Bài 42: Thực hành - Quan sát một số vi sinh vật
lượt xem 27
download
Bài thực hành giúp cho người học có thể biết được kĩ thuật nhuộm đơn tế bào vi sinh vật để quan sát vi sinh vật; quan sát và mô tả hình dạng của một số vi sinh vật trong nước dưa muối, bựa răng, nấm mốc, nấm men; có kỹ năng quan sát, vẽ hình, nhận xét và đưa ra các kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài 42: Thực hành - Quan sát một số vi sinh vật
- Cuốn “Thực hành thí nhiệm sinh học 10” làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh khi dạy và học các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 nâng cao. Mục đích của cuốn sách: Giúp giáo viên, học sinh thực hiện thành công các bài thực hành trong chương trình qui định, qua đó củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết, hoàn thiện kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú, tăng khả năng tự học tập, tự nghiên cứu bộ môn sinh học. Giúp học sinh có thể tự làm các thí nghiệm, bài thực hành ở nhà, ở lớp, qua đó học sinh biết tự đánh giá, tự kiểm chứng kiến thức lí thuyết, tự khám phá những điều mới mẻ, làm quen với phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu sinh học. Nội dung: Tài liệu gồm 10 bài thực hành trong chương trình sinh học 10, mỗi bài có 5 nội dung cơ bản: 1Mục tiêu bài thực hành: Mục đích, mục tiêu của bài thực hành, những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đối với học sinh. 2Chuẩn bị: Các bước cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, dụng cụ, thiết bị, mẫu vật, hóa chất, thời gian để phục vụ cho bài thực hành. 3Nội dung và các bước tiến hành: Gồm các bước, các công việc, thao tác, qui trình cho từng thí nghiệm, bài thực hành; những nhận xét, kết luận sau mỗi phần thí nghiệm, thực hành. 4Câu hỏi đánh giá và mở rộng: Các câu hỏi và bài tập cho học sinh tự làm (câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi nâng cao, mở rộng, vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế). 5Hỏi khó đáp hay: giúp học sinh mở rộng, biết thêm một số thông tin mới lạ, chuyên sâu. Lần đầu ra mắt bạn đọc không tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết, rất mong được các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn ThêmQuế NhamTân YênBắc Giang, ĐT: 0912.716.203. Buivanthembg@yahoo.com.vn CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC 10 Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao tt Bài Tên bài Thực hành trg tt Bài Tên bài trg 1 12 TN co và phản co nguyên sinh 51 1 6 TH đa dạng thế giới sinh vật. 21 TH Một số thí nghiệm về TN nhận biết một số thành phần hoá 41 2 15 60 2 12 Enzim. học của tế bào. TH Quan sát tế bào dưới kính hiển 67 TH Quan sát các kì của nguyên 3 20 81 3 19 vi. Thí nghiệm co và phản co nguyên phân trên tiêu bản rễ hành. sinh TN sự thẩm thấu và tính thấm của 69 4 24 TH Lên men Etilic và Lactic 95 4 20 tế bào 11 89 5 28 TH Quan sát một số vi sinh vật 5 27 TH một số thí nghiệm về Enzim 0 TH Quan sát các kì của nguyên phân 105 6 31 qua tiêu bản tạm thời hay cố định 7 36 Thực hành: Lên men Etilic. 123 8 37 Thực hành: Lên men Lactic 125 9 42 TH Quan sát một số vi sinh vật. 141 TH Tìm hiểu một số bệnh truyền 158 10 47 nhiễm ở địa phương 1
- BÀI 42 THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT (SGK. SINH HỌC 10 NÂNG CAO TR.141) IMỤC TIÊU Biết được kĩ thuật nhuộm đơn tế bào vi sinh vật để quan sát VSV. Quan sát và mô tả hình dạng của một số VSV trong nước dưa muối, bựa răng, nấm mốc, nấm men… Có kỹ năng quan sát, vẽ hình, nhận xét và đưa ra các kết luận. IICHUẨN BỊ Kính hiển vi, phiến kính, các dụng cụ cấy, lấy vi khuẩn và các dụng cụ cần thiết khác như đèn cồn, giấy lọc, ống nghiệm ... Dung dịch nhuộm fucsin 1% (Cách pha fucsin kiềm như sau: fucsin 1g, fênol 3g, Cồn 950 10ml, Nước cất cho vào cho đủ 100ml. hòa tan các chất ta được dung dịch fucsin kiềm 1% dùng để nhuộm tế bào VSV) Nấm men: Dung dịch lên men, dung dịch bánh men tán nhỏ hòa với nước đường 10% để sau 24h. Nước váng dưa chua. Nấm mốc: Vỏ cam, quýt, bánh mỳ mọc mốc xanh, vàng. Tiêu bản hiển vi một số vi khuẩn, bào tử mốc... IIINỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1Nhuộm đơn và quan sát tế bào nấm men. B1Làm vết bôi Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch bánh men cho vào ống nghiệm đã cho sắn 5ml nước cất và khuấy đều. Dùng que lấy 1 giọt dung dịch cho lên phiến kính sạch, dàn thành vết khoảng 2cm2 hong khô hoặc hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho khô tạo thành vết bôi. B2Nhuộm màu Dùng pipet lấy 1 giọt fucsin 1% nhỏ vào vết bôi trên lá kính, để 1 phút rồi nghiêng cho fucsin chảy ra hết và rửa nhẹ bằng nước cất rồi lại hong khô. B3Lên kính để quan sát với kính vật x10 sau đó chuyển sang kính vật x40 để quan sát. Quan sát kỹ các tế bào nấm men, nhận xét về hình dạng, kích thước và vẽ lại hình quan sát được. 2
- Hình dạng nấm men: hình cầu, hình trứng, hình ôvan, thoi …Tồn tại ở trạng thái đơn bào Đa số sinh sản theo kiểu nảy chồi. Saccharomyces cerevisiae 2Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng B1Dùng tăm tre lấy 1 ít bựa răng cho vào ống nghiệm có 5ml nước cất, khuấy đều. B2 Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch cho lên phiến kính sạch, dàn thành vết khoảng 2cm2 hong khô hoặc hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho khô tạo thành vết bôi. B3 Nhuộm màu:Dùng pipet lấy 1 giọt fucsin 1% nhỏ vào vết bôi trên lá kính, để 1 phút rồi nghiêng cho fucsin chảy ra hết và rửa nhẹ bằng nước cất rồi lại hong khô. B4 Lên kính để quan sát với kính vật x10 sau đó chuyển sang kính vật x40 để quan sát. Quan sát hình dạng các vi khuẩn có trong bựa răng. Các hình dáng quan sát được: Vi khuẩn có hình que (trực khuẩn). Vi khuẩn hình cầu (cầu khuẩn, trực khuẩn lactic). Vi khuẩn hình xoắn (xoắn khuẩn). Vi khuẩn hình elíp (Nấm men). Nhận xét: Trong bựa răng nhìn trên kính hiển vi thấy rất nhiều vi sinh vật sinh sống, chúng có nhiều hình thù khác nhau, thuộc nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. 3Quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc B1Dùng que cấy vô trùng lấy 1 ít nấm sợi trên mẩu bánh mì, hay vỏ cam, quýt đã bị mốc cho vào ống nghiệm có 5ml nước cất, khuấy đều. B2 Dùng que cấy lấy một giọt dung dịch cho lên phiến kính sạch, dàn thành vết khoảng 2cm2 hong khô hoặc hơ trên ngọn lửa đèn cồn cho khô tạo thành vết bôi. B3 Nhuộm màu:Dùng pipet lấy 1 giọt fucsin 1% nhỏ vào vết bôi trên lá kính, để 1 phút rồi nghiêng cho fucsin chảy ra hết và rửa nhẹ bằng nước cất rồi lại hong khô. B4 Lên kính để quan sát với kính vật x10 sau đó chuyển sang kính vật x40 để quan sát nấm mốc. Các hình dáng quan sát được Có các sới nấm phát triển phân nhánh. Đỉnh các sợi mọc ra ngoài có quả bào tử. Nấm có 2 hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 4Quan sát tiêu bản một số vi sinh vật và bào tử nấm B1 Lần lượt lên kính các tiêu bản hiển vi một số loại VSV quan sat. B2 Tham khảo một số hình ảnh hiển vi về VSV và bào tử nấm. 3
- Nấm mốc Thủ phạm gây ra các bệnh hô hấp Nấm độc Stachybotrys chartarum gây Sợi khí sinh của nấm mốc Nấm sợi bệnh nặng cho đường hô hấp. Liên cầu Bào tử nấm mốc được phóng đại dưới kính hiển vi Vi khuẩn (Bacteria) khuẩn(Streptococcus) S.pyogenes Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) Staphylococus aureus Trực khuẩn B.anthracis D.gonorrhoeae Nhận xét: Thế giới nhỏ bé của vi sinh vật rất phong phú và đa dạng về hình dạng, màu sắc, kích thước, môi trường sống cũng như sinh sản. VSV có nhiều loài có lợi nhưng cũng có nhiều loài là thủ phạm gây bệnh nguy hiểm cho người, vật nuôi, cây trồng. IVCÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG 1Vi khuẩn có các hình thức sinh sản nào? 2Vời hình thức sinh sản tự nhân đôi các tế bào của một số vi khuẩn, sau 1 đơn vị thời gian nhất định thì số lượng của chúng tăng lên theo cấp số nào sau đây: Cộng, nhân, mũ? 3Vì sao khi các thực phẩm, vật liệu bị ẩm dễ bị mốc hơn khi khô? 4Để bảo quản thực phẩm như thịt tươi, cá tươi một thời gian dài người ta có thể dùng muối ăn xát vào hay ướp mặn. Giải thích cơ sở khoa học của việc làm đó. 5Nếu một chủng vi khuẩn cần 6 giờ để 2 tế bào sinh sản thành 32 tế bào thì thời gian thế hệ của vi khuẩn này là bao nhiêu: biết g = , trong đó t là thời gian nuôi, n là số lần phân chia. a 60 phút b120 phút c45 phút d240 phút. 6Một tế bào vi khuẩn E.coli sau 10 giờ nuôi (lá 30 thế hệ) được lượng tế bào là 230 = 1.073.741.824. nếu làm tròn số và viết thế nào cho dễ đọc, dễ viết hơn? 7Dùng đường để làm mứt hoa quả thì có thể bảo quản lâu dài mà không sợ bị hư hỏng là do: aNồng độ đường cao taojmooi trường nhược trương. bTạo môi trường đẳng trương. cTạo môi trường ưu trương, nước bị rút khỏi tế bào VSV bị co nguyên sinh chất, VSV tự bị phân giải không sống được. dCả a,b,c. 4
- ?HỎI KHÓ ĐÁP HAY Hệ vi khuẩn đường ruột và sức khỏe con người có quan hệ với nhau như thế nào? Trong ruột người có khoảng 100 tỷ vi khuẩn (VK) khác nhau/gram phân, gồm vài trăm loài tạo nên hệ vi khuẩn ở ruột hết sức phong phú. Những sinh vật này tạo ra nhiều chất có thể: ngăn cản các khối ung thư, bất hoạt virus, tạo ra các kháng thể và vitamin, làm giảm cholesterol.Trong mối quan hệ cộng sinh với nhau hay đối kháng, các vi khuẩn này phát triển trên thức ăn đã được tiêu hóa, những hợp chất được vật chủ bài tiết vào trong hệ tiêu hóa hoặc cả chất thải của cơ thể. Sự mất cân bằng hệ VK đường ruột và bệnh tật Lactobacilli và hàng trăm chủng VK có lợi khác sống ở ruột đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và đề kháng tốt với bệnh tật. Tuy nhiên, sự tồn tại cân bằng của chúng không ổn định và cân bằng của chúng có thể bị phá vỡ hoàn toàn do một chế độ ăn có quá nhiều đường, hoặc quá ít sữa lên men tự nhiên như sữa chua, sữa bơ. Uống nhiều bia rượu cũng làm phá vỡ sự cân bằng của hệ VK trong cơ thể. Đặc biệt là việc sử dụng kháng sinh có thể diệt hầu hết mọi vi sinh vật có lợi trong cơ thể, tạo ra một tình trạng được gọi là ruột vô trùng. Khi các VK có lợi đã bị phá hủy hoàn toàn, các VK có hại dễ dàng xâm nhập và phát triển quá độ trong ruột, phá hủy tình trạng khỏe mạnh của cơ thể. Do đó, nếu dùng kháng sinh kéo dài, thậm chí theo các phác đồ điều trị chuẩn sự cân bằng của các VK có lợi trong cơ thể có thể bị tổn hại nghiêm trọng. Các chuyên gia y tế ngày nay khẳng định trạng thái mất cân bằng của VK có lợi trong ruột có liên quan đến các tình trạng bệnh tật như: tiêu chảy, đầy hơi, táo bón thường xuyên, đáp ứng miễn dịch kém, mệt mỏi mãn tính, dị ứng. Kiểm soát hệ VK đường ruột đối với sức khỏe con người Như vậy, sự cân bằng hệ VK đường ruột có liên quan mật thiết tới sức khỏe của con người và bệnh tật. Nói cách khác, sự phát triển quá độ của VK có hại trong ruột cuối cùng có thể dẫn đến các rối loạn về gan, thận, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, ung thư và lão hóa. Sự cân bằng hợp lý của hệ VK ở ruột có thể đạt được bằng chế độ ăn gồm những thức ăn hoặc dược phẩm nhằm gia tăng vi khuẩn có lợi hoặc ức chế VK có hại. Cần điều chỉnh chế độ ăn có các dinh dưỡng thích hợp và một chế độ ăn nhiều chất xơ. Theo các chuyên gia y tế, phương pháp hữu hiệu nhất để tái lập sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột là bổ sung một hệ vi khuẩn mới có lợi dưới dạng chế phẩm probiotic. Các VK được lựa chọn chủ yếu thuộc nhóm VK lactic (Lactobacillus, Streptococcus). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm probiotic, trong đó có cốm vi sinh Bioacimin bổ sung đa dạng các vi khuẩn sống có ích cho đường ruột, thành phần còn phối hợp thêm một số các vitamin nhóm B rất cần thiết cho cơ thể như B1, B2, B5, B6, B9... Đặc biệt là tinh chất men bia có trong công thức chứa 21 acid amin (trong đó có 8 acid amin cơ thể không tự tổng hợp được phải đưa vào từ thức ăn) cùng các nguyên tố vi lượng giúp kích thích ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất, kích thích hệ miễn dịch. Chế phẩm bào chế dưới dạng cốm đựng trong gói nhỏ, đặc biệt có hương vị sữa nên rất dễ sử dụng, thích hợp với đa số trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên. Cốm vi sinh Bioacimin là một thực phẩm chức năng nên có thể sử dụng hàng ngày theo một liều lượng nhất định. Các bác sĩ, dược sĩ khuyên dùng trong các trường hợp sử dụng kháng sinh kéo dài, trẻ gầy ốm, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột, người lớn uống rượu bia nhiều (theo ThS.BS Lê Thị Hải Trưởng trung tâm khám & tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh Dưỡng) 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO ÁN SINH 6_BÀI 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
5 p | 568 | 46
-
Bài giảng Sinh học 7 bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
25 p | 660 | 35
-
Giáo án Sinh Học lớp 8: BÀI 42 :VỆ SINH DA
4 p | 665 | 28
-
Giáo án sinh học lớp 7 - Bài 42: THỰC HÀNH QUAN SÁT BỘ XƯƠNG – MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
7 p | 731 | 21
-
Giáo án Sinh học 7 bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
5 p | 463 | 19
-
Sinh học 7 - Bài 42 THỰC HÀNH : QUAN SÁT BỘ XƯƠNG VÀ MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
4 p | 519 | 15
-
Giáo án môn sinh lớp 6 - Tiết 42 : NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẨY MẦM
6 p | 223 | 12
-
Bài 3: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
5 p | 304 | 9
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 42: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
7 p | 152 | 7
-
Tiết 158 : LUYỆN TẬP
3 p | 71 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn