intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 điều cần lưu ý ở trong bếp

Chia sẻ: Dalat Trangmat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

96
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sức khỏe của các thành viên trong gia đình phụ thuộc rất nhiều vào "người phụ trách" căn bếp. Có một số điều mà người nội trợ nào cũng cần lưu ý tuân thủ nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả nhà: 1/ Luôn luôn rửa tay sạch với xà bông chuyên dùng trước và sau khi chế biến thức ăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 điều cần lưu ý ở trong bếp

  1. 10 điều cần lưu ý ở trong bếp
  2. Sức khỏe của các thành viên trong gia đình phụ thuộc rất nhiều vào "người phụ trách" căn bếp. Có một số điều mà người nội trợ nào cũng cần lưu ý tuân thủ nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả nhà: 1/ Luôn luôn rửa tay sạch với xà bông chuyên dùng trước và sau khi chế biến thức ăn. 2/ Không để các loại thực phẩm dễ hư, thực phẩm phải xử đặc biệt trong nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ mà phải cất vào tủ lạnh, tủ đá ngay khi mua về và rửa sạch. 3/ Quy tắc xả đông: Thực phẩm bỏ trong tủ đá ra phải để ít nhất 24h trong tủ lạnh trước khi đưa ra xả đông ở nhiệt độ thường hoặc xả đông trong lò vi sóng. 4/ Chế biến thực phẩm bằng lò vi sóng cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của loại dụng cụ này vì mỗi loại thực phẩm cần được nấu ở nhiệt độ riêng để bảo đảm chín. 5/ Luôn luôn rửa thớt và dao với xà bông chuyên dùng sau khi cắt thực phẩm, đặc biệt là sau khi cắt thịt, cá sống.
  3. 6/ Không bao giờ nên để thực phẩm đã chế biến lên bát đĩa hay thớt vừa để thịt cá sống chưa rửa bằng xà bông. Đối với thớt và dao, tốt nhất nên sử dụng 2 loại, 1 cho thực phẩm sống, 1 cho thực phẩm chín. 7/ Quan sát để đánh giá mức độ tươi của thực phẩm. Ví dụ dịch tiết ra từ thịt các loại không có màu hồng mà có màu trong hoặc mắt cá hay các loại hải sản không trong, thịt bở... có nghĩa là các loại thực phẩm đó đã không còn tươi nữa. 8/ Để thịt cá sống ở lớp dưới cùng trong ngăn lạnh nhằm giữ cho nước từ thịt cá không bị chảy vào các thực phẩm khác. 9/ Với thực phẩm đã tẩm ướp nhưng chưa chế biến luôn phải để trong ngăn lạnh, không để ở ngăn mát và hãy mạnh dạn bỏ đi những thức ăn thừa bị trộn lẫn nhiều loại. 10/ Giặt, thay khăn lau tay, lau chén thường xuyên nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại trong nhà bếp. Sau khi cầm thực phẩm sống cần rửa tay với xà bông và lau khô tay bằng khăn giấy. Hãy ghi lại những điều lưu ý này trên một tờ giấy hay một tấm bảng, dán (treo) ở nơi dễ nhìn nhất trong nhà bếp để tất cả những ai vào bếp đều có thể đọc và thực hiện đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2