Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ ( Đường luật) Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn phân Số câu tích thơ 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá kiến thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, luật bằng trắc,... Thơ Thông hiểu: (Đường - Xác định được tác dụng của biện pháp tu từ. luật) - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên yếu tố hình thức nghệ thuật. - Hiểu/phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn nhận cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. Vận dụng cao - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. 2 Viết: Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học Viết bài Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, văn nghị bố cục văn bản)
- luận văn Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận phân tích thơ; biết xây học dựng luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng, có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt. III.ĐỀ KIỂM TRA
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: NHÀN "Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao*.” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Chú thích: Bài thơ số 73 nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập là một trong những tác phẩm nổi bật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả. [1] Mai: Dụng cụ đào đất, xắn đất. [2] Dầu ai: Mặc cho ai. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, tôi cứ thơ thẩn (giữa cuộc đời này). [3] Cội cây: Gốc cây [4] Hai câu 7 và 8 tác giả có ý dẫn điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hoè, rồi mơ thấy mình ở nước Hoè An, được công danh phú quý rất mực vinh hiển. Sau bừng mắt tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng, thấy dưới cành hoè phía nam chỉ có một tổ kiến mà thôi. Từ đó điển này có ý: Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0.5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 2(0.5 điểm). Bài thơ được gieo vần bằng ở tiếng cuối cùng trong những câu nào? A. Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 6, câu 8. B. Câu 2, câu 3, câu 4, câu 7, câu 8. C.Câu 1, Câu 2, câu 4, câu 6, câu 8.
- D. Câu 2, câu 4, câu 6, câu 7, câu 8. Câu 3(0.5 điểm). Cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ là: A. Ngắt nhịp 3/4, 3/2/2 B. Ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 C. Ngắt nhịp 2/5, 3/2/2 D. Ngắt nhịp 5/2, 2/3/2 Câu 4(0.5 điểm). Bài thơ được viết theo luật bằng. Căn cứ vào đâu để đưa ra nhận xét đó? A. Tiếng thứ hai của câu 1 B. Tiếng thứ tư của câu 2 C. Tiếng cuối của câu 5 D. Tiếng cuối của câu 7 Câu 5(0.5 điểm). Phép đối trong hai câu thơ sau có tác dụng gì ? Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao A. Làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm sống không tranh giành quyền lực và danh lợi B. Thể hiện rõ sự lựa chọn dại dột của nhà thơ: tự buồn khiến mình không bao giờ được thanh thản. C. Nhấn mạnh phong cách sống từ bỏ của cải, chọn sống nghèo khổ bần hàn đáng thương D. Thể hiện tích cách của một con người luôn muốn cô lập mình với người khác. Câu 6 (0.5 điểm) Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào? A. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất. B. Sống hòa hợp với thiên nhiên. C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn. D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Câu 7(0.5 điểm). Những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ là: A. Kết hợp các biện pháp tu từ đảo ngữ, so sánh, nhân hoá; sử dụng nhiều từ tượng thanh; lời thơ trang nhã; giọng thơ buồn man mác. B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh thơ, thành ngữ dân gian; giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha. C. Lời thơ trang trọng; sử dựng nhiều thành ngữ Hán Việt; giọng thơ man mác, hình ảnh thơ mang vẻ đẹp cổ điển. D. Bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc; sử dụng hiệu quả từ láy, phép đối; hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm. Câu 8(1.0 điểm). Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy tượng hình trong 2 câu đề? Câu 9 (1.0 điểm). Qua bài thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp nhân cách của tác giả khi sống nhàn? Câu 10 (0.5 điểm). Từ lối sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm sống "nhàn" của giới trẻ hiện nay. II. VIẾT: (4,0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ở phần đọc hiểu -----HẾT-----
- UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU: (6,0 điểm) Chiều xuân ở thôn Trừng Mại (Nguyễn Bảo) Phân phất mưa phùn xâm xẩm bay Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây. ( bản dịch thơ) Chú thích: Nguyễn Bảo là người xã Phượng Lai, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Ông làm quan dưới triều nhà Lê, được vua Lê Thánh Tông trọng dụng Giậu tre: bờ tre Điền viên: thú vui ruộng vườn Hành môn: dùng thanh gỗ làm cửa, cũng có nghĩa ra khỏi cửa Thực hiện các yêu cầu: Câu 1(0.5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 2(0.5 điểm). Bài thơ được gieo vần bằng ở tiếng cuối cùng trong những câu nào? A. Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 6, câu 8. B. Câu 2, câu 3, câu 4, câu 7, câu 8. C. Câu 1, Câu 2, câu 4, câu 6, câu 8. D. Câu 2, câu 4, câu 6, câu 7, câu 8. Câu 3(0.5 điểm). Cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ là: A. Ngắt nhịp 3/4, 3/2/2 B. Ngắt nhịp 4/3, 2/2/3 C. Ngắt nhịp 2/5, 3/2/2 D. Ngắt nhịp 5/2, 2/3/2 Câu 4(0.5 điểm). Bài thơ được viết theo luật trắc. Căn cứ vào đâu để đưa ra nhận xét đó? A. Tiếng thứ hai của câu 1 B. Tiếng thứ tư của câu 2 C. Tiếng cuối của câu 5 D. Tiếng cuối của câu 7
- Câu 5(0.5 điểm). Phép đối trong hai câu thơ sau có tác dụng gì ? “Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây” A. Thể hiện tình cảm yêu thương với nàng dâu và bà lão vì lao động vất vả B. Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh những con người lao động bình thường nhưng vô cùng giản dị. C. Nhấn mạnh khung cảnh lãng mạn của những bà lão và cô gái mới lớn. D. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ trước cảnh mưa làm hư hại cây trồng. Câu 6(0.5 điểm). Quan niệm thú điền viên của tác giả không mang ý nghĩa nào? A. Sống thảnh thơi, không làm gì tránh vất vả cực nhọc về thể chất. B. Sống hòa hợp với thiên nhiên. C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn cùng vườn ruộng D. Cuộc sống lao động bình dị mà vui vẻ . Câu 7(0.5 điểm). Những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ là: A. Kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá; sử dụng nhiều từ tượng thanh; lời thơ trang nhã; giọng thơ buồn man mác. B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh thơ, thành ngữ dân gian; giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha. C. Lời thơ trang trọng; sử dựng nhiều thành ngữ Hán Việt; giọng thơ man mác, hình ảnh thơ mang vẻ đẹp cổ điển. D. Bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc; sử dụng hiệu quả từ láy, đảo ngữ; hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm. Câu 8(1.0 điểm). Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy tượng hình trong 2 câu đề? Câu 9 (1.0 điểm). Qua bài thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ? Câu 10 (0.5 điểm). Từ nội dung bài thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc sống hòa hợp với thiên nhiên. II. VIẾT: (4,0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích bài thơ Chiều xuân ở thôn Trừng Mại của Nguyễn Bảo có ở phần đọc hiểu -----HẾT-----
- D. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 06 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN ĐỀ A: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 D 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 I 7 D 0,5 8 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) Học sinh nêu được các ý sau: - Học sinh nêu được - Trả lời sai hoặc - Từ láy tượng hình thơ thẩn còn sơ sài so với không trả lời. - Góp phần diễn tả dáng vẻ của nhân vật trữ mức 1. tình: lặng lẽ như đang suy nghĩ vẩn vơ một vấn đề nào đó. Tâm trạng dường như không quan tâm mọi thứ xung quanh ung dung tự tại * tùy theo diễn đạt của học sinh, hợp lí vẫn cho điểm tối đa 9 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) - Vẻ đẹp tâm hồn - Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc Sống giản dị yêu thiên nhiên hòa hợp với suy nghĩ của bản không trả lời. thiên nhiên, yêu quý và gắn bó với quê thân nhưng diễn đạt hương, yêu lao động. chưa rõ ràng mạch Có quan niệm sống đúng đắn, không màng lạc. danh lợi Luôn giữ gìn sự thanh cao trong tâm hồn
- 10 Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được quan điểm của mình - Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc -Giải thích hợp lí, rõ ràng, sâu sắc quan điểm của mình không trả lời. -Giải thích chưa hợp lí, rõ ràng, sâu sắc VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: p h â n t í c h g i á t r ị n ộ i 0,5 dung, nghệ thuật bài thơ c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu tác phẩm nêu nhận định chung về tác phẩm * Triển khai vấn đề nghị luận theo trình tự hợp lí II - Phân tích nội dung. Hai câu đề Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân. - Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng. - Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn → Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy. - Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn -> Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ. - Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi. => Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản. Hai câu thực quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ. - Nghệ thuật ẩn dụ: + “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà + “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường. - Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: + Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho
- con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ. + Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình. ⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ. Hai câu luận Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà. - Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. - Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. - Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp - Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao - Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên. - Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu. → Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả. ⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người ⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm. Hai câu kết Triết lí sống nhàn - Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao -> Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. - Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm ⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi. ⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng. - Phân tích nghệ thuật: thể thơ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm - Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi - Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập - Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh * Khẳng định lại giá trị tác phẩm
- d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được các luận điểm - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng,. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 Duyệt của lãnh đạo nhà Duyệt của TTCM Người duyệt đề Người ra đề trường Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Thủy Tiên Lê Thị Huề ĐỀ B: PHẦN I: ĐỌC HIỂU(6.0điểm) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM 6,0 1 D 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 A 0,5 I 7 D 0,5 8 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ) Học sinh nêu được các ý sau: - Học sinh nêu được - Trả lời sai hoặc - Từ láy tượng hình: phân phất, xâm xẩm còn sơ sài so với không trả lời. - Góp phần gợi tả hình ảnh những hạt mưa mức 1. xuân dịu nhẹ hòa vào không khí, gợi bức tranh xuân bình dị. * tùy theo diễn đạt của học sinh, hợp lí vẫn cho điểm tối đa 9 Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5đ) Mức 3 (0.0đ)
- - Vẻ đẹp tâm hồn - Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc Sống giản dị hòa hợp với thiên nhiên suy nghĩ của bản không trả lời. Có tình yêu và sự gắn bó với làng quê thân nhưng diễn đạt Luôn giữ gìn sự thanh cao trong tâm hồn chưa rõ ràng mạch lạc.
- 10 Mức 1 (0.5 đ) Mức 2 (0.25đ) Mức 3 (0.0đ) - Học sinh nêu được quan điểm của mình - Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc -Giải thích hợp lí, rõ ràng, sâu sắc quan điểm của mình không trả lời. -Giải thích chưa hợp lí, rõ ràng, sâu sắc VIẾT 4,0 a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: p h â n t í c h g i á t r ị n ộ i 0,5 dung, nghệ thuật bài thơ c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 1,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu tác phẩm nêu nhận định chung về tác phẩm * Triển khai vấn đề nghị luận theo trình tự hợp lí II - Phân tích nội dung. - “Phân phất mưa phùn xâm xẩm mày”. Câu thơ mở đầu là một sáng tạo thú vị của nhà thơ. Đáng lẽ ra, nhà thơ phải viết là "Mưa phùn xâm xẩm bay phân phất" nhưng tác giả đã đảo cụm từ "phân phất" lên đầu câu nhấn mạnh một cơn mưa phùn kéo dài. Mưa phùn là dấu hiệu của mùa xuân, đặc trưng riêng chỉ mùa xuân mới có. Mưa phùn ngày xuân như liều thuốc quý giá giúp cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa bừng tỉnh và khoe sắc sau những ngày trời lạnh giá, u ám. Xuất hiện dưới bức tranh mưa xuân ấy là hình ảnh con người hiện lên với công việc lao động thân thương, gần gũi: - “Mặc manh áo ngắn giục trâu cày Nàng dâu sớm đã gieo dưa đó Bà lão chiều còn xới đậu đây”. Hình ảnh con người hiện lên với "manh áo ngắn”, cho thấy được cuộc sống vất vả, nghèo khó nơi thôn quê. Từ thời xa xưa, ông cha ta thường nói rằng: "Con trâu là đầu cơ nghiệp” và hình ảnh con trâu đi vào thơ ca, ca dao dân ca rất phong phú. Câu thơ hiện lên hình ảnh người lao động với con trâu. Công việc ở đây là giục trâu cày. Những chú trâu giúp người nông dân xới những mảnh đất xốp hơn. Hình ảnh "manh áo ngắn” và hình ảnh con trâu gợi cho người đọc những nét giản dị gần gũi nơi thôn quê, cho thấy được cuộc sống lam lũ, vất vả của người dân vùng thôn quê. Hai câu thơ tiếp, nhà thơ miêu tả chi tiết công việc của nàng dâu và bà lão. Thời gian được nhắc đến là "sớm” và "chiều”, đó là khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc của một ngày. Ấy thế mà hiện lên hình ảnh nàng dâu và
- bà lão vẫn cặm cụi làm việc. Công việc của nàng dâu là gieo dưa, và bà cụ lão xới đậu. Dưới cơn mưa xuân lất phất, hình ảnh con người trong công việc càng thêm đáng yêu, đáng kính, đáng trân trọng hơn bao giờ hết, con người chịu thương chịu khó. Hơn nữa, mưa xuân còn làm cho mọi vật trở nên sinh sôi, nảy nở: “Mía cạnh giậu tre đang nảy ngọn Khoai trong đám cỏ đã xanh cây” Nhà thơ đã miêu tả cảnh vật như khoác trên mình chiếc áo mới "đang nảy ngọn, đã xanh cây”. Mùa xuân về, đất trời lũ lượt thay áo mới. Bao nhiêu nhựa sống, bao nhiêu say mê đã được ấp ủ dưới lớp vỏ xơ xác của mùa đông, nay được bung tỏa hết, cho thấy được sự trù phú của cảnh vật. Hai câu kết đã bộc lộ tình cảm của thi sĩ, đó là tình yêu thương, gắn bó với quê hương: “Điền viên nghĩ thật nguồn vui thú Dẫu chẳng “hành môn” đói cũng khuây”. Thú điền viên là thú vui nơi thôn dã, ruộng vườn, thường để chỉ những vị quan lui về ở ẩn. Nguyễn Bảo là vị quan có tấm lòng yêu nước thương dân. Bài thơ ra đời trong bối cảnh thi sĩ lui về quê ở ẩn, và dạy học, bà con khắp xứ gần xa đều tìm đến xin cho con cháu mình theo học. Vì vậy mà ông có điều kiện gần gũi với nhân dân. Mỗi mỗi tứ thơ của ông như một bức tranh bình dị, chất phác mà vẫn ấm áp cái chân, tình yêu tha thiết những con người lao động. Nguyễn Bảo đã gửi gắm tấm lòng yêu quê tha thiết. Bức tranh quê hương với đường nét, màu sắc, âm thanh, có lúc giống như tranh thủy mặc, có lúc lại rất sống động như chính cuộc sống đang hiện ra trước mắt người đọc. - Phân tích nghệ thuật: thể thơ Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm - Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi - Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập - Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh Bài thơ là một sáng tạo của thi nhân. Bức tranh quê hương vô cùng giản dị nhưng thi sĩ vẽ lên bằng cách mượn ngòi bút của văn chương đã phát họa nó đẹp hơn bao giờ, thấy được sự gần gũi hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật cùng với cách ngắt nhịp khéo léo. Nhà thơ đã sử dụng biệp pháp đảo ngữ, nhân hóa, phép đối,.. một cách tài tình. Qua đó, nhà thơ muốn gửi đến đôc giả một thông điệp vô cùng sâu sắc. Thi sĩ muốn nhấn mạnh sự khổ công và sự kiên nhẫn trong cuộc sống nông thôn. Dù cuộc sống khó khăn và vất vả, nhưng người dân nông thôn vẫn không ngại lao động để trồng trọt và chăm sóc cây cỏ. Bài thơ tôn vinh những nghĩa cử đơn giản nhưng ý nghĩa của con người nông thôn. * Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc dùnh đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm
- nhạc để nói lên nỗi lòng của mình, thì nhà văn dùng ngòi bút văn chương để tạo ra đứa con tinh thần của mình. Và bài thơ “Chiều xuân ở thôn Trừng Mại” là một khúc ca tuyệt vời của nhà thơ Nguyễn Bảo, để lại trong lòng người đọc biết bao dư âm. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được các luận điểm - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng,. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 Duyệt của lãnh đạo nhà Duyệt của TTCM Người duyệt Người ra đề trường đề Đặng Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Lê Thị Huề Thủy Tiên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn