Bài giảng Các khoản thu liên quan đến đất đai
lượt xem 23
download
Bài giảng Các khoản thu liên quan đến đất đai nhằm trình bày về các nội dung chính: các khoản thu từ đất đai có phạm vi áp dụng rộng, đối tượng tác động rất lớn, đa dạng; thủ tục hành chính với các khoản thu từ đất đai mang tính đặc thù cơ bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các khoản thu liên quan đến đất đai
- CÁC KHOẢN THU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI
- Kết cấu bài giảng Phần 1: Khái quát chung về các khoản thu liên quan đến đất đai Phần 2: Nội dung cơ bản của các khoản thu liên quan đến đất đai
- Khái quát chung về các khoản thu liên quan đến đất đai *Vai trò của các khoản thu từ đất đai - Góp phần đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, là nguồn thu ổn định bền vững của ngân sách địa phương. - Là công cụ quan trọng của nhà nước góp phần thực hiện quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản. - Tác động tích cực tới sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư: thông qua các ưu đãi về tiền sử dụng đất và tiền thuê đất - Thực hiện chính sách công bằng xã hội Chính sách thu - miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp do mất mùa, cho các hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa
- Khái quát chung về các khoản thu liên quan đến đất đai *Đặc điểm Các khoản thu từ đất - Các khoản thu từ đất đai có phạm vi áp dụng rộng, đối tượng tác động rất lớn, đa dạng - Thủ tục hành chính với các khoản thu từ đất đai mang tính đặc thù cơ bản
- I. Khái quát chung về các khoản thu liên quan đến đất đai • Phân loại đất theo mục đích sử dụng đất Nhóm đất nông nghiệp: - Đất trồng cây hàng năm; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất nông nghiệp khác. Nhóm đất phi nông nghiệp : - Đất ở: bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. - Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp. - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.... - Đất phi nông nghiệp khác. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng.
- I. Khái quát chung về các khoản thu liên quan đến đất đai Mối quan hệ giữa các khoản thu từ đất đai với quá trình sử dụng đất - Khi NN giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất:NN giao đất để ở hoặc để SXKD hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất - Trong quá trình sử dụng đất: sử dụng vào mục đích nào nộp thuế theo quy định đ/v mục đích đó - Khi được nhà nước cho thuê đất : Nộp thuế tiền thuê - Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: nộp thuế CNBĐS...
- Các khoản thu từ đất đai - Thuế sử dụng đất nông nghiệp - Thuế nhà đất-> thuế sử dụng đất phi nông nghiệp - Thu tiền sử dụng đất - Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Thu tiền thuê đất - Lệ phí trước bạ (đối với nhà đất)
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1. Khái niệm Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SD ĐNN) là khoản thu mà người sử dụng đất nông nghiệp phải nộp hàng năm khi sử dụng đất nông nghiệp. 2. Người nộp thuế SD ĐNN Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế SD ĐNN(gọi chung là hộ nộp thuế) gồm: -Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân; - Các DN nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các DN khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị SN, đơn vị LLVT, tổ chức XH và các đơn vị khác SDĐ vào SX nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng TS.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3. Đối tượng chịu thuế SD ĐNN Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, Đất trồng rừng
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp Những loại đất không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: - Đất rừng tự nhiên; - Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng; - Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất; - Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng; - Đất chuyên dùng theo quy định tại Luật đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông, lâm nghiệp và làm nhà ở.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 4. Căn cứ tính thuế Diện tích đất Diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Luật Đất đai Hạng đất - Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố: Chất đất; Vị trí; Địa hình; Điều kiện khí hậu, thời tiết; Điều kiện tưới tiêu và thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được hia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng. Hạng đất được ổn định là 10 năm. Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên một hécta của từng hạng đất
- Định suất thuế theo hạng đất Hạng đất Định suất thuế 1 550 2 460 3 370 4 280 5 180 6 50
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 5.Phương pháp tính thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp=Diện tích đất sử dụng (ha)xĐịnh suất thuế tính theo hạng đất (kg thóc / 1ha) Ví dụ: 1 hộ nộp thuế có 5 ha diện tích đất trồng cây hàng năm, bao gồm 2 ha là đất hạng 2 và 3 ha là đất hạng 3
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 6. Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Hiện nay việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện theo Nghị quyết số 15/2003/QH11 của Quốc hội khoá 11 thực hiện từ năm 2003 đến hết năm 2010. 6.1. Miễn thuế Sử dụng đất nông nghiệp Người sử dụng đất nông nghiệp được miễn thuế Sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức 5.2. Giảm thuế Sử dụng đất nông nghiệp Người sử dụng đất không thuộc diện miễn thuế, được giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội cho phép miễn giảm thuế Sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2020 đối với đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức và một số đối tượng khác
- Thuế nhà đất 1.Khái niệm Thuế nhà, đất là khoản thu mà người sử dụng đất ở phải nộp hàng năm khi sử dụng đất làm nhà ở, xây dựng công trình. Thuế nhà, đất nói chung và thuế đất nói riêng thuộc loại thuế tài sản và có tính chất trực thu. Người chủ sở hữu nhà và người sử dụng đất là người nộp thuế nhà, đất và cũng chính là người chịu khoản thuế này.
- Thuế nhà đất 2. Đối tượng chịu thuế nhà, đất Là đất ở, đất xây dựng công trình – không phân biệt đất có giấy phép hay không có giấy phép sử dụng (tạm thời chưa thu thuế đối với nhà). - Đất ở là đất thuộc khu dân cư ở các thành thị và nông thôn bao gồm: đất đã xây cất nhà (kể cả mặt sông, hồ, ao, kênh rạch làm nhà nổi cố định), làm vườn, làm ao, làm đường đi, làm sân, hay bỏ trống quanh nhà, trừ DT đất đã nộp thuế SDĐNN; kể cả đất đã được cấp giấy phép, nhưng chưa XD nhà ở. - Đất XD công trình là đất XD các công trình CN, KH kỹ thuật, giao thông, thuỷ lợi, nuôi trồng TS, VH-XH, dịch vụ, quốc phòng, an ninh và các khoảnh đất phụ thuộc (diện tích ao hồ, trồng cây, bao quanh công trình kiến trúc), không phân biệt công trình đã XD xong đang SD, đangXD hoặc đất đã được cấp giấy phép nhưng chưa XD, hoặc dùng làm bãi chứa vật tư, HH..
- Thuế nhà đất 3. Người nộp thuế nhà, đất Là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, - Đất được uỷ quyền quản lý, thì tổ chức cá nhân uỷ quyền phải nộp thuế; - Đất bị tịch thu để xử lý theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng thì tổ chức, cá nhân quản lý đất này phải nộp thuế - Trường hợp bên Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh được Nhà nước cho góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 7 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức hoặc người đại diện cho bên Việt Nam dùng đất để góp vốn hợp đồng đã ký kết là đối tượng nộp thuế đất...
- Thuế nhà đất 4. Các trường hợp không thu thuế nhà, đất - Đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên sử dụng vì mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện chung không vì mục đích kinh doanh hoặc không dùng để ở, như: đất làm đường xá, cầu cống, công viên, sân vận động, đê diều, công trình thuỷ lợi, trường học (bao gồm cả nhà trẻ, nhà mẫu giáo), bệnh viện (bao gồm cả bệnh xá, trạm xá, trạm y tế, phòng khám...), nghĩa trang, nghĩa địa. - Đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên dùng vào việc thờ cúng chung của các tôn giáo, của các tổ chức mà không vì mục đích kinh, hoặc không dùng để ở, như: các di tích lịch sử, đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ chung (kể cả nhà thờ họ). Riêng đền, miếu, nhà thờ tư vẫn phải nộp thuế đất. Trường hợp sử dụng đất thuộc diện nêu trên vào mục đích kinh doanh hoặc để ở, thì tổ chức quản lý đất phải nộp thuế đất phần diện tích đất sử dụng vào kinh doanh hoặc để ở.
- Thuế nhà đất 5. Căn cứ và phương pháp tính thuế nhà đất: Thuế nhà đất được dựa trên cơ sở thuế nông nghiệp Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là Diện tích đất, Hạng đất và Mức thuế nông nghiệp của một đơn vị diện tích, Giá thóc thuế sử dụng đất nông nghiệp của vụ cuối năm liền năm trước năm thu thuế. Thuế nhà, đất được xác định theo công thức: Thuế nhà đất phải nộp=Diện tích đấtxSố lần mức thuế nông nghiệpxMức thuế nông nghiệp trên một đơn vị dịện tích
- Thuế nhà đất Đối với khu vực đô thị a. Diện tích đất tính thuế: là toàn bộ diện tích đất của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng, bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, xây công trình, diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, bao quanh công trình, diện tích ao hồ và các diện tích để trống trong phạm vi đất được phép sử dụng theo giấy cấp đất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chưa có giấy cấp đất thì theo diện tích thực tế sử dụng. b. Hạng đất: để xác định số lần mức thuế nông nghiệp tính thuế đất thuộc khu vực đô thị căn cứ vào các yếu tố: Loại đô thị, loại đường phố, vị trí đất ở đường phố. c. Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp làm căn cứ tính thuế đất ở đô thị là mức thuế SDĐ nông nghiệp cao nhất trong đô thị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 2 - Nguyễn Thị Vân Anh
52 p | 162 | 21
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - Hồ Thị Bích Nhơn
98 p | 148 | 17
-
Bài giảng Các khoản thu liên quan đến đất đai - Nguyễn Thị Cúc
63 p | 103 | 13
-
Kế toán thu nhập khác
12 p | 119 | 11
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 2 - Nguyễn Hoàng Phi Nam
24 p | 90 | 10
-
Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - ThS. Nguyễn Quốc Nhất
9 p | 130 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 21 | 5
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu
25 p | 130 | 5
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 2 - ĐH Mở TP. HCM (2016)
16 p | 54 | 5
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 3 - Đoàn Thị Thu Trang
35 p | 106 | 4
-
Bài giảng Bài 4: Kế toán các khoản phải thu
24 p | 62 | 4
-
Bài giảng Kế toán chi phí sản xuất: Bài 11 - PGS.TS. Trần Văn Thuận
42 p | 50 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 2: Kế toán tài sản bằng tiền và các khoản phải thu
28 p | 29 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - Nguyễn Thị Ngọc Điệp
23 p | 43 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 4 - Học viện Tài chính
41 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 2 - ĐH Mở
24 p | 64 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - Hoàng Phi Nam (Hệ từ xa)
82 p | 19 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn