
2
Từ 3 mục tiêu này, nghiên cứu có 3 câu hỏi nghiên cứu:
1. Giáo viên Tiếng Anh tiểu học thể hiện tính chủ động cá nhân như thế nào khi thực
hiện chương trình tiếng Anh?
2. Giáo viên Tiếng Anh tiểu học thể hiện tính chủ động tập thể như thế nào khi thực
hiện chương trình tiếng Anh?
3. Sự tương tác qua lại giữa tính chủ động cá nhân và tập thể của giáo viên Tiếng Anh
tiểu học thúc đẩy hay kìm hãm tính chủ động của giáo viên khi thực hiện chương
trình tiếng Anh?
1.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu
Giáo viên lớp 1 và 2, ban giám hiệu nhà trường, các nhà đào tạo giáo viên và các
nhà hoạch định chính sách sẽ nhận được lợi ích lớn từ việc hiểu rõ hơn về tính chủ động
của giáo viên Tiếng Anh tiểu học khi thực hiện chương trình tiếng Anh tại các trường tiểu
học ở Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Với giáo viên tiếng Anh lớp 1 và 2, hiểu biết sâu hơn về tính chủ động cá nhân và
tập thể sẽ giúp họ có cái nhìn rõ hơn về những vấn đề gặp phải khi thực hiện chương trình
tiếng Anh và dự đoán những khó khăn họ có thể đối mặt trong môi trường địa phương của
họ.
Với ban giám hiệu nhà trường, hiểu biết về bản chất của tính chủ động của giáo viên
trong trường tiểu học sẽ giúp ban giám hiệu lựa chọn được những phương pháp để thúc
đẩy sự phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.
Với các nhà đào tạo giáo viên, sự hiểu biết này giúp tăng nhận thức của họ về tính
chủ động của giáo viên trong việc thực hiện chương trình tiếng Anh tại các trường tiểu học.
Các nhà đào tạo giáo viên có thể trang bị cho giáo viên các cách đối mặt với thách thức khi
thực hiện chương trình tiếng Anh tại các trường địa phương khác nhau.
Với các nhà hoạch định chính sách, hiểu biết về tính chủ động của giáo viên khi
thực hiện chương trình tiếng Anh giúp các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy các mô hình
thực hiện chương trình để phù hợp với bối cảnh địa phương.