Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế<br />
cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam<br />
Lutz-Heiner Otto1 và Vũ Thị Hạnh2<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện khoa học nông nghiệp nhiệt đới (490d), Viện Hans-Ruthenberg, Đại học<br />
Hohenheim, Wollgrasweg 43, 70593 Stuttgart, Germany.<br />
2<br />
Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm Thế giới (ICRAF), Việt Nam.<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
lotto@uni-hohenheim.de<br />
<br />
Từ khóa<br />
Mô hình kinh doanh, hợp tác xã, hoạt động theo nhóm, nông lâm kết hợp, chuỗi<br />
giá trị<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Du canh du cư và canh tácđộc canhtrênđất dốc với diện tích manh mún,<br />
nhỏ lẻ ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã dẫn đến một số thách thức trong sản<br />
xuất nông nghiệp và gây khó khăn cho sinh kế nông hộ [1]. Nông lâm kết<br />
120 hợp (NLKH) được xác định là một phương pháp khả thi để giải quyết vấn<br />
đề này, nhằm tăng tính đa dạng, tính bền vững và sức chống chịu cho hệ<br />
thống canh tác nông nghiệp. Bên cạnh bảo vệ xói mòn đất, phương pháp<br />
canh tácNLKH bền vững có thể giúp người nông dân có thu nhập lâu dài<br />
từ việc kinh doanh trái cây[2]. Việc phát triển mô hình cảnh quan NLKH thí<br />
điểm (Exemplar Landscape - EL) tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã kết nối<br />
mong muốn của nông dân với mục tiêu nghiên cứu của dự án trong việc<br />
thúc đẩy và mở rộng NLKH hướng theo thị trường và các giải pháp phục<br />
hồi rừng [3].<br />
<br />
Các loại cây ăn quả được lựa chọn cho các mô hình thí điểm tại Mai Sơn<br />
gồm: xoài, nhãn, chanh, mận và bưởi, được trồng xen với ngô và cỏ chăn<br />
nuôi [4]. Khi khối lượng trái cây thu hoạch tăng lên, dự kiến trong hai đến ba<br />
năm tới, việc tiêu thụ sản phẩm và kết nối với thị trường làmột thách thức<br />
lớn. Do đó, bước đầu tiên trong việc kết nối nông dân và thị trường là cần<br />
tìm hiểu hiện trạng thị trường. Vì thế, nghiên cứu thực hiện nhằmphân tích<br />
hiện trạng mô hình kinh doanh nông trại của các nông hộ nhỏ. Chúng tôi đã<br />
xác định những thách thức của mô hình kinh doanh hiện tại tại Tây Bắc, sau<br />
đó đưa ra các khuyến nghị để cải thiện mô hình trong tương lai nhằm tạo<br />
thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường có quy mô lớn.<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng khung mô hình kinh doanh Business model canvas (BMC) để khai<br />
thác thông tin vềnhững khó khăn và cơ hội cụ thể của các nông hộ nhằm<br />
tiếp cận với thị trường trái cây có quy mô lớn. Mô hình BMC thể hiện cấu<br />
trúc và mô phỏng mạng lưới kết nối của một đơn vị kinh doanh với các<br />
đối tác, khách hàng để tạo ra, phân phối và tiếp thị sản phẩm của chính<br />
đơn vị đó[5]. Có bốn yếu tố chính của mô hình BMC, bao gồm: danh mục<br />
sản phẩm, quản lý cơ sở hạ tầng, quan hệ khách hàng và tài chính. Những<br />
yếu tố trên được chia ra thành các thành tố khác như giá trị khác biệt của<br />
sản phẩm, khách hàng mục tiêu, quan hệ khách hàng, kênh phân phối, các<br />
đối tác chính, nguồn lực chính, hoạt động chính, cơ cấu chi phí và nguồn<br />
thu nhập [6]. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
29 hộ nông dân trong mô hình NLKH thí điểm tại Mai Sơn. Bảng hỏi sau<br />
đó được tổng hợp và cung cấp thông tin cho mô hình BMC để phân tích<br />
và đánh giá về tính tương đồng, điểm mạnh cũng như điểm yếu của mô<br />
hình kinh doanh nông hộ. Cuối cùng, chúng tôi chỉ ra những tác động có<br />
tiềm năng nhằm thúc đẩy cải thiện mô hình kinh doanh cho cây ăn quả tại<br />
Mai Sơn, Sơn La.<br />
<br />
Kết quả<br />
Qua kết quả khảo sát cho thấy các mô hình kinh doanh của 29 nông hộ tại<br />
Mai Sơn đều có sự tương đồng về các nguồn lực chính, các kênh khách 121<br />
hàng giao dịch, mức độ chi phí và sản phẩm kinh doanh. Kết quả nghiên<br />
cứu cũng chỉ ra các hộ đều phụ thuộc vào thương lái địa phương, đóng vai<br />
trò trung gian kết nối thị trường địa phương với các khách hàng bên ngoài<br />
thuộc các vùng khác. Các nông hộ gặp khó khăn trong việc tiếp cận trực<br />
tiếp với thị trường và thỏa thuận với các thương lái lớn, cũng như tiếp cận<br />
thông tin thị trường tin cậy. Mô hình kinh doanh hiện tại còn nhiều hạn<br />
chế trong việc tiếp thị khi lượng thu hoạch trái cây lớn. Nguyên nhân do<br />
thị trường địa phương tại Mai Sơn đã bão hòa, và sự kết nối với các thị<br />
trường lớn hơn còn nhỏ lẻ, không đồng nhất và không chính thức. Thêm<br />
vào đó, nông dân địa phương tại Tây Bắc, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu<br />
số, còn yếu về khả năng thương lượng và không có sự liên kết với nhau<br />
để hoạt động theo nhóm. Do đó, mối quan tâm của các hộ tại đây chính<br />
là việc tạo ra thị trường mới với giá cao hơn và sau đó là ổn định về thị<br />
trường và nguồn cung cấp trái cây.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Khung mô hình kinh doanh BMC là một công cụ khá phù hợp trong việc<br />
phác thảo mô hình kinh doanh nông trại hiện tại và xây dựng mô hình mới<br />
phù hợp trong tương lai. Có nhiều cơ hội cho nông dân để nâng cao kết<br />
nối thị trường. Đề xuất đầu tiên của chúng tôi là khuyến khích các nông hộ<br />
thành lập nhóm có hoạt động chung về tiếp thị thị trường để tăng cường<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
năng lực đàm phán, mặc cả giá và có tiếng nói trong chuỗi giá trị trái cây.<br />
Phát triển thị trường trái cây cho các nông hộ vùng Tây Bắc có thể được<br />
thúc đẩy bằng việc đa dạng hóa khách hàng, tiếp cận thị trường ngách<br />
và gia tăng giá trị sản phẩm như có giấy chứng nhận sản phẩm, chế biến<br />
các sản phẩm phụ từ sản phẩm chính, xây dựng thương hiệu và sản xuất<br />
theo hợp đồng. Ngoài ra, cũng cần có cái nhìn sâu hơn về tác động dài<br />
hạn và sự bền vững của nhóm nông hộ marketing hay hợp tác xã và quá<br />
trình chuyển giao mô hình kinh doanh của họ. Kết quả nghiên cứucũng<br />
nhấn mạnh tầm quan trọng của các bên tham giatrong chuỗi trị áp dụng<br />
mô hình kinh doanh do người mua chi phối trong quy mô nông hộ nhỏ.<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nghiên cứu này được coi là nghiên cứu cơ sở trong việc xây dựng mô hình<br />
kinh doanh dongười sản xuất chi phối cho các nông hộ trồng cây ăn quả.<br />
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế liên quan đến khả năngáp<br />
dụngkết quả cho các vùngđịa phương khác do các yếu tố như sự khác<br />
nhau về điều kiện, bối cảnh vùng, nhómdân tộc và cơ sở hạ tầng giao<br />
thông.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Hoang TL, Degrande A, Catacutan D, Nguyen TH, Vien KC. Son tra (Docynia<br />
indica) value chain and market analysis. Technical Report no. 9. Hanoi, Viet<br />
Nam: World Agroforestry Centre (ICRAF) Southeast Asia Regional Program.<br />
122 2. Hoang TL, Roshetko JM, Catacutan D, Thinh LD. 2016. A Review of Policy<br />
Constraints and Opportunities for Sustainable Delivery of Quality Fruit Tree<br />
Germplasm in Vietnam (2016). International Journal of Agriculture Innova-<br />
tions and Research, Volume 4, Issue 3, ISSN (Online) 2319-1473.<br />
3. Hoang TL, Simelton E, Ha VT, Vu DT, Nguyen TH, Nguyen VC, Phung QTA.<br />
Diagnosis of farming systems in the Agroforestry for Livelihoods of Small-<br />
holder farmers in Northwestern Viet Nam project. Working Paper no.161.<br />
Hanoi, Viet Nam: World Agroforestry Centre (ICRAF)Southeast Asia Regional<br />
Program. 24p. DOI:10.5716/WP13033.PDF<br />
4. Full Project Proposal to ACIAR – “Developing and promoting market-based<br />
agroforestry and forest rehabilitation options for northwest Viet Nam”. 2017.<br />
Prepared by World Agroforestry Centre, Vietnam.<br />
5. Osterwalder A, Pigneur Y. 2004. An ontology for e-business models. In: Cur-<br />
rie WL (ed) Value creation from e-business models. Elsevier, Amsterdam, pp<br />
65–97<br />
6. Vrahnakis M, Nasiakou S, Kazoglou Y, Blanas G. 2016. A conceptual business<br />
model for an agroforestry consulting company. Agroforest Syst (2016) 90:<br />
219. https://doi.org/10.1007/s10457-015-9848-0<br />