Bài 1: TÍNH CHIA HẾT TRÊN TẬP HỢP SỐ NGUYÊN. SỐ NGUYÊN TỐ
lượt xem 33
download
Tham khảo tài liệu 'bài 1: tính chia hết trên tập hợp số nguyên. số nguyên tố', tài liệu phổ thông, toán học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 1: TÍNH CHIA HẾT TRÊN TẬP HỢP SỐ NGUYÊN. SỐ NGUYÊN TỐ
- Bài 1: TÍNH CHIA HẾT TRÊN TẬP HỢP SỐ NGUYÊN. SỐ NGUYÊN TỐ. A. Nhắc lại và bổ sung các kiến thức cần thiết: I. Tính chia hết: 1. Định lí về phép chia: Với mọi số nguyên a,b (b 0), bao giờ cũng có một cặp số nguyên q, r sao cho : a = bq + r với 0 r b . a gọi là số bị chia , b là số chia, q là thương và r là số dư. Trong trường hợp b > 0 và r 0 có thể viết: a = bq + r = b(q +1)+ r - b. Ví dụ: Mọi số nguyên a đều có dạng: a = 2q 1 (xét phép chia cho b = 2) a = 3q ; 3q 1 (xét phép chia cho b = 3) a = 4q ; 4q 1 ; 4q 2 (xét phép chia cho b = 4). a = 5q; 5q 1; 5q 2 (xét phép chia cho b = 5) ...................... 2. Tính chia hết: Nếu a chia b mà số dư r = 0, ta nói : a chia hết cho b hay a là bội của b (kí hiệu a b) b chia hết a hay b là ước của a (kí hiệu b\ a)
- Vậy: a b (b\ a) khi và chỉ khi có số nguyên q sao cho a = bq. 3. Các tính chất: 1) Nếu a b thì a b (b 0) 2) a a; 0 a với mọi a 0 3) a 1 với mọi a 4) Nếu a m thì an m (m 0, n nguyên dương). 5) Nếu a b và b a thì |a| = |b| 6) Nếu a b và b c (b,c 0) thì a c. 7) Nếu a c và b c(c 0) thì (a b) c. Điều ngược lại không đúng. 8) Nếu a m hoặc b m thì ab m(m 0). Điều ngược lại không đúng. 9) Nếu a p và a q, (p, q)= 1 thì a pq 10) Nếu a = mn; b = pq và m p n q thì a b 11) Nếu ab m và (b,m) = 1 thì a m 12) Nếu a b m và a m thì b m II. Số nguyên tố: 1.Định nghĩa: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
- Hợp số là số tự nhiên lơn hơn 1 có nhiều hơn hai ước. Số 1 và số 0 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số. 2. Định lí cơ bản của số học: Mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được ra thừa số nguyên tố một cách duy nhất(không kể thứ tự các thừa số). Số nguyên tố được coi như là tích chỉ gồm một thừa số là chính nó. Có vô số số nguyên tố (không có số nguyên tố lớn nhất). Số hoàn chỉnh: là số bằng tổng các ước của nó không kể bản thân nó. Ví dụ: 6 , 28, ... , 2n-1(2n - 1) III. Một số phương pháp thông thường để giải bài toán về chia hết: Cách 1: Để chứng minh A(n) chia hết cho k, có thể xét mọi trường hợp số dư khi chia n cho k. Ví dụ 1: Chứng minh rằng: a) Tích của hai số nguyên liên tiếp chia hết cho 2. b) Tích của ba số nguyên liên tiếp chia hết cho 3. Giải : a) Viết tích của hai số nguyên liên tiếp dưới dạng A(n) = n(n + 1). Có hai trường hợp xảy ra : * n 2 => n(n + 1) 2 * n không chia hết cho 2 (n lẻ) => (n + 1) 2 => n(n +1) 2
- b) Chứng minh tương tự a. Cách 2: Để chứng minh A(n) chia hết cho k, có thể phân tích k ra thừa số: k = pq . + Nếu (p, q) = 1, ta chứng minh A(n) p và A(n) q. + Nếu (p, q) 1, ta phân tích A(n) = B(n) .C(n) rồi chứng minh: B(n) p và C(n) q . Ví dụ 2: a) Chứng minh: A(n) = n(n +1)(n + 2) 6. b) Chứng minh: tích của hai số chẵn liên tiếp chia hết cho 8. Giải : a) Ta có 6 = 2.3; (2,3) = 1 . Theo chứng minh trên đã có A(n) chia hết cho 2 và 3. Do đó A(n) chia hết cho 6. b) Ta viết A(n) = 2n(2n + 2) = 2n. 2(n +1) = 4n(n + 1). 8 = 4 . 2. Vì 4 4 và n(n +1) 2 nên A(n) 8 Ví dụ 3 : Chứng minh rằng n5 - n chia hết cho 10, với mọi số nguyên dương (Trích đề thi HSG lớp 9 cấp tỉnh năm học 2005 - 2006) n. Giải : A(n) = n5 - n = n(n4 - 1) = n(n2 - 1)(n2 + 1) = n(n - 1)(n + 1)(n2 +1) 2 n = 5k + 1 => (n - 1) 5 n = 5k + 4 => (n + 1) 5.
- n = 5k + 2 => n2 + 1 = (5k + 2)2 + 1 = (25k2 + 20k + 4 + 1) 5 n = 5k + 3 => n2 + 1 = (5k + 3)2 + 1 = (25k2 + 30k + 9 + 1) 5 Vậy : A(n) chia hết cho 2 và 5 nên phải chia hết cho 10. Cách 3: Để chứng minh A(n) chia hết cho k , có thể biến đổi A(n) thành tổng(hiệu) của nhiều hạng tử , trong đó mỗi hạng tử đều chia hết cho k . ( Đã học trong tính chất chia hết của một tổng ở lớp 6) (Liên hệ: A(n) không chia hết cho k ...) Ví dụ 4: Chứng minh n3 - 13n (n > 1) chia hết cho 6. (Trích đề thi HSG cấp II toàn quốc năm 1970). Giải : n3 - 13n = n3 - n - 12n = n(n2 - 1) - 12n = (n - 1)n(n + 1) - 12n (n - 1)n(n + 1) là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp nên chia hết cho 6 ; 12n 6 . Do đó A(n) 6 Ví dụ 5: Chứng minh n2 + 4n + 5 không chia hết cho 8 , với mọi số n lẻ. Giải : Với n = 2k +1 ta có: A(n) = n2 + 4n + 5 = (2k + 1)2 + 4(2k + 1) + 5 = 4k2 + 4k + 1 + 8k + 4 + 5 = 4k(k + 1) + 8(k + 1) + 2. A(n) bằng tổng của ba hạng tử, trong đó hai hạng tử đầu đều chia hết cho 8 , duy chỉ có hạng tử 2 không chia hết cho 8. Vậy A(n) không chia hết cho 8. Cách 4: Viết A(n) được dưới dạng: A(n) = k.B(n) thì A(n) chia hết cho k.
- Hệ quả: Nếu A(n) = B(n).C(n) mà B(n)và C(n) đều không chia hết cho k thì A(n) không chia hết cho k Ví dụ 6: Chứng minh : 2 + 22 + 23 + ... + 260 chia hết cho 15. Giải: Ta có: 2 + 22 +23 + ... + 260 = (2 + 22 + ... + 24) + (25+ ... +28)+ ... +(257 + 260) = 2(1+2+4+8) +25(1+2+4+8) + ... + 257(1+2+4 + 8) = 15.(2 + 25 + ... + 257) 15. IV. Một số phương pháp đặc biệt để giải toán chia hết: Cách 5: Dùng nguyên tắc Dirichlet: Nguyên tắc Dirichlet phát biểu dưới dạng hình ảnh như sau: Nếu nhốt k chú thỏ vào m chuồng mà k> m thì phải nhốt ít nhất hai chú thỏ vào chung một chuồng. Ví dụ 7: Chứng minh rằng trong m + 1 số nguyên bất kì thế nào cũng có hai số có hiệu chia hết cho m. Giải: Chia một số nguyên bất kì cho m ta được số dư là một trong m số 0; 1 ; 2; 3; ...; m - 1. Theo nguyên tắc Dirichlet, chia m + 1số cho m thì phải có ít nhất hai số có cùng số dư . Do đó hiệu của hai số này sẽ chia hết cho m. Cách 6: Dùng phương pháp qui nạp toán học: Để chứng minh A(n) k ta làm theo trình tự sau:
- Thử với n = 1 hoặc 2(Tức số n nhỏ nhất chọn ra).Nếu sai => Dừng.Nếu đúng A(1) k.Tiếp tục: Giả sử A(k) k. Chứng tỏ A(k + 1) k. Nếu đúng => Kết luận : A(n) k Ví dụ 8: Chứng minh : 16n - 15n - 1 chia hết cho 225. Đặt A(n) = 16n - 15n -1 , ta có : A(1) = 16 - 15 - 1 = 0 225 => A(1) đúng. Giả sử A(k) đúng : A(k) = 16k - 15k -1 225. Ta chứng minh A(k + 1) đúng, tức là c/m: 16k + 1 - 15(k + 1) - 1 225. Thật vậy, 16k+1 - 15(k + 1) - 1 = 16. 16k - 15k - 15 - 1 = (15 + 1) 16k - 15k - 15 - 1 = 15.16k + 16k - 15k -15 - 1 = (16k - 15k - 1) + 15(16k - 1) = (16k-15k-1)+15(16 - 1)(16k-1 + ... +1) = (16k - 15k - 1) + 225(16k-1+ ... + 1) 225 Cách 9: Phương pháp phản chứng: Để chứng minh A(n) k ta chứng minh A(n) không chia hết cho k là sai. B. PHẦN BÀI TẬP: Chứng minh: 1. a) 192007 - 192006 chia hết cho 9. b) 92n + 14 chia hết cho 5.
- c) Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3, tổng của 5 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho5. 2. Tích của một số chính phương và một số tự nhiên đứng liền trước nó là một số chia hết cho 12. 3. (n2 - 1)n2(n2 + 1) chia hết cho 60 4. a) n2 + 11n + 39 không chia hết cho 49 b) n2 + 3n +5 không chia hết cho 11 5. a) n4 + 6n3 + 11n2 + 6n chia hết cho 24. b) n4 - 4n3 - 4n2 - 16n (chẵn, n > 4) chia hết cho 384. 6. 4n + 15n - 1 chia hết cho 9. 7. n2 + 4n + 3 (n lẻ) chia hết cho 8. 8. n3 + 3n2 - n - 3 chia hết cho 48. 9) 36n -26n chia hết cho 35 10) ab(a2 + b2)(a2 - b2) chia hết cho 30 với mọi số nguyên a,b. 11) a) (62n + 19n - 2n+1) chia hết cho17. b) (7.52n + 12.6n) chia hết cho 19. c) (5n+2 + 26.5n + 82n+1) chia hết cho 59. 12) a)a2 + b2 chia hết cho 7 thì a và b cũng chia hết cho 7.
- b) a2 + b2 chia hết cho 3 thì a và b cũng chia hết cho 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án tuần 14 bài Tập đọc: Câu chuyện bó đũa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
6 p | 658 | 37
-
Giáo án toán lớp 4 - CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( tt)
8 p | 602 | 32
-
LUYỆN TẬP DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
5 p | 287 | 30
-
Giáo án tuần 4 bài Tập đọc: Mít làm thơ (tiếp theo) - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 364 | 28
-
Giáo án tuần 4 bài Tập đọc: Trên chiếc bè - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 515 | 24
-
Bài Tập đọc: Con chó nhà hàng xóm - Giáo án Tiếng việt 2 - GV.Ng.T.Tú
6 p | 428 | 19
-
Giáo án Số học 6 chương 1 bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
10 p | 163 | 17
-
Bài thơ công thức lượng giác
3 p | 265 | 13
-
Giáo án môn Toán lớp 3 :Tên bài dạy : Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( Tiếp).
4 p | 140 | 11
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 533 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
23 p | 81 | 9
-
LUYỆN TẬP DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 ; CHO 5
5 p | 368 | 8
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 189 | 8
-
Tiết 24 LUYỆN TẬP
5 p | 73 | 7
-
Môn: Số học Lớp:6 Bài 6 chương I: Phép trừ và phép chia I. Yêu cầu trọng
7 p | 346 | 6
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT Trực Ninh
2 p | 6 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, Tiên Phước
29 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn