Tóm tắt Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài
lượt xem 5
download
Mục tiêu của luận án là qua khảo sát ngôn ngữ cụ thể (từ ngữ, câu) được Tô Hoài sử dụng trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký, chúng tôi chỉ ra được các đặc điểm về mặt sử dụng ngôn ngữ trên phương diện từ, câu của nhà văn. Các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật qua các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ thể loại hồi ký.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ ĐÀO NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 922 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
- 2 NGHỆ AN 2018 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Tô Hoài đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam bằng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đến nay ông đã cho in trên 200 cuốn. Sáng tác của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại, ở đề tài và thể loại nào, ông cũng tạo được những dấu ấn riêng rõ nét. Cho nên, nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài, dù ở đề tài, thể loại nào cũng là sự cần thiết đối với sáng tác của ông nói riêng đối với văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 1.2. Hồi ký là thể văn sở trường, đặc sắc nhất của Tô Hoài, in đậm dấu ấn cảm quan con người của nhà văn. Đối với Tô Hoài, hồi ký là thể loại chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của ông. Đọc các hồi ký của Tô Hoài, ta mới thấy hết cảm quan nghệ thuật và công phu chữ nghĩa của ông. Tô Hoài quan niệm sáng tạo văn chương là thứ lao động nghiêm túc, đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao. Có được quan niệm đó, bởi vì, ông sống rất kĩ lưỡng với đời sống quanh mình, từ chuyện riêng tư đến chuyện bạn bè, chuyện làm nghề đến những công việc cách mạng, chuyện gì cũng đưa vào hồi kí để trở thành văn chương. Ông cũng hết sức kĩ lưỡng trong lựa chọn và sử dụng ngôn từ để đụng đâu cũng ra văn, một thứ văn của một bậc thầy tiếng Việt. Cho nên, nghiên cứu văn chương của Tô Hoài thì hồi ký của ông có lẽ đó là một đối tượng cần được quan tâm hàng đầu. 1.3. Đối với thể loại hồi ký, trần thuật là phương thức đặc trưng. Vì vậy, nghiên cứu về hồi ký của Tô Hoài, không thể không tìm hiểu nghệ thuật ngôn ngữ của ông, đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật. Sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật hồi ký của Tô Hoài chủ yếu thuộc lĩnh vực ngôn từ. Mạch văn, cách dùng chữ của ông có một lối đi riêng, tạo nên một tiếng nói, một cách nhìn, một cá tính độc đáo. Trong khả năng vận dụng ngôn ngữ ấy thì lời văn trần thuật giữ vai trò chủ đạo. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đi sâu tìm hiểu Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài nhằm làm nổi rõ sự đa dạng, tính phức điệu của ngôn từ
- 3 trần thuật, yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của thể loại hồi ký và sự nghiệp văn chương của ông. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài chúng tôi hướng đến những mục đích sau: Qua khảo sát ngôn ngữ cụ thể (từ ngữ, câu) được Tô Hoài sử dụng trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký, chúng tôi chỉ ra được các đặc điểm về mặt sử dụng ngôn ngữ trên phương diện từ, câu của nhà văn. Các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật qua các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ thể loại hồi ký. Góp phần cho thấy những đóng góp của Tô Hoài đối với sự phát triển từ vựng tiếng Việt thế kỷ XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án hướng đến thực hiện những nhiệm vụ sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu về ký nói chung và hồi ký nói riêng. Xác định cơ sở lý thuyết đề tài, ngôn ngữ thể loại và khái niệm liên quan đến đề tài. Khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả một số lớp từ, một số trường nghĩa đặc sắc trong lời văn trần thuật trong các tác phẩm hồi ký Tô Hoài thể hiện sự chọn lựa của tác giả và vai trò, hiệu quả của chúng. Khảo sát, miêu tả câu trên phương diện cấu tạo, chức năng cũng như 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ngôn ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài (từ, câu và các biện pháp tu từ cú pháp nổi bật). 3.2. Phạm vi khảo sát và nghiên cứu Phạm vi ngữ liệu khảo sát: Các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài bao gồm: Cỏ dại (1944); Tự truyện (1978); Những gương mặt (1988); Cát bụi chân ai (1992); Chiều chiều (1999). Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ giới hạn ở việc khảo sát từ ngữ và câu trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký Tô Hoài. 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn
