2
thị loại I vùng ĐBSH và nghiên cứu áp dụng cho TP Hải Phòng.
+
Về thời gian: Đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
+
Phạm vi vấn đề: Giới hạn trong các nội dung của quy hoạch và
phát triển đô thị, các khía cạnh của quy hoạch cấu trúc đô thị. Tập
trung vào vấn đề QHPT TTM trong đô thị ĐTT, lựa chọn vị trí và
quan hệ kết nối với TT đô thị lõi, tạo cực phát triển và tạo tính hấp
dẫn cho TTM.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu
thập thông tin và số liệu; phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá
hiện trạng; phương pháp kế thừa; phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp phân tích ma trận SWOT, sơ đồ hóa; phương pháp dự
báo; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp mô hình hóa,
phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
(1) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp thiết lập kết nối giữa TTM
và TT đô thị lõi trong cấu trúc đô thị ĐTT.
(2) Đề xuất các nguyên tắc và giải pháp QHPT TTM, trọng tâm vào
những thành tố tạo cực phát triển, có mối liên hệ với cấu trúc
chung của đô thị.
(3) Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn của TTM trong đô thị
ĐTT, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi thực hiện của giải pháp quy
hoạch.
(4) Đề xuất chính sách quản lý phát triển TTM với vai trò là cực phát
triển của đô thị.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Nhận diện các vấn đề còn yếu và
thiếu để bổ sung vào hệ thống lý luận phát triển đô thị ĐTT trong
bối cảnh của Việt Nam, làm cơ sở để lựa chọn áp dụng mô hình đô
thị ĐTT trong công tác quy hoạch; nghiên cứu, bổ sung cơ sở lý luận
cho việc QHPT TTM trong đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH,
từ đó làm cơ sở áp dụng cho các đô thị loại I ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nhận diện, chỉ ra được những ưu
điểm và hạn chế, thành công và khó khăn của việc QHPT TTM trong
đô thị ĐTT các đô thị loại I vùng ĐBSH; đề xuất được các mô hình
và giải pháp QHPT TTM trong đô thị ĐTT cho một số TTM đặc thù;
tiến hành nghiên cứu, vận dụng các nguyên tắc để đề xuất điều chỉnh