3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CẤU TRÚC HẠ TẦNG XANH TRONG QUY
HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1.1. Tình hình QH cấu trúc HTXNT trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Quan điểm, lý luận của các nhà khoa học và tổ chức về cấu trúc HTX và
HTXNT
Benedict & McMahon (2002), coi bản chất HTX là hệ thống hỗ trợ cuộc sống tự
nhiên – mạng lưới liên kết của mặt nước, khu ngập nước, rừng, MT hoang dã, tuyến
xanh, công viên và các khu vực tự nhiên khác hỗ trợ giống loài bản địa, duy trì quá
trình ST, không khí và nguồn nước và đóng góp cho chất lượng sức khỏe và cuộc
sống của người dân. Theo Cơ quan bảo vệ MT Mỹ EPA (2008), HTX nhấn mạnh
vào các giải pháp mang tính quản lý và công nghệ góp phần giải quyết các thách thức
biến đổi khí hậu thông qua việc can thiệp bằng sự hỗ trợ của công nghệ gắn liền với
quy luật vận hành của các yếu tố tự nhiên. Hiệp hội QH ĐT & nông thôn TCPA
(2004) và tổ chức bảo tồn thiên nhiên Natural England tại Anh (2006) cho rằng
cấu trúc HTX là một mạng lưới KGCX, mặt nước đa chức năng trong ĐT và NT,
mang lại chất lượng cuộc sống và lợi ích MT cho cộng đồng. Báo cáo “Xây dựng
HTX cho châu Âu” của EU (2013) cho rằng cấu trúc HTX được quan niệm như một
mạng lưới MT vật thể với các KG xanh đa chức năng bao gồm công viên, rừng, vành
đai xanh, mặt nước, CX đường phố và KG mở NT.
Ở khu vực Châu Á, tác giả Natuhara (2018) cho rằng cấu trúc HTXNT tại
Nhật Bản cần phải được bảo tồn, phát huy giá trị hệ sinh thái (HST) gắn chặt giữa
hoạt động của con người và tự nhiên góp phần tăng cường khả năng chống chịu với
biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên như động đất, sóng thần, ngập lụt. Morimoto
(2011) cho rằng ngoài các giải pháp công nghệ hiện đại thì việc kết hợp với phát huy
kinh nghiệm truyền thống trong việc thiết lập cấu trúc HTXNT hiệu quả tại Nhật Bản
là hết sức quan trọng và có lợi ích kinh tế. Trong nghiên cứu về biến đổi cấu trúc
HTX làng NN ven đô Bạch Sa, tác giả Hua Xia (2021) và Yujing Bai (2021) trong
nghiên cứu về khía cạnh thích ứng ST khu vực NT Cáp Nhĩ Tân cùng có quan điểm
xác định cấu trúc HTXNT bao gồm các thành tố KG xanh, đất NN, đất ngập nước và
đất rừng.
1.1.1.1. Lồng ghép việc thiết lập HTX vào công tác QHKG
Tại châu Âu, người ta cho rằng HTX đa chức năng là mối quan tâm chung của
các bên tham gia như doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà chính sách, nhà quản lý và
cộng đồng từ cấp liên quốc gia đến địa phương. HTX đã được đưa vào chương trình
nghị sự của châu Âu từ năm 2013.
1.1.1.2. Quan điểm và lý luận tại Việt Nam
Đào Thị Sơn (2014) trong đề xuất QHXD hệ thống hạ tầng NT cho xã Đại Đồng,
huyện Văn Lâm (Hưng Yên) cho rằng HTX bao gồm các lĩnh vực của hệ thống hạ
tầng mang trong mình “yếu tố xanh” nhằm cân bằng các yếu tố tự nhiên, gìn giữ
MTST, cân bằng và gìn giữ đa dạng sinh học hướng đến mục tiêu phát triển NT bền
vững. Phạm Hùng Cường (2014) trong kỷ yếu “Hội thảo QH làng xã NT ĐBSH
tầm nhìn 2030 theo hướng phát triển xanh, bền vững” đã đặt nền móng cho các nghiên
cứu về mô hình HTXNT đáp ứng yêu cầu PTBV làng xã trong tương lai dưới tác
động của CNH, HĐH.
1.1.2. Tình hình QH và phát triển cấu trúc HTXNT trên thế giới và Việt Nam
Có thể thấy việc phát triển HTX tại một số khu vực trên thế giới và Việt Nam đã
được nhận thức rõ về tầm quan trọng và thiết lập một cách phong phú ở các khía cạnh
và quy mô khác nhau. Tuy có những quan điểm về hệ thống HTX khác nhau nhưng
qua thực tiễn đã cho thấy các hành động đều hướng đến việc tái kết nối MT cư trú
với hệ thống tự nhiên, bảo vệ MTST địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực của
ĐTH, CNH và tôn trọng vai trò của cộng đồng XH, kế thừa các truyền thống VH bản
địa. Có thể kể đến một số trường hợp thành công trong việc bảo tồn và phát triển cấu
trúc và thành tố HTXNT như làng Harie (Shiga, Nhật Bản), Oeam (Asan, Hàn Quốc),