xác định trong luận án này được nghiên cứu sinh xác định là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và lao động trong ngành nông nghiệp. Trong đó, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp lại được xác định dựa vào sản lượng và giá cả của các sản phẩm nông nghiệp. Nhưng do giá cả của các sản phẩm thường xuyên
  6. 6 biến động do các yếu tố của thị trường và lạm phát. Vì vậy, để đảm bảo đánh giá đúng năng suất lao động trong nông nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu, nghiên cứu sinh giả định giá cả các sản phẩm nông nghiệp không đổi. Việc xác định giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và giá trị gia tăng của các phân ngành nông nghiệp sẽ được tính theo giá cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc. Đối với lực lượng lao động nông nghiệp. Cơ sở thứ hai để đánh giá năng suất lao động trong nông nghiệp là lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, bao gồm cả lao động tự sản, tự tiêu (tự cung, tự cấp) chứ không chỉ là lao động sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Phương pháp logic kết hợp với lịch sử Phương pháp logic là cách thức suy luận của con người dựa trên những tri thức khoa học sẵn có, hoặc dựa trên kết quả quan sát khoa học, hoặc dựa trên kết quả của các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học và những tri thức khoa học mới được con người phát hiện ra trong quá trình phân tích tìm tòi, khám phá tự nhiên, xã hội, tư duy. Tuy nhiên, cùng một vấn đề nghiên cứu, nhưng ở những thời kỳ khác nhau, nhận thức về một vấn đề có thể khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo cho suy luận có tính khoa học, chính xác thì các phải kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử để đưa ra những suy luận mới khoa học, phù hợp với bối cảnh mới. Do đó, trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để xây dựng các quan niệm công cụ, quan niệm trung tâm, bài học kinh nghiệm ở Chương 2, đánh giá thực trạng ở Chương 3 và đề xuất quan điểm, giải pháp ở Chương 4. Phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh Tác giả sử dụng các phương pháp này chủ yếu ở Chương 1, Chương 2, Chương 3 để xây dựng khung lý luận và xử lý các tài liệu, số liệu đã thu thập được, từ đó làm nổi bật lên những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế của năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua. Đồng thời phát hiện, chỉ ra các mâu thuẫn cần phải giải quyết từ thực trạng đó. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng được quan niệm, xác định được nội dung, tiêu chí đánh giá và làm rõ các yếu tố tác động đến năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận của Kinh tế chính trị học Mác - Lênin.
  7. 7 Chỉ ra được những mâu thuẫn đang tồn tại cản trở tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Đề xuất được các giải pháp có tính hệ thống, sát với thực tiễn, tạo đột phá, thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao động, năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Luận án có thể được các cơ quan quản lý nhà nước các cấp sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách thúc đẩy tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hoặc các địa phương ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài Quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã công bố liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Các công trình khoa học bàn về năng suất lao động và tăng năng suất lao động Gokhan Yilmaz (2016), “Labor productivity in the middleincome trap and the graduated countries” (Năng suất lao động ở các quốc gia nằm trong bẫy thu nhập trung bình và quốc gia có thu nhập cao). João Paulo Martin Faleiros, José Carlos Domingos da Silva, Marcos Yamada Nakaguma (2016), “Evaluating the effect of exchange rate and labor productivity on import penetration of
  8. 8 Brazilian manufacturing sectors” (Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và năng suất lao động đối với sự thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu của các ngành sản xuất Brazil). Ellen B. Mc Cullough (2017), “Labor productivity and employment gaps in Sub - Saharan Afric” (Khoảng cách năng suất lao động và việc làm ở châu Phi cận Sahara). Shuai Chen, Dandan Zhang (2021), “Impact of air pollution on labor productivity: Evidence from prison factory data” (Tác động của ô nhiễm không khí đến năng suất lao động: Bằng chứng từ dữ liệu nội bộ của nhà các nhà máy). 1.1.1.2. Các công trình khoa học liên quan đến vấn đề năng suất lao động nông nghiệp và tăng năng suất lao động nông nghiệp M. Rizov (2007), “Institutions, reform policies and productivity growth in agriculture: evidence from former communist countries” (Cải cách cơ chế, chính sách với tăng năng suất trong nông nghiệp: bằng chứng từ các nước từng theo chủ nghĩa cộng sản). Zvi Lerman and David Sedik (2009), “Sources of Agricultural Productivity Growth in Central Asia: The Case of Tajikistan and Uzbekistan” (Các nguồn tăng trưởng năng suất nông nghiệp ở miền Trung Á: Trường hợp của Tajikistan và Uzbekistan). Berthold Herrendorf and Todd Schoellman (2011), “Why Is Agricultural Labor Productivity so Low in the United States?” (Tại sao năng suất lao động nông nghiệp ở Hoa Kỳ lại thấp như vậy?). Li Zhou and Zhang Hai-peng (2013), “Productivity Growth in Trung Quốc’s Agriculture During 1985 - 2010” (Tăng trưởng năng suất trong nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010). Kyle Emerick (2016), “Agricultural productivity and the sectoral reallocation of labor in rural India”, (Năng suất nông nghiệp và phân bổ lại lao động theo ngành ở nông thôn Ấn Độ). Peng Bin, Marco Vassallo (2016), “The Growth Path of Agricultural Labor Productivity in Trung Quốc: A Latent Growth Curve Model at the Prefectural Level” (Con đường tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp ở Trung Quốc: Mô hình đường cong tăng trưởng tiềm ẩn ở cấp tỉnh). Stephen Ayerst, Loren Brandt, Diego Restuccia (2020), “Market constraints, misallocation, and productivity in Vietnam agriculture” (Những hạn chế của thị trường, sự phân bổ bất hợp lý và năng suất trong nông nghiệp Việt Nam). Cesar Blanco, Xavier Raurich (2022), “Agricultural
  9. 9 composition and labor productivity” (Cơ cấu nông nghiệp và năng suất lao động). 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.2.1. Các công trình khoa học liên quan đến vấn đề năng suất lao động và tăng năng suất lao động Hoàng Thúc Lân (2009), “Tư tưởng của V.I. Lênin về năng suất lao động và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay”. Nguyễn Đức Mạnh (2009), “Quan điểm của V.I. Lênin về phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội”. Nguyễn Quốc Dũng (2015), “Nhận thức sâu sắc về năng suất lao động trong Bộ “Tư Bản” của Các Mác và ý nghĩa trong thực tiễn Việt Nam hiện nay”. Tổng cục Thống kê (2016), Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Đỗ Đức Quân (2017), “Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua”. Nguyễn Thị Minh Thu (2017), “Phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam”. Nguyễn Đức Thành (2018), “Tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang TFP”. Lê Văn Dụy (2019), “Cùng tạo nên một cuộc bứt phá mới trong năng suất lao động”. Nguyễn Thị Hệ (2019), “Thực trạng năng suất của nền kinh tế Việt Nam qua các năm gần đây và giải pháp cho các năm tiếp theo”. Kim Ngọc, Trần Ngọc Sơn (2019), “Rào cản tăng năng suất lao động ở Việt Nam”. Ngô Doãn Vịnh, Lê Thị Thanh Thủy (2020), “Nâng cao năng suất lao động của Việt Nam: Nhận diện những vấn đề gốc rễ để hành động đúng”. Nguyễn Thị Lê Hoa, Lê Xuân Biên (2021), “Nâng cao năng suất lao động dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2021), “Đánh giá đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019”. Nguyễn Minh Hà, Bùi Hoàng Ngọc (2022), “Tác động của chuyển đổi số và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động ở Việt Nam: Tiếp cận bằng phương pháp Hồi quy phân vị dựa trên phân vị”. 1.1.2.2. Các công trình khoa học liên quan đến vấn đề năng suất lao động nông nghiệp và tăng năng suất lao động nông nghiệp Đinh Phi Hổ, Phạm Ngọc Dưỡng (2011) “Năng suất lao động nông nghiệp: chìa khóa tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
  10. 10 ngành và thu nhập nông dân”. Lê Quang Cảnh, Nguyễn Thị Hồng Thoan (2014), “Năng suất nông nghiệp và công nghiệp hóa ở Việt Nam”. Đinh Xuân Nghiêm, Trần Thị Thu Huyền (2019), “Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam”. Đào Mộng Anh (2020), “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam”. Phùng Minh Đức (2020), “Tác động của Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa đến năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam”. 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án 1.2.1.1. Giá trị lý luận Một là, đã có công trình đưa ra quan niệm về năng suất lao động và có công trình chỉ ra được vai trò, tác dụng của tăng năng suất lao động nói chung, tăng năng suất lao động nông nghiệp nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Hai là, đã có công trình đã nêu bật được sự cần thiết phải tăng năng suất lao động ở Việt Nam nói chung, tăng năng suất lao động nông nghiệp của Việt Nam nói riêng; cách tính năng suất lao động; các phương pháp, cách thức tăng năng suất lao động. Ba là, nhiều công trình khoa học bàn về các yếu tố tác động đến năng suất lao động quốc gia và năng suất lao động trong nông nghiệp. Thứ hai, giá trị thực tiễn. 1.2.1.2. Giá trị thực tiễn Một là, đã có công trình đánh giá khái quát thực trạng năng suất lao động quốc gia và năng suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới và của Việt Nam. Hai là, các công trình cũng đã chỉ ra được nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế về năng suất lao động quốc gia, năng suất lao động nông nghiệp ở một số nước; nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế về năng suất lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Ba là, một số công trình khoa học nước ngoài đã đồng thời đã lồng ghép trình bày bài học kinh nghiệm tăng năng suất lao động quốc gia nói chung và kinh nghiệm tăng năng suất lao động nông nghiệp nói riêng của đất nước họ trong bài viết.
  11. 11 Bốn là, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình khoa học đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng năng suất lao động quốc gia, tăng năng suất lao động nông nghiệp. Năm là, nhiều bài viết đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến năng suất lao động quốc gia, năng suất lao động nông nghiệp và đánh giá được mức độ tác động của các yếu đó đến năng suất lao động quốc gia và năng suất lao động trong nông nghiệp rất cụ thể có tính định lượng. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu Để luận giải những nội dung trên, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề mà Luận án cần tập trung giải quyết trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau: Một là, nghiên cứu, làm rõ lý luận về năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và kinh nghiệm tăng năng suất lao động ở một số nước trên thế giới. Hai là, đánh giá thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 để hình thành cơ sở thực tiễn của đề tài luận án Ba là, đề xuất quan điểm, tìm kiếm giải pháp khoa học, có tính khả thi nhằm thúc đẩy năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam tăng lên nhanh hơn, cao hơn trong thời gian tới Kết luận chương 1 Chương 1 đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để có căn cứ thực hiện đề tài “Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam” và xác định các vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Chương 2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Những vấn đề chung về năng suất và năng suất lao động 2.1.1. Quan niệm về năng suất Năng suất là một phạm trù kinh tế phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thông qua sản lượng và chất lượng của sản phẩm đầu ra. 2.1.2. Quan niệm, phân loại và vai trò của năng suất lao động 2.1.2.1. Quan niệm năng suất lao động Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh sức sản xuất của lao động, được đo bằng sản lượng hàng hóa, dịch vụ do lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thời
  12. 12 gian lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa, dịch vụ trong điều kiện sản xuất nhất định. 2.1.2.2. Phân loại năng suất lao động Phân loại năng suất lao động theo tính chất của lao động Phân loại năng suất lao động theo khu vực kinh tế Phân loại năng suất lao động theo phạm vi sản xuất Phân loại năng suất lao động theo thành phần kinh tế. 2.1.2.3. Vai trò của năng suất lao động Thứ nhất, năng suất lao động là căn cứ đánh giá trình độ, mức độ cống hiến của người lao động và quyết định mức sống của người dân Thứ hai, năng suất lao động là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chính sách phân phối theo kết quả lao động và là căn cứ để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức lại các hoạt động của mình Thứ ba, năng suất lao động là căn cứ đánh giá các chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước. 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam 2.2.1. Quan niệm năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam Năng suất lao động trong nông nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh sức sản xuất của lao động nông nghiệp, được xác định bằng giá trị gia tăng bình quân do mỗi lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và trong từng phân ngành nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), trong điều kiện sản xuất nhất định. 2.2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam 2.2.2.1. Năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp Đánh giá năng suất lao động chung của gành nông nghiệp dựa trên các tiêu chí cụ thể sau đây: (1) Năng suất lao động nông nghiệp hàng năm; (2) Mức tăng năng suất lao động nông nghiệp hàng năm; (3) Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp hàng năm. 2.2.2.2. Năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp Đánh giá năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp dựa trên các tiêu chí là: (1) Năng suất lao động của từng phân ngành
  13. 13 nông nghiệp; (2) Mức tăng năng suất lao động của từng phân ngành nông nghiệp; (3) Tốc độ tăng năng suất lao động của từng phân ngành nông nghiệp; (4) So sánh năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp dựa trên ba tiêu chí trên. 2.2.2.3. Đóng góp tăng của năng suất lao động nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Đánh giá đóng góp của tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn trên các tiêu chí sau: (1) Đóng góp của năng suất lao động vào tăng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp; (2) Đóng góp của năng suất lao động nông nghiệp vào giá trị xuất khẩu nông sản; (3) Đóng góp của năng suất lao động nông nghiệp vào thực hiện an sinh xã hội, công bằng xã hội và phát triển thị trường khu vực nông thôn. 2.2.3. Các yếu tố tác động đến năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam Thứ nhất, điều kiện tự nhiên Thứ hai, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ Thứ ba, số lượng, chất lượng và cơ cấu lực lượng lao động nông nghiệp Thứ tư, mức độ phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Thứ năm, quy mô sản xuất nông nghiệp Thứ sáu, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp Thứ bảy, sự kết hợp xã hội trong quá trình sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Thứ tám, đường lối, quan điểm của Đảng; cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp 2.3. Quan niệm về tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn 2.3.1. Quan niệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam là tổng thể các hoạt động nâng cao sức sản xuất của lao động nông nghiệp, do các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp tiến hành nhằm nâng giá trị gia tăng bình quân do mỗi lao động nông nghiệp tạo ra sau mỗi thời kỳ nhất định (thường là một năm)
  14. 14 2.3.2. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở một số nước và bài học cho Việt Nam 2.3.2.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp một số nước trên thế giới * Kinh nghiệm tăng năng suất lao động của Trung Quốc Thứ nhất, đổi mới chính sách quản lý đất nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn và tăng suất lao động nông nghiệp Thứ hai, tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp Thứ ba, tập trung phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ gắn với phát triển các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp * Kinh nghiệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Thái Lan Thứ nhất, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động Hai là, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân trong nước vào ngành nông nghiệp Ba là, tổ chức một số mô hình kinh tế nhằm phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp Bốn là, chính phủ Thái Lan có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy năng suất lao động nông nghiệp tăng lên * Kinh nghiệm tăng năng suất lao động nông nghiệp của Ixraen Thứ nhất, cải tạo các vùng sa mạc trên quy mô lớn để mở rộng diện tích đất và quy mô sản xuất nông nghiệp Thứ hai, đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp Thứ ba, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp hiện đại hóa sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ khởi nghiệp 2.3.2.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm tăng năng suất lao động nông nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan và Ixraen Thứ nhất, đổi mới chính sách quản lý đất nông nghiệp phù hợp với mô hình kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn để tăng năng suất lao động
  15. 15 Thứ hai, quy hoạch, bảo vệ và phát triển quỹ đất sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy năng suất lao động nông nghiệp tăng lên Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp Thứ tư, tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước cho các nhà sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất lao động phù hợp với thông lệ quốc tế Thứ năm, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp Kết luận Chương 2 Chương 2 đã làm xây dựng quan niệm về năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Xác định nội dung, tiêu chí đánh giá năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và; kinh nghiệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 3.1. Ưu điểm và hạn chế của năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 3.1.1. Ưu điểm của năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 3.1.1.1. Năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 được cải thiện Thứ nhất, năng suất lao động nông nghiệp hàng năm giai đoạn 2018 - 2023 có xu hướng tăng lên, bình quân giai đoạn 2018 - 2023 cao hơn bình quân giai đoạn 2012 - 2017, khoảng cách giữa năng suất lao động nông nghiệp với năng suất lao động của các ngành kinh tế khác được rút ngắn Thứ hai, năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 có mức tăng bình quân cao hơn so với giai đoạn 2012 - 2017 Thứ ba, năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 có tốc độ tăng khá và cao hơn trung bình giai đoạn 2012 - 2017 3.1.1.2. Năng suất lao động của từng phân ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 có chuyển biến tích cực
  16. 16 Thứ nhất, năng suất lao động bình quân của các phân ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 cao hơn giai đoạn 2012 - 2017 Thứ hai, năng suất lao động bình quân của các phân ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 tăng lên nhiều hơn so với giai đoạn 2012 - 2027 Thứ ba, năng suất lao động của từng phân ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 có tốc độ tăng khá và cao hơn giai đoạn 2012 - 2017 3.1.1.3. Năng suất lao động nông nghiệp tăng lên đã góp phần tích cực và phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn Thứ nhất, năng suất lao động nông nghiệp hàng năm tăng lên làm cho đóng góp của năng suất lao động nông nghiệp vào tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp ngày càng tăng và cao hơn đóng góp của lao động Thứ hai, năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên làm giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng lên Thứ ba, năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên góp phần cải thiện đời sống nhân dân và phát triển thị trường nông thôn 3.1.2. Hạn chế của năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 3.1.2.1. Năng suất lao động nông nghiệp hàng năm tăng chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng Thứ nhất, năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 có xu hướng tăng chậm lại trong ba năm cuối và thấp hơn năng suất lao động của các ngành kinh tế khác Thứ hai, năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 tăng lên không đáng kể và suy giảm trong những năm cuối của giai đoạn Thứ ba, năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 có xu hướng giảm dần về tốc độ 3.1.2.2. Năng suất lao động trong các phân ngành nông nghiệp chuyển biến chậm và không đồng đều Thứ nhất, năng suất lao động nông nghiệp thuần túy và năng suất lao động lâm nghiệp thấp hơn nhiều năng suất lao động thủy sản, chênh lệch giữa năng suất lao động nông nghiệp thuần túy và
  17. 17 năng suất lao động lâm nghiệp so với năng suất lao động thủy sản ngày càng tăng Thứ hai, năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp tăng lên không đáng kể và không ổn định Thứ ba, năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 tăng lên nhưng tốc độ chưa cao 3.1.2.3. Đóng góp của năng suất lao động trong nông nghiệp hàng năm vào phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn chưa tưng xứng với tiềm năng Thứ nhất, đóng góp của tăng năng suất lao động vào tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp còn thấp Thứ hai, đóng góp của năng suất vào tăng thu nhập của cư dân nông thôn còn thấp Thứ ba, năng suất lao động nông nghiệp tăng lên làm xuất hiện một số vấn đề xã hội 3.2. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 3.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế về năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quản lý nông nghiệp có những chuyển biến tích cực Thứ hai, đầu tư cho nông nghiệp, nhất là đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ được tăng cường Thứ ba, lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm xuống, trình độ lao động nông nghiệp được nâng lên, cơ cấu lao động nông nghiệp có chuyển biến tích cực Thứ tư, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh Thứ năm, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh từng bước thay đổi; quy mô ruộng đất được cải thiện, tình trạng manh mún bước đầu được khắc phục 3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, cơ chế, chính sách của Nhà nước trong quản lý nông nghiệp còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ
  18. 18 Thứ hai, đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ nông nghiệp còn hạn chế, chưa đồng bộ, rộng khắp và chưa hiện đại, mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ còn thấp, chưa đạt kỳ vọng Thứ ba, lực lượng lao động nông nghiệp còn lớn, tỷ trọng cao, trình độ của lao động nông nghiệp còn rất thấp Thứ tư, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới Thứ năm, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình, tiềm lực kinh tế hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán 3.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam Thứ nhất, cơ chế, chính sách phù hợp giúp giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, nhưng thực tế cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp còn nhiều bất cập và chậm đổi mới đang kìm hãm sức sản xuất của lao động nông nghiệp, cản trở năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên Thứ hai, quy mô ruộng đất lớn là tiền đề quan trọng để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, nhưng thực tế ruộng đất để sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn trong tình trạng nhỏ hẹp, phân tán Thứ ba, trình độ lao động nông nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định năng suất lao động trong nông nghiệp, nhưng thực tế trình độ của lao động nông nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp, chuyển biến rất chậm Thứ tư, khoa học, kỹ thuật, công nghệ có tác động mạnh nhất đến năng suất lao động trong nông nghiệp, nhưng đầu tư của các chủ thể cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiế, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm thỏa đáng Kết luận chương 3 Trên cơ sở nội dung, tiêu chí đánh giá đã xác định ở Chương 2 và các tài liệu, số liệu thu thập được, nghiên cứu sinh đã đánh giá thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023. Trong đó đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế về năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2018 -
  19. 19 2023, chỉ ra nguyên nhân của các ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết để thúc đẩy năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam tăng lên trong thời gian tới. Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035 4.1. Quan điểm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035 4.1.1. Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp phải đặt trong mối quan hệ với tăng năng suất lao động của các ngành kinh tế khác Thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương cần phải quán triệt sâu sắc mối quan hệ giữa tăng năng suất lao động trong nông nghiệp với tăng năng suất lao động trong các ngành kinh tế khác Thứ hai, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch gắn với thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 của Chính phủ Thứ ba, triển khai thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp đồng thời với các giải pháp tăng năng suất lao động trong các ngành kinh tế khác 4.1.2. Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nền tảng, đổi mới mô hình sản xuất làm điều kiện tiên quyết Thứ nhất, thực hiện đồng bộ và đảm bảo tính kết nối, liên thông trong quá trình thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp Thứ hai, phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ làm nền tảng, nâng cao trình độ cho người lao động làm trung tâm Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa lớn làm tiền đề, điều kiện để thúc đẩy năng suất lao động tăng cao 4.1.3. Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp phải gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, văn minh, hiện đại
  20. 20 Thứ nhất, luôn xác định tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là nội dung cốt lõi trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thứ hai, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp phải gắn với nhu cầu của thị trường và phát triển thị trường Thứ ba, giải quyết tốt các vấn đề xã hội do quá trình tăng năng suất lao động trong nông nghiệp tạo ra Thứ tư, xây dựng các quy chuẩn về khai thác, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế và tổ chức thực hiện nghiêm Thứ năm, tăng năng suất lao động phải gắn với chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững 4.2. Giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035 4.2.1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách để giải phóng sức sản xuất của lao động trong nông nghiệp nhằm tăng suất lao động Thứ nhất, Nhà nước phải tổ chức lại bộ máy và cơ chế hoạt động của bộ máy trong đó có bộ máy quản lý ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Thứ hai, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển bình đẳng Thứ ba, rà soát lại toàn bộ các chính sách liên quan đến nông nghiệp để phát hiện những bất cập, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với yêu cầu của tình hình mới Thứ tư, phải phát huy dân chủ trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lợi ích của nhân dân 4.2.2. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, phương tiện sản xuất tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp và các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp Thứ hai, Nhà nước thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các dự án nghiên cứu, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2