- 4 Phương pháp phân tích diễn ngôn là phương pháp chủ đạo để phân tích ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài gồm cách sử dụng từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp. 4.2. Phương pháp miêu tả Dựa vào số lượng các loại từ và câu trong ngôn ngữ trần thuật của hồi kỹ Tô Hoài được thống kê, phân loại, luận án đi sâu vào miêu tả đặc điểm về ngữ nghĩa, các nhân tố chi phối đến sự hành chức của ngôn ngữ trần thuật. Các nhận định, đánh giá được luận án rút ra đều dựa trên sự miêu tả, phân tích số liệu cụ thể. Tần số lặp lại cao hay thấp của số liệu thống kê là cơ sở quan trọng phản ánh tính quy luật của đối tượng, giúp chúng tôi chỉ ra và lý giải những đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của ông. 4.3. Thủ pháp thống kê phân loại Luận án thống kê các lớp từ ngữ về cấu tạo và một số lớp từ ngữ về phong cách, các trường nghĩa nổi bật, câu và các biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ trần thuật ở 5 tác phẩm hồi ký của Tô Hoài. Từ nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại các lớp từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp dựa vào những tiêu chí cụ thể. 4.4. Thủ pháp so sánh Luận án so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ trần thuật của Tô Hoài với một số tác giả cùng thời để làm nổi rõ những nét riêng trong phong cách ngôn ngữ hồi kí của Tô Hoài. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu hồi ký Tô Hoài một cách hệ thống từ góc nhìn ngôn ngữ học. Các kết quả của luận án nhằm làm nổi rõ những nét đặc sắc trong ngôn ngữ hồi ký của nhà văn Tô Hoài; ghi nhận những đóng góp của ông trong sự phát triển ngôn ngữ ký nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. Luận án góp phần chỉ ra vai trò của Tô Hoài trong việc sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ đời sống vào ngôn ngữ nghệ thuật, sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại; khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của thể hồi kí nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án triển khai thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Từ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài
- 5 Chương 3: Câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật Điểm lại lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong và ngoài nước, chúng tôi thấy, ngôn ngữ trần thuật là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả có tên tuổi trong lĩnh vực lý luận văn học và ngôn ngữ học quan tâm. Lý thuyết về ngôn ngữ trần thuật đã được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau, và ngày càng được hoàn thiện. 1.1.2. Nghiên cứu về hồi ký Điểm qua tình hình nghiên cứu hồi ký ở thế giới và Việt Nam, chúng tôi thấy, hồi ký là một vấn đề mới được quan tâm của các nhà nghiên cứu, bắt đầu từ thế kỷ XIX, chủ yếu là các tác giả người Nga. Ở Việt Nam cuối thế kỷ XX, thể loại hồi ký mới được quan tâm nghiên cứu. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu hồi ký Tô Hoài Điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy, các công trình đứng từ góc độ ngôn ngữ học để nghiên cứu về hồi ký Tô Hoài, cho đến nay chưa có nhiều và chủ yếu là khóa luận, luận văn ở các trường đại học. Một số bài viết của các nhà nghiên cứu tuy có quan tâm đến đặc điểm ngôn ngữ trong hồi ký của ông, nhưng cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách công phu, độc lập, toàn diện và có hệ thống. Đặc biệt, vấn đề ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, chưa được tác giả nào quan tâm, nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Ngôn ngữ trần thuật 1.2.1.1. Khái niệm Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ của người kể chuyện, kể lại diễn biến của câu chuyện theo một cách thức nào đó. 1.2.1.2. Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ trần thuật (lời người kể chuyện) và ngôn ngữ nhân vật (lời nhân vật) đều là các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi thành phần lại có những đặc điểm và chức năng riêng. 1.2.1.3. Người kể chuyện
- 7 Với thể loại hồi kí, người thuật (kể) là tác giả (nhà văn) nên ngôn ngữ trần thuật của hồi kí là ngôn ngữ tác giả, tức là cách nhà văn tổ chức lời kể: 1/ Lời kể của chính tác giả (có thể xưng “Tôi”, hoặc không xưng tôi; 2/ Lời kể là lời người khác (hay còn gọi là lời kể phi sở hữu), do kể lại lời người khác, tức là không đổi vai kể chuyện. 1.2.2. Thể loại ký trong văn học 1.2.2.1. Giản yếu về thể ký a. Khái niệm Ký là một thể văn học phản ánh hiện thực đời sống một cách nghệ thuật mà chân xác, linh hoạt, bộc lộ những ý nghĩ, cảm xúc trực tiếp của cá nhân và những sự việc, sự vật, con người, cuộc đời vừa có giá trị thẩm mĩ, có ấn tượng lớn với cá nhân, vừa có tính thời sự được xã hội quan tâm. b. Đặc điểm của thể ký Ký là một loại hình văn học không thuần nhất. Đó là lĩnh vực văn học bao gồm nhiều loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc, con người có thật trong cuộc sống: ký sự, phóng sự, nhật ký, hồi ký, bút ký, tùy bút, du ký, kỷ hành, truyện ký, tản văn, tạp văn, tạp bút,... Ngôn từ trong tác phẩm ký chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm ký thường rất linh hoạt về giọng điệu. Ký thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của ký hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Vì thế, nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa có tính khái quát. 1.2.2.2. Hồi ký a. Khái niệm “Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (người xưng tôi là tác giả, chứ không phải là tôi hư cấu như ở nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự việc có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến” [70, tr.646647]. b. Đặc điểm của hồi ký Hồi ký cũng mang những đặc trưng của ký nhưng khác với ký; hồi ký là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng mà người viết bình diện thứ nhất của tác phẩm hồi ký, ghi lại bằng những ấn tượng, hồi ức trực tiếp của mình. Hồi ký là ghi chép sự việc diễn ra trong quá khứ; cho nên, một
- 8 trong những đặc trưng cơ bản nhất thể hồi ký là tính xác thực của đối tượng miêu tả và tính trung thực của người hồi tưởng. Xét ở phương diện nghệ thuật, một trong những đặc trưng nổi bật nhất của thể hồi ký là cách kể chuyện theo dòng hồi tưởng, nhớ đến đâu kể đến đó và thường không sử dụng thủ pháp cốt truyện. c. Ngôn ngữ hồi ký Ngôn ngữ trong hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật. Do phản ánh hiện thực cuộc sống mang tính chân xác nên ngôn ngữ hồi ký đòi hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, súc tích, ít lời, không cầu kỳ. Trong hồi ký, ngôn ngữ miêu tả cũng rất quan trọng, nó làm tái hiện vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, song nó thường chú trọng nhất, quan tâm nhất đến cái đẹp của chân lý, đạo đức. Đến với tác phẩm hồi ký, chúng ta còn bắt gặp kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của nhà văn. Trong hồi ký, ta thấy có vai trò đặc biệt của cái tôi tác giả một cái tôi chứng kiến, một cái tôi giãi bày. 1.3. Tô Hoài và hồi ký 1.3.1. Con người và sự nghiệp sáng tác Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 6 tháng 7 năm 2014). Qua hơn 75 năm lao động nghệ thuật không mệt mỏi, nhà văn Tô Hoài đã để lại khối di sản khổng lồ vơi h ́ ơn 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. 1.3.2. Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài Hơn nửa thế kỉ lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp rất quan trọng cho nền văn học nước nhà. Ở mảng sáng tác nào, ông cũng có những thành công và tạo được dấu ấn riêng. Riêng ở thể hồi ký, ông cũng đã khẳng định được tài năng và sức sáng tạo mãnh liệt của mình. 1.3.3. Đặc điểm hồi ký Tô Hoài Hồi ký là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả. Song với Tô Hoài, trong hồi ký còn rất nhiều cuộc đời. Hồi ký Tô Hoài là cảm hứng hướng ngoại, thể hiện một cái tôi giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh. Hồi ký Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt. Hồi ký Tô Hoài có sự lựa chọn sự kiện trong cách kể chuyện khách quan, tỉnh táo và chân thực bằng một giọng điệu dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa, mỉa mai tinh quái, nhưng cũng rất nghiêm trang và thâm thúy. Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài là “ngôn ngữ văn xuôi” một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và nhiều sắc thái. Trong
- 9 các tác phẩm hồi ký, Tô Hoài thiên về tự sự. Nhà văn trần thuật con người, sự việc, hay xây dựng chân dung các nghệ sĩ theo hướng khách quan. 1.4. Tiểu kết chương 1 Qua nội dung trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận chính như sau: Dựa vào sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu về tác phẩm của ông, chúng tôi chỉ ra trong sáng tác Tô Hoài hồi ký là thể loại sở trường của tác giả, thể hiện tài năng tác giả rõ nhất, vì thế chúng tôi lựa chọn hồi ký làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Tô Hoài là một nhà văn hiện đại nổi tiếng, có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong số các tác phẩm đó, có nhiều tác phẩm thuộc thể loại hồi ký (viết về chuyện đời, chuyện nghề của nhà văn) nổi bật, mang những dấu ấn riêng. Từ góc độ phê bình văn học, đã có nhiều học giả có tên tuổi và những người quan tâm khác công bố những kết quả nghiên cứu của mình về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Tô Hoài trong các sáng tác văn xuôi nói chung và cả trong thể loại ký nói riêng. Tuy vậy, đứng từ góc độ ngôn ngữ học để nghiên cứu thì chưa có công trình nào nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài một cách đầy đủ và hệ thống. Đã có những khảo sát, nghiên cứu bước đầu về ngôn ngữ trần thuật qua hồi ký của Tô Hoài. Tuy nhiên, các công bố đó có phạm vị nghiên cứu còn hẹp, dựa trên dung lượng tư liệu còn nhỏ. Xác định hướng tiếp cận ngôn ngữ học, cụ thể là hướng nghiên cứu ngôn ngữ đặc trưng cho thể loại trong các sáng tạo văn chương của một nhà văn là một hướng đi mới mẻ, dự báo có tiềm năng đối với việc việc khẳng định đặc điểm ngôn ngữ thể loại và phong cách ngôn ngữ của nhà văn cho nên luận án chọn đề tài khảo sát ngôn ngữ trần thuật, loại ngôn ngữ tiêu biểu của thể ký nói chung dựa vào 5 cuốn hồi ký của nhà văn Tô Hoài (viết từ năm 1944 đến năm 1999). Từ chỗ đưa ra quan niệm của các tác giả về ký và hồi ký chúng tôi thống nhất hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, kể về những sự việc có thực xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến. Qua việc trình bày đặc điểm ngôn ngữ ký và hồi ký, chúng tôi thấy: ngôn ngữ trong hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật. Do trần thuật người thật việc thật nên tác phẩm hồi ký có giá trị cung cấp tri thúc về cuộc sống và có giá trị như tư liệu lịch sử. Do phản ánh hiện thực cuộc sống mang tính chính xác nên ngôn ngữ hồi ký đòi hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, súc tích, kết cấu rõ ràng. Tác phẩm hồi ký còn có kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của nhà văn, thể hiện vai trò cảu cái tôi tác giả cái tôi giãi bày.
- 10 Chỉ ra cơ sở lý thuyết của đề tài chúng tôi không những chỉ ra lý thuyết về hồi ký mà còn đưa ra lý thuyết về ngôn ngữ trần thuật trong văn học nói chung và trong thể loại hồi ký nói riêng. Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ của người kể chuyện, kể lại diễn biến của câu chuyện theo một cách thức nào đó. Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn học vừa là phương tiện biểu đạt nội dung vừa là sự phản ánh ngôn ngữ đời sống. Nó thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo và cá tính của nhà văn. Qua việc tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật, chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn cá nhân của từng nhà văn qua từng tác phẩm văn học.
