2
hóa của MXene Ti3C2.
- Nghiên cứu chế tạo và đánh giá đặc trưng vật liệu, đặc tính điện
hóa của vật liệu compozit rGO@MXene/CoFe2O4.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Chế tạo vật liệu cacbon như cacbon aerogel, rGO aerogel,
rGO/CoFe2O4 và rGO@MXene/CoFe2O4 bằng phương pháp đúc đông
lạnh, kết hợp khử ở nhiệt độ cao.
- Đánh giá đặc trưng vật liệu bằng các phương pháp: BET, SEM,
TEM, HRTEM, XRD, EDX, SEAD, Raman, FT-IR.
- Xác định đặc trưng điện hóa vật liệu bằng các phương pháp:
Phương pháp quét thế tuần hoàn (CV); Phương pháp phóng nạp dòng
không đổi (GCD); Phương pháp phổ tổng trở (EIS).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học:
Luận án này cung cấp một phương pháp giản tiện để chế tạo vật liệu
compozit đa cấu trúc trên cơ sở cacbon cấu trúc 3D, MXene cấu trúc 2D
và hạt nano oxit coban ferrit. Luận án đã phân tích đánh giá một cách có
hệ thống các đặc trưng cấu trúc, thành phần và đặc tính điện hóa của hệ
vật liệu trên. Các vật liệu được chế tạo trong luận án đều cho đặc tính
điện hóa tốt, nổi bật so với các nghiên cứu tương tự đã được công bố.
Các kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
chế tạo vật liệu điện cực ứng dụng trong siêu tụ điện và thiết bị tích trữ
năng lượng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu chế tạo thành công các loại vật liệu điện cực siêu tụ
điện có đặc tính điện hóa cao, giá thành hợp lý có thể góp phần phát
triển lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vật liệu điện cực, định hướng ứng
dụng trong các thiết bị tích trữ và chuyển hóa năng lượng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình công bố và
Tài liệu tham khảo, Luận án được bố cục thành 3 chương nội dung
chính: Chương 1: Tổng quan, Chương 2. Thực nghiệm, Chương 3. Kết
quả và thảo luận.
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về siêu tụ điện
Giới thiệu về lịch sử phát triển, cấu tạo, cơ chế hoạt động, sự khác
nhau giữa siêu tụ điện và nguồn điện hóa học khác.
1.2 Vật liệu điện cực ứng dụng trong siêu tụ điện
Vật liệu được nghiên cứu và ứng dụng chế tạo điện cực siêu tụ điện