
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trong định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật với
mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN mà ở đó, quyền con người được
bảo vệ, không chỉ trong các tuyên bố chính trị mà còn được bảo vệ trong thực tế.
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là một quyền cơ bản của con người trong
TTHS. Trong đó Bào chữa bắt buộc được coi như là một thủ tục tố tụng đặc biệt
dành những chủ thể có thiệt thòi hơn những chủ thể khác vì gặp phải những khó
khăn nhất định khiến họ không thể tự bảo vệ họ trước những cáo buộc, tuy nhiên
chế định này ngay cả trong lý luận và thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều khiếm
khuyết, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả
chọn đề tài “Bào chữa bắt buộc trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài để
nghiên cứu luận án tại Học viện Khoa học Xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận và thực
tiễn áp dụng bào chữa bắt buộc tại Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ vấn đề lý luận, thực trạng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bào chữa
bắt buộc trong TTHS tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là bào chữa bắt buộc cho người bị buộc tội trong
TTHS Việt Nam (trong phạm vị luận án này tác giả chưa có điều kiện để nghiên
cứu sâu sắc hơn về các chủ thể bị buộc tội là pháp nhân thương mại) thời gian 11
năm (từ năm 2013 đến năm 2023)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quy định của pháp luật TTHS Việt Nam, quy định của pháp luật TTHS một số
nước trên thế giới về bào chữa bắt buộc từ năm 2013 đến 2023.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả, lịch sử, thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh, phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu
hồ sơ vụ án điển hình... Trong đó, phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý giữ
vị trí chủ đạo
5. Kết quả nghiên cứu của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở bậc tiến sĩ về bào chữa bắt buộc trong
tố tụng hình sự ở Việt Nam, sẽ đạt các kết quả như: Làm rõ những vấn đề lý luận,