3
5. Những đóng góp mới của luận án
(i) Đã bổ sung được một số đặc điểm sinh học loài Huỷnh phân bố tại
vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm: đặc điểm sinh lý, sinh thái, cấu trúc lâm phần
tự nhiên, đặc điểm tái sinh, đặc điểm sinh học hạt giống Huỷnh;
(ii) Bước đầu đã xác định được 9 gia đình của 2 xuất xứ có triển vọng
và kỹ thuật nhân giống hữu tính để trồng rừng thâm canh cây Huỷnh cung
cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ;
(iii) Bước đầu đã xác định và bổ sung được một số biện pháp kỹ thuật
trồng rừng thâm canh cây Huỷnh cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ.
6. Cấu trúc và bố cục của luận án
Luận án gồm 134 trang, 44 bảng, 9 hình; ngoài phần danh mục các
công trình đã công bố có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu gồm các phần chính: Phần mở đầu 5 trang; Chương 1.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu 22 trang; Chương 2. Nội dung và phương
pháp nghiên cứu 24 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 79
trang; Kết luận, tồn tại và kiến nghị 4 trang.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phần tổng quan luận án đã tham khảo 117 tài liệu (83 tài liệu trong
nước; 30 tài liệu nước ngoài và 4 web) có liên quan để tổng hợp, phân tích
những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại luận án cần nghiên
cứu bổ sung. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều
thống nhất chung tên khoa học của Huỷnh là Tarrietia cochinchinensis
Pierre; tên đồng nghĩa Tarrietia javanica Blume; Heritiera cochinchinensis
(Pierre) Kosterm; thuộc chi Tarrietia, họ Trôm (Sterculiaceae).
Trên thế giới, việc nghiên cứu về Huỷnh đã được thực hiện từ rất sớm
và tương đối toàn diện về phân loại thực vật, mô tả đặc điểm hình thái, sinh
thái, phân bố, nhân giống và trồng rừng,... Các kết quả nghiên cứu này đã
góp phần quan trọng trong việc phát triển rừng trồng Huỷnh cũng như phục
hồi rừng nói chung ở các nước trên thế giới trong những năm qua, đặc biệt
ở các nước Campuchia, Philippines,… Tuy nhiên, tồn tại cơ bản nhất tại các
nước là vấn đề chọn giống và trồng rừng thâm canh chưa được nghiên cứu