TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
TƢƠNG QUAN NỀN SỌ VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XƢƠNG HÀM DƢỚI<br />
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA THEO PHÂN TÍCH CỦA RICKETTS<br />
Ở TRẺ EM NGƢỜI VIỆT 12 TUỔI<br />
Mai Thị Giang Thanh*; Nguyễn Phú Thắng*; Ngô Văn Toàn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định và phân tích mối tương quan nền sọ với một số chỉ số xương hàm dưới<br />
trên phim sọ nghiêng từ xa kỹ thuật số theo phân tích Ricketts ở một nhóm trẻ em người Việt<br />
12 tuổi năm 2016 - 2017. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 518 học<br />
sinh 12 tuổi (284 nam và 234 nữ). Kết quả: giá trị trung bình một số chỉ số: chiều dài nền sọ<br />
trước (CC-N): 52,1 ± 2,54; xương hàm dưới: Cc-Gn/Ba-N: 87,12 ± 3,56 ; N-Pg/Fh: 86,41 ± 3,4;<br />
Xi-Pm: 63,9 ± 3,6; Dc-Xi-Pm: 32,14 ± 5,21; Ba-N/Xi-Pm: 60,03 ± 4,85. Tương quan giữa chiều<br />
dài nền sọ trước và xương hàm dưới: chiều dài nền sọ trước-chiều dài cành ngang xương hàm<br />
dưới r = 0,361; chiều cao mặt toàn bộ-góc trục mặt: r = -0,8; chiều cao mặt toàn bộ-góc cung<br />
hàm dưới: r = -0,69. Kết luận: ở tuổi 12 không có sự khác biệt về hình dạng sọ mặt giữa trẻ<br />
nam và trẻ nữ, nhưng nhìn chung sọ mặt của nam có kích thước lớn hơn nữ. Đa số các đặc<br />
điểm có mối tương quan chặt chẽ.<br />
* Từ khóa: Nền sọ; Phim sọ nghiêng; Đặc điểm xương hàm dưới.<br />
<br />
The Relationship between Cranial Base and some Mandibular<br />
Features on Cephalometrics According to Ricketts Analysis in<br />
Vietnamese Children at the Age of 12<br />
Summary<br />
Objectives: To identify and analyze realationship between cranial base and some mandibular<br />
indexes on cephalometrics according to Ricketts analysis in Vietnamese children at the age of<br />
12 year in 2016 - 2017. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study was carried<br />
out on 518 subjects (284 males and 234 females). Results: Mean of some indexes: anterior<br />
cranial base length (CC-N): mandible: Cc-Gn/Ba-N: 87.12 ± 3.56; N-Pg/Fh: 86.41 ± 3.4; Xi-Pm:<br />
63.9 ± 3.6; Dc-Xi-Pm: 32.14 ± 5.21; Ba-N/Xi-Pm: 60.03 ± 4.85. Realationship between the<br />
anterior cranial base length and the mandible: the anterior cranial base length-the mandibular<br />
body length: r = 0.36; overall facial height-facial axis angle: r = -0,8, overall facial heightmandibular arch angle: r = -0.69. Conclusions: At the age of 12, there was no difference about<br />
cranial shape between male and female. However, generally, the cranialfacial dimensions<br />
showed greater variability in male than in female. Almost features had closed relation with each other.<br />
* Keywords: Cranial base; Cephalometric film; Mandibular features.<br />
* Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Mai Thị Giang Thanh (maithigiangthanh@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 08/98/2017<br />
<br />
410<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong quá trình tăng trưởng đầu mặt,<br />
có 3 giai đoạn hình thành và phát triển<br />
khớp cắn được chú ý nhiều nhất đó là<br />
7 tuổi, 12 tuổi và 18 - 25 tuổi. Thời điểm<br />
12 tuổi là thời điểm các răng hàm lớn thứ<br />
hai mọc, kích thước dọc khớp cắn một<br />
lần nữa thay đổi nhiều, kết thúc giai đoạn<br />
bộ răng hỗn hợp, bộ răng chuyển sang<br />
giai đoạn răng vĩnh viễn. Đây là thời điểm<br />
các bác sỹ thường quan tâm đến nhiều vì<br />
liên quan đến vấn đề bệnh lý và điều trị.<br />
Trên thế giới, đã có rất nhiều tác giả<br />
nghiên cứu về sự tăng trưởng sọ mặt.<br />
trong đó Ricketts [8, 9] xây dựng một<br />
phương pháp sử dụng tâm điểm hình học<br />
(Cc, Pt, Xi) ít thay đổi nhất trong quá trình<br />
tăng trưởng của hệ thống sọ mặt làm<br />
điểm tham chiếu [9], đánh giá đặc điểm<br />
của răng, xương và mô mềm, đồng thời<br />
có thể tiên đoán tăng trưởng của chúng<br />
trong tương lai gần và xa.<br />
Tuy nhiên, phân tích của Ricketts khi<br />
áp dụng cho trẻ 12 tuổi người Việt, mối<br />
tương quan giữa nền sọ và xương hàm<br />
dưới tiên đoán sự tăng trưởng có gì thay<br />
đổi không?. Để có cơ sở khoa học về vấn<br />
đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:<br />
Tương quan nền sọ với một số đặc điểm<br />
xương hàm dưới trên phim sọ nghiêng từ<br />
xa theo phân tích của Ricketts ở trẻ em<br />
người Việt 12 tuổi.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
518 học sinh lứa tuổi 12 nằm trong<br />
nhóm nghiên cứu của Đề tài Nhà nước.<br />
Các đối tượng được chụp phim tại Viện<br />
Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học<br />
Y Hà Nội.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ em 12 tuổi<br />
có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt<br />
Nam, dân tộc Kinh. Đối tượng đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu và có sự đồng ý của<br />
bố mẹ hoặc người thân. Đã mọc hoàn<br />
chỉnh ít nhất 24 răng vĩnh viễn trên cung<br />
hàm, răng không tổn thương tổ chức<br />
cứng gây mất chiều dài cung răng. Không<br />
có bất thường vùng hàm mặt. Các phim<br />
sọ nghiêng đạt tiêu chuẩn.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: đã từng điều trị<br />
chỉnh nha, mài chỉnh khớp cắn. Có phục<br />
hình trong miệng. Có chấn thương hàm<br />
mặt, dị hình do bệnh lý. Viêm nhiễm vùng<br />
hàm mặt. Không hợp tác. Phim sọ<br />
nghiêng không đạt chuẩn.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
- Khám phân loại khớp cắn theo Angle.<br />
- Chụp phim X quang: tất cả đối tượng<br />
nghiên cứu được chụp phim sọ nghiêng<br />
bằng máy X Quang kỹ thuật số<br />
ORTHOPHOS XG 5/XG 5 DS/Ceph<br />
(Hãng Sirona). Đối tượng nghiên cứu<br />
được mặc áo chì, đứng thẳng, đầu tư thế<br />
chuẩn, môi ở tư thế nghỉ tự nhiên, răng ở<br />
tư thế lồng múi tối đa.<br />
- Phân tích phim: phim đánh dấu điểm<br />
mốc giải phẫu và đo bằng phần mềm<br />
VNCeph sử dụng trong Đề tài cấp Nhà<br />
nước.<br />
- Để hạn chế sai số đo, tất cả phim đo<br />
lại sau hai tuần do cùng một người đo<br />
chính, số liệu giữa hai lần đo tính chỉ số<br />
tương quan với giá trị r > 0,7, cho thấy<br />
người đo có sự kiên định cao giữa các<br />
lần đo.<br />
411<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
- Số liệu được nhập và phân tích bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0 để tính số trung<br />
bình (M), độ lệch chuẩn (SD).<br />
* Các điểm mốc trên phim sọ nghiêng:<br />
- Pt: giao điểm của giới hạn trước lỗ tròn<br />
và thành sau của khe chân bướm hàm.<br />
- Trung tâm nền sọ (Center of cranium<br />
- Cc): giao của hai đường Ba-N và Pt-Gn.<br />
- Điểm khớp trán mũi (Nasion - N):<br />
điểm trước nhất trên đường khớp tránmũi theo mặt phẳng dọc giữa.<br />
<br />
- Điểm giữa cằm (Mention - Me): điểm<br />
giữa và dưới nhất xương vùng cằm trên<br />
mặt phẳng dọc giữa.<br />
- Trung tâm cành cao xương hàm dưới<br />
(Xi): điểm trung tâm cành cao xương hàm<br />
dưới.<br />
Vẽ mặt phẳng vuông góc với FH từ Pt.<br />
Vẽ các mặt phẳng từ R1, R2, R3, R4<br />
tạo thành biên giới của cành cao.<br />
Tạo các mặt phẳng thành hình chữ<br />
nhật bao quanh cành lên.<br />
<br />
- Điểm bờ dưới ổ mắt (Orbitale - Or):<br />
điểm thấp nhất bờ dưới ổ mắt.<br />
<br />
Xi là tâm của hình chữ nhật được tạo<br />
thành, giao giữa hai đường chéo.<br />
<br />
- Điểm ống tai ngoài (Porion - Po):<br />
điểm cao nhất bờ trên ống tai ngoài.<br />
<br />
- Trung tâm lồi cầu (DC): trung tâm<br />
của cổ lồi cầu trên đường Ba-N.<br />
<br />
- Điểm bờ trước lỗ chẩm (Basion - Ba):<br />
điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm<br />
- Điểm góc hàm dưới (Gonion - Go):<br />
điểm sau nhất và dưới nhất của góc hàm<br />
dưới, giao điểm giữa đường tiếp tuyến bờ<br />
sau cành lên xương hàm dưới và mặt<br />
phẳng MP.<br />
- Điểm cằm (Pogonion - Pg): điểm trước<br />
nhất xương vùng cằm.<br />
- Điểm trước-dưới cằm (Gnathion - Gn):<br />
điểm trước và dưới nhất xương vùng<br />
cằm, hình chiếu trên xương của giao<br />
điểm giữa N-Pg và MP.<br />
412<br />
<br />
* Các đặc điểm khảo sát:<br />
Góc trục mặt (Cc-Gn/Ba-N): góc được<br />
tạo bởi mặt phẳng Ba-N và mặt phẳng từ<br />
PT đến Gn; chiều sâu mặt (N-Pg/Fh): góc<br />
giữa mặt phẳng mặt N-Pog và FH; góc<br />
mặt phẳng hàm dưới (Go-Me/Fh): góc đo<br />
với đường FH; chiều dài thân xương hàm<br />
dưới (Xi-Pm): từ Xi đến Pm; góc cung<br />
hàm dưới: góc giữa trục cành ngang và<br />
trục cành lên (Dc-Xi-Pm); chiều dài nền<br />
sọ trước (Cc-N): khoảng cách giữa CC và<br />
Nasion.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
* Đạo đức nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu đều nằm trong đối tượng nghiên cứu<br />
của Đề tài Nhà nước. Đã thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học<br />
Trường Đại học Y Hà Nội chấp thuận về các khía cạnh đạo đức nghiên cứu, theo<br />
chứng nhận số 202/HĐĐĐĐHYHN, ký ngày 20 - 10 - 2016.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu thực hiện trên 518 học sinh 12 tuổi, trong đó 284 nam (54,83%) và 234<br />
nữ (45,17%).<br />
Bảng 1: Phân loại khớp cắn trên răng.<br />
Nam<br />
<br />
Giới<br />
Khớp cắn<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Loại I<br />
<br />
181<br />
<br />
63,73<br />
<br />
167<br />
<br />
71,37<br />
<br />
348<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
36<br />
<br />
12,68<br />
<br />
17<br />
<br />
7,26<br />
<br />
53<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
14<br />
<br />
4,93<br />
<br />
17<br />
<br />
7,26<br />
<br />
31<br />
<br />
Loại hỗn hợp<br />
<br />
53<br />
<br />
18,66<br />
<br />
33<br />
<br />
14,1<br />
<br />
86<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
284<br />
<br />
100,0<br />
<br />
234<br />
<br />
100,0<br />
<br />
518<br />
<br />
(p = 0,056, kiểm định khi bình phương test)<br />
Phân bố các loại lệch lạc khớp cắn trên răng ở cả hai giới như nhau. Nhìn chung,<br />
tương quan khớp cắn loại I chiếm nhiều nhất (> 63%), sau đó đến tương quan khớp<br />
cắn loại hỗn hợp (> 14%). Loại II > 7%. Loại III chiếm ít nhất (> 4%).<br />
Bảng 2: Đặc điểm các góc phân tích nền sọ và xương hàm dưới theo giới.<br />
Giới<br />
Phép đo<br />
<br />
Nam (n = 284)<br />
X ± SD<br />
<br />
Nữ (n = 234)<br />
X ± SD<br />
<br />
Chung (n = 518)<br />
X ± SD<br />
<br />
Giá trị p<br />
(t-test)<br />
<br />
CC-N<br />
<br />
52,78 ± 2,39<br />
<br />
51,27 ± 2,48<br />
<br />
52,1 ± 2,54<br />
<br />
0,0000*<br />
<br />
CC-Gn/Ba-N<br />
<br />
86,65 ± 3,48<br />
<br />
87,7 ± 3,58<br />
<br />
87,12 ± 3,56<br />
<br />
0,0008*<br />
<br />
N-Pg/Fh<br />
<br />
86,16 ± 3,62<br />
<br />
86,72 ± 3,18<br />
<br />
86,41 ± 3,43<br />
<br />
0,0673*<br />
<br />
413<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
Xi-Pm<br />
<br />
64,5 ± 3,59<br />
<br />
63,19 ± 3,48<br />
<br />
63,9 ± 3,6<br />
<br />
0,0000*<br />
<br />
Dc-Xi-Pm<br />
<br />
32,19 ± 5,16<br />
<br />
32,06 ± 5,27<br />
<br />
32,14 ± 5,21<br />
<br />
0,7773*<br />
<br />
Ba-N/Xi-Pm<br />
<br />
60,22 ± 4,95<br />
<br />
59,8 ± 4,72<br />
<br />
60,03 ± 4,85<br />
<br />
0,3240*<br />
<br />
(* kiểm định t-test)<br />
So sánh các chỉ số về góc và khoảng cách trên xương của nam và nữ thấy khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với các chỉ số chiều dài nền sọ trước, góc trục mặt,<br />
chiều dài thân xương hàm dưới<br />
Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới (p > 0,05) với các chỉ số góc giữa<br />
trục cành ngang và trục cành lên.<br />
Bảng 3: Đặc điểm các góc theo loại khớp cắn.<br />
Khớp cắn<br />
<br />
Loại I<br />
<br />
Loại II<br />
<br />
Loại III<br />
<br />
Loại hỗn hợp<br />
<br />
Giá trị p<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
(ANOVA)<br />
<br />
CC-N<br />
<br />
52,1 ± 2,54<br />
<br />
52,79 ± 2,56<br />
<br />
51,74 ± 2,55<br />
<br />
51,79 ± 2,48<br />
<br />
0,993*<br />
<br />
CC-Gn/Ba-N<br />
<br />
87,08 ± 3,49<br />
<br />
86,96 ± 3,75<br />
<br />
87,26 ± 3,11<br />
<br />
87,36 ± 3,9<br />
<br />
0,392*<br />
<br />
N-Pg/Fh<br />
<br />
86,32 ± 3,25<br />
<br />
85,81 ± 3,22<br />
<br />
87,67 ± 4,14<br />
<br />
86,71 ± 3,93<br />
<br />
0,043*<br />
<br />
Xi-Pm<br />
<br />
63,67 ± 3,52<br />
<br />
63,13 ± 2,96<br />
<br />
66,04 ± 3,8<br />
<br />
64,54 ± 3,88<br />
<br />
0,0013**<br />
<br />
Dc-Xi-Pm<br />
<br />
32,28 ± 5,41<br />
<br />
31,83 ± 4,8<br />
<br />
32,16 ± 5,13<br />
<br />
31,75 ± 4,65<br />
<br />
0,286*<br />
<br />
Ba-N/Xi-Pm<br />
<br />
60,1 ± 4,83<br />
<br />
59,28 ± 4,98<br />
<br />
60,39 ± 4,8<br />
<br />
60,07 ± 4,92<br />
<br />
0,989*<br />
<br />
Phép đo<br />
<br />
(* kiểm định ANOVA test)<br />
So sánh các chỉ số về góc và khoảng cách trên 3 nhóm đối tượng có tương quan<br />
khớp cắn loại I, II, III thấy không khác biệt với p > 0,05.<br />
Tuy nhiên thân xương hàm dưới có khác biệt với p < 0,05.<br />
Bảng 4: Ma trận tương quan tuyến tính khớp cắn loại I (n = 348).<br />
Khớp cắn<br />
Phép đo<br />
CC-N<br />
CC-Gn/Ba-N<br />
<br />
CC-N<br />
<br />
CC-Gn/Ba-N<br />
<br />
N-Pg/Fh<br />
<br />
Xi-Pm<br />
<br />
Dc-Xi-Pm<br />
<br />
Ba-N/Xi-Pm<br />
<br />
1<br />
0,094<br />
<br />
1<br />
<br />
N-Pg/Fh<br />
<br />
-0,0409<br />
<br />
0,3783*<br />
<br />
1<br />
<br />
Xi-Pm<br />
<br />
0,3610*<br />
<br />
0,3082*<br />
<br />
0,3758*<br />
<br />
1<br />
<br />
Dc-Xi-Pm<br />
<br />
-0,0923<br />
<br />
0,3753*<br />
<br />
0,2908*<br />
<br />
0,0428<br />
<br />
1<br />
<br />
Ba-N/Xi-Pm<br />
<br />
-0,0175<br />
<br />
-0,8148*<br />
<br />
-0,3124*<br />
<br />
-0,1317*<br />
<br />
-0,6910*<br />
<br />
1<br />
<br />
Chiều cao mặt toàn bộ-góc trục mặt: r = -0,8; chiều cao mặt toàn bộ-góc cung hàm<br />
dưới: r = -0,69.<br />
414<br />
<br />