
171
“TRỌNG TÀI” TRONG SMART CONTRACT VÀ CƠ CHẾ CÔNG NHẬN VÀ CHO
THI HÀNH THEO CÔNG ƯỚC NEW YORK 1958
Nguyễn Thị Hoa*
Trần Thị Bảo Nga **
Dẫn nhập
Chuỗi khối (Blockchain) đề cập đến các công nghệ lưu trữ và truyền thông tin cho phép tạo
thành các sổ đăng ký được sao chép và phân tán (sổ cái phân tán), không có cơ quan kiểm soát
trung tâm, được bảo mật nhờ mật mã và được cấu trúc bởi các khối theo các mốc thời gian1.
Công nghệ này xuất hiện vào năm 2008 với đồng tiền Bit-coin2. Công nghệ này có nhiều ưu
điểm và ba loại công dụng sau: Chức năng đầu tiên của chuỗi khối là chuyển tài sản (tiền điện
tử, cổ phiếu, v.v.) bằng Bitcoin; cách sử dụng thứ hai là sổ đăng ký giúp truy tìm hàng hóa hoặc
tài sản và chứng minh sự tồn tại, nguồn gốc của chúng vào một ngày nhất định; cách sử dụng
phức tạp thứ ba là hợp đồng thông minh (smart contract), một chương trình tự động thực hiện
đã được các bên liên quan xác thực trước. Lợi ích của chuỗi khối đáng được chú ý vì dữ liệu
được lưu trữ và trao đổi an toàn đồng thời kết hợp tiềm năng tự động hóa quy trình; bất kỳ mục
nhập nào trên chuỗi khối đều được đánh dấu thời gian và có khả năng tạo thành bằng chứng bất
biến về thông tin đã nhập.3 Đối mặt với sự phát triển của công nghệ này, Olivier Lasmoles chỉ
ra rằng “công nghệ này đang cách mạng hóa tất cả các hệ thống giao dịch và luồng thông tin,
điều tương tự cũng xảy ra đối với lĩnh vực pháp luật vì chuỗi khối có nhiều lợi thế về kinh tế
và pháp lý nhưng sẽ nhanh chóng gặp phải những khó khăn liên quan đến việc xây dựng các
quy định điều chỉnh pháp lý cần thiết.4
Tại Việt Nam, liên quan đến blockchain, tại Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày
16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ công bố Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng phục vụ tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt
Nam tại điểm d khoản 1 Điều 1 chỉ rõ rằng Blockchain là một trong những công nghệ kỹ thuật
số ưu tiên phát triển. Ngoài ra, trong trường hợp các chuỗi khối được sử dụng cho các hợp đồng
thông minh, thì ứng dụng này không phải chịu bất kỳ sự cấm đoán hoặc hạn chế nào về mặt
pháp lý trong ứng dụng. Hiện nay, hợp đồng thông minh đang được ứng dụng vào rất nhiều
lĩnh vực khác nhau như trong giao dịch tiền ảo; trong quản lý nhân sự về việc thanh toán tiền
lương; kiểm soát quyền sở hữu; bồi thường việc vi phạm bản quyền; xử lý thanh toán mật mã,
bảo mật và chống sự can thiệp của bên thứ ba…5. Với việc ứng dụng đa dạng của hợp đồng
thông minh thì trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi các tranh chấp, nên trên thực tế
đã có một số cơ chế giải quyết tranh chấp không khác gì thủ tục trọng tài đã được xây dựng để
phục vụ cho hoạt động ứng dụng hợp đồng thông minh. Do đó, bài viết này sẽ đi vào nghiên
* Tiến sĩ Luật học, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. HCM, Email:
nthoa@hcmulaw.edu.vn
** Thạc sĩ Luật học, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. HCM.
1 Rapport n° 1092 - Rapport de Mme Valéria Faure-Muntian, MM. Claude de Ganay et Ronan Le Gleut établi au
nom de l’Office parlementaire d'évaluation des choix scientifiques et technologiques, sur les enjeux
technologiques des blockchains (chaînes de blocs), juin 2018, p.13, https://www.assemblee-
nationale.fr/dyn/15/rapports/ots/l15b1092_rapport-information.pdf, accès le 21.03.2022.
2 https://bitcoin.org/fr/vous-devez-savoir, truy cập ngày 09/02/2023.
3 C.F. Plisson, “la blockhain, un bouleversement économique, juridique voire sociétale” (2017), 54 I2D -
Information, données & documents 20, 21.
4 O.Lasmoles, “la difficile appréhension des blockchains par le droit”, (2018) De Boeck Supérieur 453, 455.
5 Nguyễn Trung Kiên, “Tổng quan ứng dụng công nghệ blockchain đối với các ngành/nghề”,
https://aita.gov.vn/tong-quan-ung-dung-cua-cong-nghe-blockchain-doi-voi-cac-nganhnghe, truy cập ngày
08/02/2023.