Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 11
download
Để giúp các em học sinh khối 10 có thêm tư liệu phục vụ học tập môn Ngữ văn và nâng cao kỹ năng làm văn, Tailieu.vn giới thiệu đến các em bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận của anh chị về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Cảm nhận của anh chị về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Văn mẫu 10 Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 1 Có thể nói rằng với bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được thái độ sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng rất. Với bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” lúc này đây dường như cũng đã được phân chia bố cục chặt chẽ. Mở đầu bài thơ tác giả viết một câu kể như sau: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dàu ai vui thú nào Người đọc có thể thấy được ngay hai câu mở tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần ở trong một dòng thơ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc đó chính là hình ảnh “mai”, “cuốc”, “cần câu” và đây chính là những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông cứ vô cùng chân chất vừa mang bóng dáng của một tao nhân mặc khách vậy. Không cần nói nhiều mà chỉ cần vậy thôi là chúng ta cũng hoàn toàn có thể cảm nhận được đây chính là cuộc sống nhàn nhã của nhân vật trữ tình. Khi được kết hợp với điệp ngữ sử dụng đó là từ “một” là từ láy “thơ thẩn” tất cả miêu tả được trạng thái của tác giả. Chính với dáng người ung dung thoải mái, thêm vào đó là một trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần. Có thể nhận thấy được câu thơ như một lời thách thức của tác giả đối với người đời, và cho dù ai vui thú nào đi chăng nữa thì ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê nhất. Cũng chính từ những lời thách thức đó dường như cũng đã ại toát lên được phong thái thật thanh thản trong tâm hồn và thật vui thứ điền viên của một lão nông. Khi đọc đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân đã thể hiện qua câu: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Không khó khi nhận thấy được sự đối lập giữa các nhân vật trong hai câu thơ thể hiện đó chính là “nơi vắng vẻ” và chốn quê thật thanh bình vô cùng ăn nhà và vô lo vô nghĩ. Thực sự đó chính là tâm hồn của con người luôn luôn hòa nhập cùng với Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí thiên nhiên. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “Chốn lao xao” cũng được ám chỉ đến nơi quan trường với những vòng danh lợi, ghen ghét và sự đố kỵ nữa. Và phải chăng tác giả “dại” cho nên ông mới tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường. Thế nhưng thực chất ngược lại, xét trong câu thơ, “dại” có nghĩa là khôn, và từ “khôn” có nghĩa là dại. Người đọc có thể nhận thấy được chính lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn luôn phải suy nghĩ đắn đo, và ta như cảm nhận thấy được như thế liệu có sung sướng? Người đọc có thể nhận thấy được chính với phép đối hai câu thơ thực mang nghĩ mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, chính vào vòng danh lợi. Còn đối với tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm ông dường như cũng đã phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch. Bài thơ “Nhàn” ở đây chính là cuộc sống thanh cao, tránh xa vòng danh lợi. Không những tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng luôn luôn chọn cuộc sống thanh cao, tránh xa tham vọng, tác giả cũng lại còn hòa nhập với thiên nhiên. Khi đọc đến hai câu luận cũng đã gợi mở cho người đọc về một cuộc sống vô cùng bình dị của nhân vật trữ tình. Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Chắc chẳng ai ai cũng sẽ biết măng, tre, trúc, giá được xem chính là đồ ăn dân dã từ thiên nhiên rất dễ tìm thấy. Những món ăn này dường như cũng đã gắn liền với cuộc sống của nhà nghèo nơi thôn dã đậm đà vị quê. Người ta cũng thấy được đây là những món ăn quen thuộc trong đời sống. Còn với câu thơ: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Câu thơ như đã phác họa hình ảnh quen thuộc ở làng quê, lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên trở về với làng xóm. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu, người đọc có thể nhận thấy được cuộc sống thanh đạm, một cuộc sống dường như cũng đã mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy. Thực sự đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. Người đọc có thể nhận thấy được với chính cảnh sinh hoạt đời thường ấy đã thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên, đồng thời là của con Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí người. Chắc hẳn rằng hắn như phải sống hết mình, sống hòa hợp với thiên nhiên mới có sự đồng điều kì diệu như vậy. Người đọc có thể nhận thấy được cũng chính từ những thứ sinh hoạt đời thường ở những câu thơ trên thì đến với hai câu kết, tác giả đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp nhất qua hai câu thơ: Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao Tác giả có sử dụng điển tích “cội cây” như mang được ngụ ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm và đồng thời cũng chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất nhử một giấc mơ mà thôi. Và thông qua đây ta có thể nhận thấy đây cũng chính là một thái độ rất đáng trọng bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng. Trong xã hội đó khi nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt và thực sự đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác. Tóm lại bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm. Đồng thời tác phẩm cũng chính là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, tác giả như phủ nhận danh lợi. Bài thơ “Nhàn” cũng mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau nữa. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 2 Nền văn học trung đại đồ sộ đã mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay, mang giá trị lớn lao. Trong số đó, không thể không nhắc đến bài thơ “Nhàn” của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ đề cao triết lí sống thanh cao của những vị danh nhơ đương thời: “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chỗ lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao” Câu thơ đầu mở ra những hình ảnh quen thuộc: “mai, cuốc, cần câu” đều là những công cụ gắn liền với thôn dã, làm hiện lên nhân vật trữ tình với tư thế của một lão nông biết đến ruộng vườn, nhất định không phải tư thế đạo mạo của một bậc đại nho. Câu thơ ngắt nhịp thoải mái, sử dụng lặp lại từ “một” khiến lời thơ vang lên như một tiếng sấm rạch ròi, chứng tỏ nhà thơ đón lấy cuộc sống hết sức vui sướng, niềm vui vì được làm điều mình thích. “Thơ thẩn” là trạng thái ung dung, nhàn nhã, thoải mái, tác giả cảm thấy tự tin vì sự lựa chọn của mình. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, khẳng định người khác có thú vui riêng và tác giả cũng vậy. Hai câu đầu khẳng định nhàn không phải là lánh đời mà là sự lựa chọn cho mình có một không gian sống mà mình thấy thích thú, tự do tự tại Hai câu đầu là lối sống tự do tự tại, hòa mình vào cuộc sống chung thì hai câu sau là sự lí giải sâu sắc về sự lựa chọn ấy: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao “Ta” là nhà thơ, “người” là ai, chắc chắn không phải là thiên hạ mà là những kẻ ham công danh lợi lộc. Hai câu thơ có thể hiểu nơi vắng vẻ không phải là nơi lánh đời mà là nơi bản thân mình cảm thấy thích thú, sống thoải mái khác hẳn với chốn quan trường. Chốn thiên nhiên nơi đây là nơi thích hợp nhất để Nguyễn Bỉnh Khiêm tránh xa thói đời ô tạp, để giữ cho tâm hồn mình luôn trong sáng và thanh sạch hơn. Bẳng cách nói ngược “dại” mà thực chất là “khôn”, còn “khôn” nhưng thực chất lại là “dại”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sáng suốt lựa chọn lối sống đối lập với bao người, thoái khỏi chốn lợi danh, ganh đua để sống an nhiên và tự tại. Cách nói nhún nhường, khiêm tốn của bậc đại nho là lối ứng xửa minh triết của một bậc chân nho: “Dụng chi tắc hành Xa chi tắc tàng” D ng thì sẽ ắt nên công, Nếu mà t khư c, hư không ch ng c n⺁ Nhàn là trở về với cuộc sống tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua lợi lộc, thói tục, không bị vướng vào tiền tài, địa vị và giữ cho tâm hồn mình luôn khoáng đạt bởi: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí “Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” Mùa nào thì gắn với sự vật ấy, đều có sẵn trong tự nhiên không phải vất vả kiếm tìm. Đây là hình ảnh của cuộc sống tự cung tự cấp nhưng vẫn hết sức đủ đầy và vui vẻ. Phải chăng tác giả đã đan xen vào đó triết lí vô vi của đạo giáo : Không làm gì can thiệp vào quy luật của tự nhiên mà để chúng tự phát triển, đề nghị con người có lối sống thuần theo tự nhiên hay sao? Thức ăn có sẵn trong tự nhiên tuy đạm bạc nhưng không phải là món ăn khoái khẩu, nhưng lại là cái nhàn thanh cao chứ không phải cái nhàn tục của hạng người phú quý, biếng nhác. Vì vậy câu thơ nghe nhẹ bẫng mà thanh thản, lâng lâng một niềm vui, cái nhẹ tênh của một cuộc sống không cần gắng gượng. Tuy nhiên đến với cuộc sống nhàn phần nào cũng bởi đời ô trọc mà thôi. Có vẻ nhà thơ nhàn mà chưa thực sự nhàn, vẫn nhắc đến chuyện công danh: “Rượu đến cội cây ta vẫn uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Hai câu thơ sử dụng điển Thuần Phong Vũ, thể hiện một cái nhìn bi quan về công danh khi thấy chúng chỉ tựa như một giấc chiêm bao, là áng phù vân, không có giá trị đích thực, không có ý nghĩa. Bởi vậy từ đó thi gia muốn nói con người coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý và không làm nô lệ cho nó. Với cái nhìn như thế, tác giả đã hoàn toàn quay lưng vào công danh, lấy nhàn làm chân lí sống. Vần thơ của cụ Nguyễn có sức cảnh tình với con người cần phải sáng suốt trước lợi lộc trước mắt. Tóm lại, “Nhàn” đề cao một nhân cách sống, một lối sống thanh cao, tránh xa lợi lộc tầm thường, hướng đến lối sống thiện tâm. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đang sống, đó không phải là một giải pháp tốt để có thể cải tạo và thay đổi xã hội. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hường nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy. Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị. “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quý của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khá, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ được phác họa trong câu thơ độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đằng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền. Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh. “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao” Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng ta một cách ngạo nghề, một bên là người, một bên là dại của ta, một bên là khôn của người, một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bĩnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dạng ích kỉ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một minh ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn – dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão. “Thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hòa hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hòa hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang Phu Tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định: “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống, Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.” Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gần với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình: “Ơ thể m i hay người bạc ác, Giàu thì tìm đến, khó thì lui” (Thói đời) Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ ‘‘Tăng thử” (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhàn cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân. Bài thơ “Nhàn” bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vong thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 4 Trong văn học trung đại, có nhiều bài thơ hay và ý nghĩa của các thi sĩ đương thời. Trong đó bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những bài thơ tiêu biểu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách của tác giả, tôn cao triết lí sống. Mở bài Nhàn Kết bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài thơ Nhàn được sáng tác trong hoàn cảnh tác giả về quê ở ẩn. Chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không hề tâm thường như trong câu “nhàn cư vi bất thiện” mà Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí là thái động sống, một triết lí sống của tác giả được bộc lộ rõ ràng. Bài thơ mang bốn triết lí sâu sắc gói gọn trong chữ “nhàn” được phân chia bố cục chặt chẽ. Mở đầu bài thơ tác giả viết: Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Hai câu mở tạo ấn tượng đầu tiên với điệp ngữ “một” được lặp lại ba lần trong một dòng thơ mang tính chất liệt kê các sự vật quen thuộc: “mai”, “cuốc”, “cần câu” những vật dụng rất đỗi quen thuộc mang bóng dáng nhà nông chân chất vừa mang bóng dáng của một tao nhân mặc khách. Chỉ cần vậy thôi, ta đã cảm nhận được đây là một cuộc sống thư thái an nhàn của nhân vật trữ tình. Kết hợp với điệp ngữ “một” là từ láy “thơ thẩn” miêu tả được tráng thái của tác giả. Với dáng người ung dung, thoải mái, trạng thái tâm hồn thanh nhàn an nhiên không vướng bận chút bụi trần. Câu thơ như một lời thách thức của tác giả đối với người đời, mặc dù ai vui thú nào, ta đây vẫn vui thú an nhàn, vui cuộc sống thôn quê. Từ lời thách thức ấy toát lên sự ung dung trong phong thái, thanh thản trong tâm hồn, vui thu điền viên. Đến với hai câu thực tiếp theo đã khái quát chân dung nhân vật trữ tình và triết lí “nhàn” của thi nhân: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Ở đây ta thấy rõ được sự đối lập giữa các sự vật trong hai câu thơ “nơi vắng vẻ” là chốn thôn quê thanh bình, an nhàn vô âu vô lo, ở đó tâm hồn con người hòa nhập với thiên nhiên, còn “chốn lao xao” là nơi quan trường với những đua tranh ghen ghét của danh lợi, ồn áo phiền não. Phải chăng tác giả “dại” nên tìm nơi thôn quê, còn người đời “khôn” tìm đến chốn quan trường, nhưng thật chất ngược lại, xét trong câu thơ, “dại” có nghĩa là khôn, “khôn” có nghĩa là dại. Lối nói ngược mang ý nghĩa mỉa mai: người khôn mà chọn chốn lao xao đầy rẫy những tham lam, dục vọng, luôn phải suy nghĩ đắn đo, và như thế liệu có sung sướng? Phép đối hai câu thơ thực mang nghĩ mỉa mai chế giễu lũ người kia chỉ biết lao đầu vào tham vọng, vào vòng danh lợi. còn tác giả, ông phủ nhận vòng danh lợi ấy bằng cách thể hiện quan điểm, khí chất thanh cao trong sạch. “Nhàn” ở đây chính là cuộc sống thanh cao, tránh xa vòng danh lợi. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Không những tác giả chọn cuộc sống thanh cao, tránh xa tham vọng, tác giả còn hết mình hòa nhập với thiên nhiên, Đến với hai câu luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn của nhân vật trữ tình: Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Ai cũng biết măng, tre, trúc, giá là đồ ăn dân dã từ thiên nhiên rất dễ tìm thấy, gắn liền với cuộc sống của nhà nghèo nơi thôn dã đậm đà vị quê. Những thức ăn ấy trở nên quen thuộc mỗi ngày trong đời sống sinh hoạt, thu ăn măng trúc trên rừng, mùa đông về ăn giá. Đặc biệt câu thơ: “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” đã phác họa hình ảnh quen thuộc ở làng quê, lối sinh hoạt dân dã. Khi trở về với thiên nhiên, với làng xóm, Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu. Cuộc sống thanh đạm, mang lại thú vui an nhàn, thảnh thơi mùa nào thức đấy, đó là một cuộc sống được nhiều người ngưỡng mộ mà chẳng mấy ai có được. chính cảnh sinh hoạt đời thường ấy đã thể hiện sự đồng điệu nhịp bước của thiên nhiên và của con người. Hẳn phải sống hết mình, sống hòa hợp với thiên nhiên mới có sự đồng điều kì diệu như vậy. Từ những thứ sinh hoạt đời thường ở những câu thơ trên thì đến với hai câu kết, tác giả đúc kết tinh thần, triết lí sống cao đẹp: Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao Trong câu thơ, tác giả có sử dụng điển tích “cội cây” ý muốn nói rằng phú quý công danh là thứ phù phiếm ,chỉ là áng phù vân trôi nổi có rồi lại mất nhử một giấc mơ mà thôi. Đó là một thái độ rất đáng trọng bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thời đại mà chế độ phong kiến bắt đầu khủng hoảng, nền tảng đạo đức nho giáo bị phá vỡ, rạn nứt, đó là thời đại mà con người lấy tiền làm thước đo cho mọi giá trị khác. Vậy, “nhàn” ở đây là coi thường vinh hoa phú quý. Và ta hiểu rằng “nhàn” ở đây là một triết lí sống chứ không phải quan niệm nhân sinh, không phải là cứu cánh mà chỉ là một phương thức tư duy. Bản chất chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải nhân tâm mà là nhân thân. Nhân mà vẫn phải âu lo việc nước. Nhàn là tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn chứ không phải là lười nhác, suy cho cùng cũng là giữ gìn danh tiếng của mình, giữ tròn thanh giá của mình trong thời loạn, là lạc đạo vọng bần giữ những phần tử gian xảo tranh đua danh lợi. Nhàn là không để Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí dục vọng xấu xa làm mờ ám lương tâm, làm vẩn đục tâm hồn, không tham dự vào vòng danh lợi, còn lòng ái quốc sẽ không bao giờ nguội lạnh. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân cách ẩn sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm, là một tâm hồn yêu thiên nhiên, hòa mình cùng thiên nhiên, phủ nhận danh lợi. Bài thơ mang một triết lí sống đẹp đẽ đáng nể, làm gương cho bao thế hệ mai sau. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 5 Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê - Mạc xưng hùng, Trịnh - Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân, vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hường nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong quy luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy. Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị. “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quý của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khá, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ được phác họa trong câu thơ độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đằng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền. Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh. “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao” Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai, những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực: một bên là nhà thơ xưng ta một cách ngạo nghề, một bên là người, một bên là dại của ta, một bên là khôn của người, một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bĩnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại - khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại - khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại - khôn là thói thực dạng ích kỉ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ - không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa “Người đời tỉnh cả, một minh ta say” đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại. Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hòa hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư. Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát nét gần gũi với triết lí “vô vi” của đạo Lão. “Thoát tục” của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hòa hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình. Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hòa hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang Phu Tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định: “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao." Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gần với đạo Lão - Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình: “Ơ thể m i hay người bạc ác, Giàu thì tìm đến, khó thì lui” (Thói đời) Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ ‘‘Tăng thử” (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhàn cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân. Bài thơ “Nhàn” bao quát toàn bộ triết lí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí đường suy vong thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 6 Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê. “Một mai một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn năng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Rượu đến cội cay ta sẽ uống Nhìn xem phú qúy tựa chiêm bao.” Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào 1 cuộc sống nhàn rỗi “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẫn dầu ai vui thú nào.” Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh 1 ông lão nông dân sống thảnh thơi. Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “một" thêm vào là 1 số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc 1 cuộc sống rất tao nhãn và gần gũi nhưng không phải ai mún là có. Từ “thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ “vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ, tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên. “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người dến chốn lao sao” Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như "ta"_ “người” ; “dại” _ “khôn” ; “nơi vắng vẻ”_ “chốn lao xao” từ 1 loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả. Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội”. hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là “ dại” vì đã theo Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn. Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm?” Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Do NBK có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực, nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không được xét tới . Vậy nên NBK rời bỏ "chốn lao xao" là điều đáng trân trọng. “Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.” Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên. Mùa nào thức ăn nấy, mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay. Câu thơ “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã. Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen, tranh giành. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của NBK thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ. “Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.” Hai câu luận đã thể hiện dược cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc, vận dụng ý tượng sáng tạo của điện tích Thuần Vu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quí không phải là 1 giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là 1 giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình. Như vậy qua bài thơ ta đã hiểu được quan niệm sống nhàn và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm coi thường danh lợi, luôn giũ dược tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên, đề cao lối sống của những nhà nho giáo giàu lòng yêu nước nhưng do hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bên cạnh đó Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điện tích điện cố và cách phép đối thường gặp ở thể thơ Nôm 1 cách linh hoạt. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Bài “Nhàn” là 1 bông hoa viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp của văn học trung đại Việt Nam. Quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 7 rước thế cuộc đảo điên, không ít người tài ba rời bỏ chốn quan trường lui về ở ẩn, một trong số đó phải kể đến Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không chỉ là một người tài hoa kiệt xuất với những tác phẩm để đời, những lời sấm truyền nổi danh mà còn là người có nhân cách cao thượng. Cũng bởi thế bài thơ “Nhàn” được ông sáng tác khi lui về ẩn cư đã để lại triết lý sâu xa về cuộc đời con người. Từ “Nhàn” đặt cho tiêu đề bài thơ không phải là sự rảnh rỗi, vô công rỗi nghề mà là cái nhàn của tâm thức, của con người lánh xa thế sự hỗn loạn, cái nhàn của người nhìn đời bằng cái nhìn thấu đáo. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Trước hết, tác giả sử dụng điệp từ “một” với nghệ thuật liệt kê các sự vật “mai, cuốc, cần câu.” Đó là những vật dụng quen thuộc gắn với cuộc sống người nhà nông bình dị. Tuy rằng đó là những sự vật gợi nhắc đến công việc nặng nhưng qua ý thơ của thi nhân, nó như trở thành những món đồ để phục vụ cuộc sống bình đạm thường ngày. Cuộc sống của người thi nhân nơi thôn dã như trừ bỏ những thứ ồn ào, phiền loạn của thế giới xung quanh, yên bình với việc cày cấy, câu cá để tận hưởng sự an nhàn của tâm thức. Từ láy “thơ thẩn” xuất hiện đầu câu thứ hai như thả ý thơ vào trạng thái ung dung, tự tại, thoải mái và êm ái của cuộc sống. Khung cảnh yên bình nơi xóm núi hiện ra với sự vật, con người ở đó như một bức tranh cổ phong đẹp đẽ, thoáng đãng và phóng khoáng. Con người nơi ấy “thơ thẩn”, thơ thẩn trước thời cuộc, biến động và yên tâm với thú vui nhàn tản nơi thôn quê. “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”, câu thơ toát lên một sự thanh tao không nhuốm ý niệm của trần thế. Đó cũng là nghệ thuật đối lập đầy độc đáo được sử dụng, trong này người “thơ thẩn” ung dung mặc kệ cuộc sống ngoài kia phù phiếm, xa hoa, chìm đắm trong những hoan vui tầm thường, xa xỉ. Hai câu đề mở ra khung cảnh điền viên ấm cúng, con người nổi bật với thế giới ung dung, lạc quan và thanh thản nơi tâm hồn. Tiếp đó, hai câu thực khái quát rõ nét triết lý nhân sinh của thi nhân về cuộc đời về con người Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Nghệ thuật tiểu đối, đối từ, đối ý, đối câu đã được thi nhân sử dụng tinh tế chỉ trong hai câu thơ “dại – khôn”, “vắng vẻ – lao xao”. Người với ta, hai đại từ xuất hiện ở hai câu thơ phân biệt đã là sự đối lập rõ ràng về tư tưởng. Người với ta khác biệt, cũng như quan niệm sống của hai phía không thể tương đồng. Nơi ta tìm tới là “nơi vắng vẻ” với thú vui điền viên, cuộc sống nhàn tản không tranh đoạt, nơi con người với thiên nhiên hòa cùng một nhịp. Còn nơi người đến là “chốn lao xao”, chốn quan trường tranh đua, cướp giật, của những danh lợi ghen ghét hãm hại lẫn nhau. Lối nói ngược của tác giả đã làm nên tiếng cười của sự châm biếm, mỉa mai, dại mà hóa khôn mà khôn lại thành dại. Khôn đâu mà tìm đến phiền não, khổ sở, suốt ngày đắm chìm trong những toan tính thiệt hơn để rồi nhúng bản thân vào những thói hư tật xấu, tham lam dục vọng không kể xiết, không biết đâu là đủ. Dại gì mà có thể an nhiên tự tại, không cần phiền não, không tính thiệt hơn, gột sạch được bản thân, đắm chìm với thiên nhiên không chút bùn nhơ thế tục. Hai câu thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, như sự cảnh tỉnh con người trước những dục vọng của bản thân và lôi cuốn của cuộc đời. Đó còn là sự khẳng định cách sống thanh cao, xa lìa cám dỗ của danh lợi chốn quan trường, là triết lý sống nhàn thực sự mà thi nhân muốn gửi gắm. Triết lý ấy xuất phát từ sự giác ngộ về cuộc đời, tác giả còn muốn hướng đến cuộc sống hòa nhập với thiên nhiên sống thuận theo trời đất qua hai câu luận Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao. Nhắc tới “măng trúc, giá, sen, ao” người ta sẽ liên tưởng đến cuộc sống nơi thôn quê bình dị êm đềm. Những vật có sẵn, những hình ảnh đã ăn sâu vào cuộc đời của người nông thôn trở nên quen thuộc, là biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình của con người. Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa luân chuyển, mùa nào thức nấy. Mùa thu ăn măng trúc, mùa đông ăn giá. Cuộc sống “nhàn” yên bình nhẹ nhàng là thuận theo tự nhiên, không đòi hỏi về thức ăn, chốn ở, sinh hoạt hàng ngày. Dù tắm hồ sen hay tắm ao, sự thanh bạch của lòng người cũng không vì thế mà biến mất. Việc hòa nhập với thiên nhiên không chỉ hoàn thiện sự an nhàn trong cuộc sống mà con trong tư tưởng, không mong cầu, vu lợi, không đòi hỏi, sân si. Ý thơ nổi bật sự đồng điệu về tâm thức của con người với thiên nhiên. Bốn mùa tươi đẹp với những thức ăn Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí bình dị là cuộc sống chan hòa với trời đất của con người. Hiếm ai có thể bỏ qua cám dỗ của kinh thành lui về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng vì thế mà cuộc sống “nhàn” không phải là thứ ai cũng dễ dàng làm được. Điều đó đã khẳng định nhân cách tuyệt vời của con người đang hướng tới một triết lý sống thanh cao, tự tại. Rượi đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Mượn điển tích về giấc mộng Nam Kha, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định một triết lý sâu xa về cuộc đời con người. Vạn vật phù phiếm, của cải, vật chất, công danh, quyền quý đều chỉ như một giấc mộng hoàng lương, đẹp đẽ đến mấy, rực rỡ đến mấy có được rồi cũng có lúc chúng phải suy tàn. Cũng như cuộc đời con người khi khi chết rồi không mang được thứ gì theo hết. Trải qua cả cuộc đời, cảm nhận được những được mất mà quan trường, phồn hoa đem lại, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có thể có một cái nhìn đầy khách quan về cuộc đời như vậy. Mấy ai thoát được cám dỗ của thế gian mà thấu rõ lẽ đời, giữ được sự thanh khiết thuần túy của mình. Tìm đến cái say để có thể tỉnh lại, đó không chỉ là cái tài của thi nhân mà còn là nghệ thuật đặc sắc khi kết lại bài thơ. Những chiêm nghiệm trong cuộc đời muốn có được phải trải qua rồi ngộ ra, triết lý sống “nhàn” không phải là trốn tránh thế sự mà là sự mong mỏi tìm được lối thoát đúng đắn, sự “nhàn” thật sự trong tâm tưởng của con người. Cả bài thơ toát lên một vẻ đẹp hoàn mỹ trong thế giới của tao nhân mặc khách, triết lý nhân sinh hướng tới việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn trong cám dỗ cuộc đời. Tác giả đã vô cùng thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đối lập, ngôn từ giản dị nhưng không kém phần tinh tế, nhịp thơ linh hoạt, điển tích điển cố… đã làm nên cái riêng rất hoàn mỹ của bài thơ. Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang theo tư tưởng cá nhân và thế giới quan đầy mới lạ trong hàng loạt những tác phẩm thi ca trung đại hướng đến lòng yêu nước, trung thành… Đó là một hơi thở mới về triết lý sống thanh tao, giản dị trước thời cuộc hỗn loạn, đảo điên. Khép lại bài thơ, dư âm của nó vẫn âm vang đến muôn đời về quan niệm của một bậc đại trí, vinh hoa làm nhiễm bẩn nhân cách chỉ là phù du, phải biết tìm lấy hướng đi đúng giữ lại sự trong sạch cho chính mình. Cảm nhận bài thơ Nhàn mẫu 8 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời cũng phê phán những điều sống trong xã hội. Khi mất ông để lại tập thơ bằng tập viết thơ bằng chữ Hán là Bạch Vân am thi tập; tập thơ viết bằng chữ Nôm là Bạch Vân quốc ngữ thi và “Nhàn” làbài thơ tiêu biểu trong tập thơ Bạch Vân quốc âm thi tập, được viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật. Bài thơ ca ngợi niềm vui trong cảnh sống thanh nhàn. Qua đó ta có thể thấy được vẻ đẹp chân chính của ông, nét mộc mạc của làng quê. Một mai một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao Thu ăn năng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao Rượu đến cội cay ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. Hai câu đề đã khắc họa dược như thế nào 1 cuộc sống nhàn rỗi "Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào…..” Ở câu thơ đầu câu thơ đã khắc họa hình ảnh 1 ông lão nông dân sống thảnh thơi. Bên cạnh đó tác giả còn dùng biện pháp điệp số từ “một“ thêm vào là 1 số công cụ quen thuộc của nhà nông nhằm khơi gợi trước mắt người đọc 1 cuộc sống rất tao nhãn và gần gũi nhưng không phải ai mún là có. Từ “thơ thẩn” trong câu hai lại khắc họa dáng vẻ của 1 người đang ngồi ung dung chậm rãi và khoan thai. Đặt hình ảnh ấy vào cuộc đời của tác giả ta có thể thấy được lúc nhàn rỗi nhất của ông chính là lúc ông cáo ông về ở ẩn. Và từ “vui thứ nào” cũng 1 lần nữa nói lên đề tài của bài thơ là về cảnh nhàn dẫu cho ai có ban chen vòng danh lợi nhưng tác giả vẫn thư thái. Hai câu thơ đầu đã không chỉ giới thiệu được đề tài mà còn khắc họa tư thái ung dung nhàn hạ, tâm trang thoải mái nhẹ nhàng vui thú điền viên. “….. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao sao……” Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
- Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Hai câu thực của bài thơ ý tác giả muốn nhắm đến cảnh nhàn và sử dụng các từ đối nhau như “ ta“_ “ người” ; “ dại” _ “ khôn” ; “ nơi vắng vẻ”_ “ chốn lao xao” từ 1 loạt những từ đối lập đó đã thể hiện được quan niệm sống của tác giả . Nhân vật trữ tình đã chủ động tìm đến nơi vắng vẻ đến với chốn thôn quê sống cuộc sống thanh nhàn mặc cho bao người tìm chốn “phồn hoa đô hội”. hai câu thơ đã đưa ra được hai lối sống độc lập hoàn toàn trái ngược nhau. Tác giả tự nhận mình là “ dại” vì đã theo đuổi cuộc sống thanh đạm thoát khỏi vòng danh lợi để giữ cho tâm hồn được thanh nhàn .Vậy lối sống của NBK có phải là lối sống xa đời và trốn tránh trách nhiệm ?” Điều đó tất nhiên là không vì hãy đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác chỉ có thể làm như vậy mới có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình . Do NBK có hoài bảo muốn giúp vua làm cho trăm dân ấm no hạnh phúc nhưng triều đình lúc đó đang tranh giành quyền lực , nhân dân đói khổ tất cả các ước mơ hoài bảo của ông không được xét tới .Vậy nên NBK rời bỏ “ chốn lao xao “ là điều đáng trân trọng. “ ….. Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao………” Hai câu luận đã dùng biện pháp liệt kê những đồ ăn quanh năm có sẵn trong tự nhiên . Mùa nào thức ăn nấy , mùa thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm chồi thì có giá thay . Câu thơ “ xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” gợi cho ta cuộc sống sinh hoạt nơi dân dã .Qua đó ta có thể cảm nhận được tác giả đã sống rất thanh thản , hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có của đất trời mà không bon chen , tranh giành .Đăt bài thơ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối sống của NBK thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ. “……. Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.” Hai câu luận đã thể hiện dược cái nhìn của 1 nhà trí tuệ lớn, có tính triết lí sâu sắc, vận dụng ý tượng sáng tạo của điện tích Thuần Vu. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quí không phải là 1 giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quí vinh hoa ông đã từng đi qua nhưng ông đã không xem nó là mục đích sống của ông. Mà ông đã xem đó chỉ là 1 giấc chiêm bao không có thực và ông đã tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ được cốt cách thanh cao của mình. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Văn mẫu lớp 10 Phân tích đoạn trích Trao Duyên - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
10 p | 1262 | 212
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi
7 p | 995 | 189
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ
8 p | 1067 | 83
-
Bài văn mẫu lớp 10: Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (bài số 3)
7 p | 1035 | 72
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về bài thơ "Tỏ Lòng"
7 p | 479 | 41
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
17 p | 777 | 39
-
Văn mẫu lớp 10: Nhập vai cá bống kể chuyện Tấm Cám
8 p | 250 | 16
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về bài "Thư dụ Vương Thông lần nữa"
7 p | 191 | 12
-
Ngữ văn lớp 10: Đọc - hiểu bài "Tựa Trích diễm thi tập"
7 p | 374 | 12
-
Văn mẫu lớp 10: Bài cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
19 p | 65 | 8
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về nhân vật tù trưởng Đam Săn qua trích đoạn "Chiến thắng Mơtao Mơxây" trong thi sử "Đam Săn"
7 p | 97 | 7
-
Văn mẫu lớp 11: Cảm nhận bài thơ "Tôi yêu em"
7 p | 179 | 6
-
Văn mẫu lớp 10: Soạn bài "Tôi yêu em"
7 p | 121 | 5
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về vẻ đẹp người anh hùng thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng
9 p | 60 | 5
-
Văn mẫu lớp 10: Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám
12 p | 65 | 5
-
Văn mẫu lớp 10: Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám
15 p | 72 | 5
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
19 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn