7 Đề thi chọn HSG vòng tỉnh lớp 12 – GD&ĐT Bạc Liêu (Kèm Đ.án)
lượt xem 36
download
7 Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu gồm các môn Lịch sử, Sinh học, Địa lí, Ngữ văn và Toán dành cho các bạn học sinh giỏi tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn luyện cũng như phát huy tư duy, năng khiếu trước kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 7 Đề thi chọn HSG vòng tỉnh lớp 12 – GD&ĐT Bạc Liêu (Kèm Đ.án)
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) * Môn thi: TOÁN (BẢNG A) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Bài 1: (5 điểm) Cho các số dương a, b, c thỏa mãn a 2 + b 2 + c 2 = 3 . Chứng minh rằng: a + b + c = a 2b 2 + b 2 c 2 + c 2 a 2 . Bài 2: (5 điểm) 2 4 Cho dãy số ( vn ) thỏa v1 = − , v2 = − , 3 5 vn+1.vn + 2vn+2.vn+1 − 3vn+2.vn = vn+2 − 3vn+ 1 + 2vn , vn ≠ −1 ; ( n ≥ 1) Tìm vn. Bài 3: (5 điểm) Cho tập hợp M = {1; 2;3;...; 2011} . Hỏi trong tập hợp M có bao nhiêu phần tử chia hết cho ít nhất một trong ba số 2, 5 và 11? Bài 4: (5 điểm) Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, F, K là các điểm xác định bởi: AI = α AB, AF = β AC , AK = γ AD. Chứng minh điều kiện cần và đủ để I, F, K thẳng 1 1 1 hàng là: = + (biết rằng α ≠ 0, β ≠ 0, γ ≠ 0 ). β α γ --- HẾT ---
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) * Môn thi: TOÁN (BẢNG A) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Bài 1: (5 điểm) Ta có a + b + c ≥ a2b2 + b2c2 + c2a2 ⇔ a4 + b4 + c4 + 2(a + b + c) ≥ a4 + b4 + c4 + 2(a2b2 + b2c2 + c2a2) (1,0đ) ⇔ a4 + 2a + b4 + 2b + c4 + 2 c ≥ (a2 + b2 + c2)2 ⇔ a4 + 2a + b4 + 2b + c4 + 2 c ≥ 9 (1,0đ) Do đó ta chỉ cần chứng minh a4 + 2a + b4 + 2b + c4 + 2 c ≥ 9 Mà a4 + 2a = a4 + a + a ≥ 3 3 a 4 .a.a = 3a2 (0,5đ) Tương tự b4 + 2b ≥ 3b2; c4 + 2c ≥ 3c2 (1,0đ) Vậy a4 + 2a + b4 + 2b + c4 + 2 c ≥ 3(a2 + b2 + c2) = 9 (0,5đ) Dấu “=” xảy ra khi a = b = c = 1. (1,0đ) Bài 2: (5 điểm) vn+1.vn +2vn+2.vn+1 -3vn+2.vn = vn+2 -3vn+ 1 + 2vn ⇔ vn +1.vn + vn + vn +1 + 1 = 3vn + 2 .vn + 3vn + 2 + 3vn + 3 −2(vn + 2 .vn +1 + vn + 2 + vn +1 + 1) (1,0đ) ⇔ (vn +1 + 1)(vn + 1) = 3(vn+ 2 + 1)(vn + 1) − 2(vn + 2 + 1)(vn +1 + 1) 1 3 2 ⇔ = − (do vn ≠ −1, ∀n ) (1,0đ) vn + 2 + 1 vn +1 + 1 vn + 1 1 Đặt un = ta được un + 2 = 3un +1 − 2un (1,0đ) vn + 1 ⎡x = 1 Xét phương trình đặc trưng x 2 − 3x + 2 = 0 ⇔ ⎢ 1 ⎣ x2 = 2 un = a + b.2n với u1 = 3 , u 2 = 5 ta được : ⎧a + 2b = 3 ⎧a = 1 (1,0đ) ⎨ ⇔ ⎨ ⎩a + 4b = 5 ⎩b = 1 1 Bảng A-Ngày 1
- un = 1 + 2 n 1 ⇒ vn = −1 (1,0đ) 1 + 2n Bài 3: (5 điểm) Gọi A là tập hợp các phần tử trong M chia hết cho 2. Gọi B là tập hợp các phần tử trong M chia hết cho 5. (1,0đ) Gọi C là tập hợp các phần tử trong M chia hết cho 11. Ta cần tính A ∪ B ∪ C Áp dụng công thức: A∪ B ∪C = A + B + C − A∩ B − B ∩C − A∩C + A∩ B ∩C (1,0đ) Theo giả thiết ta có: ⎡ 2011⎤ ⎡ 2011⎤ ⎡ 2011⎤ ⎡ 2011⎤ A =⎢ ⎥ = 1005 , B = ⎢ 5 ⎥ = 402 , C = ⎢ 11 ⎥ = 182 , A ∩ B = ⎢ 10 ⎥ = 201 , ⎣ 2 ⎦ ⎣ ⎦ ⎣ ⎦ ⎣ ⎦ ⎡ 2011⎤ ⎡ 2011⎤ ⎡ 2011⎤ B ∩C = ⎢ = 36 , A ∩ C = ⎢ = 91 , A ∩ B ∩ C = ⎢ ⎥ = 18 , (2,0đ) ⎣ 55 ⎥⎦ ⎣ 22 ⎥ ⎦ ⎣ 110 ⎦ Trong đó [x ] là phần nguyên của số thực x. Do đó: A ∪ B ∪ C = 1005 + 402 + 182 − 201 − 36 − 91 + 18 = 1279 (1,0đ) Vậy số các số cần tìm là 1279 Bài 4: (5 điểm) * Ta có: KI = AI − AK = α AB − γ AD (1,0đ) KF = AF − AK = β AC − γ AD (0,5đ) Mà : AC = AB + AD ⇒ KF = β AB + ( β − γ ) AD (0,5đ) * Điều kiện cần và đủ để K, I, F thẳng hàng là tồn tại số thực k sao cho: KF = k KI (1,0đ) ⇔ β A B + (β − γ ) A D = kα A B − k γ A D ⇔ (β − kα ) AB + (β − γ + k γ ) A D = 0 (0,5đ) * Vì AB, AD không cùng phương nên: ( β − kα ) AB + ( β − γ + kγ ) AD = 0 ⎧ β − kα = 0 ⇔⎨ (1,0đ) ⎩ β − γ + kγ = 0 β γ −β ⇔ α = γ ( do α ≠ 0, β ≠ 0, γ ≠ 0 ) 1 1 1 ⇔ + = (0,5đ) α γ β ---Hết--- 2 Bảng A-Ngày 1
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) * Môn thi: LỊCH SỬ * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm, Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.” “Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.” Bốn câu thơ trên nói về những trận đánh nào? Em hãy tóm tắt diễn biến của những trận đánh đó. Câu 2: (4 điểm) Trình bày nội dung Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). So sánh điểm giống và khác nhau của hai hiệp ước trên. Nêu nhận xét của em về các hiệp ước đó. Câu 3: (4 điểm) Qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1925, em hãy cho biết: - Động lực nào đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? - Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các nhà cách mạng tiền bối? - Em nhận xét gì về con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc? Câu 4: (4 điểm) Trình bày diễn biến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc. Hãy xác định tính chất của cuộc cách mạng này. Câu 5: (4 điểm) Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Hãy nêu những điểm giống nhau về nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN (thể hiện trong Hiệp ước Bali tháng 2 năm 1976) và tổ chức Liên hiệp quốc. ---HẾT---
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: LỊCH SỬ * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) - Đây là trận Tốt Động-Chúc Động và trận Chi Lăng - Xương Giang. (0,5đ) - Diễn biến trận Tốt Động-Chúc Động: + Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông Quan. Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn, đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ. (0,5đ) + Sáng 7-11-1426, Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ. (0,25đ) + Biết được ý đồ của giặc, nghĩa quân đã phục kích ở Tốt Động và Chúc Động. Khi quân Minh lọt vào trận địa, bị nghĩa quân đánh tan tác đội hình của chúng, tiêu diệt trên 5 vạn và bắt sống trên 1 vạn quân địch. Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. (0,75đ) - Diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang. + Đầu tháng 10-1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. (0,25đ) + Quân ta quyết định ngăn không cho quân của Liễu Thăng tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. Ngày 8-10-1427, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta nhưng bị nghĩa quân phục kích và tiêu diệt ở ải Chi Lăng. Liễu Thăng tử trận. (0,5đ) + Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, cho quân tiến xuống Xương Giang, quân địch tiếp tục bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn quân, Lương Minh bị giết chết , Thượng thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử. Mấy vạn quân còn lại cố gắng lắm mới về tới Xương Giang nhưng bị nghĩa quân tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống . (1,0 đ) + Nghe tin viện binh bị đánh bại, Vương Thông vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước. (0,25đ) Câu 2: (4 điểm) a. Nội dung Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt: * Hiệp định Hác-măng - Về chính trị : triều đình Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Đất nước bị chia làm 3 kì (0,25đ) + Nam Kì từ Bình Thuận vào Nam-thuộc địa. (0,25đ) + Trung Kì từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang-nửa bảo hộ.(triều đình quản lí) (0,25đ) + Bắc Kì từ Đèo Ngang ra Bắc-bảo hộ. (0,25đ) + Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì . (0,25đ) - Về ngoại giao: của Việt Nam do Pháp nắm giữ. (0,25đ) - Về quân sự: 1
- + Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lí quân Cờ Đen. (0,25đ) + Triều đình Huế phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệu hồi binh lính từ Bắc về Kinh đô. (0,25đ) - Về kinh tế: Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. (0,25đ) * Hiệp ước Patơnốt (0.25 điểm) Nội dung có 19 điều khoản cơ bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng, nhưng trả lại các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều đình Huế cai quản như cũ. b. Điểm giống nhau và khác nhau của hai hiệp ước trên? - Giống nhau: + Đều thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc, Trung Kì. (0,25đ) + Đều thể hiện thái độ của triều Nguyễn biến sự mất nước không tất yếu trở thành tất yếu. (0,25đ) - Khác nhau: + Hác-măng: khu vực cai quản của triều đình Huế bị thu hẹp chỉ còn từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang. (0,25đ) + Pa-tơ-nốt: khu vực cai quản của triều đình Huế được mở rộng từ Bình Thuận đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. (0,25đ) c. Nhận xét hai hiệp ước trên (0.5 điểm) - Các hiệp ước trên đều thể hiện sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. (0,25đ) - Tạo điều kiện cho thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược và đặt ách thống trị lâu dài với nước ta. (0,25đ) Câu 3: (4 điểm) - Động lực… + Chứng kiến nỗi tủi nhục mất nước và cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai… (0,25đ) + Sự bế tắc trong đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ở nước ta (0,25đ) + Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, của nhân dân ta với ý chí quyết tâm giành độc lập- tự do. (0,25đ) + Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, cùng với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, ý chí, nghị lực phi thường của Nguyễn Ái Quốc (0,25 đ) - Điểm khác… + Các nhà cách mạng tiền bối hướng về Trung Quốc và Nhật Bản còn Nguyễn Ái Quốc hướng về nước Pháp và các nước phương Tây để học hỏi cái hay của họ. (0,5đ) + Các nhà cách mạng tiền bối chủ trương cầu viện tạo thanh thế và duy tân đất nước, Nguyễn Ái Quốc đi để “xem xét họ làm như thế nào… trở về giúp đồng bào”. (0,5đ) + Các nhà cách mạng tiền bối tuyên truyền, vận động duy tân, chuẩn bị bạo động theo con đường dân chủ tư sản còn Nguyễn Ái Quốc vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lí luận vừa hoạt động thực tiễn cách mạng, để rồi quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản. (0,5đ) 2
- + Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình tìm hiểu rồi lựa chọn con đường phù hợp từ đó đã giúp Người tìm được con đường cứu nước đúng đắn. (0,5đ) -Nhận định (1 điểm) + Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây. Nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, có khoa học kĩ thuật tiên tiến, có nền văn minh phát triển. Cách đi của người là đi vào mọi các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự, bằng sức mạnh của chính mình. (0,5đ) + Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại trên cơ sở đó đã bắt gặp chân lí cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường phù hợp với cách mạng nước ta, với quy luật lịch sử. (0,5đ) Câu 4: (4 điểm) * Diễn biến cuộc cuộc cách mạng Tân Hợi: + Do “ Trung Quốc Đồng minh hội” – chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo: Sau sự kiện chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, ngày 10- 10-1911, Đồng minh hội đã phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương giành thắng lợi rồi lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. (1,0đ) + 12-1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc do Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời. Hiến pháp lâm thời được thông qua công nhận quyền tự do bình đẳng của công dân. Triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, kinh tế tư bản chủ nghĩa có điền kiện phát triển. (1,0đ) * Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: (0,5đ) + Hiến pháp lâm thời tháng 12- 1911 không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã ghi trong cương lĩnh của Đồng minh hội. (0,75đ) + Sau khi ép vua Thanh ( Phổ Nghi) thoái vị, tháng 3-1912 Tôn Trung Sơn phải từ chức tổng thống và trao quyền lại cho Viên Thế Khải- một đại thần của triều đình Mãn Thanh và như vậy giai cấp phong kiến chưa bị thủ tiêu, sự thống trị của các nước đế quốc đối với Trung Quốc vẫn còn. (0,75đ) Câu 5: (4 điểm) Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN… a. Sự ra đời và phát triển * Quá trình thành lập: - Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước đế quốc bên ngoài đối với khu vực. (0,25 đ) + Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau. (0,25 đ) - Tháng 8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), ASEAN được thành lập với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malaysia, Xingapo, Thái Lan, Phi-lip-pin. Trong quá trình phát triển ASEAN thêm Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999). (0,5đ) 3
- - Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác, phát triển kinh tế, văn hoá giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng ĐNA hùng mạnh. (0,5đ) * Hoạt động: - Từ 1967 – 1975: tổ chức non yếu, sự hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. (0,5đ) - Từ 1975 đến nay: có sự phát triển mới, có vai trò ngày càng lớn trên thế giới… (1 điểm) + Tháng 2/1976, hiệp ước Bali đã ký kết, nêu những nguiyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, hợp tác về kinh tế, văn hoá, xã hội… (0,75đ) + Quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN được cải thiện. (0,25đ) b. Sự giống nhau về nguyên tắc… - Bình đẳng chủ quyền và tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. (0,5đ) - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. (0,25đ) - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. (0,25đ) HẾT 4
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) * Môn thi: LỊCH SỬ * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Chứng minh công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân. Câu 2: (4 điểm) Trình bày khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thế kỉ XX? Qua đó hãy rút ra những đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. Câu 3: (4 điểm) Nêu bối cảnh lịch sử và tóm lược diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Thanh (1788-1789)? Hãy cho biết nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến này của quân Tây Sơn ? Câu 4: (4 điểm) Vì sao Nguyễn Thiện Thuật chọn khu Bãi Sậy (ở Hưng Yên) làm căn cứ chống Pháp? Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nghĩa quân Bãi Sậy. Câu 5: (4 điểm) Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Vì sao Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được đánh giá là một chính đảng hoạt động tiến bộ và đúng đắn nhất ở nước ta từ năm 1925 đến năm 1929 ? --- HẾT --- 1
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: LỊCH SỬ * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) *Quá trình thành lập công xã (0,5đ) - 18/3/1871, cuộc cách mạng thắng lợi. - 26/3/1871, chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - 28/3/1871, Hội đồng Công xã tuyên bố thành lập. *Chính sách: - Cơ cấu tổ chức : + Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay cả quyền lập pháp và hành pháp, gồm 9 ủy ban. (0,25đ) + Đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. (0,25đ) + Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và lực lượng cảnh sát cũ thay bằng lực lượng vũ trang an ninh nhân dân. (0,25đ) - Kinh tế: + Giao cho công nhân quản lí một số nhà máy, xí nghiệp chủ đã bỏ trốn (0,25đ) + Kiểm soát chế độ tiền lương, bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân (0,25đ) + Đề ra chế độ ngày làm 8 giờ và tăng lương cho công nhân. 0,25đ) - Xã hội: + Giải quyết nạn thất nghiệp, quy định giá bánh mì (0,25đ) + Hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn nợ (0,25đ) + Chăm lo đời sống nhân dân, ra sắc lệnh đảm bảo quyền công dân cho phụ nữ… (0,25đ) - Văn hoá - giáo dục: + Đề ra chế độ giáo dục bắt buộc miễn phí… (0,25đ) + Tách nhà thờ ra khỏi nhà nuớc, trường học không dạy kinh thánh (0,25đ) * Cơ cấu tổ chức, các chính sách của Công xã Pari là chăm lo đến đời sống của nhân dân, vì nhân dân, không có áp bức bóc lột nhân dân như những nhà nước trước đây. Vì vậy, Công xã Pari là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân. (0,75đ) Câu 2: (4 điểm) a. Khái quát các giai đoạn phát triển … Sau chiến tranh thế giới thứ II , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, được gọi là lục địa mới trỗi dậy 1
- * Giai đoạn 1945 – 1954: - Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan Ai Cập (7/1952) lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước Cộng hòa Ai Cập (18/6/1953). (0,5đ) - Cùng năm 1952, nhân dân Libi cũng giành được độc lập… (0,25đ) * Giai đoạn 1954 – 1960: Chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên đấu tranh giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) … (0,75đ) * Giai đoạn 1960 – 1975: - Năm 1960, có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi”, mở đầu giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc. (0,5đ) - Thắng lợi của ách mạng Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích, Angôla (1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ. (0,25đ) * Giai đoạn từ 1975 đến nay: Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. - Nhân dân Nam Rôđêdia tuyên bố thành lập nước cộng hòa Dimbabuê(4/1980). Tháng 3/1990, Namibia tuyên bố độc lập. (0,25đ) - Ở Nam Phi, trải qua cuộc đấu tranh lâu dài, bản Hiếp pháp tháng 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chủ nghĩa Apácthai. Sau cuộc bầu cử dân chủ (1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử cộng hòa Nam Phi. (0,5đ) b. Đặc diểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi: - Năm 1963, thành lập tổ chức thống nhất châu phi (OAU) ,tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng ở các nước Châu Phi. (0,25đ) - Giai cấp tư sản dân tộc ở châu Phi lãnh đạo các cuộc đấu tranh, vì giai cấp vô sản ở đây chưa trưởng thành, chưa có một chính Đảng độc lập. (0,25đ) - Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng. (0,25đ) - Mức độ độc lập và sự phát triển của các nước không đồng đều. (0,25đ) Câu 3: (4 điểm) a. Bối cảnh lịch sử: Sau khi dẹp tan các thế lực Lê- Trịnh ở đàng Ngoài, quân Tây sơn ở Bắc Hà chỉ còn vài vạn quân. Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh, Vua Thanh huy động 29 vạn quân sang xâm lược nước ta (0,25đ) b. Tóm tắt diễn biến: - 11-1788 Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh tiến vào nước ta.Trước sự xâm lược của quân Thanh các tướng lĩnh Tây sơn ở Bắc Hà như Ngô văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú…họp bàn kế một mặt chống giặc, một mặt lui quân về vùng Tam Điệp, Biện Sơn rồi báo cáo tình hình về Quy Nhơn cho Nguyễn Huệ.. (0,5đ) - Tháng 12 Quân Thanh kéo vào Thăng Long và đợi qua tết sẽ diệt quân Tây Sơn.Chúng cướp bóc ,bắt dân nộp trâu bò để nuôi quân,bọn tàn quân Lê 2
- Chiêu Thống thì bạc nhược,hàng ngày phải chầu chực ở Dinh Tổng đốc đợi lệnh. (0,25đ) - 21-12-1788 (23 tết) Nguyễn Huệ nhân được tin cấp báo đã tức tốc chuẩn bị lực lượng lên đường.Ngày 22-12 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung rồi đưa quân ra Bắc.Trên đường đi ông ghé qua Nghệ An tuyển thêm quân. Ngày 15-01-1789 Ông đến Tam Điệp và khen kế hoạch của Sở và nhận định ta có khả năng đánh bại quân Thanh. (0,5đ) - Nắm được tình hình quân Thanh Nguyễn Huệ dốc toàn lực tiêu diệt hệ thống phòng thủ của địch ở phía Nam Thăng Long. Ngày 18-01 quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu đánh vào các đồn tiền tiêu (Thanh Quyết-Nhật Tảo), tiến vào Thăng Long đánh vào đồn Hạ Hồi làm quân giặc bất ngờ.Ta lấy đồn một cách dễ dàng. (0,5đ) - 29-01(mùng 4 tết) ta bao vây Ngoc Hồi một đồn kiến cố trong hệ thống phòng thủ của Thế Hanh. Quân Tây Sơn phối hợp đánh ở các cứ điểm khác nhau như Khương Thượng (Sầm Nghi Đống chỉ huy). Quân ta thắng lớn Nghi Đống thắt cổ tự vẫn.. (0,5đ) - Sáng mùng 5 tết ta đánh Ngọc Hồi nhờ tinh thần quả cảm quân Tây sơn đã hạ được Ngọc Hồi và phục kích tiêu diệt quân còn lại ở Đầm Mực.Hệ thống phòng thủ ở nam Thăng Long bị xuyên thủng.Quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.Tôn Sĩ Nghị vội chạy về Trung Quốc. (0,5đ) c.Nghệ thuật: - Tổ chức khao quân cho quân ăn tết trước để khích lệ tinh thần binh sĩ. (0,25đ) - Chia cắt đội hình địch, tấn công dồn dập, dồn địch vào thế bị vây không cho chúng thoát. (0,25đ) - Dùng nghệ thuật lá chắn (lấy rơm ướt quấn vào tấm ván lớn khiêng để chắn tên)… (0,25đ) - Tổ chức hành quân thần tốc, tạo ra yếu tố bất ngờ để đánh vào các đồn lũy của địch (0,25đ) Câu 4: (4 điểm) a. Mô tả sơ lược về căn cứ Bãi Sậy và giải thích: (2,0đ) - Bãi Sậy là một vùng sình lầy, hoang vu, lau sậy mọc um tùm (cao đến 2m) thuộc các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mĩ, Mĩ Hào của tỉnh Hưng Yên. (0,25đ) - Bãi Sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến đường giao thông thủy bộ rất quan trọng của vùng tả ngạn sông Hồng. (0,5đ) - Địa thế rất hiểm trở bởi những cánh rừng lau sậy rộng lớn, sình lầy, thêm vào đó là hệ thống hầm chông, cạm bẫy của nghĩa quân làm cho vùng này trở nên bí hiểm đối với quân giặc. (0,5đ) - Bãi Sậy là một vị trí cơ động, có điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu và chiến đấu, đặc biệt là chống giặc càn quét. (0,5đ) Do những yếu tố trên Nguyễn Thiện Thuật đã chọn Bãi Sậy làm căn cứ chống Pháp. (0,25đ) b. Những nét độc đáo trong cách đánh giặc: (2,0đ) - Nghĩa quân Bãi Sậy lấy lối đánh du kích làm chiến thuật cơ bản (0,25đ) 3
- - Căn cứ chỉ là nơi trú quân khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của nghĩa quân không tập trung ở căn cứ thường xuyên mà phân tán khắp nơi ở toàn vùng tả ngạn sông Hồng, vừa tham gia sản xuất, vừa chiến đấu. (0,5đ) - Nghĩa quân thường phân tán thành những nhóm nhỏ trong thôn xóm, tổ chức nhiều trận tập kích chớp nhoáng, đánh úp những đồn lẻ, chặn đường giao thông tiếp tế của địch, phục kích những toán địch đi lẻ tẻ rồi nhanh chóng phân tán vào trong dân. (0,5đ) - Vì thế, quân Pháp không thể biết lực lượng chính của nghĩa quân ở đâu để mà đàn áp. (0,25đ) - Tiêu biểu như đánh Hải Dương 1885, tấn công Quỳnh Côi (Thái Bình) 1886, tấn công Kẻ Sặt, Bình Giang (Hải Dương)1887, đánh Mỹ Hào (Hưng Yên) 1888. (0,25đ) Ngoài ra nghĩa quân Bãi Sậy còn mở rộng phối hợp tác chiến với các toán nghĩa quân các tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Quảng Yên, Đồng Triều….) (0,25đ) Câu 5: (4 điểm) * Sự ra đời và hoạt động: - 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm Xã. (0,5đ) - 2-1925, chọn một số thanh niên trong Tâm Tâm Xã lập ra Cộng sản đoàn. (0,25đ) - 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. (0,5đ) - Hoạt động: + Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo chiến sĩ cách mạng đưa về nước hoạt động. (0,5đ) + 21-6-1925, ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. (0,25đ) + Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp in thành cuốn Đường kách mệnh. Xây dựng được 3 kì bộ ở ba miền. (0,5đ) + Năm 1928, tổ chức phong trào "vô sản hóa" để tuyên truyền vận động nâng cao ý thức giác ngộ chính trị cho công nhân. (0,5đ) * Chính đảng tiến bộ và đúng đắn nhất: - Có đường lối đúng đắn đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. (0,25đ) - Phù hợp với xu thế cách mạng hiện đại của thế giới. (0,25đ) - Phương pháp tổ chức khoa học: Hội đã học tập được cách xây dựng Đảng vô sản kiểu mới của Lênin và được sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc. Chính vì vậy mà Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là một tổ chức tiến bộ và thành công nhất trong các tổ chức chính đảng lúc đó. (0,5đ) --- HẾT--- 4
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) * Môn thi: SINH HỌC * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) a. Phân loại các dạng đột biến nhiễm sắc thể có thể gặp ở người, cơ chế phát sinh và hậu quả của chúng đối với con người. b. Giải thích cơ chế hình thành hợp tử có nhiễm sắc thể giới tính là XXXY (tất cả các nhiễm sắc thể thường đều bình thường). Câu 2: (4 điểm) a. Gen là gì? Vì sao nói gen là đơn vị di truyền nhỏ nhất? b. Hãy nêu vai trò của gen? c. Ở một loài tảo lục, người ta sử dụng 2 loại enzim cắt khác nhau để cắt đôi một phân tử ADN, có 2 trường hợp phân tử ADN này bị tách đôi (hai nửa có kích thước và khối lượng như nhau) theo một đường thẳng và đã xác định được số nucleotit của một nửa phân tử ADN trong mỗi trường hợp: Trường hợp 1: A=T=G=1000, X=1500 Trường hợp 2: A=T=750, G=X=1500 Xác định vị trí cắt của enzim trong từng trường hợp. Trình bày tóm tắt quá trình tổng hợp bản mã sao hoàn chỉnh của loài sinh vật này. Cho rằng ở đây không có đột biến và trao đổi chéo. Câu 3: (4 điểm) a. Cho bản đồ di truyền của 3 gen như hình vẽ. A 20cM B 10cM D Biết rằng trong mỗi đoạn giữa A và B, giữa B và D chỉ có một điểm trao đổi chéo duy nhất. Nếu chỉ một trong hai trao đổi chéo xảy ra thì được gọi là trao đổi chéo đơn, nếu hai trao đổi chéo xảy ra đồng thời thì được gọi là trao đổi chéo kép. Mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên nhiễm sắc thể thường. ABD abd Cho Pt/c: x , tạo ra F1, cho F1 lai phân tích tạo ra Fa gồm 8 loại kiểu ABD abd hình khác nhau. - Hãy xác định tỉ lệ các loại kiểu hình (theo lí thuyết) ở Fa. - Nếu cho F1 x F1, thì F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? 1
- b. Giả sử gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai và gen thứ ba đều có 2 alen. Cả 3 gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng, tính số loại kiểu gen tối đa liên quan đến 3 gen này. Câu 4: (4 điểm) Hãy dùng tiêu chuẩn X2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực tế với số liệu lý thuyết trong các trường hợp sau : a. Khi lai hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ và hạt trắng với nhau được F1 toàn hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 760 hạt đỏ và 40 hạt trắng. Tỷ lệ phân tính ở F2 có phù hợp với quy luật tương tác cộng gộp không ? b. Cho đậu Hà Lan có kiểu hình hạt vàng, trơn tự thụ phấn. Ở thế hệ lai thu được 1000 hạt. Trong đó có : 490 hạt vàng, trơn : 251 hạt vàng, nhăn : 249 hạt xanh, trơn : 10 hạt xanh, nhăn. Tỷ lệ phân tính ở con lai có phù hợp với quy luật phân ly độc lập không ? Cho biết : với (n – 1) = 1, p = 0,05 thì X2 lý thuyết = 3,841. với (n – 1) = 3, p = 0,05 thì X2 lý thuyết = 7,815. Câu 5: (4 điểm) a. Phân biệt đặc điểm di truyền của quần thể nội phối và quần thể ngẫu phối. b. Hệ thống nhóm máu ABO ở người do một gen có 3 alen quy đinh. - Một quần thể người có 400 người máu O, 1600 người máu A, 3400 người máu B và 4600 người máu AB. Khi quần thể cân bằng đối với tính trạng này thì có cấu trúc di truyền như thế nào? - Tính khả năng sinh đươc con máu O từ cặp vợ chồng máu A của quần thể trên. c. Trong kỹ thuật cấy gen, vectơ chuyển gen là plasmid có ưu và nhược điểm gì? --- HẾT --- 2
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) a, Phân loại các dạng đột biến NST ở người: * Đột biến cấu trúc NST: 4 dạng + Mất đoạn: làm mất đi 1 đoạn nào đó của NST ở đầu hoặc ở giữa đầu mút và tâm động làm mất cân bằng hệ gen gây chết cho thể đột biến. Ví dụ : mất đoạn NST 21 hoặc 22 gây bệnh ung thư máu. (0,25đ) + Lặp đoạn: một đoạn nào đó của NST có thể được lặp lại một hay nhiều lần, làm mất cân bằng hệ gen gây hại cho thể đột biến. (0,25đ) + Đảo đoạn: một đoạn nào đó của NST bị đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự các gen có thể gây hại cho các thể đột biến. (0,25đ) + Chuyển đoạn: sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết, gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản. Ví dụ: đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn gây bệnh ung thư máu. (0,25đ) * Đột biến số lượng NST: + Đột biến lệch bội: đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng. Có thể có các dạng sau: - Thể không nhiễm 2n -2 - Thể một nhiễm 2n -1 - Thể một nhiễm kép 2n - 1- 1 (0,5đ) - Thể ba nhiễm 2n + 1 - Thể ba nhiễm kép 2n +1 +1 - Thể bốn 2n + 2 - Thể bốn kép 2n + 2 +2 Ở người phổ biến nhất là hiện tượng ba nhiểm (2n + 1) và một nhiễm (2n – 1). Cơ chế phát sinh là trong quá trình giảm phân hình thành giao tử một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình phân bào 1 nên tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n - 1). (0,25đ) Các loại giao tử này trong thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành các hợp tử (2n + 1) và (2n – 1) Ví dụ: Ở người cặp NST thứ 21 ba nhiễm gây hội chứng Đao: rối loạn phát triển cơ thể và hệ thần kinh, thường vô sinh. (0,25đ) Thể dị bội ở NST giới tính của người gây những hậu quả nghiêm trọng (0,5đ) - Hội chứng 3 X(XXX): nữ buồng trứng, dạ con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt, khó có con. - Hội chứng Tơcnơ (OX): nữ lùn, cổ ngắn, cơ quan sinh sản không phát triển, si đần, vô sinh. - Hội chứng Claiphentơ( XXY): nam mù màu, chân tay dài, si đần, vô sinh. 1
- - Hợp tử Oychết từ lúc mới thụ tinh. + Đột biến đa bội: chết ở trạng thái phôi. b. Cơ chế hình thành hợp tử có NST giới tính XXXY: - Trong quá trình giảm phân tạo trứng, cặp NST giới tính XX không phân li tạo thành 2 loại trứng, 1 loại chứa cả 2 NST X( XX) và 1 loại không chứa NST giới tính nào(O). (0,5đ) - Trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng, cặp NST giới tính XY không phân li tạo thành 2 loại tinh trùng, 1 loại chứa cả 2 NST giới tính XY và 1 loại không chứa NST giới tính nào(O). (0,5đ) - Trong quá trình thụ tinh, trứng XX gặp tinh trùng XY sẽ tạo thành hợp tử có NST giới tính là XXXY( 2n + 2). (0,5đ) Câu 2: (4 điểm) a. - Khái niệm gen: Gen là một đoạn của phân tử AND chứa thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi polipeptit hoặc 1 loại ARN) (0,5đ) - Gen được coi là đơn vị di truyền nhỏ nhất vì: (0,5đ) + Các gen nằm trên NST và là đơn vị không thể chia nhỏ hơn được nữa về phương diện chức năng + Sự trao đổi chéo không bao giở diễn ra ở bên trong gen, chỉ có thể diễn ra giữa các gen + Tất cả những biến đổi của một gen cùng làm biến đổi một chức năng di truyền b. Vai trò của gen: (1,0đ) - Gen là bản mã gốc chứa thông tin quy định cấu trúc của một sản phẩm: chuỗi polipeptit, phân tử ARN được mã hóa bằng trình tự các mã bộ ba trong mạch mã gốc - Gen có khả năng tự nhân đôi là cơ sở cho sự tự nhân đôi của NST. Cùng với NST phân li và tổ hợp trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, đảm bảo cho thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ - Gen có thể phiên mã tổng hợp mARN, điều khiển tổng hợp protein c. - Xác định vị trí cắt của enzim: (1,0đ) + Trường hợp 1: G ≠ X không thể hiện NTBS giữa 2 mạch đơn của AND, có nghĩa là mỗi nửa của phân tử AND sau khi bị cắt bởi enzim là một mạch đơn của phân tử AND ban đầu. Vậy enzim đã cắt đứt các liên kết hidro giữa 2 mạch đơn của phân tử AND + Trường hợp 2: A=T, G=X thể hiện NTBS giữa 2 mạch đơn của phân tử AND, có nghĩa là mỗi nửa của phân tử AND sau khi bị cắt bởi enzim là một nửa phân tử AND gồm 2 mạch bằng nhau. Vậy enzim đã cắt ngang 2 mạch đơn của phân tử AND ở điểm giữa của phân tử - Tảo lục là sinh vật thuộc nhóm có nhân chuẩn nên gen có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ giữa các đoạn exon là các đoạn intron (1,0đ) Quá trình tổng hợp bản mã sao hoàn chỉnh gồm 2 giai đoạn: + Tạo mARN sơ khai + Tạo mARN trưởng thành Câu 3: (4 điểm) ABD a. Kiểu gen của F1 là: , vì thế hệ con của phép lai phân tích cho ra 8 loại abd kiểu hình nên F1 tạo ra 8 loại giao tử, suy ra F1 đã xẩy ra: 2 trao đổi chéo đơn và một trao đổi chéo kép. (0,5đ) 2
- * Tìm tỷ lệ các loại giao tử: -Tần số trao đổi chéo kép (lí thuyết) là: 0,2 x 0,1 = 0,02. 0,02 AbD=aBd = (0,25đ) 2 0, 2 − 0,02 Abd= aBD = (0,25đ) 2 0,1 − 0,02 Abd=abD = (0,25đ) 2 0,36 ABD=abd = (0,25đ) 2 ABD abd Phép lai phân tích F1 : x abd abd GF1 : ABD = abd = 0,36 abd = 1 AbD = aBd = 0,01 Abd = aBD = 0,09 (0,5đ) ABd = abD = 0,04 -TLKH: Fa: A-B-D- = aabbdd = 0,36 (0,5đ) A-bbD- = aaB-dd = 0,01 A-bbdd = aaB-D- = 0,09 A-B-dd = aabbD- = 0,04 - F1 x F1, Số loại kiểu gen tối đa ở F2: 36 (HS có thể làm theo các cách khác nhau) (0,5đ) b. Nếu gen một có 3 alen, gen 2 và gen 3 đều có 2 alen. Cả 3 gen cùng nằm trên 1 NST thường, số loại kiểu gen tối đa liên quan đến 3 gen này: - Số loại giao tử tối đa: 3.2.2 = 12. (0,5đ) - Sự tổ hợp tự do của các loại giao tử này tạo ra số loại kiểu gen là: n(n+1)/2 (n là số loại giao tử). (0,5đ) = 12 x13/2 = 78. Câu 4: (4 điểm) a) Màu hạt di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp (15 hạt đỏ : 1 hạt trắng) Lập bảng : (1,0đ) Tỉ lệ kiểu hình O E (O – E)2 (O – E)2/E Hạt đỏ 760 750 100 0,13 Hạt trắng 40 50 100 2 ∑ 800 800 X2 = 2,13 Theo bảng thì X2 = 2,13 < 3,84. Ta suy ra số liệu phù hợp. Sự sai khác số liệu giữa thực nghiệm và lý thuyết là do các yếu tố ngẫu nhiên. (0,5đ) b) Màu hạt và hình dạng hạt di truyền theo định luật phân ly độc lập thì ta có tỷ lệ phân ly kiểu hình theo lý thuyết như sau : 9 hạt vàng, trơn - 562,5 3 hạt vàng, nhăn - 187,5 (0,5đ) 3 hạt xanh, trơn - 187,5 1 hạt xanh, nhăn - 62,5 Lập bảng : (1,5đ) 3
- Tỉ lệ kiểu hình O E (O – E)2 (O – E)2/E Vàng, trơn 490 562.5 156,25 9,3 Vàng, nhăn 251 187.5 506,25 21,5 Xanh, trơn 249 187.5 306,25 20,2 Xanh, nhăn 10 62.5 756,25 44,1 ∑ X2 = 95,1 2 Theo bảng thì X = 95,1 > 7,815. Ta suy ra số liệu không phù hợp. Sự sai khác số liệu giữa thực nghiệm và lý thuyết không phải là do các yếu tố ngẫu nhiên mà có thể do một nguyên nhân nào khác. (0,5đ) Câu 5: (4 điểm) a. Điểm khác biệt: (1,25đ) QUẦN THỂ GIAO PHỐI QUẦN THỂ NỘI PHỐI - Kiểu hình đa dạng - Kiểu hình ít đa dạng - Các gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp - Các gen chủ yếu ở trạng thái đồng hợp, ít dị hợp. - Gen gây chết, nửa gây chết hoặc có hại - Ít tồn gen gây chết, nửa gây chết hoặc tồn tại ở thể dị hợp, được tích lũy và tăng có hại cường. - Sự trao đổi thong tin di truyền giữa các - Sự trao đổi thong tin di truyền giữa các cá thể và giữa các quần thể lân cận hạn cá thể và giữa các quần thể lân cận mạnh chế. mẽ. - Đột biến nhanh chóng biểu hiện ra kiểu - Đột biến gen lặn có điều kiện tồn tại ở hình và chịu tác dụng của chọn lọc. trạng thái dị hợp lâu dài hơn. (Mỗi cặp ý đúng – 0,25 điểm) b. - Tần số các alen khi quần thể cân bằng: (rIO )2 = 400 : 10000 = 0,04 rIO = 0,04 = 0,2 - Tần số nhóm máu: A + O = p2IAIA + 2prIAIO + r2IOIO = (p + r)2 = (400 + 1600) / (400+1600+3400+4600) = 0,2 pIA = ( 0,2 ) – 0,2 = 0,2472 qIB = 1 – r – p = 1 – 0,2 – 0,2472 = 0,5528 (0,75đ) - Khi quần thể cân bằng đối với tính trang này thì có cấu trúc di truyền p2IAIA + 2pq IAIB + q2 IBIB + 2prIAIO + 2qrIBIO + r2IOIO = = 0,0611IAIA + 0,2733IAIB + 0,3056 IBIB + 0,0989IAIO + 0,2211IBIO + 0,04IOIO = 1 (0,5đ) - Khả năng sinh đươc con máu O từ cặp vợ chồng máu A của quần thể [2pr/(p2+2pr)]2 x 0,25 = = [0,0989/(0,0611+0,0989)]2 x 0,25 = 0,0955 (0,5đ) c. – Ưu điểm: (0,75đ) + Cấu trúc tương đối đơn giản, kích thước nhỏ + Dễ tinh sạch và phân tích ADN tái tổ hợp + Hiệu suất nhân dòng cao - Nhược điểm: (0,25đ) + Hiệu suất biến nạp vecto tái tổ hợp ở nhiều loại tế bào chủ (không phải vi khuẩn) thấp. + Không mang được các đoạn ADN lớn. --- HẾT --- 4
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) * Môn thi: TOÁN * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Giải phương trình: x − 2 + 4 − x + 2 x − 5 = 2 x 2 − 5 x Câu 2: (4 điểm) Cho dãy số không âm (ai), với i = 0, 1, 2, … thỏa điều kiện 1 am + n + am – n = (a2m + a2n) với mỗi cặp chỉ số m, n tùy ý mà m ≥ n. 2 Tính a2010 biết a1 = 1. Câu 3: (4 điểm) Giải phương trình : tan 2 x + tan 2 y + cot 2 ( x + y ) = 1 Câu 4: (4 điểm) Cho a, b ∈Z và (a 2 + b 2 + 2a + 4b + 5) M3 .Chứng minh rằng a và b không chia hết cho 3. Câu 5: (4 điểm) Cho ngũ giác ABCDE nội tiếp trong đường tròn bán kính bằng 1. Biết AB = a, BC = b, CD = c, DE = d, AE = 2. Chứng minh: a2 + b2 + c2 + d2 + abc + bcd < 4. --- HẾT --- 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề và đáp án HSG Địa 12 vòng 1 tỉnh (2009-2010)
6 p | 473 | 165
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh
4 p | 936 | 39
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương
6 p | 289 | 28
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Tiếng Anh 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng
7 p | 200 | 26
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Lục Ngạn
4 p | 557 | 23
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Tiếng Anh 7 năm 2016-2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thái Thụy
6 p | 182 | 22
-
Đề thi KSCL học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Liên Châu (Lần 1)
6 p | 114 | 16
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2016-2017 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Yên Lạc
4 p | 419 | 14
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Lục Nam
1 p | 218 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 7 cấp thị xã năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Quảng Yên
1 p | 28 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Toán 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nga Thắng
4 p | 55 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn