intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ tiểu học

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ tiểu học Chế độ dinh dưỡng hợp lý ở lứa tuổi tiểu học không chỉ giúp trẻ thông minh, khoẻ mạnh, phòng chống được bệnh tật mà còn góp phần xây dựng những thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Cho trẻ cùng đi chợ Để chỉ cho con cách chọn lựa chế độ ăn lành mạnh, bạn nên cho vào giỏ hàng của bạn những thực phẩm tươi và cắt giảm đồ ăn chế biến sẵn. Đây là cơ hội tốt để cho trẻ nhận biết được các loại thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ tiểu học

  1. Xây dựng thói quen ăn uống khỏe mạnh cho trẻ tiểu học Chế độ dinh dưỡng hợp lý ở lứa tuổi tiểu học không chỉ giúp trẻ thông minh, khoẻ mạnh, phòng chống được bệnh tật mà còn góp phần xây dựng những thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Cho trẻ cùng đi chợ Để chỉ cho con cách chọn lựa chế độ ăn lành mạnh, bạn nên cho vào giỏ hàng của bạn những thực phẩm tươi và cắt giảm đồ ăn chế biến sẵn. Đây là cơ hội tốt để cho trẻ nhận biết được các loại thực phẩm, rau quả khác nhau. Bạn cũng có thể dạy cho trẻ cách chọn lựa hoa quả hay những loại rau xanh trẻ ưa thích. Cho trẻ chơi trò chơi chọn màu sắc khác nhau của trái cây và rau quả. Hãy nghĩ về những món ăn bạn có thể thực hiện trong tuần tới, như một món xào (bông cải xanh, ớt màu vàng và đỏ, cà rốt màu cam, vv… Cho trẻ cùng vào bếp Trẻ ở tuổi này đã có thể giúp đỡ bạn với công việc trong nhà bếp. Trẻ chưa thể cắt thái rau quả, nhưng chắc chắn trẻ có thể nhặt rau hoặc bỏ bánh mì vào rổ. Trẻ 9 hoặc 10 tuổi có thể khuấy nước sốt, cân, đo và trộn những nguyên liệu lại với nhau…
  2. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú khi được nếm những sản phẩm mới mà mẹ vừa làm xong. Đồng thời, trẻ sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc vì đã góp phần tạo ra những “sản phẩm” đáng yêu này. Thông thường trẻ rất thích ăn những món mà chúng tham gia chuẩn bị. Do đó, việc ăn uống đối với bé không phải là bị ép buộc nữa mà trở thành niềm thích thú. Bạn sẽ cảm thấy rất vui khi khuyến khích thói quen ẩm thực cho trẻ để phát triển thành một người khéo léo có thể chuẩn bị một bữa ăn tối ngon miệng cho cả gia đình. Không nên lo lắng vì trẻ ăn quá ít Trẻ có gắp tất cả mọi thứ vào bát của mình và sau đó chỉ ăn rất ít. Đây là hành động hoàn toàn bình thường. Hãy chắc chắn rằng bạn không làm cho trẻ cảm thấy xấu vì không hoàn thành tất cả mọi thứ trên đĩa. Nếu trẻ nói rằng nó đã no, hãy để trẻ đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó. Trẻ không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của trẻ và có thể cho trẻ ăn lần hai.
  3. Đừng buồn bực, cáu gắt khi bé ăn uống không tốt. Bạn nên để trẻ tự quyết định khi nào đói và khi nào no. Cho trẻ ăn vặt thông minh Ngay cả khi con bạn được phục vụ một món ăn yêu thích cho bữa tối thì trẻ cũng không thể ăn món khoái khẩu của mình nếu trẻ ăn vặt quá gần giờ ăn và không cảm thấy đói. Đừng để trẻ ăn vặt ít nhất một giờ trước khi ăn tối. Và nếu trẻ muốn ăn một cái gì đó sau khi đi học ở trường về, bạn hãy cho trẻ ăn vặt khỏe mạnh cà rốt nhí với bánh hummus (Ít chất béo, được làm từ đậu xanh hoặc đậu garbanzo và không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol) hoặc táo. Việc cất kỹ bánh so với việc để trên bàn sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn gấp ba. Bạn không nên mua những thức ăn mà bạn nghĩ sẽ không cho trẻ ăn nhiều, mua những đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe và để trẻ tự do mở tủ lạnh. Không cấm trẻ ăn đồ ăn nhanh Điều này không có nghĩa là cho phép trẻ của bạn ăn một thanh kẹo mỗi ngày. Bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường và calo là một ý tưởng tốt. Nhưng nếu bạn cố gắng để ngăn cấm quá nhiều khi trẻ thích ăn kẹo mút lollipop trong nhà của bạn, con bạn có nhiều khả năng sẽ ăn ngấu nghiến đồ ngọt có thể tìm thấy tại nhà của một người bạn.
  4. Cách tốt hơn để cho trẻ ăn các đồ ăn nhẹ có đường là để cho trẻ ăn một cục kẹo hoặc miếng sô-cô-la khi trẻ thèm. Nếu trẻ kêu la đòi hỏi một đồ ngọt nào đó, hãy cố gắng hướng trẻ với đồ ăn nhẹ lành mạnh như các loại hạt với nho khô… Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành, đòi hỏi các chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ và toàn diện. Cho nên, cha mẹ tuyệt nhiên không nên để trẻ ăn chọn, thích gì ăn nấy sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển bình thường của trẻ. Hãy là một tấm gương cho trẻ
  5. Có thể bạn sẽ không thể kiểm soát được đồ mà trẻ ăn khi không ở nhà, nhưng bạn có thể lựa chọn để cho trẻ làm quen với đồ ăn bổ dưỡng ở nhà. Tất cả những thứ gì bạn không muốn trẻ dùng thì không nên trưng bày trong nhà hay để lọt vào tầm mắt của trẻ. Nếu người lớn ăn nhiều đồ ăn nhanh thì trẻ cũng sẽ bắt chước. Hãy trở thành một hình mẫu tốt và ăn uống có lợi cho sức khỏe. Khi đang cố gắng dạy thói quen ăn uống tốt, hãy cố gắng làm gương cho trẻ theo cách tốt nhất có thể và con của bạn sẽ muốn ăn uống có lợi cho sức khỏe như cha mẹ mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0