intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀO CHẨN ĐOÁN

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:13

412
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa vào hiệu ứng áp điện thuận và nghịch, người ta tạo ra các đầu phát và thu siêu âm thích hợp. Các chùm siêu âm ở đây thường có cường độ lớn và phát ra dưới dạng xung. Xung sóng này sẽ tạo ra các xung phản xạ khi tới biên giới của các môi trường có chênh lệch âm trở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀO CHẨN ĐOÁN

  1. ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀO CHẨN ĐOÁN • Phương pháp truyền qua • Phương pháp phản xạ – Kiểu A (amplitude) – Kiểu B (brightnes) – Kiểu TM (Time motion) – Kiểu 3D – Kiểu Doppler 1
  2. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN QUA • Đo chùm siêu âm ló ra khi đi qua mô • Dựa vào mức độ hấp thụ sóng siêu âm của lớp vật chất mà ta biết được mật độ, kích thước, tính chất của vùng siêu âm đi qua. I=I0.e-α.x α : hệ số hấp thụ I0 , I : cường độ tia tới và tia truyền qua 2
  3. PHƯƠNG PHÁP PHẢN XẠ • Dựa vào hiệu ứng áp điện thuận và nghịch, người ta tạo ra các đầu phát và thu siêu âm thích hợp. • Các chùm siêu âm ở đây thường có cường độ lớn và phát ra dưới dạng xung. • Xung sóng này sẽ tạo ra các xung phản xạ khi tới biên giới của các môi trường có chênh lệch âm trở. 3
  4. Kiểu A (amplitude) • Phát xung siêu âm vào vùng cần khảo sát. Khi gặp môi trường có sự khác biệt về âm trở sẽ tạo ra các sóng phản xạ. • Sóng phản xạ được biến thành xung điện hoặc hiển thị trên màn huỳnh quang. • Dựa vào đặc điểm của xung phản xạ và thời gian phản xạ để chẩn đoán bệnh. • Phương pháp này đơn giản, rẻ nhưng khó phân tích nếu đường đi của sóng siêu âm có nhiều lớp có âm trở khác nhau. • Được dùng để tìm các dị vật, các ổ áp xe, ổ tụ máu trong não, trong sản phụ. 4
  5. PHƯƠNG PHÁP PHẢN XẠ Kiểu B (brightnes) • Các sóng phản xạ được biểu thị bằng các điểm sáng trên màn hình. Độ sáng của các điểm này tuỳ thuộc vào biên độ của sóng phản xạ thu được. • Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bênh của gan, mật, mắt, sọ não, tim,… 5
  6. Kiểu TM (Time motion) : • Các điểm sáng từ các xung phản xạ trong kiểu B được ghi liên tục theo thời gian. • Dùng để nghiên cứu cấu trúc mô, tạng ở trạng thái động ( tim, mạch,..) là cơ sở của phương pháp chụp cắt lớp bằng siêu âm. 6
  7. Kiểu 3D • Là kết quả của việc ứng dụng tiến bộ tin học trong việc tạo ảnh 3D từ ảnh 2D. • Các đầu dò đặc biệt được bố trí theo hàng dọc và hàng ngang và sự hỗ trợ của máy tính để xử lý cho ảnh 3D. • Hiện nay người ta còn nói đến siêu âm 4 chiều : ảnh 3D và thêm 1 chiều thời gian. 7
  8. SIÊU ÂM DOPPLER • Siêu âm Doppler liên tục • Siêu âm Doppler xung • Siêu âm Doppler màu • Siêu âm Doppler năng lượng 8
  9. Siêu âm Doppler liên tục • Chùm siêu âm được phát ra liên tục nên liên tục có các chùm sóng phản xạ từ các cấu trúc di chuyển với các tốc độ khác nhau. – Cho thông tin về tốc độ trung bình của dòng chảy mà siêu âm đi qua – Không cho phép khảo sát chọn lọc trong một vùng. – Nó cho phép nghiên cứu các dòng chảy có tốc độ cao và thấp tuy độ phân giả có hạn chế. – Cần có 2 đầu dò : 1 phát và 1 thu. 9
  10. Siêu âm Doppler xung • Chùm siêu âm phát ra dưới dạng xung. Đầu dò nhận được sóng phản xạ sau một khoảng thời gian phụ thuộc vào độ sâu cần khảo sát. • Tốc độ dòng chảy ở một vùng nhất định sẽ được ghi lại và vị trí này cũng có thể điều chỉnh theo thời gian từ lúc phát đến lúc thu chùm siêu âm phản hồi. • Kỹ thuật này thường kết hợp với siêu âm cắt lớp hai chiều, nhờ đó mạch máu dễ dàng nhận thấy và vị trí khảo sát sẽ xác định được chính xác. • Chỉ cần dùng 1 đầu dò. 10
  11. Siêu âm Doppler màu • Sử dụng nguyên lý Doppler xung để thu tín hiệu Doppler trong một vùng mặt cắt. Các tín hiệu này được mã hoá dưới dạng màu và thể hiện kết hợp với hình ảnh siêu âm hai chiều tạo thành Doppler màu. • Căn cứ vào nguyên tắc mã hoá hình ảnh Doppler màu, chúng ta có thông tin về chiều dòng chảy (so với đầu dò) cũng như tốc độ dòng chảy. 11
  12. Siêu âm Doppler năng lượng • Được ứng dụng chủ yếu trong thăm khám các mạch máu nhỏ và có vận tốc dòng chảy thấp mà siêu âm Doppler màu không đủ độ nhạy để phát hiện. 12
  13. ỨNG DỤNG SIÊU ÂM VÀO CHẨN ĐOÁN • Tuỳ thuộc vào đối tượng cần nghiên cứu ( vị trí, khả năng hấp thụ siêu âm,…),ta chọn chùm siêu âm phù hợp (tần số, cường độ,…) và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để có được hình ảnh siêu âm chất lượng tốt . • Ví dụ, với các bộ phận nhỏ và nông (mắt, tuyến giáp, …), thường sử dụng siêu âm có tần số cao khoảng 4 -10Mhz, vì chùm siêu âm này ít xuyên sâu, nhưng tập trung. Ngược lại, những chùm siêu âm có tần số thấp xuyên sâu tốt nhưng phân tán. • Cường độ thường dùng từ 2 – 10mW/cm2 nên không nguy hiểm cho người bệnh. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2