Agrobacterium rhizogenes
-
Nghiên cứu "Thiết lập quy trình cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở Bạch đàn lai" thiết lập được một quy trình hiệu quả cho cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở giống bạch đàn lai UP54 sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes.
9p kimphuong1130 28-09-2023 9 2 Download
-
Trong nghiên cứu này, hình thái bên ngoài, cấu trúc giải phẫu và sự sinh trưởng của rễ tơ chuyển gen và rễ bất định cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) được so sánh. Rễ bất định được hình thành bằng cách nuôi cấy bốn loại mẫu khác nhau (lá, cuống lá, củ và mô sẹo) trên môi trường SH có bổ sung 5 mg/L IBA. Rễ tơ chuyển gen sâm Ngọc Linh được hình thành bằng cách lây nhiễm mẫu mô sẹo với vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes chủng ATCC15834.
8p princessmononoke 28-11-2021 34 3 Download
-
Đồ án tốt nghiệp này được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định nồng độ NAA và BA tối ưu lên sự tái sinh chồi và nhân nhanh chồi lan kim tuyến; xác định nguồn mẫu (các mô hay cơ quan của lan kim tuyến) phù hợp cho hiệu suất chuyển gen tạo rễ tóc nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes. Mời các bạn cùng tham khảo.
78p zhangyan 13-07-2021 35 12 Download
-
Trong nghiên cứu này, loài Ô đầu (Aconitum carmichaelii Debeaux), một cây dược liệu quý, thu thập từ Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam được khảo sát khả năng tái sinh in vitro và cảm ứng rễ tơ.
8p vilichae2711 12-06-2021 20 2 Download
-
In this study, we investigated four factors to improve the hairy root induction in Urena lobata L. These factors include: age of plant (15-day-old in vitro plants, 45-day-old in vitro plants and after two subculture generations plants), different parts of plant (roots, stems, and leaves), infection time (10, 20 and 30 minutes), and culture medium (Murashige and Skoog (MS), Gamborg B5 medium (GB5) and Woody plant medium (WPM)).
8p larachdumlanat127 02-01-2021 6 2 Download
-
Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes K599 và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ. Ba loại vật liệu khác nhau là mô sẹo, lá mầm và rễ cây con in vivo được sử dụng làm nguồn lây nhiễm cảm ứng tạo rễ tơ. Kết quả cho thấy, rễ cây con in vivo là loại vật liệu thích hợp để cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân. Mật độ vi khuẩn cho tỷ lệ mô rễ cảm ứng tạo rễ cao nhất (42,7%) tương ứng với giá trị mật độ quang OD600=0,6 trong thời gian lây nhiễm là 30 phút.
6p doctrungphong 12-03-2020 64 4 Download
-
Nghiên cứu này đã tập trung vào việc cảm ứng tạo rễ tơ cây bụp giấm thông qua sự chuyển gen của vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834. Kết quả đạt được cho thấy, tỷ lệ mẫu cảm ứng tạo rễ tơ và số rễ tơ được tạo ra từ mẫu lá là cao nhất (100% và 12,89 rễ). Kiểm tra sự chuyển gene rễ tơ bằng phương pháp PCR cho thấy gene rolB và rolC đã sáp nhập vào bộ gene của cây bụp giấm và trong rễ tơ tạo thành không có sự hiện diện của gene virG từ vi khuẩn.
9p elandorr 03-12-2019 63 3 Download
-
Cả bốn dòng rễ tơ phát triển tốt trong dãy pH ban đầu của môi trường 5,7–6,5 và sử dụng sucrose 2–5% làm nguồn carbon để tăng trưởng. Ở các điều kiện chọn lọc, các dòng rễ VIN002-12 và VIN077-09 có pha tăng trưởng kết thúc vào ngày 35 sau khi cấy, hai dòng rễ tơ VIN005-07 và VIN072-15 kết thúc pha tăng trưởng vào ngày 28 sau khi cấy. Các kết quả bước đầu này hoàn toàn có thể ứng dụng để sản xuất sinh khối của bốn dòng rễ tơ đáp ứng cho nhiều nghiên cứu sau này.
8p gildur 30-11-2019 40 2 Download
-
Khi được nuôi cấy trên các môi trường thạch khác nhau, kết quả cho thấy môi trường Gamborg’B5 thích hợp để nuôi cấy bảo quản các dòng rễ tơ từ hai giống VIN002 và VIN005 trong khi môi trường White thích hợp hơn để bảo quản các dòng rễ tơ từ hai giống VIN072 và VIN077. Tất cả các dòng rễ cần phải được bảo quản trong tối ở 25–27 o C.
10p gildur 30-11-2019 30 2 Download
-
Với mục tiêu nhân giống in vitro cây bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.) từ đoạn thân tạo nguồn nguyên liệu cho nuôi cấy in vitro và chuyển gen, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thời gian khử trùng 20 phút, 10% dung dịch javel là điều kiện tối ưu cho tạo mẫu in vitro (41,29%), môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/L BA và 0,1 mg/L IBA tạo được chồi tối ưu (4,67 chồi/mẫu) sau 4 tuần nuôi cấy, chồi in vitro phát triển thành cây tốt nhất ở môi trường MS có bổ sung 0,1 mg/L IBA.
9p trinhthamhodang 24-10-2019 48 2 Download
-
Cây thổ nhân sâm (Talinum paniculatum Gaertn.) chứa flavonoid và saponin có khả năng chống oxy hóa mạnh, được dùng để điều trị một số bệnh như viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày… Tuy nhiên, hàm lượng flavonoid tổng hợp tự nhiên trong cây thổ nhân sâm rất thấp (khoảng 0,897 mg/g lá tươi). Do đó một phương pháp đã được đề xuất để tăng cường hàm lượng flavonoid trong cây thổ nhân sâm là ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tạo dòng rễ tơ tăng sinh khối. Nghiên cứu này trình bày kết quả tối ưu hóa quy trình tạo dòng rễ tơ thông qua Agrobacterium rhizogenes (A. rhizogenes) ở cây thổ nhân sâm.
9p nguaconbaynhay 20-10-2019 83 2 Download
-
Nghiên cứu nhằm xác định một số điều kiện thích hợp cho chuyển gen bằng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ở hai giống đậu nành HLĐN29 và DT84. Ở cả hai giống đậu nành, mẫu lá mầm cảm ứng tạo rễ tốt hơn so với trụ hạ diệp.
8p tonymina21 07-12-2018 44 1 Download
-
Chọn tạo được một số dòng rễ tóc chứa gen rol có khả năng tăng sinh trong môi trường nuôi lỏng lắc không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật là mục tiêu trọng tâm của đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo.
8p jangni2 19-04-2018 111 6 Download
-
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu tạo nguyên liệu cây in vitro và bước đầu khảo sát khả năng tạo rễ tơ cây bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes trên cơ sở dùng mô nguyên liệu in vitro đã tạo được hướng mục đích dài hạn là nuôi nhân quy mô lớn sinh khối rễ tơ bằng phương pháp công nghệ sinh học, góp phần đáp ứng nguồn nguyên liệu dùng chế biến sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực y dược.
9p jangni1 16-04-2018 86 1 Download
-
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích cải tiến lượng sinh khối và gia tăng hàm lượng hợp chất thứ cấp ở cây dừa cạn (Catharanthus roseus) bằng cách trồng cây trên hệ thống khí canh có bổ sung vi khuẩn Agrobacterium rhizogennes. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cây dừa cạn trồng trên hệ thống khí canh bổ sung vi khuẩn nồng độ 109 CFU/mL có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với cây trồng không bổ sung vi khuẩn A. rhizogennes.
5p bautroibinhyen17 13-02-2017 107 8 Download
-
Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.), loài duy nhất trong chi Platycodon (Campanulaceae), được phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á. Rễ cát cánh là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa ho, đau họng, suyễn, lao, tiểu đường và một số bệnh viêm nhiễm. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu cảm ứng tạo rễ tơ cây cát cánh.
12p bautroibinhyen17 13-02-2017 129 9 Download
-
Kết quả nghiên cứu này chứng minh rễ cây cối xay là bộ phận có hoạt tính sinh học cao và cho thấy tiềm năng của việc sản xuất rễ tơ nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu sử dụng trong y dược. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
10p bautroibinhyen17 13-02-2017 82 5 Download
-
Cây Hoa Móng tay (Impatiens balsamina L.) là một loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam và đang được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian cổ truyền. Bài viết trình bày kết quả khảo sát một số yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình cảm ứng tạo rễ tơ như: Dòng vi khuẩn, mô gây nhiễm OD dịch khuẩn, thời gian ngâm mẫu và thời gian đồng nuôi cấy.
10p baoanhlib 24-01-2017 89 5 Download
-
Bằng phương pháp gây nhiễm mô lá bị tổn thương của bốn giống Dừa cạn với huyền phù của mười ba chủng A. rhizogenes, rễ tơ thu được sau ba tuần gây nhiễm được phân tích sự hiện diện của các gene rolB trong rễ thu được bằng PCR. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
9p baoanhlib 24-01-2017 52 5 Download
-
Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo dòng rễ tơ cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834 và bước đầu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ.
8p nganga_06 29-09-2015 105 8 Download