intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020; Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI NHẬT QUANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐỘNG KINH TẠI TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Thần Kinh Mã số: 62720147 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. Hồ Chí Minh, Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. VŨ ANH NHỊ Phản biện 1 : Phản biện 2 : Phản biện 3 : Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở, họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi giờ phút, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM
  3. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu Động kinh là một trong những rối loạn thần kinh mãn tính và phổ biến trong các bệnh lý thần kinh, động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi cá nhân ở mọi lứa tuổi. Trên thế giới ước tính có khoảng 50 triệu người mắc bệnh động kinh vào năm 2016. Động kinh ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân vì sự hiện diện của những chấn thương thể chất liên quan đến người mắc động kinh. Bên cạnh đó, thời gian mắc động kinh kéo dài đã ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học tập, ngoài ra còn tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị động kinh, các bệnh lý đi kèm. Chi phí kinh tế hàng năm đối với những người mắc động kinh ước tính khoảng 12,5 tỷ đô la, trong đó 1,7 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 10,8 tỷ đô la liên quan đến việc làm và khả năng tạo thêm thu nhập. Ước khoảng 25% những người động kinh thất nghiệp vì tình trạng bệnh của họ. Những số liệu trên cho thấy rằng động kinh thật sự là gánh nặng to lớn đối với gia đình và xã hội. Ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, với dân số ước tính khoảng 655 triệu người, tương đương 8,5% tổng dân số toàn thế giới và động kinh ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trong khu vực. Chỉ có khoảng 10 - 20% tổng số người mắc bệnh động kinh được điều trị thích hợp. Khoảng 60%-70% người bị động kinh có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị đúng cách với thuốc chống động kinh phù hợp. An Giang là tỉnh nằm ở vùng Tây Nam tổ quốc với dân số khoảng 1.907.401 người, mật độ dân số 608 người/km² theo thống kê dân số năm 2019. Đây là tỉnh có mật độ dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Người mắc động kinh là gánh nặng cho gia
  4. 2 đình và xã hội do chi phí điều trị và các vấn đề liên quan đến bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, có chiến lược theo dõi và điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh sớm hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, để có bức tranh về động kinh ở An Giang giúp các nhà quản lý có chiến lược hoạch định kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta cần có số liệu về động kinh, các yếu tố ảnh hưởng đến động kinh trong cộng đồng dân cư là nhu cầu cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi có các mục tiêu cụ thể sau đây: - Xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020. - Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chúng tôi bắt đầu sàng lọc bệnh nhân từ cộng đồng dân cư để đưa vào nghiên cứu từ tháng 3 năm 2019 và tiến hành thu thập số liệu đến tháng 12 năm 2020. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang. Bệnh nhân mắc động kinh được sàng lọc từ cuộc điều tra với phương pháp gõ cửa từng nhà dân cư trú trên địa bàn tỉnh An Giang. 4. Những đóng góp mới của luận án: Tỉ lệ hiện mắc động kinh là 5,39/1.000 dân, tỷ lệ mắc động kinh ở nông thôn là 6,91/1.000 dân, tỷ lệ mắc động kinh ở thành thị là 4,29/1.000 dân. Khoảng trống điều trị động kinh là 39,8% và một số đặc điểm khác về đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang có giá trị trong dữ liệu về động kinh. 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 120 trang, bao gồm Đặt vấn đề và Mục tiêu nghiên cứu 3 trang, Tổng quan tài liệu 32 trang, Đối tượng và phương pháp
  5. 3 nghiên cứu 21 trang, Kết quả nghiên cứu 21 trang, Bàn luận 39 trang, Kết luận 2 trang, Kiến nghị 1 trang và Hạn chế 1 trang. Luận án có 26 bảng, 12 biểu đồ, 2 sơ đồ, 2 hình được trình bày và chú thích rõ ràng. Có 147 tài liệu tham khảo trong đó 22 tài liệu tiếng Việt và 125 tài liệu tiếng Anh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử bệnh động kinh Bệnh động kinh là một trong số rất ít bệnh có liên quan đến sự chú ý, tranh luận và hiểu lầm của y tế và xã hội. Những người bệnh mắc động kinh, không giống như những người mắc các bệnh lý khác, họ đã bị loại bỏ một cách bất công khỏi y học, tôn giáo và xã hội, thậm chí họ bị truy tố và bị phân biệt đối xử vì bị cho rằng động kinh là do ảnh hưởng bởi ma thuật, ma quỷ hoặc các nguyên nhân siêu nhiên gây ra. Các mô tả về bệnh động kinh cũng được tìm thấy trên tấm bia ở Babylon khoảng 1.050 trước Công Nguyên trong Y văn Ayurvedic cổ Ấn Độ và các tác phẩm Hippocrate ở Hy Lạp. 1.2 Một số phương pháp nghiên cứu động kinh trên thế giới 1.2.1 Phương pháp điều tra gõ cửa từng nhà Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong nghiên cứu dịch tễ do hạn chế việc bỏ sót bệnh nhân. Phương pháp này đã và đang được sử dụng tại các nước đang phát triển, nơi mà hệ thống quản lý, lưu trữ hồ sơ chưa chặt chẽ. Phương pháp này gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn sàng tuyển phỏng vấn với bộ câu hỏi sàng tuyển để phát hiện những đối tượng nghi ngờ động kinh. Giai đoạn này do các công tác viên được huấn luyện về bộ câu hỏi sàng tuyển thực hiện. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn chẩn đoán xác định động kinh bằng thăm khám chuyên khoa thần kinh để xác định các đối tuợng nghi
  6. 4 ngờ động kinh. Giai đoạn này do các chuyên gia về thần kinh thực hiện. Lực lượng sử dụng trong giai đoạn này là các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đảm nhận. Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám trực tiếp các đối tượng, phân tích và chẩn đoán trên cơ sở các câu trả lời của các đối tượng được phỏng vấn. 1.2.2 Phương pháp dựa vào hệ thống đăng ký Phương pháp dựa vào hệ thống đăng ký được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1935 tại Mỹ. Đây là phương pháp được đánh giá khoa học, đáng tin cậy trong nghiên cứu dịch tễ động kinh. Chẩn đoán động kinh dựa vào dữ liệu từ các bệnh viện trong vùng nghiên cứu. Các dữ liệu khác dựa trên phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua điện thoại. 1.2.3 Phương pháp dựa vào hồ sơ bệnh án Phương pháp này được sử dụng tùy theo mục đích của nghiên cứu, tùy theo hệ thống chăm sóc sức khỏe của nơi nghiên cứu, những phương tiện kỹ thuật hiện có và trình độ của các nhà nghiên cứu được đào tạo. Phương pháp chung là dựa vào hồ sơ, bệnh án của những bệnh nhân được chẩn đoán động kinh, dựa vào các bảng điện não đã được ghi, những đơn thuốc chống động kinh được kê cho bệnh nhân, hoặc mã số chẩn đoán bệnh động kinh. Các dữ liệu được thu thập từ hồ sơ bệnh án của các bác sỹ chuyên khoa thần kinh và đa khoa 1.2.4 Phương pháp phối hợp Phương pháp này được Brewis, Stanhope sử dụng vào những năm 60 của thế kỷ XX. Phương pháp này vừa sử dụng các số liệu của các bệnh viện và thực hiện điều tra gõ cửa từng nhà với cỡ mẫu là một phần dân số của vùng được nghiên cứu. Phương pháp phối hợp giúp chúng ta có thể so sánh được số liệu giữa phương pháp điều tra đến từng nhà và phương pháp dựa vào hồ sơ bệnh án.
  7. 5 1.3 Thực trạng quản lý động kinh và điều trị động kinh 1.3.1 Thực trạng quản lý và điều trị động kinh ở nước ta hiện nay Ở nước ta hiện nay quản lý động kinh ở cộng đồng do chuyên ngành tâm thần đảm nhận, các bệnh nhân động kinh sau khi điều trị cắt cơn động kinh được chuyển về y tế địa phương cho chuyên ngành tâm thần quản lý. Bệnh nhân động kinh được lãnh thuốc hàng tháng tại trạm y tế xã (phường), thuốc điều trị chủ yếu là Phenobarbital do chương trình chống động kinh quốc gia cấp. Hiện nay, công tác quản lý và theo dõi điều trị động kinh hiện nay chỉ đơn thuần là phát thuốc động kinh định kỳ hàng tháng do nhân viên trạm y tế kiêm nhiệm, trong quá trình này có một số bệnh nhân không đến lãnh thuốc. Bệnh nhân động kinh được cấp thuốc, có uống đều theo chỉ định hay không chưa được kiểm soát, hiệu quả điều trị chưa được đánh giá đầy đủ bởi bác sỹ chuyên khoa thần kinh hoặc tâm thần. Ở Việt Nam, khoảng trống điều trị động kinh dao động khá lớn từ 43% trong nghiên cứu của tác Nguyễn Thúy Hường tại cộng đồng dân cư tỉnh Hà Tây cho đến 84,7% trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Tuấn tại cộng đồng dân cư huyện Ba Vì. 1.3.2 Thực trạng quản lý và điều trị động kinh ở nước ngoài Các báo cáo về khoảng trống điều trị động kinh dao động lớn giữa các quốc gia trên thế giới từ 5,6% ở Na Uy đến gần 100% ở các vùng của Tây Tạng, Togo và Uganda. Sự khác biệt này có nguồn gốc đa yếu tố bao gồm sự khác biệt về tính sẵn có của thuốc chống động kinh, về việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa các quần thể nghiên cứu và sự khác biệt về phương pháp lấy mẫu và xác định các trường hợp động kinh đại diện trong quần thể. Các nghiên cứu về khoảng trống điều trị có sự khác biệt lớn về kết quả khoảng trống điều trị giữa các nghiên cứu.
  8. 6 1.4 Đặc điểm tỉnh An Giang An Giang là tỉnh nằm ở vùng Tây Nam tổ quốc, dân số toàn tỉnh ước tính khoảng 1.907.401 người, mật độ dân số 608 người/km² theo thống kê dân số năm 2019. Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện kinh tế xã hội: Kinh tế xã hội tỉnh An giang có sự khác biệt giữa các vùng nông thôn, thành thị và miền núi. Khu vực thành thị về kinh tế, văn hóa xã hội cao hơn hẳn so với khu vực nông thôn và miền núi. Về Y tế: Số bác sĩ trên 10.000 dân năm 2019 đạt 8,6 bác sĩ, số trạm y tế cấp xã có bác sĩ chỉ đạt 77,56%. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các bệnh nhân co giật. Bệnh nhân đột ngột mất ý thức trong thời gian ngắn. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và hiện cư ngụ trên địa bàn tỉnh An Giang. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân động kinh không cư trú trên địa bàn tỉnh An Giang. Bệnh nhân đang có các bệnh lý thần kinh đang tiến triển cấp tính khác như đột quỵ cấp, viêm nhiễm thần kinh trung ương giai đoạn tiến triển, bệnh lý u não đang tiến triển, bệnh lý thoái hóa thần kinh. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ ngày 01 tháng 03 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020. 2.3. Địa điểm nghiên cứu: Là quần thể dân cư sinh sống tại tỉnh An Giang bao gồm 2 thành phố, một thị xã và 08 huyện bao gồm: Phú
  9. 7 Tân, Chợ Mới, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, Thoại Sơn, Châu Thành, An Phú. Mỗi huyện và thành phố chúng tôi chọn từ 1 đến 2 xã (phường), tất cả người dân đăng ký hộ khẩu tại các xã (phường) này đều là đối tượng của nghiên cứu. 2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu Nghiên cứu chúng tôi có 2 mục tiêu chính: Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang năm 2020. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang năm 2020. Công thức tính cỡ mẫu mục tiêu 1: 𝑍 2 (1−∝/2) 𝑋 𝑃(1 − 𝑃) 𝑛= 2 𝑋 0,005 (1−0,005) 𝑑2 1,96 (0,1 𝑋 0,005)2 = 76.448 người dân p ước lượng tỷ lệ mắc động kinh của các nghiên cứu p=0,005 Do chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu cụm nên cỡ mẫu cần phải chọn bằng cỡ mẫu tính được nhân 2 lần, do đó cỡ mẫu cần nghiên cứu là: 76. 448 X 2 = 152.896 dân. Cỡ mẫu mục tiêu 2: Là tất cả những bệnh nhân động kinh được chẩn đoán trong giai đoạn 1. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn được tất cả 864 bệnh nhân mắc động kinh từ giai đoạn 1, đáp ứng tiêu chuẩn đưa vào và không vi phạm tiêu chí loại ra. 2.5. Các biến số nghiên cứu Tỷ lệ hiện mắc: Là tỷ lệ giữa số người có bệnh ở một quần thể trên tổng dân số của quần thể tại một thời điểm hoặc thời khoảng xác định. Giới tính: Ghi nhận trực tiếp qua bệnh sử. Tuổi tại thời điểm nghiên cứu: Tuổi của bệnh nhân tại thời điểm lấy mẫu (năm lấy mẫu trừ năm sinh).
  10. 8 Nhóm tuổi: Chúng tôi chia thành 3 nhóm tuổi, nhóm tuổi dưới lao động ≤ 14, nhóm tuổi lao động từ 15- 65, nhóm tuổi trên 65. Đơn trị liệu: Khi dùng một thuốc chống động kinh trong quá trình điều trị. Đa trị liệu: Khi dùng từ hai thuốc chống động kinh trở lên trên một tháng. Sự giảm dần của một trong hai thuốc không được xem là đa trị liệu. Khoảng trống điều trị: Là số người mắc động kinh hoạt động không được điều trị đầy đủ, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số người mắc động kinh hoạt động. Tuân thủ điều trị: Đánh giá tuân thủ điều trị thuốc động kinh bằng bộ câu hỏi Morisky - 8. Học vấn: Là cấp học cao nhất của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp chính đem lại thu nhập cho gia đình. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia thành 5 nghề nghiệp chính như sau: Nông dân, cán bộ công nhân viên, học sinh-sinh viên, trẻ nhỏ, khác. Thời gian mắc bệnh động kinh: Được tính từ thời điểm được chẩn đoán động kinh đến thời điểm điều tra. Hết cơn động kinh: Được định nghĩa bệnh nhân không có cơn động kinh trong 12 tháng trước đó hoặc lâu hơn mà không thay đổi liều thuốc chống động kinh. 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu Việc chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu cụm. Các biến số được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẳn. Giai đoạn sàng lọc phát hiện bệnh trong cộng đồng dân cư, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi có độ nhạy gần 100% và độ đặc hiệu 80%.
  11. 9 2.7 Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua 02 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc động kinh, các yếu tố gây động kinh. Giai đoạn 2: Chẩn đoán xác định động kinh bằng việc kết hợp lâm sàng và thăm dò cận lâm sàng. Các đối tượng nghi ngờ mắc bệnh động kinh qua sàng lọc được ghi điện não nếu điều kiện cho phép. 02 bác sĩ thần kinh của khoa thần kinh, 01 bác sĩ tâm thần của bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang khám và chẩn đoán một cách độc lập. 2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu Số liệu được thu thập và nhập liệu bằng phần mềm Excel-2016, sau đó xử lý theo mục tiêu đề tài bằng phần mềm SPSS 22.0. 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu Tất cả các thông tin được thu thập từ bệnh nhân trong quá trình điều tra, xử lý đều được giữa bí mật và các số liệu này chỉ được dùng cho nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu chỉ đơn thuần thu thập thông tin, thăm khám và không có bất kỳ can thiệp nào trên người bệnh. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 01/03/2019 đến 31/12/2020. Chúng tôi thu thập được 864 bệnh nhân động kinh từ khảo sát 160.236 cư dân (78.134 nữ và 82.102 nam) tại 18 xã (phường) trong đó đại diện cho dân số trên địa bàn tỉnh An Giang, kết quả sau: 3.1 Tỷ lệ hiện mắc động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang năm 2020 Tỷ lệ hiện mắc động kinh tính trên 1.000 dân tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang năm 2020. 864 X 1.000 = 5,39 160.236
  12. 10 Bảng 3.1 Đặc điểm các bệnh nhân động kinh tại tỉnh An Giang Nam 546 63,2% Giới tính Nữ 318 36,8% Tuổi trung bình 37,03±20,22 tuổi Cơn động kinh toàn thể 583 68,5% Cơn cục bộ 231 27,1% Cơn không rõ khởi phát 38 4,4% Giới Nam mắc động kinh nhiều hơn giới Nữ, cơn động kinh toàn thể chiếm đa số. Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc động kinh theo giới, nhóm tuổi, kinh tế gia đình bệnh nhân động kinh, khu vực cư trú Số bệnh Tỷ lệ hiện Khoảng tin Dân số nhân mắc/1.000 dân cậy 95% Giới Nam 82.102 546 6,65 6,09-7,21 tính Nữ 78.134 318 4,07 3,62-4,52 ≤ 14 36.488 138 3,78 3,15-4,41 Nhóm 15-65 80.679 634 7,86 7,24-8,47 tuổi > 65 43.069 92 2,14 1,7-2,57 Thành thị 50.871 218 4,29 3,72-4,85 Khu Nông thôn 74.525 515 6,91 6,32-7,51 vực Miền núi 34.840 131 3,76 3,12-4.40 Nghèo 40.856 117 2,86 2,35-3,38 Kinh Trung bình 75.163 655 8,71 8,05-9,38 tế Khá 44.217 92 2,08 1,66-2,51 Tổng 160.236 864 5,39 5,03-5,75 Nhóm tuổi mắc động kinh nhiều nhất là 15 - 65 tuổi, nhóm tuổi mắc động kinh ít nhất là nhóm tuổi trên 65. Tỷ lệ hiện mắc động kinh khu vực nông thôn 6,91/1.000 dân, tỷ lệ hiện mắc động kinh khu vực
  13. 11 miền núi 4,39/1.000 dân và tỷ lệ hiện mắc động kinh khu vực thành thị 4,29/1.000 dân. Bảng 3.3 Mối liên quan giữa các yếu tố và tỷ lệ hiện mắc động kinh Động kinh Không động kinh p Nam 546 81.556 Giới
  14. 12 Trong các nguyên nhân tổn thương cấu trúc, nguyên nhân đột quỵ não chiếm 21,3%, nguyên nhân do u não chiếm 2,3%, nhiễm khuẩn thần kinh chiếm 1,9%, máu tụ trong não chiếm 2,1%. Bảng 3.5 Các nguyên nhân động kinh theo nhóm tuổi Nhóm tuổi ≤14 15-65 >65 Không rõ nguyên nhân 111 351 19 Nguyên nhân cấu trúc 27 283 73 Đột quỵ não 2(7,4%) 136(48,1%) 47(64,4%) Chấn thương sọ não 3(11,1%) 60(21,2%) 10(13,7%) U não 2(7,4%) 15(5,3%) 3(4,1%) Máu tụ trong não 2(7,4%) 12(4,2%) 6(8,2%) Tôn thương chu sinh 10(37,1%) 2(0,7%) 0 Nhiễm khuẩn thần kinh 6(22,2%) 13(4,6%) 1(1,4%) Các nguyên nhân khác 2(7,4%) 45(15,9%) 6(8,2%) Tổng 138 634 92 Nhóm tuổi ≤14 nguyên nhân tổn thương não chu sinh và nhiễm khuẩn thần kinh chiếm chủ yếu, nhóm tuổi 15-65 nguyên nhân đột quỵ não và chấn thương sọ não chiếm chủ yếu, nhóm tuổi >65 nguyên nhân đột quỵ não chiếm chủ yếu 3.4. Thực trạng điều trị động kinh tại tỉnh An Giang Bảng 3.6 Các thuốc điều trị động kinh tại tỉnh An giang Thuốc n Tỷ lệ (%) Phenobarbital 460 53,2 Valproic acid 242 28 Carbamazepine 85 9,8 Levetiracetam 52 6 Khác 25 2,9 Tổng 864 100 Phenobarbital là thuốc chiếm đa số trong các thuốc điều trị.
  15. 13 Bảng 3.7 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và phương cách điều trị thuốc Tuân thủ điều trị p Cách điều trị Không Có n(%) n(%) p=0,9 Đơn trị liệu 278(39,8) 421(60,2) Đa trị liệu 66(40%) 99(60) Tổng 344(39,8) 520(60,2) 864 2 Kiểm định χ OR=0,99 KTC 95% 0,7-1,4 Sự khác biệt giữa tuân thủ điều trị và phương cách điều trị không có ý nghĩa thống kê với p=0,9. Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và giới Tuân thủ điều trị p Giới Không Có n(%) n(%) p=0,1 Nữ 138(43,4%) 180(56,6%) Nam 206(37,7%) 340(62,3%) Tổng 344(39,8%) 520(60,2%) 864 Kiểm định χ2 OR=1,3 KTC 95% 0,9-1,7 Không có sự khác biệt giữa giới và tuân thủ điều trị với P=0,1. Bảng 3.9 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và nơi cư trú Tuân thủ điều trị OR Nơi cư trú Không Có (KTC p n(%) n(%) 95%) Nông thôn 208(40,4) 307(59,6) - - Thành thị 76(34,9) 142(65,1) 1,4(0,9-1,9) 0,1 Miền núi 60(45,8) 71(54,2) 1,3(0,8-2) 0,2 Tổng 344(39,8) 520(60,2) 864 Kiểm định Binary Logistic
  16. 14 Sự khác biệt giữa khu vực cư trú và tuân thủ điều trị không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tính tuân thủ và kinh tế Tuân thủ điều trị OR Tình trạng Không Có (KTC p kinh tế n(%) n(%) 95%) Nghèo 46(39,3) 71(60,7) - - Trung bình 261(39,8) 394(60,2) 1(0,6-1,8) 0,9 Khá 37(40,2) 55(59,8) 1(0,7-1,6) 0,9 Tổng 344(39,8) 520(60,2) 864 Kiểm định Binary Logistic Sự khác biệt giữa tuân thủ điều trị và tình trạng kinh tế bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.11 Các lý do ngưng điều trị (n=344) Lý do ngừng điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Quá ít cơn động kinh 249 72,38 Hiệu quả kém 18 5,23 Tác dụng phụ 30 8,72 Không có thuốc 29 8,43 Chi phí điều trị 10 2,9 Thích loại điều trị khác 8 2,3 Tổng 344 100% Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân ngưng điều trị vì lý do quá ít cơn động kinh chiếm 72,38%, ngừng vì do tác dụng phụ của thuốc chiếm 5,23%, ngừng vì lí do không có thuốc chiếm 8,43%, ngừng vì lí do chi phí điều trị chiếm 2,9%, ngừng vì thích điều trị khác chiếm 2,3%.
  17. 15 3.5 kết quả điều trị và các yếu tố liên quan Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân điều trị hết cơn động kinh chiếm 24,8% các trường hợp, số bệnh nhân điều trị không hết cơn động kinh chiếm 75,2% các trường hợp. Bảng 3.12 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và giới Kết quả điều trị p Giới Không hết cơn Hết cơn Nữ 237(74,5%) 81(25,5%) p=0,7 Nam 413(75,6%) 133(24,4%) Tổng 650(75,2%) 214(24,8%) 864 2 Kiểm định χ OR = 0,94 KTC 95% 0,68-1,23 Không có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa giới nam và nữ với p=0,7. Bảng 3.13 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và nhóm tuổi Kết quả điều trị Nhóm OR Không hết cơn Hết cơn p tuổi (KTC 95%) n(%) n(%) ≤14 106(76,8) 32(23,2) - - 15-65 477(75,2) 157(24,8) 0,8(0,4-1,5) 0,5 >65 67(72,8) 25(27,2) 0,9(0,5-1,4) 0,6 Tổng 650(75,2) 214(24,8) 864 Kiểm định Binary Logistic Không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi và kết quả điều trị. Bảng 3.14 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và tuân thủ điều trị Kết quả điều trị P Tuân thủ Không hết cơn Hết cơn điều trị n(%) n(%) p=
  18. 16 Có sự khác biệt giữa tuân thủ điều trị và kết quả điều trị với p
  19. 17 Ở Việt Nam, các nghiên cứu về dịch tễ động kinh trong cộng đồng trước đây đã được thực hiện tại các tỉnh khu vực miền Bắc như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Anh Tuấn ở cộng đồng dân cư huyện Ba Vì, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc động kinh tại cộng đồng dân cư này là 4,4/1.000 dân. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Hường tại cộng đồng dân cư tỉnh Hà Tây, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc động kinh chung tại cộng đồng dân cư này là 4,9/1.000 dân. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hướng tại cộng đồng dân cư xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc động kinh chung của vùng dân cư này là 7,5/1.000 dân và tỷ lệ mắc động kinh hoạt động là 5/1.000 dân. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Doanh tại cộng đồng dân cư huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc động kinh tại vùng dân cư này là 8,4/1.000 dân và tỷ lệ mắc động kinh hoạt động là 6,6‰. Nghiên cứu của tác giả Dương Huy Hoàng ở cộng đồng dân cư tỉnh Thái Bình, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc động kinh ở vùng dân cư này là 5,6/1.000 dân. Sự khác biệt về tỷ lệ hiện mắc động kinh giữa các nghiên cứu ở các vùng khác nhau có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Một trong số các yếu tố đó có thể là phương pháp nghiên cứu khác nhau, địa điểm nghiên cứu dịch tễ động kinh ở những nơi có phong tục, tập quán khác nhau, những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ mắc động kinh giữa các nghiên cứu. 4.2 Tỷ lệ mắc động kinh theo tuổi, nhóm tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi bệnh nhân được chia thành 3 nhóm dựa theo cách chia tuổi lao động cụ thể nhóm dưới 14 tuổi, nhóm tuổi 15 đến 65 tuổi và nhóm tuổi trên 65 tuổi. Nhóm tuổi 15-65
  20. 18 có tỷ lệ mắc động kinh nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác, sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và tỷ lệ mắc động kinh có ý nghĩa thống kê với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2