- 11 Chương 2 TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI 2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật 2.1.1. Từ trong ngôn ngữ Chúng tôi chọn định nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở để khảo sát từ trong hồi ký Tô Hoài. 2.1.2. Từ trong tác phẩm nghệ thuật Từ trong tác phẩm nghệ thuật là từ trong hoạt động (hành chức) và là một dạng hành chức mang tính đặc trưng nghệ thuật. Từ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, trừu tượng, còn từ trong hành chức mang tính cụ thể và có thể mang những sắc thái mới. 2.2. Từ ngữ trong lời văn trần thuật trong hồi ký Tô Hoài 2.2.1. Các lớp từ xét về mặt cấu tạo Chúng tôi đã khảo sát toàn bộ lời văn trần thuật trong 5 tác phẩm hồi ký của Tô Hoài từ Cỏ dại đến Chiều chiều. 2.2.1.1. Từ đơn Số lượng từ đơn là động từ chiếm tỉ lệ lớn trong hồi ký Tô Hoài, có 236 từ chiếm 27%. Với 3906 lần xuất hiện. Thứ nhất, sự xuất hiện liên tiếp các từ đơn chỉ hành động (động từ) làm cho câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin. Thứ hai, Tô Hoài cũng dùng nhiều động từ để vẽ chân dung của nhân vật một cách sinh động. Thứ ba, các từ đơn là động từ đóng vai trò trung tâm ngữ nghĩa của câu văn. Bên cạnh động từ, danh từ là từ đơn tiết chiếm tỉ lệ nhiều nhất 315 từ, chiếm 36,1%. Là hồi ký tác giả trần thuật, miêu tả, những sự kiện, đối tượng xung quanh mình, gắn với mình,... nên sử dụng từ đơn danh từ nhiều. Đặc biệt, khi khảo sát từ đơn trong hồi ký Tô Hoài, chúng tôi thấy trong hệ thống từ đơn là đại từ thì từ “tôi” có tần số xuất hiện nhiều với 8353 lần. Điều này chứng tỏ, người trần thuật trong hồi ký chính là nhà văn, xưng tôi (phù hợp với đặc điểm thể loại hồi ký, vai người kể chuyện/ người trần thuật chính là tác giả). Khi khảo sát lời văn trần thuật (lời kể, câu kể), chúng tôi bắt gặp không ít tình thái từ như: ô, ầy, ôi, quá, lắm,… có 342 lần xuất hiện. Chính điều này tạo nên một kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của người nghệ sĩ. Từ đó giúp chúng ta thấy được vai trò đặc biệt của cái tôi tác giả cái tôi giãi bày. Bên cạnh các từ đơn chủ yếu là thuần Việt, chúng tôi còn gặp một một số
- 12 từ phiên âm (gốc Pháp) (Trong luận án này chúng tôi xếp là từ đơn) được ông sử dụng: cu li san, đốc tờ, ghi đông, coóc sê, xì líp, sa lông, sơ mi, xi măng, lắc lê, xúc xích, ,…Sự xuất hiện của các từ phiên âm trong hồi ký cũng giúp ông dựng lại hiện thực xã hội Việt Nam những năm Pháp thuộc một cách chân thực. 2.2.1.2. Từ phức a. Từ ghép Về số lượng, trong 5 tập hồi ký, Tô Hoài sử dụng 1199 từ ghép, trong đó từ ghép phân nghĩa 951 từ chiếm tỉ lệ lớn 79,3%, từ ghép hợp nghĩa có 248 từ, chiếm tỉ lệ thấp hơn, chỉ 20,7%. Số lượng từ ghép phân nghĩa xuất hiện nhiều hơn (18523 lần) điều đó cho thấy đối tượng được kể trong hồi ký của Tô Hoài mang tính cụ thể, tính biệt loại rõ ràng. Trong số từ ghép phân nghĩa Tô Hoài dùng, có nhiều từ ghép mới xuất hiện, thể hiện giai đoạn đất nước ta có những thay đổi sau cải cách. Đó là những từ ghép phân nghĩa sau: chơi chua, sở gốc, sở mới, phòng nhất, phòng nhì, lò may, cụ nội, cụ ngoại, mờ chồng, sắc đọng, nhà bàn, nhà tàu, nhà buồng,… b. Từ láy Về số lượng, trong hồi ký Tô Hoài có 1834 từ láy được sử dụng, với 9873 lần xuất hiện. Về cách sử dụng từ láy trong đoạn văn, Tô Hoài đã sử dụng từ láy với tần số cao, có nhiều câu xuất hiện ba, bốn từ láy nhiều trang xuất hiện trên 10 từ láy. Đặc biệt có nhiều từ láy được tác giả dùng nhiều lần như trong Cát bụi chân ai, các từ láy sau đây xuất hiện nhiều: thỉnh thoảng (21 lần), lặng lẽ (13 lần), thong thả (20 lần), v.v. Về nguồn gốc, bên cạnh những từ láy toàn dân quen thuộc, Tô Hoài còn dùng những từ láy rất mới, lạ như: thả lã, bùm tum, lở tở, léng téng, lôm lam, nhịu nhảm, nhấp nhem, mờ mừ, nhua nhúa, lướp nhướp,... Chẳng hạn: (14) Các dì tôi ngạc nhiên xiết bao, khi thấy tôi biết nhặt rau muống cọ nồi thổi cơm thạo ve vé [I, tr.91]. Từ láy trong hồi ký của Tô Hoài tập hợp thành trường nghĩa, được dùng theo chủ đề, bối cảnh của câu chuyện: + Từ láy được dùng gắn với ngữ cảnh, miêu tả khung cảnh thiên nhiên: + Dùng từ láy để miêu tả không gian + Dùng từ láy để tả ngoại hình nhân vật. + Dùng các từ láy để miêu tả tâm trạng chính mình và tâm trạng nhân vật. + Dùng từ láy để miêu tả cảnh sắc, âm thanh
- 13 + Dùng từ láy để miêu tả hành động nhân vật 2.2.2. Các lớp từ xét về mặt phong cách 2.2.2.1. Lớp từ Hán Việt Nhà văn đã có những cách kết hợp từ độc đáo, tạo nên những từ Hán Việt chuyên biệt: quân sự, kinh tế chính trị, văn học trong các tác phẩm của ông. a. Lớp từ Hán Việt thuộc lĩnh vực văn học liên quan đến nghề văn Số lượng từ Hán Việt thuộc lĩnh vực văn học liên quan đến nghề văn được sử dụng tương đối nhiều trong tác phẩm hồi ký Tô Hoài, có 320 từ với 1833 lần xuất hiện. Đó là những từ như: tiểu thuyết (219 lần), văn học (110 lần), văn đoàn (22 lần), tự truyện (25 lần), văn xuôi (13 lần), bản thảo (62 lần) ,... Những từ Hán Việt thuộc loại này xuất hiện nhiều nhất trong hồi ký Những gương mặt, khi Tô Hoài kể chuyện về các nhà văn, với 793 lần xuất hiện. Đặc biệt, với Cỏ dại viết về tuổi thơ nên từ Hán Việt chỉ nghề văn, thuộc lĩnh vực văn học không xuất hiện trong tác phẩm. b. Lớp từ Hán Việt thuộc lĩnh vực quân sự Đó là những lớp từ như: quân cảnh, thiết quân luật, chiến khu, quân dịch, chiến sĩ, tiểu đoàn, cứ điểm, tiểu khu, võ trang,...; có 299 với 1405 lần xuất hiện. c. Lớp từ Hán Việt thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị Đó là các từ: kinh doanh, hợp đồng, thương nhân, ngân sách, kế toán, hợp tác xã, xã viên,... cũng xuất hiện tương đối nhiều trong hồi ký, đặc biệt là ở hồi ký Chiều chiều khi tác giả viết về thời kỳ đất nước bước vào thời ký đổi mới, thực hiện cải cách ruộng đất,... 2.2.2.2. Lớp từ khẩu ngữ a. Số liệu thống kê Theo quan điểm của Cù Đình Tú về phân loại lớp từ khẩu ngữ [181, tr 133 137], chúng tôi tiến hành khảo sát hồi ký Tô Hoài và đã thu được kết quả cụ thể, từ các lời văn trần thuật có 1389 từ khẩu ngữ với 9715 lần xuất hiện. b. Mô tả từ khẩu ngữ trong hồi kí Tô Hoài Qua bảng thống kê trên ta thấy Tô Hoài đã sử dụng từ ngữ khẩu ngữ với tần số cao và bằng nhiều kiểu loại khác nhau: b1. Thêm yếu tố b2. Bớt yếu tố b3. Biến yếu tố b4. Dùng nguyên từ khẩu ng ữ ho ặc th ổ ng ữ, trong đó có những từ như tiếng lóng
- 14 c. Vai trò từ khẩu ngữ trong lời văn trần thuật trong hồi kí Tô Hoài Dùng từ khẩu ngữ để nhẩn nha, thong thả tái hiện muôn mặt của đời sống đầy biến động. Dùng các từ khẩu ngữ để tạo nên giọng văn mộc mạc, gần gũi, chân thực, đời thường, thôn quê. Trong nhiều trường hợp, các từ khẩu ngữ trong câu văn Tô Hoài như những điểm nhấn làm cho lời văn kể chuyển mang hơi thở đời sống dân giã, gần gũi, sinh động. Xoá mờ khoảng cách ranh giới giữa người nổi tiếng với những người bình thường, từ những chân dung văn học. Sử dụng những từ ngữ giàu hơi thở đời sống để diễn đạt những khái niệm, vấn đề, sự việc phức tạp thành giản dị, dễ hiểu, đồng thời, bày tỏ thái độ, tình cảm chân thành, sâu sắc. Chẳng hạn: (52) “Có lẽ xưa nay văn nghệ văn nghẽo vẫn thế, bảo là cần thì cần lắm, mà là thường thì cũng thường thôi. Dong duổi đó đây thích hơn” [I,tr.437]. Trong các tác phẩm hồi ký, Tô Hoài sử dụng từ ngữ địa phương không nhiều nhưng cũng có vai trò, có tác dụng làm tinh tế hoá ý nghĩa, làm giàu thêm cho tiếng nói dân tộc. Đọc hồi ký của Tô Hoài, người đọc có thể lập ra một trường từ vựng của người Kẻ Bưởi, từ những danh từ gọi tên đồ vật, sự vật đến những động từ, tính từ và cả những lời nói của người dân Kẻ Bưởi cũng được tác giả trích dẫn trực tiếp vào tác phẩm: xơi (ăn), ẵm (bồng), thầy u/anh chị (bố mẹ), đích (đúng), mướn (thuê),... 2.2.3. Các trường từ vựng nổi bật trong Hồi ký Tô Hoài 2.2.3.1. Số liệu thống kê 2.2.3.2. Mô tả các trường từ vựng nổi bật trong hồi kí Tô Hoài a. Trường từ vựng chỉ màu sắc a1. Số liệu thống kê Trong các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài, bên cạnh những lớp từ chỉ màu quen thuộc, tác giả còn sáng tạo ra những từ ngữ chỉ màu sắc mới, góp phần làm phong phú thêm từ chỉ màu sắc tiếng Việt như: xanh cứng, xanh mỡ, xanh eo éo, vàng rượi, vàng nhờn, vàng nhòe, vàng ròn, trắng sương, trắng nhọt, màu đói, màu đau gan, màu phong lưu, màu bệnh gan, màu sốt rét, màu ốm, màu say,… a2. Vai trò của lớp từ ngữ chỉ màu sắc trong hồi ký Tô Hoài Vẽ nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, sinh động, lung linh mang hồn người, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc.
- 15 Miêu tả, phản ánh hiện tượng, sự vật cụ thể. Làm cho câu văn tươi mới đầy sắc thái. b. Trường từ vựng chỉ hoạt động b1. Số liệu thống kê Khảo sát 5 hồi ký của ông, chúng tôi thấy lớp từ vận động có 25682 lần xuất hiện; trong đó: Cỏ dại, 3425 lần; Tự truyện, 8017 lần; Những gương mặt, 3225 lần; Cát bụi chân ai, 5534 lần; Chiều chiều, 5481 lần. b2. Vai trò của trường từ vựng chỉ hoạt động trong Hồi ký Tô Hoài Thế giới được hồi tưởng là những sự kiện, thời gian đáng nhớ được nhà văn chắt lọc và sắp xếp đầy dụng ý nghệ thuật vì vậy mạch văn, mạch cảm xúc của Tô Hoài cứ trôi theo với nhớ, còn nhớ, nhớ lại, kể, kể lại. Yếu tố đặc sắc thể hiện được phong cách và tài năng của Tô Hoài về khả năng quan sát rất đặc biệt; khả năng ấy giúp nhà văn quan sát cặn kẽ đến mức bật ra được nét đặc sắc của đối tượng, rồi từ đó, lựa chọn từng chi tiết cụ thể, chính xác. Đây là thế mạnh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả. Khi đi vào khảo sát cụ thể lớp từ vận động trong hồi ký cuả ông, chúng tôi nhận thấy, khi miêu tả hành động nhân vật, Tô Hoài đã sử dụng lớp từ chỉ hoạt động có cấu tạo đa âm tiết. Ông thấy được giá trị của từ láy có khả năng gợi hình, gợi cảm rất cao, nên nhà văn đã khai thác triệt để khả năng này của từ láy làm định ngữ, bổ ngữ cho động từ trung tâm. c. Trường từ vựng chỉ thời gian c1. Số liệu thống kê Lớp từ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài rất đa dạng (chỉ thời gian cụ thể, thời gian ước lượng không cụ thể, thời gian quá khứ, thời gian hiện tại,...) nhưng với đặc điểm của hồi ký là hồi tưởng, hoài niệm về thời gian đã qua mà tác giả là người kể lại, viết lại nên lớp từ ngữ chỉ thời gian quá khứ (ngày trước, ngày ấu thơ, ngày xưa, một hồi, thuở nhỏ, dạo ấy , lúc nãy, năm ngoái, mọi khi,...) xuất hiện nhiều nhất, với 1723 lần, tiếp đó là lớp từ ngữ chỉ thời gian gắn với sự kiện xuất hiện 982 lần; dạng như: Cái hồi Trúc Đường thôi dạy học ở Hà Đông;Cái năm đi chiến dịch Tây Bắc 1952; Năm 1946, hơn hai mươi năm trước khi tôi làm phóng viên báo vào mặt trận nam Trung Bộ,... Khi viết về thời gian, thời điểm trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối thì tác giả hay nói về thời gian buổi tối và buổi chiều; từ nhớ xuất hiện 547 lần, kể xuất hiện 377 lần, đặc biệt, từ viết xuất hiện 843 lần. Còn lại, là các từ chỉ thời gian khác xuất hiện trong tác phẩm như thời gian cụ thể (chủ nhật, ba tháng, năm 1954, ba giờ sáng,...), thời gian ước
- 16 lượng (nhiều năm, những ngày, mấy tháng,...),... c2. Vai trò của lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài Lớp từ chỉ thời gian quá khứ: Phản ánh đúng đặc điểm thể loại hồi ký: hồi cố, hồi tưởng, nói về những sự việc, hiện tượng đã qua. Lớp từ chỉ đêm tối: Phản ánh số phận éo le của con người thời kỳ đó, đồng thời bộc lộ nội tâm, tâm trạng nhà văn/thời gian của sự chiêm nghiệm. Thời gian hồi tưởng: Phản ánh đúng đặc điểm thể loại hồi ký: hồi cố, hồi tưởng, nói về những sự việc, hiện tượng đã qua. Thời gian đồng hiện:nhằm đi đến tận cùng, đánh thức và làm sống dậy những kí ức, hoài niệm quá khứ trong vai trò người kể chuyện. 2.3. Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ Tìm hiểu hồi ký Tô Hoài, chúng tôi không những thấy nhà văn có một vốn từ phong phú, sâu rộng, sử dụng linh hoạt, tài tình chất liệu ngôn ngữ của dân tộc để miêu tả, kể lại, hồi cố những gì mình đã trải qua, những điều mắt thấy tai nghe, mà còn thấy được sự sáng tạo, sự phá cách của ông trong sử dụng từ ngữ. Có nhiều từ ngữ, tác giả sáng tạo bằng cách kết hợp, tách, hoặc do chính tác giả nghĩ ra (tuy nhiên sự sáng tạo của tác giả cũng theo quy luật cấu tạo của từ tiếng Việt) để chuyển tải nội dung sự việc, hiện tượng mình muốn nói một cách hiệu quả nhất. Kết hợp 1 yếu tố của từ đa tiết này với 1 yếu tố của từ đa tiết kia để tạo thành từ mới: nhẵn trơn (nhẵn thĩ + trơn tru), ẩm nhớp (ẩm thấp + nhớp nháp), sợ run (sợ sệt + run rẩy),...; nghĩa của chúng chính là nghĩa tổng hợp của hai yếu tố gốc trong các từ đa tiết. Ngoài ra Tô Hoài còn kết hợp hai yếu tố đơn có nghĩa, vốn có thể dùng độc lập để tạo thành đơn vị mới theo dạng ghép như: vui thương, viết khuya, trắng sương, trắng bột, nhớ mới, nhớ vui, sắc đọng, ... Điều này cho thấy đề tài phản ánh và đối tượng giao tiếp có tác dụng chi phối đối với từ vựng của nhà văn. Tách một từ đa tiết ra thành hai từ hoặc lược bỏ một yếu tố của từ đa tiết thành từ đơn tiết: hình bóng (hình bóng), ưa thích (ưa thích), gà vịt (gà vịt), lăn chuyển (lăn chuyển),… Việc tách các từ tạo nên sự đăng đối của câu văn, tạo nên chất thơ cho câu văn. Lược bỏ một từ tố trong từ ghép: hiện (xuất hiện), biến (biến mất), hậu (hậu đãi), chững (chững chạc), kiết (túng kiết), tươm (tươm tất),...; những từ này thường là từ ghép đẳng lập, 2 yếu tố của từ đều có nghĩa riêng, khi kết hợp lại thì chúng có nghĩa tổng hợp. Ở đây, tác giả tách ra tạo cách nói khẩu ngữ gợi nên sự gần gũi, suồng sã trong cách kể chuyện, đồng thời, tạo giá trị cao trong chuyển tải
- 17 nội dung sự vật, hiện tượng được nói đến. Dùng từ chỉ loại (danh từ chỉ đơn vị): Trong hồi ký, việc sử dụng danh từ chỉ loại của Tô Hoài cũng có điểm đặc biệt. Một số cấu trúc từ ngữ tác giả không đi theo cái thông thường mà kết hợp theo cách của mình như: cục chữ, hạt chữ, món chữ, cái núi, miếng sống, miếng nghề, chiếc mặt trời, lò may,… + Có những cụm từ do ông sáng tạo nên như: gầy phờ người, sợ cúp hai tai, chạy nháo đèn cù, rét cóng cá,… + Tách, xen, thêm, bớt, thay đổi một số yếu tố trong cụm từ (thành ngữ, quán ngữ) trở thành cách nói, cách dùng của Tô Hoài như: cành cao lá dài (cành vàng lá ngọc), mọc như cua bò (mọc như nấm), búng ra sái thuốc phiện (búng ra sữa), tôi ngồi đáy giếng (ếch ngồi đáy giếng),... + Khi nói về thời thời gian, tác giả cũng có cách nói riêng của mình: thuở thiếu niên, từ khi tôi bé, ngày cũ, xưa sau, lần xưa, ngày lớn, thuở trẻ, thời cũ,... 2.4. Tiểu kết chương 2 Qua khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích – miêu tả các lớp từ ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài chúng tôi chỉ ra được: Lời văn kể chuyện trong hồi ký có sự tham gia tích cực của lớp từ khẩu ngữ, lớp từ Hán Việt, lớp từ chỉ màu sắc, lớp từ chỉ vận động, lớp từ chỉ thời gian, từ đơn, từ ghép, từ láy. Mỗi lớp từ, qua cách sử dụng của Tô Hoài đều phát huy hiệu quả cao nhất. Trong hệ thống từ đơn thì từ đơn là động từ xuất hiện nhiều nhất. Chính những từ này làm cho lời văn kể chuyện trong hồi ký chắc nịch, góc cạnh và sâu sắc. Từ tình thái và đại từ xưng hô “tôi” xuất hiệu với tần số cao trong hồi ký thể hiện đặc trưng của thể loại hồi ký: cái tôi tâm sự cái tôi giãi bày. Lớp từ láy được sử dụng dày đặc trong các câu văn. Có những câu văn trong hồi ký xuất hiện bốn, năm từ láy. Tô Hoài rất có ý thức dùng các từ láy để làm cho câu văn trần thuật giàu hơi thở đời sống, gợi hình gợi cảm. Lớp từ ghép, đặc biệt là những từ ghép mới cũng là những điểm nhấn trong câu văn trần thuật của Tô Hoài. Từ ghép phân nghĩa chiếm số lượng nhiều hơn làm cho câu văn trần thuật mang tính cá thể, cụ thể. Sự xuất hiện từ ghép mới khẳng định đóng của Tô Hoài đối với sự phát triển từ vựng tiếng Việt thế kỷ XX. Nếu lớp từ Hán Việt giúp chuyển tải nội dung một cách chính xác và khách quan nhất thì lớp từ khấu ngữ làm cho câu văn trần thuật giàu hơi thở đời sống, gần gũi và chân thật Nổi bật trong hồi ký Tô Hoài là sự xuất hiện dày đặc của các lớp từ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc, trường từ vựng chỉ sự vận động và trường từ vựng
- 18 chỉ thời gian. Cách dùng các từ ngữ theo các trường này đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Lớp từ chỉ màu sắc, chỉ vận động đã góp phần miêu tả, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách rõ nét, chính xác và khách quan, thể hiện con mắt quan sát tài tình và sắc sảo của Tô Hoài. Lớp từ chỉ thời gian chính là dòng hồi tưởng, hoài niệm của tác giả về những chuyện đã qua của chính bản thân mình, gia đình, bè bạn hay lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước,… đồng thời lớp từ này làm nổi bật đặc trưng thể loại hồi ký chính là hồi tưởng. Lớp từ chỉ sự vận động không chỉ lột tả được cuộc sống sinh hoạt, lao động mà còn cho người đọc thấy được bản chất, tâm trạng, thái độ của nhân vật trong hồi ký. Đồng thời thấy được cách miêu tả của tác giả chú trọng nhiều vào hoạt động, hành động nhân vật, phản ánh hiện thực sinh động. Như vậy, chính nội dung trần thuật phong phú, đa dạng nên bắt buộc Tô Hoài sử dụng hết sức đa dạng, linh hoạt các lớp từ tiếng Việt kể cả mặt cấu tạo, kể cả mặt phong cách. Đặc biệt là nhà văn dựa vào mô hình cấu tạo từ tiếng Việt để tạo ra những từ của mình để diễn tả hoặc bổ sung về sắc thái ý nghĩa, hoặc diễn tả sắc thái biểu cảm (thái độ của nhà văn). Cách dùng từ của Tô Hoài nó sẽ chi phối kiểu cấu tạo câu văn của ông. Bởi vì, sang tới chương 3, khi chúng tôi khảo sát câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài, chúng tôi thấy câu văn của ông hết sức đa dạng, độc đáo, linh hoạt, uyển chuyển. Tùy theo nội dung và mục đích trần thuật mà Tô Hoài dùng câu đơn hay câu ghép, câu ngắn hay câu dài, câu bình thường hay câu đặc biệt,... Để rõ hơn về câu, vai trò và đặc điểm c ủa câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài chúng tôi triển khai tìm hiểu, phân tích, đánh giá ở chương 3 của luận án.
- 19 Chương 3 CÂU TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI 3.1. Câu trong ngôn ngữ và câu trong văn bản nghệ thuật 3.1.1. Câu trong ngôn ngữ Câu trong ngôn ngữ được quan niệm như là một đơn vị hằng thể, là mô hình khái quát có tính trìu tượng. 3.1.2. Câu trong văn bản nghệ thuật Câu trong hoạt động hành chức là những phát ngôn cụ thể gắn với ngữ cảnh và phong cách. Câu trong hoạt động được xem như là mặt biến thể, biểu hiện của câu trong ngôn ngữ (mặt hằng thể). Câu trong văn bản nghệ thuật là câu trong hành chức (hoạt động), một dạng hành chức đặc thù mang tính nghệ thuật. 3.1.2.1. Nhân tố chi phối a. Tác giả: b. Ngữ cảnh, chu cảnh 3.1.2.2. Đặc điểm câu trong văn bản nghệ thuật a. Thường đa dạng các kiểu câu, đa dạng về cấu tạo, và đa dạng về các loại câu tình thái; b. Văn bản nghệ thuật dung nạp nhiều câu “chệch chuẩn” khác với câu trong ngôn ngữ do phép tách câu; c. Trật tự thành phần câu có sự thay đổi linh hoạt; d. Nội dung ngữ nghĩa của câu phụ thuộc vào các câu trước, sau nó và phụ thuộc vào nội dung toàn văn bản. 3.2. Câu trong hồi ký Tô Hoài xét về cấu tạo 3.2.1. Số liệu thống kê Về cấu tạo, câu văn tác giả chủ yếu là câu đơn, có 19.946 câu (chiếm 85,7%). Câu ghép chiếm số lượng ít hơn, chỉ có 3.261 câu (chiếm 14,3 %).. 3.2.2. Câu đơn trong hồi ký Tô Hoài 3.2.2.1. Số liệu thống kê 3.2.2.2. Câu đơn bình thường a. Nhận xét chung Có thể nói, câu đơn bình thường là loại câu có tần số xuất hiện rất cao trong hồi ký Tô Hoài chiếm tỷ lệ 81,5% trong tổng số câu đơn. b. Các kiểu câu đơn bình thường trong hồi kí Tô Hoài
- 20 b1. Câu đơn bình thường chỉ có một nòng cốt C V Đây là loại câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ, không có thêm bất kỳ một thành phần phụ nào. Kiểu câu đơn này trong hồi ký Tô Hoài có 8137 câu. Đặc điểm nổi bật của kiểu câu này là có đủ các thành phần nhưng nội dung lại rất ngắn gọn; đó là, những thông báo rõ ràng, những diễn tả súc tích mà dễ hiểu. Trong hồi ký Tô Hoài, kiểu câu này thường chủ ngữ đứng trước vị ngữ; nhưng cũng có khá nhiều trường hợp Tô Hoài biến đổi câu bằng cách chuyển đổi vị trí chủ ngữ vị ngữ (96 câu). Khi đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, nội dung thông báo của câu được nhấn mạnh, gây sự chú ý cho người đọc. Ví dụ: (163) “Đi guốc mộc và mặc bộ đại cán ra đường và đã đứng tuổi // chỉ có Trần Đức Thảo và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch” [II, tr.161]. b2. Câu đơn bình thường có các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ được mở rộng thành c v Trong các kiểu câu có các thành phần mở rộng (tức là một thành phần câu có kết câu c v), Tô Hoài chủ yếu sử dụng những câu có thành phần bổ ngữ mở rộng (có1373 câu). Kiểu câu này nhằm bổ sung ý nghĩa cho động từ, miêu tả rõ hơn các hành động của nhân vật. Câu ngắn nhưng lại đủ ý cần diễn đạt. Điều này phù hợp với câu trần thuật (dùng để kể chuyện) trong ký, làm cho người đọc dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Nhìn chung, các câu đơn có các thành phần mở rộng thường tương đối dài. Sử dụng kiểu câu này, ngoài việc miêu tả, trần thuật sự việc, sự tình, nhà văn còn thể hiện những bình luận, đánh giá và bộc lộ thái độ của mình. b3. Câu đơn có các thành phần phụ Kiểu câu này được Tô Hoài sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm hồi ký. Dĩ nhiên, khi câu có thành phần phụ thì sẽ làm cho nội dung thông tin của câu được bổ sung, mở rộng; lượng thông tin của câu nhiều hơn, phong phú và sinh động hơn. Trong hồi ký Tô Hoài, câu đơn có thành phần phụ trạng ngữ chỉ thời gian chiếm số lượng lớn nhất, gồm 1541 câu (chiếm 47,2 %). 3.2.2.3. Câu đơn đặc biệt a. Số liệu thống kê b. Đặc điểm câu đơn đặc biệt trong hồi kí của Tô Hoài Về cấu tạo, câu đơn đặc biệt của Tô Hoài có các dạng sau: + Câu đơn đặc biệt chỉ có một từ; chẳng hạn: (205) “Báo động” [I, tr.632]; + Câu đơn đặc biệt gồm một cụm từ; chẳng hạn: Cụm danh từ: (206) “Những năm tháng ấy” [I, tr.529]; Cụm động từ: (207) “Vẫn chưa hết tầm phơ” [I, tr.645]; Cụm tính từ: (208) “Nhốn nháo bấn lên” [II, tr.315]; Về vai trò trần thuật, tuy xuất hiện không nhiều nhưng loại câu này hướng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn