BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
TRẦN THANH<br />
<br />
BẢO MẬT BITSTREAM FPGA<br />
<br />
Chuyên nghành: Kỹ thuật Điện tử<br />
Mã số: 62520203<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình này được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Ngọc Nam<br />
<br />
2. TS. Nguyễn Văn Cường<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Hồ Khánh Lâm<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Xuân Tú<br />
Phản biện 3: PGS. TS. Đặng Văn Chuyết<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường<br />
họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.<br />
Vào hồi ….. giờ, ngày … tháng…. năm ……….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
Mở đầu<br />
Bảo mật là quá trình đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng tài<br />
nguyên của hệ thống thông tin trong môi trường có nhiều tác nhân để đảm bảo rằng<br />
chỉ những người có quyền hợp pháp mới truy nhập được. Hiện nay, bảo mật là một<br />
ngành khoa học được các công ty, tập đoàn, và các quốc gia đầu tư rất mạnh mẽ, nhất<br />
là sau các sự cố nghe lén ở tầm quốc gia trong những năm vừa qua.<br />
Trong bảo mật hiện đại, ngoài các chính sách, các thuật toán thì các thiết bị điện<br />
tử đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì nó là đối tượng để thực hiện các thuật<br />
toán, trao đổi và lưu trữ các thông tin bảo mật. Một trong các thiết bị điện tử đó là các<br />
hệ thống nhúng cấu hình lại được từng phần dựa trên FPGA, đây là nền tảng công<br />
nghệ đang phát triển mạnh mẽ và thay đổi rất nhanh.<br />
Vấn đề bảo mật của các hệ thống dựa trên FPGA có thể chia thành ba dạng<br />
chính sau:<br />
- Hệ thống bảo mật sử dụng FPGA<br />
- Bảo mật dữ liệu trên FPGA<br />
- Bảo mật thiết kế FPGA<br />
Nội dung của luận án này tập trung nghiên cứu ở dạng thứ ba, tức là nghiên cứu<br />
và thực hiện bảo mật thiết kế các lõi sở hữu trí tuệ IP thông qua việc bảo vệ các file<br />
dữ liệu cấu hình (file bitstream) khi truyền thông qua mạng Internet của các hệ thống<br />
nhúng cấu hình lại được từng phần dựa trên FPGA.<br />
Xu hướng phát triển và các ứng dụng rộng rãi của FPGA.<br />
FPGA hiện nay có khả năng tái lập trình lại được từng phần khi vẫn còn đang<br />
hoạt động. Điều này đã làm cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu so với các mạch tích<br />
hợp chuyên dụng ASIC, đặc biệt là đối với các thiết kế yêu cầu chi phí thấp, số lượng<br />
có hạn và thời gian phát triển ngắn. Trong bản báo cáo “Thị trường FPGA đến năm<br />
2020 - Ưu tiên tăng trưởng FPGA hơn là ASICs sẽ làm chuyển hướng nhu cầu” của<br />
hãng nghiên cứu thị trường GBI cung cấp một cái nhìn sâu sắc về thị trường FPGA<br />
trên toàn thế giới đến năm 2020. Trong dự báo cho biết, thị trường FPGA được tiêu<br />
thụ mạnh mẽ ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc chiếm<br />
gần 40% lượng tiêu thụ của cả khu vực.<br />
Nguy cơ đe dọa bảo mật và tính cấp thiết bảo mật thiết kế hệ thống dựa<br />
trên FPGA<br />
<br />
Các nguy cơ bảo mật<br />
Có rất nhiều các nguy cơ liên quan đến bảo mật thiết kế, mỗi một mối nguy cơ<br />
có những tác động riêng của nó. Một số liên quan đến lợi ích tài chính của một công<br />
ty, trong khi các mối nguy cơ khác có thể đe dọa đến an toàn cá nhân hoặc thậm chí<br />
là an ninh của một quốc gia. Các mối nguy cơ này dẫn đến các tình huống vi phạm<br />
bản quyền khác nhau:<br />
Kỹ thuật đảo ngược (Reverse engineering); Nhân bản (Cloning); Làm vượt quá<br />
số lượng (Overbuilding); Giả mạo (Tampering).<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
Các tấn công vào thiết kế FPGA<br />
Tấn công vào thiết kế FPGA là khi kẻ tấn công khai thác lỗ hỗng bảo mật để<br />
truy cập vào hệ thống nhằm trộm cắp thông tin hoặc phá hoại hệ thống. Một số dạng<br />
tấn công vào hệ thống FPGA dựa trên SRAM tiêu biểu như sau:<br />
Giải mã bitstream; Tấn công phát lại; Giả danh; Chèn lỗi.<br />
Các giải pháp bảo mật bitsream<br />
Các giải pháp bảo mật nhằm hạn chế tấn công khai thác bitstream là mã hóa, xác<br />
thực hoặc bổ sung các tham số đặc biệt trong các giao thức cập hệ thống từ xa qua<br />
mạng Internet.<br />
Các tồn tại, yếm kém<br />
Lỗ hổng bảo mật của hệ thống hình thành từ nhiều nguyên nhân khác khau. Một<br />
số lỗ hổng do nguyên nhân khách quan nhưng cũng có một số sinh ra do lỗi chủ quan<br />
của con người. Các nguyên nhân đó là:<br />
Tính tự thỏa mãn; Biện pháp an ninh không đầy đủ; Cửa quay lại; Các khiếm<br />
khuyết của thiết kế; Các khiếm khuyết của thiết bị;<br />
Trong các nghiên cứu gần đây, đa số các tác giả tập trung giải quyết một vấn đề<br />
cụ thể như tăng tính bảo mật, tăng tốc độ cấu hình, giảm tài nguyên hệ thống, truyền<br />
thông an toàn. Nhưng đối với hệ thống nhúng cấu hình lại được từng phần dựa trên<br />
FPGA thì chưa có một công trình nào trình bày framework thật đầy đủ.<br />
Hệ thống nhúng cấu hình lại được từng phần dựa trên FPGA đang phát triển và<br />
thay đổi rất nhanh. Tấn công mạng ngày càng phức tạp và đa dạng. Do đó các giải<br />
pháp bảo mật cũ có thể không còn phù hợp và không hiệu quả.<br />
Giải pháp cứng hóa các thuật toán bảo mật trên thiết bị sẽ tiêu tốn tài nguyên hệ<br />
thống và không linh hoạt trong thay thế và nâng cấp.<br />
Tình hình nghiên cứu bảo mật trên thế giới và mục tiêu nghiên cứu của luận<br />
án.<br />
Nhận thức được rằng, công nghệ FPGA đang ngày càng phát triển và thay đổi<br />
liên tục dẫn đến các chính sách và các biện pháp an ninh sẵn có có thể không còn phù<br />
hợp. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Ngọc Nam và TS. Nguyễn Văn Cường,<br />
tác giả chọn vấn đề “bảo mật bitstream trên hệ thống nhúng cấu hình lại được từng<br />
phần dựa trên FPGA” làm đề tài nghiên cứu của mình.<br />
Xuất phát từ việc phân tích về những vấn đề khách quan trong các hệ thống<br />
nhúng dựa trên FPGA và những tồn tại chủ quan trong nghiên cứu ở trên, luận án sẽ<br />
tập trung nghiên cứu và thực hiện bốn nội dung khoa học chính như sau đây:<br />
Đề xuất một Framework end-to-end cho việc cập nhật an toàn từ xa đối với hệ<br />
thống nhúng cấu hình lại được từng phần.<br />
Xây dựng bộ giao thức với các tham số đảm bảo an toàn và linh động khi cập<br />
nhật từ xa qua mạng Internet.<br />
Đề xuất giải pháp sử dụng linh hoạt các thuật toán bảo mật được xây dựng trong<br />
phần cứng và phần mềm, kết hợp với thuật toán nén bitstream để tăng hiệu năng<br />
và tối ưu tài nguyên của các hệ thống nhúng cấu hình lại được từng phần dựa<br />
trên FPGA.<br />
2<br />
<br />
Xây dựng mô hình mẫu trên các FPGA của Xilinx để nghiên cứu, kiểm tra và<br />
đánh giá về tính bảo mật bitstream và hiệu năng của hệ thống nhúng cấu hình lại<br />
được từng phần như các đề xuất và giải pháp đã đưa ra.<br />
Đối tượng, phạm vi và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu và thực hiện các giải pháp bảo<br />
mật bitstream trên các hệ thống nhúng cấu hình lại được từng phần dựa vào FPGA<br />
công nghệ SRAM khi cập nhật từ xa qua môi trường mạng công cộng (ví dụ như<br />
mạng Internet).<br />
Phương pháp tiếp cận là xây dựng các khối chức năng bằng phần cứng cấu<br />
hình lại được hoặc bằng phần mềm, tích hợp vào hệ thống của nhà phát, cho phép cập<br />
nhật thay đổi các giải pháp bảo mật bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.<br />
Tổ chức nội dung của luận án<br />
Nội dung luận án bao gồm bốn chương. Kiến thức nền tảng được trình bày trong<br />
Chương 1. Các nội dung đề xuất và thực hiện được trình bày trong Chương 2 và<br />
Chương 3. Chương 4 trình bày một mô hình mẫu cho việc kiểm tra đánh giá kết quả<br />
của các đề xuất trên. Cuối cùng là kết luận với các đóng góp khoa học của luận án và<br />
hướng phát triển nghiên cứu trong thời gian tới.<br />
Chương 1<br />
Lý thuyết về bảo mật, FPGA và hệ thống nhúng<br />
Giới thiệu: Chương này gồm bốn phần. Phần một trình bày lý thuyết tổng quan về<br />
bảo mật và các thuật toán bảo mật mà luận án chọn để thực hiện trong đề tài nghiên<br />
cứu của mình. Phần hai trình bày về công nghệ FPGA. Phần ba trình bày về hệ thống<br />
nhúng cấu hình lại được từng phần dựa trên FPGA. Cuối cùng là phần kết luận<br />
chương.<br />
1.1 Bảo mật.<br />
1.1.1.<br />
Các khái niệm và thuật ngữ<br />
Bảo mật (Security) là quá trình đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn và tính khả<br />
dụng tài nguyên của hệ thống thông tin, bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và<br />
truyền thông. Tính bí mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của thông tin là ba đối<br />
tượng chính của mô hình bảo mật và được gọi là tam giác CIA (Confidentiality,<br />
Integrity, Availability), xem Hình 1.1.<br />
Trong đó:<br />
<br />
Tính bí mật (Confidentiality) là tính<br />
giới hạn về đối tượng được quyền<br />
truy xuất đến thông tin.<br />
<br />
Tính toàn vẹn (Integrity) là tính tồn<br />
tại nguyên vẹn của thông tin.<br />
<br />
Tính khả dụng (Availability) là tính<br />
sẵn sàng của thông tin cho các nhu<br />
cầu truy xuất hợp lệ.<br />
Hình 1.1 Tam giác các yêu cầu về bảo mật CIA<br />
3<br />
<br />