Trữ lượng rừng
-
Bài viết trình bày xác định một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 55 bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020.
5p vinamtan 06-09-2024 1 1 Download
-
Định lượng khả năng lưu trữ carbon của tầng cây cao các trạng thái rừng tự nhiên là một vấn đề khó khăn trong bối cảnh hiện nay khi Nhà nước đang đóng của rừng tự nhiên, hạn chế tác động vào vốn rừng. Bài viết trình bày việc định lượng khả năng lưu trữ carbon trên mặt đất tầng cây cao của kiểu rừng tự nhiên lá rộng nửa rụng lá tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
11p vithomson 25-07-2024 14 3 Download
-
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và lượng hấp thụ carbon của quần thể Đước đôi tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thực hiện trong năm 2023 với mục tiêu đánh giá được một số đặc điểm cấu trúc của quần thể Đước đôi, định lượng khả năng tích lũy carbon và tính toán lượng hấp thụ CO2 của quần thể Đước đôi trên các nhóm cấp tuổi rừng khác nhau.
9p vithomson 25-07-2024 6 3 Download
-
Nghiên cứu này giới thiệu các hàm ước lượng thể tích gỗ của các phân đoạn và tổng thể tích gỗ từ phân đoạn gốc đến phân đoạn bất kỳ trên thân cây Keo lai (Acacia hybrid). Các hàm thể tích này được xây dựng từ 4 biến dự đoán. Đó là đường kính thân ngang ngực (D, cm), chiều cao toàn thân (H, m), chiều cao tương đối (h/H) và độ thon thân (Dh).
9p viwalton 02-07-2024 5 2 Download
-
Bài viết trình bày đặc điểm cấu trúc và tái sinh của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 - 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,3 m 2 /ha và M = 0,1 - 2,4 m 3 /ha.
9p viamancio 04-06-2024 2 1 Download
-
Bài viết trình bày một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen.) tại Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại Quảng Bình cho thấy, mật độ cây Gụ lau phân bố trong các trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh dao động từ 5 - 8 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,6% tổng số cây và có trữ lượng từ 0,59 đến 3,72 m 3 /ha.
12p viamancio 04-06-2024 7 1 Download
-
Bài viết trình bày ảnh hưởng của tỉa thưa và bón phân đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc ở Quảng Ninh sau tỉa thưa 42 tháng cho thấy: Đối với rừng trồng Sa mộc 7 tuổi ở công thức mật độ để lại đạt tăng trưởng trữ lượng tương ứng là m2 (1.100 cây/ha) đạt 47,5 m 3 /ha, m3 (1.600 cây/ha) đạt 44,1 m 3 /ha, m1 (3.322 cây/ha) đạt 36,4 m 3 /ha, chênh lệch cao nhất tới 8,1 m 3 /ha.
10p viamancio 04-06-2024 3 1 Download
-
Bài viết tập trung trình bày đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh ( Tarrietia javanica Blume) phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 6 - 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,8 đến 2,1% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 - 0,4 m 2 /ha và M = 2,0 - 39,1 m 3 /ha.
16p viamancio 04-06-2024 6 1 Download
-
Rừng ngập mặn, đặc biệt là rừng ngập mặn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng, bao gồm gỗ, củi, dược liệu, nguồn lợi thủy sản, bảo vệ bờ biển, v.v. Nghiên cứu này đánh giá trữ lượng carbon trong sinh khối (trên và dưới mặt đất) và tiềm năng hấp thụ carbon của rừng ngập mặn ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
10p viamancio 04-06-2024 6 2 Download
-
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về xác định sinh khối và khả năng tích lũy carbon rừng trồng keo lai (acacia hybrid) tại Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai. Số liệu nghiên cứu thu thập trên 45 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình, diện tích mỗi ô là 500 m2 (20 x 25 m) đại diện cho các cấp đất I, II, III và các tuổi từ 3 đến 7.
8p viamancio 04-06-2024 10 1 Download
-
Việc ước lượng sinh khối trên mặt đất một cách chính xác để dự báo biến động của trữ lượng các bon lưu trữ trong hệ sinh thái rừng là rất quan trọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng tích lũy hàng năm (tăng trưởng) sinh khối trên mặt đất của hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Kon Hà Nừng.
12p viamancio 03-06-2024 4 1 Download
-
Việc nghiên cứu “Sinh khối rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ” nhằm đưa ra các đánh giá tổng thể về lượng sinh khối tích lũy, xây dựng các mô hình ước lượng sinh khối và làm cơ sở đánh giá năng suất rừng.
8p viamancio 03-06-2024 4 1 Download
-
Châu chấu tre lưng vàng gây hại rất phổ biến đối với các loài tre, luồng ở Trung Quốc và Lào. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện và đã gây hại nhiều rừng tre, luồng. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm hình thái, giám định loài và xác định hiện trạng gây hại của châu chấu trên rừng luồng, vầu, nứa ở tỉnh Thanh Hóa.
8p viamancio 03-06-2024 6 3 Download
-
Theo kết quả diễn biến rừng, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh có khoảng 12.383 ha rừng tự nhiên thuộc 4 chủ quản lý chính là Hộ gia đình, cá nhân trong nước (HGĐ), Cộng đồng dân cư (CĐDC), Ủy ban nhân dân cấp xã(UBND), Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH). Bài viết Cấu trúc và sinh khối rừng tự nhiên tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trình bày các nội dung: Đặc điểm cấu trúc lâm phần; Đặc điểm mật độ, sinh trưởng và sinh khối lâm phần.
7p vilarry 01-04-2024 5 2 Download
-
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đa dạng cây gỗ và trữ lượng carbon trên mặt đất trong các trạng thái rừng trung bình (RTB) và giàu (RG) của kiểu rừng lá rộng thường xanh ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
11p vilarry 01-04-2024 11 2 Download
-
Sinh trưởng và trữ lượng gỗ là những tiêu chí luôn được người trồng rừng quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sinh trưởng, trữ lượng và tăng trưởng trữ lượng gỗ bình quân rừng trồng Keo lai BV10 bảy (7) tuổi trồng tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
8p viritesh 02-04-2024 11 2 Download
-
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định lượng Carbon lưu trữ trong rừng Lồ ô và mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra làm cơ sở ước lượng nhanh lượng Carbon lưu trữ và CO2 hấp thụ của rừng Lồ ô ở khu vực Tây Nguyên.
13p visergey 14-03-2024 8 2 Download
-
Bài viết trình bày hiện trạng diện tích, phân bố và trữ lượng các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn; Các đặc trưng lâm học cơ bản của các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn; Đặc trưng cấu trúc các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô, tỉnh Kon Tum là cần thiết; góp phần xây dựng các biện pháp kỹ thuật phục hồi và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn theo hướng bền vững; tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ lưu.
12p visergey 14-03-2024 12 3 Download
-
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm xây dựng mô hình tối ưu xác định trữ lượng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông với tư liệu sử dụng là ảnh vệ tinh ALOS-2/PALSAR-2 kết hợp với ảnh LANDSAT-8. Qua đó, đánh giá khả năng sử dụng kết hợp hai loại tư liệu này trong việc xác định trữ lượng của kiểu rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh Đắk Nông.
14p visergey 14-03-2024 8 2 Download
-
Bài viết phân tích tiềm năng và trữ lượng các-bon rừng tại Việt Nam, cập nhật các chính sách liên quan tới thị trường các-bon nói chung và thị trường các-bon rừng nói riêng, từ đó đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển và thị trường các-bon rừng hiệu quả.
2p visystrom 22-11-2023 7 3 Download