MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Sự phát triển các nền tảng và dịch vụ viễn thông đã tạo ra áp lực
nên sự phát triển của các mạng thông tin vô tuyến, với các nhu cầu nâng
cao tốc độ đường truyền, số lượng kết nối, vùng phủ sóng, độ tin cậy,
độ lớn gói tin... Để đảm bảo các nhu cầu này, các thiết bị trao đổi thông
tin trong mạng cần có các bộ xử lý tín hiệu tại máy thu và máy phát có
tốc độ xử lý tính toán nhanh. Các khối tính toán và xử lý tín hiệu phải
có độ tin cậy tính toán với các kiến trúc phần cứng xử lý được tối ưu.
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần phải không ngừng mở rộng
hơn nữa vùng phủ sóng. Tuy nhiên, song song với nhu cầu đó, yêu cầu
nâng cao tốc độ truyền dữ liệu vẫn cần phải được đảm bảo dẫn đến cần
phải tăng tần số sóng mang. Do độ suy hao của sóng tín hiệu vô tuyến
được truyền đi trong không gian tỉ lệ thuận với tần số sóng mang, nên
khi nâng cao tần số sóng mang ảnh hưởng nhiều đến khả năng mở rộng
cự ly vùng phủ sóng. Để khắc phục vấn đề này, mạng thông tin vô tuyến
cần thiết lập thêm các trạm chuyển tiếp. Sự bổ sung các trạm chuyển
tiếp trong mạng, giúp cho mạng thông tin vô tuyến nâng cao chất lượng,
độ tin cậy và tốc độ trao đổi thông tin.
Trong hệ thống thông tin vô tuyến MIMO, thuật toán giải mã cầu
là một ứng viên tiềm năng cho xử lý tín hiệu tại trạm chuyển tiếp vô
tuyến hai chiều thông thường và chuyển tiếp vô tuyến MIMO hai chiều.
Với cấu hình hệ thống vô tuyến MIMO lớn, thuật toán giải mã cầu có
ưu điểm là có độ phức tạp nhỏ hơn nhiều so với độ phức tạp của thuật
toán giải mã hợp lệ cực đại ML. Dù độ phức tạp của thuật toán SD nhỏ
hơn nhiều so với thuật toán ML, nhưng hệ số phẩm chất BER của thuật
toán SD có giá trị tiệm cận đến BER của thuật toán ML trong điều kiện
có tỉ số tín trên tạp đủ lớn. Đến thời điểm hiện tại, theo hiểu biết của
NCS:
- Thứ nhất, chưa có công trình nghiên cứu nào áp dụng thuật toán
SD thực hiện tách và xử lý tín hiệu tại trạm chuyển tiếp vô tuyến MIMO
hai chiều.