intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý kiến nhỏ về dùng chữ nước ngoài

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình phát triển, việc vay mượn rồi Việt hoá tiếng nước ngoài là điều tất yếu, nước nào cũng vậy. Có những chữ dùng lâu ngày và ổn định như ô-tô, mít tinh... Có những chữ mới "nhập", ta thấy dịch không thuận bằng cứ phiên âm, như container: thùng chứa lớn là công-ten-nơ (đã phiên âm) chứ không để nguyên chữ container như báo Pháp luật 21/7/2004, trang 5, có câu:“Gỡ vướng cho xe container vào Đà Lạt”; nhưciterne: bể nước là xi-téc (phiên âm từ chữ Pháp "citerne" có hai âm rõ rệt, nếu phiên âm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý kiến nhỏ về dùng chữ nước ngoài

  1. Ý kiến nhỏ về dùng chữ nước ngoài Trong quá trình phát triển, việc vay mượn rồi Việt hoá tiếng n ước ngoài là điều tất yếu, nước nào cũng vậy. Có những chữ dùng lâu ngày và ổn định như ô-tô, mít tinh... Có những chữ mới "nhập", ta thấy dịch không thuận bằng cứ phiên âm, như container: thùng chứa lớn là công-ten-nơ (đã phiên âm) chứ không để nguyên chữ container như báo Pháp luật 21/7/2004, trang 5, có câu:“Gỡ vướng cho xe container vào Đà Lạt”; nhưciterne: bể nước là xi-téc (phiên âm từ chữ Pháp "citerne" có hai âm rõ rệt, nếu phiên âm từ chữ Anh "cistern" thì phải là si-stơn) và viết là xi-téc chứ không phải là xtec; seringue: bơm tiêm là xơ-ranh chứ không phải là xơ-lanh (vô nghĩa) hay xilanh(nghĩa khác) (Tiền Phong, ngày 05/8/2004, trang 12; Anh ninh thủ đô, ngày 06/8/2005, trang 9); như type (kiểu), mẫu là típ hay týp chứ không phải là tuýp(nghĩa khác) (Gia đình và Xã hội, ngày 03/8/2004, trang 6). Những chữ nước ngoài nếu phiên âm làm dễ hiểu hơn thì ta nên phiên âm và viết đủ âm, đúng âm đã phiên chứ không viết nguyên chữ nước ngoài. Những chữ nếu có thể dịch ra đ ược thì nên dịch chứ không nên dùng nguyên chữ nước ngoài hoặc phiên âm. Ví dụ như Festival ta dịch là Liên hoan. Không nên dùng chữ nước ngoài như đã dùng Festival Huế. Liên hoan Huế có kém gì Festival Huế? Rồi chữ Gallery ta thấy nhan nhản trên một số phố lớn Hà Nội. Tại sao không gọi là Phòng triển lãm, Phòng trưng bày và thêm những chữ cho thích hợp nhưTranh, Tượng, Cảnh... mà cứ phải là Gallery? Hay gọi là Gallery mới trí thức? Rồi thì Siêu thị Metro ở đường Nam Thăng Long (tôi đã nghe có người đọc là "Mê-chô"). Cái tên Metro ngh ĩa là gì? Tàu điện ngầm chạy dưới đất hay tàu điện
  2. chạy trên không nối các phố nội thành với ngoại ô. Siêu thị đặt tên Metro nhằm ý nghĩa gì? Lại nữa, một số chữ riêng cho ngành nghệ thuật biểu diễn. Tại sao cứ viết người hâm mộ là fan, tiền thù lao là cat-xê (cachet), chạy suất biểu diễn là chạy sô(show)? Rồi chơi đẹp là Fair play, cổ vũ cuồng nhiệt, quá khích là hu-li- gân(hooligan)? Nên nhớ rằng, xem báo không phải ai cũng hiểu được tiếng nước ngoài ấy, mà đã không hiểu được thì bài báo kém hiệu quả. Còn người hiểu được thì chắc sẽ chê cười người viết còn sính ngoại, coi rẻ tiếng nước nhà. Trường hợp cần vay mượn – mà vay mượn là tất yếu – thì là vay mượn có nguyên tắc làm phong phú thêm tiếng ta mà vẫn giữ vững bản sắc dân tộc của nó. rồi có nhà nghiên cứu, sáng tác, dịch thuật, đến giáo sư ngữ văn Hoàng Như Mai (bài đăng trên báo Văn nghệ) cũng dùng hai chữ tựa đề khi giới thiệu tác phẩm, thì trách sao được anh chị em trẻ làm công tác phát thanh, dẫn chương trình, cả các sinh viên ngữ văn... lại không bắt chước mà nói, mà viết theo + thứ nhất là, những đặc điểm trong cơ cấu ngữ âm hay ngữ pháp của các ngôn ngữ, mặc dù nhiều nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Do vậy, có thể có những đặc điểm, hiện tượng cùng xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau mà chắc chắn những ngôn ngữ đó lại không có quan hệ gì với nhau về cội nguồn. Theo V. B. Kasevich, ở nhiều ngôn ngữ ở ĐNA và Tây Phi tuy chúng có thanh điệu và thậm chí có những điểm giống nhau đến kì lạ về ngữ pháp nhưng rõ ràng là không có lí do gì để khẳng định chúng có quan hệ cội nguồn với nhau. + thứ hai là, đôi khi ngược lại, có những ngôn ngữ chắc chắn có quan hệ họ hàng với nhau nhưng trong cấu trúc của chúng lại có những khác biệt rất đáng kể.
  3. - Các từ cảm thán, từ tượng thanh, từ trùng âm ngẫu nhiên (thường là rất ít, vd: cắt – cut trong tiếng Việt và tiếng Anh); từ vay mượn (ngôn ngữ nào cũng có) đề phải gạt ra ngoài khi tiến hành công việc khảo sát. - Nghiên cứu cội nguồn của ngôn ngữ trước hết phải chú ý đến vốn từ cơ bản. Đó là bộ phận từ vựng bền vững nhất, có lịch sử xa xưa nhất, được mọi người, mọi nơi, vào mọi lúc đều có thể sử dụng. Vd: các từ chỉ bộ phận cơ thể, chỉ các hiện tượng tự nhiên, chỉ các hoạt động cần phải có cho sự tồn tại của cơ thể... Vì thế, điểm quan trọng là chứng có thể bảo lưu được, hoặc phản ánh được những yếu tố, những đặc điểm chắc chắn là cổ xưa. .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2