Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
21 ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VỀ HIỆU QUẢ<br />
CỦA SI RÔ HOASTEX TRONG ĐIỀU TRỊ GIẢM HO Ở TRẺ EM:<br />
MỘT NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ TRƯỚC-SAU<br />
Nguyễn Thị Kim Thoa*, Lê Nguyễn Thanh Nhàn**, Nguyễn Thị Hồng Cẩm*, Nguyễn Thị Xuân Thu*,<br />
Từ Thị Hoàng Phượng*, Nguyễn Thị Thu Hương*, Phạm Thị Bạch Thủy*, Phạm Thị Hải Yến**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Si rô Astex hay HoAstex, một trong những thuốc ho ở trẻ em có<br />
nguồn gốc thảo dược, đã được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiệu<br />
quả của loại thuốc ho này đến mức độ nào vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu<br />
này nhằm đánh giá hiệu quả của HoAstex trong điều trị giảm ho ở trẻ em.<br />
Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu lượng giá trước sau được thực hiện trên 100 bệnh nhi từ 2<br />
tháng đến 5 tuổi mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhập viện điều trị tại Khoa Nội Tổng Quát 1, Bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012. Hiệu quả của HoAstex được đánh giá<br />
qua mức độ ho của bệnh nhi ở các thời điểm trước và sau khi sử dụng. Mức độ ho được đo lường bằng thang<br />
điểm VAS và VCD.<br />
Kết quả & Bàn luận: Có 100 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 18,74 ±13,35 tháng, nam<br />
chiếm 58%, 12% có sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện, chẩn đoán lúc nhập viện là viêm hô hấp trên<br />
(21%), viêm họng (22%), viêm mũi họng (14%), viêm phế quản (21%), viêm tiểu phế quản (15%), tiêu chảy<br />
cấp (8%), rối loạn tiêu hóa (12%), nhiễm siêu vi (6%), sốt cao co giật (2%), viêm thanh khí phế quản (1%), dị<br />
ứng da (1%). Trong đó, có 23 trường hợp có hai trong số những chẩn đoán trên. Điểm VAS và VCD đều giảm<br />
một cách có ý nghĩa thống kê (p14 ngày; (3) Bệnh nhi phải<br />
chuyển khoa khác trước khi hoàn tất nghiên cứu;<br />
(4) Đang điều trị bệnh tiểu đường(8); (5) Thân nhân<br />
bệnh nhi không biết đọc, không biết viết; (6) Thân<br />
nhân bệnh nhi không có đủ thời gian hoàn tất<br />
được phiếu đánh giá ho.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho một<br />
nghiên cứu lượng giá trước-sau (before-after<br />
study)(7). Với ngưỡng ý nghĩa thống kê<br />
alpha=0,05, lực của test 80%, hệ số tương quan<br />
giữa hai lần đo r =0,5 (để có cỡ mẫu tối đa), chúng<br />
tôi tính được cỡ mẫu là 88 đối tượng. Cỡ mẫu này<br />
có khả năng phát hiện một hệ số ảnh hưởng 30%.<br />
Tuy nhiên để trừ hao những trường hợp bỏ cuộc<br />
và thiếu sót dữ liệu (missing data), chúng tôi<br />
quyết định thu thập số liệu trên 100 bệnh nhi.<br />
<br />
Đo lường kết cục (outcome measurement)<br />
Hiệu quả giảm ho của thuốc si rô HoAstex<br />
đã được đánh giá ở 7 thời điểm: lúc nhập viện trước khi sử dụng si rô HoAstex, 2 giờ, 4 giờ, 6<br />
giờ và 2 giờ, 4 giờ và 6 giờ sau liều thứ hai.<br />
Chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá ho cấp<br />
tính ở trẻ em VAS (Visual Analogue Scale) và<br />
<br />
144<br />
<br />
VCD (Verbal Category Descriptive Scale) để<br />
đánh giá mức độ ho(3,6).<br />
VAS là thang điểm đánh giá ho do người<br />
chăm sóc trẻ tự đánh giá. VAS có giá trị nhỏ nhất<br />
là 0 tương ứng với trẻ không ho, và lớn nhất là 10<br />
tương ứng với mức độ ho nặng nhất.<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9 10<br />
<br />
Điểm càng cao mức độ ho càng nặng<br />
<br />
VCD là thang điểm đánh giá mức độ ho ở trẻ<br />
em được căn cứ vào tần suất xuất hiện cơn ho và<br />
ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt hằng ngày của<br />
bệnh nhi như ăn, bú, ngủ, chơi. Người chăm sóc<br />
trẻ sẽ được phát một bảng nhật ký ghi nhận số lần<br />
ho và các ảnh hưởng của cơn ho đến sinh hoạt<br />
của trẻ. Mức độ ho của bệnh nhi được đánh giá<br />
qua thang điểm như sau: 0 điểm: không ho; 1<br />
điểm: ho 1 đến 2 cơn 2 điểm: ho nhiều hơn 2 cơn;<br />
3 điểm: ho thường xuyên nhưng không ảnh<br />
hưởng đến sinh hoạt hằng ngày; 4 điểm: ho<br />
thường xuyên và có ảnh hưởng đến sinh hoạt<br />
hằng ngày; 5 điểm: Sinh hoạt hằng ngày thường<br />
xuyên bị ảnh hưởng nhiều do ho.<br />
Điểm đánh giá ho theo VCD do nghiên cứu<br />
viên quyết định dựa vào tần suất ho và ảnh<br />
hưởng của nó đến sinh hoạt hằng ngày như đã<br />
trình bày ở trên.<br />
<br />
Qui trình tiến hành nghiên cứu<br />
Bệnh nhân nhập khoa Nội Tổng Quát 1 trong<br />
thời gian từ tháng ngày 1/12/2011 đến 23/4/2012<br />
thỏa các tiêu chí chọn mẫu và chấp thuận tham<br />
gia nghiên cứu bằng văn bản đã được đưa vào<br />
nghiên cứu. Nghiên cứu viên thu thập thông tin<br />
về dân số học, tình hình bệnh hiện tại, chẩn đoán<br />
lúc nhập viện và kết cuộc điều trị. Người chăm<br />
sóc trẻ được phát bảng tự đánh giá ho bao gồm 1<br />
bản VAS và 1 bản nhật ký ho. Người chăm sóc trẻ<br />
điền vào mẫu VAS và nộp lại cho điều dưỡng<br />
nghiên cứu trước khi nhận spHoAstex. Nhật ký<br />
ho đã được thu lại 12 giờ sau đó.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Xử lý và trình bày số liệu<br />
Do việc xem VAS và VCD là các biến số liên<br />
tục (thang khoảng-interval scale) hay biến số thứ<br />
tự (ordinal scale) hiện giờ vẫn còn nhiều bàn cãi(5)<br />
nên trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ xử lý số<br />
liệu theo cả hai hướng. Số liệu sẽ được trình bày<br />
bằng tỷ lệ phần trăm đối với các biến số định<br />
danh. Các biến số liên tục có phân phối bình<br />
thường sẽ được trình bày bằng số trung bình,<br />
khoảng tin cậy 95% của số trung bình và độ lệch<br />
chuẩn và kiểm định sự khác biệt bằng phép kiểm<br />
t cặp đôi hoặc ANOVA lặp lại (repeated<br />
ANOVA). Đối với các biến số liên tục có phân<br />
phối không bình thường hay biến số thứ tự sẽ<br />
được trình bày bằng số trung vị, giá trị nhỏ nhất,<br />
giá trị lớn nhất và khoảng tin cậy 95% của số<br />
trung vị. Khoảng tin cậy 95% của số trung vị sẽ<br />
được tính bằng phương pháp boostrap trên phần<br />
mềm STATA 10.0. Wilcoxon test và Friedman<br />
test được dùng để kiểm định hai hay nhiều số<br />
trung bình của các biến số có phân phối không<br />
bình thường hoặc biến số thứ tự. Ngưỡng ý nghĩa<br />
p=0,05 được áp dụng trong tất cả các phép kiểm.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch<br />
Việc đánh giá mức độ ho của bệnh nhi có thể<br />
mắc phải những sai lệch sau: sai lệch do thay đổi<br />
người chăm sóc, do diễn tiến tự nhiên của bệnh,<br />
do nhớ lại (thân nhân bệnh nhi quên điền vào<br />
nhật ký ho) và do ý kiến chủ quan của thân nhân<br />
bệnh nhi. Để hạn chế tối đa những sai lệch này,<br />
chúng tôi đã loại ra những trường hợp thay đổi<br />
người chăm sóc, chỉ thực hiện nghiên cứu trong<br />
12 giờ và sử dụng hai thang đo song song (VAS<br />
và VCD).<br />
<br />
Bảo mật thông tin và y đức<br />
Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội<br />
đồng khoa học công nghệ của bệnh viện ngày<br />
11/01/2011. Tất cả thông tin bệnh nhi sẽ được mã<br />
hóa và chỉ có nhân viên của ĐVNCKH, các<br />
nghiên cứu viên chính, thành viên Hội đồng<br />
khoa học công nghệ bệnh viện và đại diện đơn vị<br />
tài trợ mới được quyền tiếp cận hồ sơ nghiên cứu.<br />
Kết quả nghiên cứu chỉ được công bố khi được<br />
Hội đồng khoa học và công nghệ của Bệnh viện<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhi Đồng 1 nghiệm thu và có sự đồng ý của<br />
nhóm nghiên cứu và nhà tài trợ.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian từ ngày 01 tháng 12 năm<br />
2011 đến ngày 23 tháng 4 năm 2012, chúng tôi đã<br />
tầm soát tất cả 122 bệnh nhi. Hai mươi hai bệnh<br />
nhi bị loại khỏi nghiên cứu do không đạt tiêu chí<br />
chọn mẫu.<br />
<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br />
Trong 100 bệnh nhi được đưa vào nghiên<br />
cứu, tuổi trung bình 18,74 ±13,35 tháng, nam<br />
chiếm 58%, 12% có sử dụng kháng sinh trước<br />
khi nhập viện, chẩn đoán lúc nhập viện là<br />
viêm hô hấp trên (21%), viêm họng (22%),<br />
viêm mũi họng (14%), viêm phế quản (21%),<br />
viêm tiểu phế quản (15%), tiêu chảy cấp (8%),<br />
rối loạn tiêu hóa (12%), nhiễm siêu vi (6%), sốt<br />
cao co giật (2%), viêm thanh khí phế quản<br />
(1%), dị ứng da (1%). Trong đó có 23 trường<br />
hợp có hai trong số những chẩn đoán trên. Về<br />
trình độ văn hóa của người chăm sóc trẻ: cấp 1<br />
(4%), cấp 2 (31%), cấp 3 (44%) và cao đẳng-đại<br />
học (21%).<br />
<br />
Hiệu quả của si rô HoAstex<br />
Bàng 1:-Điểm VAS trước và sau khi sử dụng si rô<br />
HoAstex<br />
VAS<br />
vào VAS2 VAS4 VAS6 VAS2 VAS4 VAS6<br />
khoa liều 1 liều 1 liều 1 liều 2 liều 2 liều 2<br />
Trung 5,15(4 4,14(3 3,74(3 3,74(3 3(2,75 2,62(2 2,45(2<br />
bình<br />
,84- ,87- ,47- ,48-4) -3,25) ,39- ,22(KTC95%) 5,46) 4,41) 4,01)<br />
2,85) 2,46)<br />
Trung vị 5 (5-5) 4 (4-4) 4 (3-4) 4 (3-4) 3 (3-3) 3 (2-3) 2 (2-3)<br />
(KTC95%)<br />
Độ lệch 1,58 1,39 1,37 1,32 1,25 1,18 1,16<br />
chuẩn<br />
Giá trị nhỏ 2<br />
1<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
nhất<br />
Giá trị lớn 9<br />
8<br />
8<br />
8<br />
7<br />
7<br />
7<br />
nhất<br />
<br />
Friedman test: p