YOMEDIA
ADSENSE
200 câu trắc nghiệm học kì I khối 10 môn: Vật lý
467
lượt xem 86
download
lượt xem 86
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Gửi đến các bạn tài liệu 200 câu trắc nghiệm học kì I khối 10 môn: Vật lý. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tài liệu bổ ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập và củng cố lại kiến thức trong quá trình học tập để chuẩn bị bước vào kì thi học kì I sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 200 câu trắc nghiệm học kì I khối 10 môn: Vật lý
- 200 Câu trắc nghiệm học kì I Khối 10 1. Nếu lấy vật làm mốc là xe ô tô đang chạy thì vật nào sau đây được coi là chuyển động : A. Người lái xe ngồi trên xe ô tô B. Cột đèn bên đường. C. Ô tô D. Cả người lái xe lẫn ô tô. 2. Chọn câu khẳng định đúng : Đứng ở trái đất ta sẽ thấy: A. Mặt trời đứng yên, trái đất quay chung quanh mặt trời, mặt trăng quay chung quanh trái đất. B. Mặt trời và trái đất đứng yên, mặt trăng quay chung quanh trái đất. C. Mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay chung quanh mặt trời. D. Trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay chung quanh trái đất. 3. Một vật được gọi là chất điểm khi: A. Kích thước của vật nhỏ không thể quan sát được. B. Kích thước của vật nhỏ có thể quan sát được. C. Kích thước của vật rất nhỏ so với đường đi. D. Tất cả các câu sau đều sai. 4. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm: A. Viên đạn bay trong không khí B. Trái đất quay quanh mặt trời C. Viên bi rơi từ tầng lầu thứ 8 D. Trái đất tự quay quanh trục của nó. 5. Chọn câu đúng. A. Tọa độ của vật chuyển động chỉ phụ thuộc gốc tọa độ. B. Tọa độ của vật chuyển động phụ thuộc gốc tọa độ và thời gian. C. Tọa độ của vật chuyển động không phụ thuộc gốc tọa độ D. Tọa độ của vật phụ thuộc vào hệ trục tọa độ. 6. Trường hợp nào dưới đây quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng? A. Một vật nặng được ném theo phương ngang B. Một ô tô đang chạy theo hướng TP Hồ Chí Minh – Vũng Táu C. Một viên bi rơi tự do D. Một chiếu diều đang bay trong gió vì bị đứng dây 7. Cần phải làm gì để xác định vị trí của một chất điểm đang chuyển động trên một đường thẳng? A. Phải chọn một điểm O trên đường thẳng làm vật mốc B. Phải chọn chiều dương trên đường thẳng tính từ điểm mốc O và chọn một thời điểm làm gốc thời gian C. Phải dùng thước thẳng để đo khoảng cách từ vị trí của chất điểm đến điểm mốc O và dùng đồng hồ để đo khoảng thời gian thay đổi vị trí của chất điểm trên đường thẳng. D. Phải dùng một hệ quy chiếu để xác định sự thay đổi vị trí của chất điểm trên đường thẳng so với vật mốc theo thời gian, nghĩa là phải thật hiện cả ba nội dung A, B, C, nêu trên 8. Cần phải làm gì để xác định vị trí của một chất điểm đang chuyển động trên một phẳng mặt?
- A. Phải chọn một điểm O nằm trên mặt phẳng làm vật gốc. B. Phải chọn 2 trục tọa độ Ox và Oy vuông gốc với nhau nằm trên mặt phẳng C. Phải dùng thước thẳng đo các khoảng cách từ chất điểm đến hai trục Ox và Oy và dùng đồng hồ đo khoảng thời gian thay đổi vị trí của chất điểm trên mặt phẳng. D. Phải dùng một quy chiếu để xác định sự thay đổi vị trí của chất điểm trên mặt phẳng so với vật mốc theo thời gian, tức là phải thực hiện cả 3 nội dung A, B, C nêu trên 9. Chuyển động tịnh tiến là chuyển động trong đó: A. Mọi điểm trên vật đều chuyển động như nhau B. Đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của vật song song với một phương nhất định C. A và B đều đúng D. A và B đều sai 10. Vì sao khảo sát chuyển động tịnh tiến của một vật ta chỉ cần khảo sát một điểm bất kì của vật là đủ? A. Vì quỹ đạo các điểm giống nhau B. Vì quảng đường đi của các điểm đều giống nhau C. Vì các điểm có cùng một quỹ đạo D. Câu A và B 11. Trường hợp nào dưới đây là chuyển động tịnh tiến của một vật rắn? A. Chuyển động của ô tô đang chạy trên đoạn đường vòng B. Chuyển động của cánh quạt máy C. Chuyển động của máy bay nhào lộn trên không trung D. Chuyển động của ghế ngồi trên ti vi 12. Trong những chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến: A. Hòn bi lăn trên mặt bàn B. Pitông chạy trong ống bơm xe đạp C. Kim đồng hồ đang chạy D. Trái đất quay chung quanh trục của nó 13. Cánh cửa đang đóng mở quanh bản lề : A. là chuyển động tịnh tiến B. Không là chuyển động tịnh tiến C. Có thể coi là chất điểm D. Không chuyển động vì bản lề không di chuyển 14. Chọn câu đúng A. Vật tốc của một chuyển động không phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc B. Khi thay đổi vật mốc thì khoảng cách giữa các vật đang xét cũng thay đổi. C. Khi vật rắn chuyển động tịnh tiến, quỹ đạo của các điểm trên vật giống nhau D. Nếu quỹ đạo chuyển động của một vật là đường thẳng thì vật đó chuyển động tịnh tiến. 15. Chọn câu sai A. Chuyển động tịnh tiến là chuyển động thẳng đều B. Chuyển động thẳng của ngăn kéo là chuyển động tịnh tiến C. Chuyển động tịnh tiến khi đường thẳng nói hai điểm bất kì trên vật luôn song song với chính nó (khi vật chuyển động) D. Mọi điểm trên vật chuyển động giống nhau, cùng vạch quỹ đạo như nhau.
- 16. Chọn câu phát biểu đúng : Chuyển động thẳng đều: A. Là chuyển động thẳng trong đó vận tốc không đổi B. Là chuyển động mà vật đi được những quảng đường bằng nhau C. Có vecto vận tốc không đổi về phương, chiều và độ lớn D. Có quảng đường đi tăng tỉ lệ với vận tốc 17. Điều kiện nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng đều? A. Chuyển động với vận tốc không thay đổi về độ lớn B. Chuyển động mà vật đi được những quảng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau C. Chuyển động có vecto vận tốc không thay đổi về độ lớn và hướng D. Chuyển động có quảng đường đi tăng tỉ lệ với vận tốc 18. Chọn câu sai A. Chuyển động thẳng với vận tốc có chiều không thay đổi là chuyển động thẳng đều B. Chuyển động thẳng đều có đồ thị vận tốc theo thời gian là một đường song song với trục hoành Ot C. Chuyển động thẳng đều có vận tốc tức thời không đổi D. Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị theo thời gian của tọa độ và của vận tốc là những đường thẳng 19. Trong chuyển động thẳng đều thì : A. Quảng đường đi được tăng tỉ lệ với vận tốc v B. Tọa độ x tăng tỉ lệ với vận tốc v C. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t D. Quảng đường đi được s tỉ lệ tuận với thời gian chuyển động t. 20. Đường đi của chuyển động thẳng đều : A. Tùy thuộc gốc tọa độ B. tùy thuộc chiều chuyển động C. Tùy thuộc vào độ lớn của chuyển dời D. Tùy thuộc gốc thời gian 21. Tọa độ M của vật chuyển động thẳng đều không thể có giá trị âm khi : A. Vận tốc dương B. Vị trí xuất phát trùng với gốc tọa độ O C. độ dời s dương D. Chiều dương cùng chiều với hướng OM 22. Chọn câu phát biểu sai : A. Đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều là đường thẳng B. Đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều là đường thẳng qua gốc tọa độ C. Nếu chọn gốc thời gian không trùng với thời điểm vật bất đầu chuyển động (t0 0) thì khoảng thời gian vật chuyển động là t t0 D. Nếu chọn gốc thời gian trùng với thời điểm vật bất đầu chuyển động thì phương trình tọa độ của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt 23. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau : “vận tốc của chuyển động thẳng đều là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của ………. Và có độ lớn ………. Theo thời gian. A. vận tốc, thay đổi B. Vận tốc, không đổi C. Chuyển động, thay đổi D. Chuyển động, không đổi
- 24. Vận tốc vật chuyển động thẳng có giá trị âm hay dương phụ thuộc vào : A. Chiều của chuyển động B. Chiều dương được chọn C. Chuyển động là nhanh hay chậm D. Câu A và B 25. Trong đồ thị chuyển động, đường biểu diễn song song trục Ot cho biết : A. Vận tốc không đổi B. Vận tốc bằng 0 C. Vận tốc tăng D. Vận tốc giảm 26. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc được định nghĩa là : A. Độ chênh lệch của vận tốc trong một khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó. B. Gia tốc được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc và khoảng thời gian xảy ra độ biến thiên đó. C. Đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc D. Cả hai câu B và C đều đúng. 27. Gia tốc là một đại lượng A. Đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động B. Đại số, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc C. Vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động D. Vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc 28. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có các tính chất : A. Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vectơ vận tốc và có phương vuông góc với vectơ vận tốc. B. Có độ lớn không đổi C. Có cùng hướng với vectơ vận tốc D. Luôn ngược hướng với vectơ vận tốc 29. Vật có chuyển động là chuyển động thẳng biến đổi đều nếu : A. Đường đi s được biểu diễn bằng đường thẳng trong hệ tọa độ (Ot, Os) B. Vận tốc biến thiên theo thời gian t C. Gia tốc có độ lớn không đổi D. Vectơ gia tốc không đổi và luôn theo hướng quỹ đạo 30. Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi thì : A. Vận tốc có độ lớn tăng B. Vận tốc không đổi hướng C. Vận tốc có thể đổi hướng D. Vận tốc có độ lớn giảm 31. Điều nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. Vectơ gia tốc không đổi và cùng hướng với vectơ vận tốc B. Gia tốc có độ lớn không đổi C. Vận tốc có độ lớn tăng đều theo thời gian D. vận tốc có độ lớn là hàm bậc nhất của thời gian 32. Trong trường hợp nào vật đi trên đường thẳng chuyển động nhanh dần đều : A. Xuống dốc B. Gia tốc a > 0 C. Có vectơ vận tốc cùng chiều dương. D. Vận tốc v
- B. Các quãng đường đi trong khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với dãy số lẽ liên tiếp C. Hiệu số những quãng đường đi trong những khoảng thời gian t bằng nhau liên tiếp là một hằng số D. Cả hai câu B và C đều đúng 35. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng nhất ? A. Chuyển động với gia tốc âm là chuyển động chậm dần đều B. Chuyển động với gia tốc dương là chuyển động nhanh dần đều C. Chuyển động chậm dần đều : a . v 0 D. Cả hai câu A, B đều đúng 36. Điều khẳng định nào dưới đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng chậm dần đều: A. Độ lớn của chuyển động không đổi B. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian C. Vận tốc của chuyển động giảm đều theo thời gian D. Cả A và B 37. Trong các kết luận nào dưới đây cho biết chuyển động là thẳng đều A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian bất kì bằng nhau B. Thời gian để đi được những quãng đường bằng nhau bất kì thì bằng nhau C. Gia tốc của vật bằng không, vận tốc của vật không đổi. D. Cả 3 trường hợp trên 38. Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là rơi tự do nếu được thả rơi ? A. Một cái lá cây. B. Một sợi dây C. Một chiếu khăn tay D. Một mẫu phấn 39. Sự rơi tự do là chuyển động : A. Thẳng đều B. Thẳng nhanh dần C. Thẳng nhanh dần đều D. Thẳng chậm dần đều 40. Chuyển động nào của vật dưới đây là chuyển động rơi tự do ? A. Chuyển động của một hòn đá được ném thẳng đứng từ dưới lên B. Chuyển động của một trái banh bóng rổ được thả rơi từ trên cao xuống C. Chuyển động của một hòn sỏi được thả rơi từ trên cao xuống D. Chuyển động của một viên bi trên một máng nghiêng 41. Chuyển động rơi tự do có đặc điểm : A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống B. Là một chuyển động thẳng nhanh dần đều C. có độ lớn vận tốc không đổi D. cả A và B 42. Ném một hòn sỏi từ dưới đất lên cao theo phương thẳng đứng. Lúc nào có thể coi như hòn sỏi chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. Lúc bắt đầu ném B. Lúc đang lên cao C. Lúc lên tới điểm cao nhất D. Lúc đang rơi xuông 43. Chuyển động rơi tự do có : A. Đồ thị vận tốc có dạng Parabol B. Vectơ gia tốc thay đổi theo gian C. Gia tốc theo phương thẳng đứng và luôn hướng xuống D. cả A và C đều đúng
- 44. Hai vật rơi tự do tại 2 nơi cùng độ cao và cùng vĩ độ thì : A. Vật nặng rơi nhanh bằng vật nhẹ B. Vật nặng rơi xuống trước C. Ở hai nơi có g khác nhau D. Ở mọi nơi có g = 9,8 m/s2 45. Các học sinh đưa ra những kết luận sau về chuyển động rơi. Kết luận nào đúng? Bỏ qua sức cản không khí A. Cả viên gạch rơi nhanh hơn nửa viên gạch vì trái đất hút nó một lực gấp đôi B. cả viên gạch rơi chậm hơn nửa viên gạch vì nó có quán tính gấp đôi C. Chúng rơi nhanh như nhau D. Cả A, B, C đều sai. 46. Một giọt nước rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0, từ độ cao 45m xuống. Nếu g = 10 m/s2 thì sao bao lâu giọt nước rơi tới mặt đất ? A. 2,12s B. 4,5s C. 3s D. 9s 47.Một vật rơi tự do từ độ cao 20m không vận tốc đầu (g = 10 m/s2 ). Thời gian chuyển động và vận tốc khi vật bất đầu chạm đất là : A. 2s và 10m/s B. 2s và 20m/s C. 4s và 40m/s D. 4s và 40m/s 48. Một vật rơi tự do từ độ cao 80m xuống. Sau bao lâu nó rơi tới mặt đất và vận tốc của vật rơi sau 2s là bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2 A. 2s và 20m/s B. 3s và 10m/s C. 4s và 15m/s D. 4s và 20m/s 49. Một vật rơi tự do từ độ cao 405m xuống đất tại nơi có g = 10 m/s2 . Thời gian vật rơi là t và quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng là s. Chọn đáp số đúng : A. t = 9s và s = 80m B. t = 9s và s = 85m C. t = 3s và s = 25m D. t = 8s và s = 75m 50. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu với g = 10m/s 2, trong giây cuối cùng vật rơi được 80m. Thời gian chuyển động của vật là : A. 4s B. 8s C. 7,5s D. 8,5s 51. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu với g = 10m/s 2 chạm đất với vận tốc 40m/s. Tính thời gian rơi trong 60m cuối cùng : A. 5s B. 1s C. 2s D. Đáp số đúng 52. Hai vật được thả từ 2 độ cao khác nhau. Vận tốc chạm đất của 2 vật là 4m/s và 2m/s. Tính độ chênh lệch độ cao của 2 vật ? (g = 10 m/s2) A. 0,6cm B. 0,8m C. 6m D. 60cm 53. Vật rơi tự do hết 8 giây. Cho g = 10m/s . Thời gian vật rơi 140 mét cuối cùng là : 2 A. 6s B. 4,5s C. 3,5s D. 2s 54. Thả rơi hòn đá từ độ cao h. Độ cao vật rơi được trong giây thứ 4 là : (g = 10m/s2) A. 30m B. 25m C. 20m D. 35m 55. Thả rơi hòn đá từ độ cao 405m. Thời gian vật rơi 75m cuối cùng là : A. 9s B. 0,88s C. 8,12s D. Đáp số khác 56. Hai vật rơi tự do. Thời gian rơi chạm đất của vật 1 gấp đôi thời gian rơi của vật 2. So sánh quãng đường rơi và vận tốc chạm đất của 2 vật A. S1 = 2s2 và v = 2v2 B. S1 = 4s2 và v = 4v2 C. S1 = 2s2 và v = 4v2 D. S1 = 4s2 và v = 2v2 57. Phi hành gia lơ lửng trong vệ tinh nhân tạo của trái đất do không có :
- A. Trọng lực B. Trọng lượng C. Khối lượng D. Trên, dưới 58. Gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ : A. nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống B. Bằng gia tốc của hòn đá ném xuống C. Giảm dần D. Bằng 0 khi lên cao tối đa 59. Gia tốc trọng trường trên cao hỏa là 3,7 m/s2. So với trên trái đất, một phi hành gia trên sao hỏa sẽ có : A. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng nhỏ hơn B. Khối lượng nhỏ hơn và trọng lượng lớn hơn C. Khối lượng không đổi, trọng lượng giảm D. Khối lượng giảm, trọng lượng khong đổi. 60. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ. B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp C. Chuyển động của chiếu đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe; xe chạy đều. D. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với mặt đường ; xe chạy đều. 61. Khi một vật quay thì : A. Mọi điểm của nó có cùng vận tốc góc B. Mọi điểm của nó có cùng vận tốc dài C. Mọi điểm của nó có cùng đường đi D. Mọi điểm của nó có cùng gia tốc 62. Chọn phát biểu đúng : A. Chỉ có nhng vật chuyển động tròn đều mới có cuh kì B. Tần số chỉ dùng để dò đài radio C. Chuyển động tròn đều bắt buộc phải có gia tốc D. Chuyển động tròn đều không có vận tốc đầu 63. Chọn câu đúng : A.Vận tốc dài của chuyển động tròn đều tỉ lệ thuận với bán kính quỹ đạo B. Vận tốc góc của chuyể động tròn đều tỉ lệ với vận tốc dài C. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính D. Gia tốc hướng tâm tỉ lệ nghịch với bán kính 64. Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có : A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo B. Có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tiến với quỹ đạo C. Có độ lớn không đổi nhưng có phương luôn thay đổi (trùng với tiếp tiến của đường tròn tại mọi điểm) D. Cả hai câu A, B đều đúng. 65. Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc tức thời có đặc điểm là : A. Có phương hướng vào bề lõm quỹ đạo v2 B. Có độ lớn không đổi và bằng aht = r C. Có phương hướng vào tâm O D. Cả hai câu B, C đều đúng 66. Vectơ gia tốc của chuyển động tròn đều có các tính chất :
- A. Đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vectơ vận tốc và có phương vuông gốc với vectơ vận tốc. B. Có độ lớn không đổi C. Có cùng hướng với vectơ vận tốc D. Cả A và B đều đúng 67. Đại lượng nào sau đây có độ lớn không đổi khi vật chuyển động tròn đều : A. Vận tốc góc B. vectơ vận tốc tức thời C. vectơ gia tốc hướng tâm D. Cả ba đại lượng A, B, C 68. Chuyển động tròn đều có : A. vectơ gia tốc luôn hướng về tâm quỹ đạo B. Độ lớn và phương của vận tốc không thay đổi C. Độ lớn của gia tốc không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo D. Cả A và B đều đúng. 69. Điều nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều : A. Vận tốc dài và vận tốc góc đều không đổi. B. Chuyển động có tính tuần hoàn C. Hợp lực tác dụng lên vật hướng tâm có độ lớn không đổi D. Chu kì quay tỉ lệ thuận với vận tốc 70. Trong chuyển động tròn đều, cho biết công thức nào dưới đây sai : 2 A. T = B. T = C. S = vt D. f = 2 2 71. Chọn câu đúng : A. Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có vận tốc dài hơn B. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kì quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn C. Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn D. Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kì, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn 72. Một vật chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo có bán kính xác định. Biết vận tốc vật tăng gấp 2 lần, hỏi kết luận nào sau đây là đúng ? A. Lực hướng tâm tác động lên vật tăng 2 lần. B. Vận tốc góc của vật tăng lên 4 lần C. Gia tốc của vật tăng lên 4 lần D. Gia tốc của vật không đổi. 73. Giả sử mặt trăng chuyển động tròn đều quanh trái đất nhưng khoảng cách gần hơn. Chu kì của mặt trăng sẽ : A. Không đổi B. Giảm đi C. Tăng lên D. Bằng không 74. Đĩa tròn tâm O quay đều, A và B trên đĩa với OA = 20cm, OB = 30cm thì chúng có cùng : A. Tần số B. Vận tốc dài C. Gia tốc D. Đường đi (nếu thời gian bằng nhau)
- 75. Điểm A trên vành đĩa bán kính 20cm quay đều và điểm B trên vành đĩa bán kính 30cm quay đều. Cả hai đi được những đoạn đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Như vậy chúng có : A. A = B B. vA = vB C. TA = TB D. aA = aB 76. Tần số của đầu kim phút là : 1 A. (s1) B. 60 phút 3600 1 C. (Hz) D. Không có câu nào đúng 60 77. Vật chuyển động tròn đều với vận tốc góc = 0,1 (rad/s) thì có chu kì quay là : A. 5s B. 10s C. 20s D. 30s 78. Một đĩa tròn có bán kính là 20cm, quay đều trong 5s được 10 vòng. Tính vận tốc dài của một điểm giữa bán kính của đĩa. Chọn đáp số đúng : A. v = 0,628m/s B. v = 6,28m/s C. v = 12,56m/s D. v = 1,256m/s 79. Một chiếc xe đạp đang chạy với vận tốc 40km/h trên một vòng đua có bán kính 100m. tính gia tốc hướng tâm của xe. Chọn đáp số đúng : A. 16m/s2 B. 0,11 m/s2 C. 0,4 m/s2 D. 1,23 m/s2 80. Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật bất kì có tính tương đối ? A. Vì trạng thái của vật đó được quan sát ở các thời điểm khác nhau B. Vì trạng thái của vật đó được xác định bởi những người quan sát khác nhau C. Vì trạng thái của vật đó không ổn định : lúc đứng yên, lúc chuyển động. D. Vì trạng thái của vật đó được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. 81. Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở trái đất ta sẽ thấy : A. Mặt trời đứng yên, trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất B. Mặt trời và trái đất đứng yên, mặt trang quay quanh trái đất C. mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay quanh mặt trời D. Trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay quanh trái đất 82. Khi khảo sát đồng thời chyển động của cùng một vật trong những hệ quy chiếu khác nhau thì quỹ đạo, vận tốc và gia tốc của vật đó giống nhau hay khác nhau ? A. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều khác nhau B. Quỹ đạo, vận tốc và gia tốc đều giống nhau C. Quỹ đạo khác nhau, còn vận tốc và gia tốc giống nhau D. Quỹ đạo giống nhau, còn vận tốc và gia tốc khác nhau 83. Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với vận tốc 5,5km/h, vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ là 1,5km/h. Tính vận tốc thuyền đối với bờ: A. 7km/h B. 4km/h C. 3,5km/h D. 2km/h 84. Cũng bài toán trên, nhưng thuyền chuyển động vuông góc với dòng nước. Hãy tính vận tốc v của thuyền đối với bờ sông A. v = 7km/h B. v = 5,7km/h C. v = 3,5km/h D. v = 4,2km/h 85. Theo công thức cộng vận tốc thì : A. Vận tốc tổng có thể bằng vận tốc thành phần B. Vận tốc tổng luôn lớn hơn vận tốc thành phần C. Vận tốc tổng nhỏ hơn hiệu 2 vận tốc thành phần
- D. Vectơ vận tốc tổng là đường chéo. 86. Một chiếc x2 lan chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ. Biết A, B cách nhau 36 km và nước chảy với vận tốc 4km/h. Vận tốc tương đối của xả lan so với nước là : A. 32km/h B. 8km/h C. 16km/h D. 12km/h 87. Theo kết quả cộng vận tốc, chọn cặp vận tốc nào dưới đây có thể cộng không cho kết quả là 5m/s được : A. 3m/s và 4m/s B. 11m/s và 16m/s C. 4m/s và 10m/s D. 10m/s và 13m/s 89. Chiếc thuyền chuyển động trên sông với vận tốc 40km/h, nước có vận tốc là 25km/h thì vận tốc của thuyền lúc này có thể nằm trong khoảng : A. Từ 25km/h đến 40km/h B. Từ 15km/h đến 65km/h C. Từ 15km/h đến 40km/h D. Từ 40km/h đến 65km/h 90. Máy bay có vận tốc 200km/h bay trong gió có vận tốc 80km/h thì vận tốc máy bay lúc này trong khoảng : A. Từ 80km/h đến 200km/h B. Từ 80km/h đến 280km/h C. Từ 120km/h đến 200km/h D. Từ 120km/h đến 280km/h 91. Định luật I Niutơn xác nhận rằng : A. Với mỗi lực tác dụng đều có 1 phản lực trực đối B. Vật giữ nguyên trạng thái nghỉ hay chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất kì vật nào khác. C. Khi hợp lực của các lực tác dụng lên một vật bằng không thì vật không thể chuyển động được D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng muốn dừng lại. 92. Định luật I Niutơn cho ta nhận biết : A. Sự cân bằng của mỗi vật B. Quán tính của mọi vật C. Trọng lượng của vật D. Sự triệt tiêu lẫn nhau giữa các lực trực đối 93. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn 94. Trong các câu phát biểu sau đây câu nào đúng : A. Một vật không thể liên tục chuyển động mãi mãi nếu không có lực nào tác dụng vào nó B. Vật bắt buộc phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng vào nó. C. Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì bắt buộc phải lặp tức dừng lại D. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực tác dụng vào nó 95. Chọn câu đúng : A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động được B. Một vật chuyển động nhanh dần khi chịu tác dụng một lực có độ lớn tăng dần C. Vật chuyển động nhanh dần khi chịu tác dụng nhiều lực D. Vật không thể chuyển động thẳng đều nếu chỉ có tác dụng 1 lực. 96. Chọn câu trả lời đúng nhất :
- A. Nếu không tác dụng lên vật một lực nào đó thì nó không chuyển động B. Một vật đang đứng yên, ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào C. Khi thấy vận tốc vật thay đổi thì đã có lực không cân bằng tác dụng lên vật D. Cả 3 đều đúng 97. Chọn cân đúng : A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó 98. Nếu một vật đang chuyển động bổng nhiên tất cả các lực tác dụng lên nó ngừng tác dụng thì : A. Vật lập tức dừng lại ngay B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại C. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển động chậm dần rồi sẽ chuyển động thẳng đều 99. Chọn câu đúng : A. Vật bao giờ cũng chuyển động theo hướng của lực B. Không cần có lực tác dụng vòa vật thì vật vẫn có thể chuyển động tròn đều. C. Một vật đang đứng yên nếu chịu tác dụng của một lực F không đổi sẽ chuyển động thẳng đều D. Cả 3 câu trên sai 100. Định luật II Niutơn xác nhận rằng : A. Khi một vật chịu tác dụng của một vật khác thì nó cũng tác dụng lên vật khác đó một phản lực trực hồi B. Gia tốc của 1 vật tỉ lệ với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ ngịch với khối lượng của vật đó C. Khi lực tác dụng lên vật bằng không thì vật chuyển động thẳng đều do quán tính D. Khi chịu tác dụng của 1 lực không đổi thì vật chuyển động với vận tốc không đổi. 101. Định luật II Niutơn cho ta nhận biết : A. Sự hiện diện của các lực lượng tự nhiên. B. Công dụng của lực trong tự nhiên. C. Sự cần thiết của việc phân tích lực tác dụng vào vật. D. Sự liên hệ giữa gia tốc và khối lượng vật. F 102. Theo định luật II Niutơn ta có : a = từ định luật ta suy ra : m A. Khối lượng của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với gia F tốc của vật (m = ) a B. Vật luôn chuyển động theo hướng của vật.
- C. Vật chỉ chuyển động theo hướng của lực nếu chuyển động là thẳng biến đổi đều. D. Gia tốc của vật luôn cùng hướng với lực. 103. Phát biểu nào sau đây về lực là đúng : A. Quãng đường mà vật đi được tỉ lệ với lực tác dụng lên vật. B. Khi có lực tác dụng lên vật, vận tốc vật tăng lên. C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại khi lực tác dụng lên vật bằng không D. Gia tốc của vật luôn có cùng phương và chiều với lực tác dụng lên vật. 104. Nếu hợp lực tác dụng lên vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên thì ngay khi đó : A. Vận tốc vật tăng lên 2 lần B. Vận tốc vật giảm đi 2 lần C. Gia tốc vật tăng lên 2 lần D. Gia tốc vật giảm đi 2 lần 105. Khối lượng của một vật không ảnh hưởng đến : A. Gia tốc của vật khi vật chịu tác dụng của một lực không đổi. B. Phương và chiều của lực tác dụng lên vật C. Trọng lực tác dụng lên vật D. Mức quán tính của vật 106. Chất điểm đang đứng yên chịu tác dụng của hợp lực F có giá trị không đổi thì : A. Chuyển động thẳng đều B. Chuyển động đều C. Đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều D. Chuyển động thẳng biến đổi đều 107. Chọn câu sai : A. Vectơ lực theo hướng vecto gia tốc B. Vật sẽ chuyển động thẳng đếu khi lực tác dụng có độ lớn không đổi. C. Định luật II Niutơn cho biết cách đo lực D. Gia tốc vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng nếu lực tác dụng không đổi. 108. Một vật đang chuyển động thẳng đều sẽ chuyển động chậm dần đều nếu tác dụng vào vật một lực : A. Cùng phương với vận tốc. B. Có phương và độ lớn không đổi C. Cùng phương vận tốc và độ lớn không đổi D. Kết luận khác 109. Vật chịu tác dụng lực 10N thì gia tốc là 2m/s2. Nếu vật đó thu gia tốc là 1m/s2 thì lực tác dụng là : A. 1N B. 2N C. 5N D. 50N 110. Một vật khối lượng 100g chuyển động trên một đường thẳng nằm ngang với gia tốc 0,05ms2. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là : A. 0,005 N B. 5 N C. 0,05N D. Chưa đủ dữ kiện để tính độ lớn của hợp lực này 112. Xe khối lượng m = 2 tấn đang chạy, tắt máy nhưng không thắng. Biết lực ma sát là 500N không đổi. Xe sẽ : A. Tiếp tục chuyển động thẳng đều B. Ngừng lại C. Chuyển động chậm dần đều với gia tốc 4m/s2 D. Chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,25m/s2
- 113. Một lực F truyền cho một vật khối lượng m 1 một gia tốc 6 m/s2 , truyền cho m2 gia tốc 3 m/s2. Lực F sẽ truyền cho m1 + m2 một gia tốc là : A. 9 m/s2 B. 4,5 C. 3 m/s2 D. 2 m/s2 114. Xe khối lượng 100g chuyển động trên đường ngang với vận tốc 36km/h thì tắt máy và thắng xe bằng lực F = 5000N. Đoạn đường chạy thêm cho đến khi dừng là : A. 20m B. 10m C. 15m D. Tất cả đều sai 115. Muốn một tahng máy khối lượng 500kg lên nhanh dần đều thì lực của dây kéo tác dụng vào thang máy phỉa là : (g = 10 m/s2) A. 500N B. 4500N C. 5500N D. 5000N 116. Một lực tác dụng vào vật trong khoảng thời gian 1 giây làm vận tốc vật thay đổi từ 8cm/s đến 5cm/s. Tiếp đó tăng độ lớn lực lên gấp đôi và giữ nguyên hướng của lực, xác định vận tốc của vật sau khi tăng lực được 2 giây A. 7cm/s B. 7cm/s C. 12cm/s D. 12cm/s 117. Chọn đáp số đúng Tác dụng một lực F không đổi làm vật dịch chuyển từ trạng thái nghỉ được 1 độ dời s và đạt vận tốc v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì cùng với độ dời s, vận tốc vật đã tăng lên thêm bao nhiêu ? A. n lần B. n2 lần C. n lần 2n lần 118. Một vật khối lượng m = 2kg được kéo lên thẳng đứng với lực kéo có độ lớn F = 24N Bỏ qua lực cản không khí và lầy g = 10 m/s2. Gia tốc của vật có độ lớn : A. 10 m/s2 B. 12 m/s2 C. 2 m/s2 D. Giá trị khác 119. Muốn một thang máy khối lượng 500kg lên nhanh dần đều thì lực của dây kéo tác dụng vào thang máy phải là (g = 10 m/s2) A.500N B.5500N C. 5000N D. 4500N 120. Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc nhẹ một đoạn dây ở hai đầu có treo 2 quá cân cùng khối lượng 450g. Thêm quả cân một gia trọng 0g thì các quả cân sẽ chuyển động với gia tốc là (g = 10 m/s2) A. 0,9 m/s2 B. 1 m/s2 C. 1,1 m/s2 D. 1,8 m/s2 121. Trọng lượng của một vật đặt tên sàn thang máy sẽ giảm khi : A. Đi xuống nhanh dần đều B. Đi xuống chậm dần đều C. Đi lên đều 122. Chọn đáp số đúng Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực là 4N, 5N, 6N. Nếu bỏ lực 6N thì hợp lực của 2 lực còn lại là : A. 9N B. 6N C. 1N D. 3N 123. Chọn đáp số đúng Hai lực đồng quy có độ lớn là 9N và 12N. Giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực : A. 25N B. 2N C. 1N D. 15N 124. Ba lực đồng phẳng nào có thể làm chất điểm cân bằng : A. 25N, 50N và 100N B. 5N, 10N và 20N C. 20N, 20N và 20N D. 8N, 16N và 32N 125. Muốn cho một vật chịu tác dụng của 3 lực ở trạng thái cân bằng thì 3 lực đó phải thỏa mãn những điều kiện nào trong những điều kiện sau : A. Đồng phẳng B. Đồng quy
- C. Cùng độ lớn D. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ 3 126. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ 3 Câu trả lời nào sau đây là đúng : A. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện 1 và 3 B. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện 2 và 3 C. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện 1, 2 và 3 D. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện 4 127. Tác dụng vào vật 3 lực có độ lớn khác không và cả 3 không cùng nằm trong một mặt phẳng. ban đầu vật đứng yên, vật sẽ : A. Đứng yên B. Chuyển động thẳng đều C. Chuyển động thẳng biến đổi đều D. Chuyển động tròn đều 128. Vật P = 100N được treo cao bởi sợi dây thẳng đứng. Tác dụng một lực 58N theo phương ngang lên vật thì dây treo bị lệch một góc so với phương thẳng đứng là : A. 300 B. 450 C. 600 D. 750 129. Định luật III Niutơn cho ta nhận biết : A. Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật B. Sự phân biệt giữa lực và phản lực C. Sự cân bằng giữa lực và phản lực D. Qui luật cân bằng cảu các lực trong tự nhiên 130. Cặp “lực và phản lực” trong định luật Niutơn II : A. Tác dụng vào cùng một vật B. Tác dụng vào hai vật khác nhau C. Đó là cặp lực trực đối cân bằng nhau D. câu B và C đều đúng 131. Chọn câu sai : A. Lực và phản lực xuất hiện và mất đi đồng thời B. Lực và phản lực là hai lực cân bằng triệt tiêu nhau C. Lực và phản lực là hai lực không cân bằng nhau D. Lực và phản lực là hai lực không cùng một điểm đặt 132. Một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa để nó chuyển động vae62 phía trước là lực : A. Lực ngựa kéo xe B. Lực xe kéo lại ngựa C. Lực do ngựa đạp xuống mặt đường D. Phản lực mặt đất tác dụng lên con ngựa 133. Xe A kéo xe B lên dốc chuyển động nhanh dần. Lực mà xe A tác dụng lên xe B thì : A. Bằng lực mà xe B tác dụng lên xe A B. Lớn hơn lực xe B tác dụng lên xe A C. Bằng lực xe B tác dụng lên đường D. Bằng lực mặt đường tác dụng lên xe B 134. Giậm mạnh chân xuống đất bằng lực F để nhảy lên khỏi mặt đất thì phản lực mà trái đất tác dụng lên người phải : A. Bằng trọng lượng P và nhỏ hơn lực F B. Bằng trọng lượng P và bằng lực F
- C. Lớn hơn trọng lượng P và bằng lực F D. Lớn hơn trọng lượng P và lớn hơn lực F 135. Vật trọng lượng 1N được kéo lên bởi lực 1N sẽ thu được : A. vận tốc 1m/s B. Gia tốc 0 m/s2 C. Gia tốc 1 m/s2 D. Gia tốc 10 m/s2 136. Hai nhóm học sinh chơi kéo co bằng một sợi dây bền. ta nhận thấy : A. Nhóm thắng cuộc có lực kéo lớn hơn B. Nhóm thắng cuộc có khối lượng lớn hơn C. Nhóm thắng cuộc có lực căng dây lớn hơn D. Nhóm thắng cuộc có lực ma sát với mặt đất lớn hơn 137. Một lực sĩ nằm để tảng đá lớn trên người, người khác dùng búa đập vỡ tảng đá. Tìm lời giải thích : A. Tảng đá phải nhẹ để người nằm chịu được B.Tảng đá phải rất nặng để quán tính lớn nên gia tốc của nó nhỏ C. Lực của búa bị phản lực của tảng đá triệt tiêu nên người không chịu lực D. Tảng đá phải dễ vỡ để các mảnh nhanh chóng thu gia tốc bắn ra chỗ khác 138. Một võ sĩ biểu diễn chặt vỡ gạch bằng tay không. Tìm phát biểu đúng : A. Chặt viên gạch vỡ thì tay không đau vì lực tập trung tác dụng lên vật B. Phải hành động dứt khoát để gạch vỡ trước khi phản lực tác dụng vào tay C. Phải có nội lực thâm hậu mới bảo vệ được bàn tay D. Tay vẫn chịu lực như người bình thường nhưng nhờ rèn luyện nên người chịu được 139. Có hai vật chồng lên nhau và đặt trên mặt đất phẳng ngang như hình (trang 43). Tác dụng lực nén F thẳng đứng lên vật ở trên. Các khối lượng là m 1, m2. Trong diue962 kiện đó phản lực của mặt đất tác dụng lên vật m2 ở dưới độ lớn bằng : A. (m1 + m2)g B. m2g C. F + (m1 + m2)g D. Biểu thức khác 140. Trong tương tác giữa hai vật ta luôn có : A. Gia tốc 2 vật thu được tỉ lệ với khối lượng của chúng B. Nếu 2 vật cùng khối lượng thì ggia tốc của chúng thu được bằng nhau C. Gia tốc 2 vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng và ngược hướng D. cả 3 câu A, B, C đều đúng 141. Trong tương tác giữa 2 vật : A. Gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược hướng B. Gia tốc mà mỗi vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó C. hai lực tương tác trực đối nhưng không cần bằng nhau vì tác dụng vào hai vật D. A,B, C đều đúng 142. Hai chất điểm bất kì hút nhau với 1 lực … A. tỉ lệ nghịch với tích 2 khối lượng, tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng B. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng, tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng C. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng
- D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng 143. Chọn câu đúng : Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hập dẫn giữa chúng có độ lớn : A. Tăng gấp đôi B. Giảm đi một nửa C. Tăng gấp bốn D. Giữ nguyên như cũ 144. R là bán kính trái đất. Muốn lực hút của trái đất lên vật giảm đi 9 lần so với khi vật ở trên mặt đất, thì vật phải cách mặt đất A. 9R B. 3R C. 2R D. 8R 145. Khoảng cách trung bình giữa tâm trái đất và tâm mặt trăng bằng 60R (R : bán kính trái đất). Khối lượng mặt trăng nhỏ hơn khối lượng trái đất 81 lần. Tại điểm nào trên đường nối tâm trái đất và tâm mặt trăng, lực hút của trái đất và mặt trăng lên vật cân bằng nhau. A. 54R B. 45R C. 36R D. 27R 146. Trọng lực là : A. Lực hút của trái đất tác dụng vào vật B. Lực hút giữa hai vật bất kì C. Trường hợp riêng của lực hấp dẫn D. Câu A, C đúng 147. Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ : A. Định luật I Niutơn B. Định luật II Niutơn C. Định luật III Niutơn D. Định luật vạn vật hấp dẫn 148. Để trọng lực vật giảm xuống còn một nửa so với ở trên mặt đất, ta phải đưa vật lên một độ cao h cách mặt đất bằng bao nhiêu ? A. h = 1,41RĐ B. h = 2 RĐ 1 C. h = RĐ D. h = 0,41 RĐ 2 149. Nếu bán kính của hai quả cầu đồng chất và khoảng cách giữa tâm của chúng cùng giảm đi 2 lần, thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào ? (Quả cầu án kính r có 4 thể tích là v = r3) 3 A. Giảm 8 lần B. Giảm 9 lần C. Tăng 2 lần D. Không thay đổi 150. Chọn câu sai : A. Trọng lượng của vật là sức hút của trái đất lên vật B. Trọng lượng vật là tổng hợp lực của trọng lực và lực quán tính C. Trọng lượng vật có thể tăng hoặc giảm D. Trọng lực luôn hướng xuống và độ lớn P = mg. 151. Cho gia tốc g ở mặt đất là 10 m/s2 thì ở độ cao bằng bán kính trái đất, gia tốc này sẽ là : A. 5 m/s2 B. 7,5 m/s2 C. 20 m/s2 D. 2,5 m/s2 152. Thiên vương tinh có khối lượng lớn hơn khối lượng của trái đất 15 lần và đường kính thì lớn hơn 4 lần. Gia tốc trọng trường trên bề mặt thiên vương tinh gần đúng bằng : A. 5 m/s2 B. 9 m/s2 C. 36 m/s2 D. 150 m/s2
- 153. Bi A trọng lượng gấp 5 bbi B. Cùng một lúc, tại một nơi : bi A được thả rơi tự do, còn bi B ném ngang. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng : A. A chạm đất trước B B. A chạm đất sau B C. Cả hai chạm đất cùng lúc D. Tùy ném ngang mạnh hay nhẹ 154. Banh A được ném ngang, cùng lúc banh B được thả rơi tại cùng một độ cao thì : A. banh A chạm đất trước B. Banh B chạm đất trước C. Chạm A chạm đất với vận tốc lớn hơn B D. Banh B chạm đất với vận tốc hơn A 155. một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 1,5m (theo phương ngang) ? Lấy g = 10 m/s2. Hỏi thời gian chuyển động và vận tốc của bi lúc rời khỏi bàn . A. 0,35s ; 4,28m/s B. 0,125s ; 12m/s C. 0,5s ; 3m/s D. 0,25s ; 6m/s 156. Một viên đạn được bắn đi từ điểm O với vận tốc đầu v 0 nằm ngang có độ lớn 100m/s thì 5 giây sau viên đạn chạm đất. Nếu v0 vẫn nằm ngang nhưng có độ lớn 50m/s thì thời gian để viên đạn chạm đất sẽ là : A. 2,5s B. 5s C. 10s D. 20s 157. Một vật được ném từ điểm O cách đất 20m với vận tốc đầu v 0 = 20m/s theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc chạm đất của vật là : A. 10 2 m/s B. 20m/s C. 20 2 m/s D. 40m/s 158. Từ đỉnh tháp cao 245m, một vật được ném theo phương ngang chạm đất cách chân tháp 10m, cho g = 10 m/s2. Vật tốc ném ngang là : A. 21m/s B. 12m/s C. 15m/s D. 30m/s 159. Vật được ném xiên lên cao từ dưới đất với góc ném (so mặt ngang). Vận tốc vật lúc chạm đất : A. Lớn hơn vận tốc ném B. Nhỏ hơn vận tốc ném C. Bằng vận tốc ném D. Lớn hơn hay nhỏ hơn là tùy góc xiên 160. Một viên đạn được bắn đi với vận tốc v 0 hợp với phương ngang một góc . Phương trình quỹ đạo của viên đạn là : y = 0,001 x2 + x. Góc có giá trị bao nhiêu ? A. 600 B. 450 C. 300 D. Không tính được. 161. Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi : A. Vật bị nén B. Vật bị giãn C. Vật có gắn lò xo D. Vật bị biến dạng 162. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo ….. A. Hướng theo trục lò xo vào phía trong B. Hướng theo trục lò xo ra phía ngoài C. Hướng vào phía trong D. Hướng ra phía ngoài 163. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo …. A. Tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo B. Tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo C. Tỉ lệ với khối lượng của vật.
- D. Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. 164. Kết luận nào sau đây là không đúng đối với lực đàn hồi : A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng B. Luôn luôn là lực kéo C. Tỉ lệ vơi độ biến dạng D. Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng 165. Một vật được treo vào đầu dưới của lò xo có khối lượng không đáng kể so với khối lượng vật, đầu trên của lò xo móc vào giá đỡ, vật làm lò xo dãn cho đến khi đứng yên A. Lực đàn hồi do lò xo tác dụng vào vật và lực do vật tác dụng vào lò xo B. Lực do trái đất hút vật và lực do vật và lò xo tác dụng vào giá đỡ C. Lực do vật kéo dãn lò xo và trọng lực tác dụng vào vật đó D. Lực do trái đất tác dụng vào vật và lực đàn hồi do lò xo tác dụng vào vật. 166. Khi tập thể dục tay bằng cách kéo một lò xo dãn ra. Để kéo dãn 10cm đầu cần 5N, để kéo dãn thêm 10cm cần : A. Lớn hơn 10N vì dãn những đoạn về sau càng khó B. 10N vì cùng độ dãn thì lực bằng nhau C. 15N vì độ dãn càng nhiều thì độ cứng càng tăng D. Không xác định được 167. Một lò xo có độ cứng k. một nửa lò xo có độ cứng là : k A. B. k C. 2k D. 4k 2 168. Một lò xo nhẹ được cắt làm 2 đoạn bằng nhau. Gắn hai đoạn với nhau bằng cách nối các điểm đầu và cuối với nhau để có một lò xo ghép song song. Trong điều kiện đó so sánh độ cứng của lò xo ghép với độ cứng của lò xo ban đầu thì kết quả là : A. Tăng 2 lần B. Tăng 4 lần C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần 169. Treo vật có khối lượng 2kg thì lò xo dãn 3cm, còn treo vật có khối lượng 4,5kg thì lò xo dãn : A. 1,33 cm B. 9 cm C. 2,25 cm D. 6,75 cm 170. một lò xo có chiều dài tự nhiên 15 cm. Khi treo vật 200g thì lò xo dài 16 cm. Tính độ dãn của lò xo khi treo vật 400g A. 2 cm B. 18cm C. 4cm D. 17cm 171. Một lò xo khi treo m1 = 500g thì dài I1 = 72,5 cm, khi treo m2 = 200g thì dài 65cm, độ cứng lò so là (g = 10m/s2): A. k = 20N/m B. k = 30N/m C. k = 40 N/m D. k = 50N/m 172. Một lò xo treo vật khối lượng 1kg thì 21cm. Treo vật 2kg dài 22cm. Hỏi treo cả 2 vật nói trên vào lò xo này thì dài bao nhiêu ? A. 43 cm B. 23cm C. 22,5cm D. 19cm 173. Lực ma sát nghỉ …… A. Không có hướng nhất định, luôn ngược hướng với hướng của lực tác dụng B. Không có hướng nhất định C. Có hướng nhất định D. Luôn cùng hướng của lực
- 174. Lực ma sát nghỉ có những đặc điểm nào sau đây : A. Đóng vai trò lực phát động B. Đóng vai trò lực cản chuyển động C. Giúp tay ta có thể cầm, nắm được các vật D. Câu A, C đều đúng 175. Lực ma sát nghỉ không có tính chất nào sau đây ? A. Luôn ngược hướng với vận tốc của vật B. Có phương song song với vật tiếp xúc C. Có cường độ tùy thuộc vào ngoại lực D. Có thể bằng không dù mặt tiếp xúc không nhẵn 176. Khi nào có ma sát nghỉ : A. Bàn nằm im trên mặt đường ngang B. Bàn nằm im trên mặt đường dốc C. Bàn nằm im trên mặt đường ngang và bị kéo D. Câu B và C 177. Chọn câu sai : A. Lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực và có độ lớn không đổi B. Lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực C. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện khi vật nằm im có xu hướng chuyển động D. Lực ma sát nghỉ có thể bằng ma sát trượt 178. Lực ma sát nghỉ đóng vai trò nào : A. Giúp người đi, xe chạy được… B. Cản chuyển động trượt C. Làm ta khó cầm, nắm vật D. Làm vật bị đè, ép lên mặt tiếp xúc 179. Vật đặt trên đĩa quay tròn. Vật chuyển động tròn theo đĩa do : A. Lực ma sát trượt B. Lực ma sát nghỉ C. Lực ma sát lăn D. Lực li tâm 180. Lực ma sát trượt …….. A. Có độ lớn tỉ lệ với trọng lượng của vật B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực C. Có độ lớn tỉ lệ với khối lượng của vật D. Có độ lớn tỉ lệ với vận tốc của vật 181. Lực ma sát trượt không phụ thuộc yếu tố nào : A. Diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật B. Bản chất và các điều kiện về bề mặt C. Áp dụng lên mặt tiếp xúc D. Câu A, B đều đúng 182. Một khối cao su hình khối chữ nhật với các mặt đều nhẵn như nhau được kéo chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang. Lực ma sát tác dụng lên vật sẽ : A. Không đổi với mọi mặt và mọi vận tốc B. Tăng theo vận tốc C. Tăng theo diện tích mặt tiếp xúc D. Cả b và C đều đúng 183. Để làm giảm ma sát, người ta thường không chọn cách : A. Bôi trơn B. Dùng ổ bi, con lăn
- C. Làm nhẵn bộ mặt sằn sùi D. Chà láng 184. Lực ma sát trượt không phụ thuộc các yếu tố nào : A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật B. Áp lực lên mặt tiếp xúc C. Bản chất và các điều kiện về bề mặt D. Cả A và C đều đúng 185. Kéo một vật và nâng vật này, trường hợp nào dễ hơn và vì sao : A. Nâng dễ và vì không ma sát như khi kéo B. Kéo dễ vì vật không bị lực hút của trái đất C. Kéo dễ vì trọng lực được cân bằng với phản lực. D. Kéo dễ vì chỉ cần thắng lực ma sát mà hệ số ma sát thường nhỏ hơn 1 186. Xe chạy nhanh khó hãm phanh hơn xe chạy chậm vì : A. Lực ma sát nghỉ giảm khiến xe khó dừng hơn. B. Gia tốc lớn nên quãng đường dừng lại dài hơn C. Phản lực mặt đường giảm, lực ma sát giảm, khó dừng D. Bánh xe quay nhanh hơn thì hệ thống phanh khó kìm bánh xe lại hơn 187. Ô tô chuyển động thẳng đều dù luôn có lực kéo của động cơ vì : A. Tổng hợp các lực bằng không B. Trọng lực xe cân bằng với phản lực mặt đường C. Lực kéo cân bằng với lực ma sát D. Trọng lực xe cân bằng với lực ma sát 188. Dùng lực kéo nằm ngang 100 000N kéo đều tấm bê tông 20 tấn trên mặt đất. Cho g = 10m/s2. Hệ số ma sát giữa bê tông và đất. A. 0,2 B. 0,5 C. 0,02 D. 0,05 189. một đoàn tàu chuyển động đều trên đường ray nằm ngang, lực cản bằng 5.10 4N. Hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là = 0,2 . Lấy g = 10m/s 2. Khối lượng của đầu máy là : A. 10 tấn B. 20 tấn C. 25 tấn D. Một giá trị khác 190. Xe khối lượng 1000kg chạy thẳng trên đường ngang với hệ số ma sát = 0,01. Lực kéo của động cơ F = 500N. Sau khi khởi hành 10 giây xe đi được quãng đường (g = 10 m/s2) : A. 10m B. 20m C. 30m D. 40m 191. Kéo vật có m = 20kg trượt đều trên sàn nhà với F = 60N hợp với phương ngang góc 300. Tìm hệ số am sát (cho 3 = 1,7 ; g = 10m/s2) A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 192. Vật 2kg bị ép vuông góc vào tường bởi lực F. Hệ số ma sát nghỉ là 0,5. Lấy g = 10m/s2.. Tính lực F tối thiểu để vật đứng yên : A. 20N B. 30N C. 40N D. 50N 193. Vật đang trượt dốc trên mặt nghiêng , độ lớn lực ma sát là : A. Fms = P B. Fms = mg sin C. Fms = mg cos D. Fms = mg cos 194. Vật đang trượt trên dốc nghiêng, hệ số ma sát sẽ thay đổi thế nào khi khối lượng vật tăng gấp 2 A. Không đổi B. Tăng gấp 2 C. Giảm gấp 2 D. Giá trị khác
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn