Bài giảng Chế độ ăn điều trị trẻ suy dinh dưỡng
lượt xem 8
download
Bài giảng Chế độ ăn điều trị trẻ suy dinh dưỡng giúp người học nắm được nguyên nhân, cách phân loại, biểu hiện lâm sàng, các tổn thương bênh lý và rối loại chuyển hóa ở trẻ suy dinh dưỡng; nắm được nguyên tắc điều trị bằng dinh dưỡng; biết cách xây dựng một thực đơn cụ thể điều trị trẻ suy dinh dưỡng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chế độ ăn điều trị trẻ suy dinh dưỡng
- KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI 1. Phần thủ tục Bộ môn: Dinh dưỡng Đối tượng học viên: Đại học (Dài hạn) Tên bài giảng: Chế độ ăn điều trị trẻ suy dinh dưỡng. Tên giảng viên: Môn học: Dinh dưỡng Năm học: 2009 - 2010 Thời gian giảng bài: 90 phút (2 tiết) 2. Các mục tiêu học tập: 2.1. Nắm được nguyên nhân, cách phân loại, biểu hiện lâm sàng, các tổn thương bênh lý và rối loại chuyển hóa ở trẻ suy dinh dưỡng. 2.2. Nắm được nguyên tắc điều trị bằng dinh dưỡng. 2.3. Biết cách xây dựng một thực đơn cụ thể điều trị trẻ suy dinh dưỡng 3. Kỹ thuật tiến hành: 3.1. Loại bài giảng: Lý thuyết 3.2. Phương pháp dạy học: Diễn giảng, trình bày trực quan, đàm thoại, kiểm tra. 3.3.Hình thức tổ chức dạy học: Lên lớp tại giảng đường. 3.4. Phương tiện dạy học: Projecter, bảng đen, phấn các màu 4. Phân thời gian và cấu trúc bài giảng: 4.1. Tổ chức lớp: 2 phút 4.2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút 4.3. Giới thiệu tài liệu tham khảo, nghiên cứu: 3 phút 4.4. Tiến hành nội dung bài giảng: 70 phút. Nội dung bài giảng Thời gian Những Phương Hoạt động PPDH vận tiện của học dụng sinh 1. Đại cương. 2 phút Giáo viên Projecter Nghe
- 2. Nguyên nhân. 3 phút diễn giảng, Bảng Ghi chép 3. Phân loại. 3 phút minh hoạ, Phấn Trả lời và 4. Biểu hiện lâm sàng. 2 phút nêu vấn đề, hỏi giáo 5. Các tổn thương bệnh 3 phút đàm thoại với viên lý và rối loạn chuyển hóa học sinh, hỏi 6. Nguyên tắc điều trị 45 phút và trả lời học bằng dinh dưỡng. sinh. 7. Cách xây dựng một thực đơn cụ thể 7 phút 8. Phòng bệnh 5 phút 5. Kiểm tra đánh giá ( Thông tin phản hồi ): 5 phút 6. Tổng kết bài giảng: 3 phút 7. Nhận xét và rút kinh nghiệm: 2 phút Thông qua Ngày tháng năm 2009 Chủ nhiệm Bộ môn Người làm kế hoạch PGS, TS. Nguyễn Thanh Chò CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG 1. Đại cương. Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein và năng lượng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay gặp nhất là ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng. Suy dinh dưỡng thường kèm theo tình trạng dễ nhiễm khuẩn và ngược lại nhiễm khuẩn làm cho suy dinh dưỡng nặng thêm. Suy dinh dưỡng thực chất không chỉ là tình trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà thường là kết hợp thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng. Trước đây các y văn
- thường dùng cụm từ “Suy dinh dưỡng protein- năng lượng” (protein- energy malnutrition) để nhấn mạnh vai trò quan trọng của protein và năng lượng trong căn bệnh này. Ngày nay các y văn chỉ còn dùng danh từ “ Suy dinh dưỡng”(Undernutrition) để chỉ tình trạng trẻ em bị chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng đang là vấn đề sức khoẻ quan trọng và phổ biến của trẻ em ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta hiện nay. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO - World Health Organization) có đến 500 triệu trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, gây nên 10 triệu tử vong mỗi năm. Mức giảm suy dinh dưỡng không đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Có sự liên quan về mức giảm suy dinh dưỡng và mức giảm hộ nghèo lương thực thực phẩm. Ở nước ta từ những thập kỷ 90 trở về trước suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng trên dưới 50% (tính theo cân nặng/tuổi). Suy dinh dưỡng nặng như kwashiorkor, marasmus, marasmic kwashiorkor gặp cũng khá nhiều. Nhưng những năm gần đây tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm. Năm 2002 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trẻ em toàn quốc là 30,1%, chủ yếu là suy dinh dưỡng nhẹ, vừa, suy dinh dưỡng nặng rất ít gặp. Tỷ lệ này cao hơn so với Thái Lan, Indonesia, Philippine, thấp hơn so với Myanmar, Lào, Cămpuchia, Ấn độ, Bangladesh, Nepal. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2004 trẻ em suy dinh dưỡng ở nước ta giảm xuống còn 26,6%. Từ năm 2000 - 2004 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 1,8%/năm, năm 2007 tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta còn là 21,2% (cân nặng/tuổi), 34% (chiều cao/tuổi).
- 2. Nguyên nhân. 2.1. Ăn uống: Chủ yếu là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con: + Cho ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, cai sữa sớm dưới 12 tháng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. + Thức ăn sử dụng cho trẻ thường không đảm bảo chất lượng và số lượng theo lứa tuổi. 2.2. Nhiễm khuẩn: Suy dinh dưỡng thờng thấy sau các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... mà các bà mẹ không biết cách cho ăn khi trẻ ốm nên dễ bị suy dinh dưỡng. 2.3. Những yếu tố thuận lợi: + Cân nặng lúc đẻ thấp < 2500 g. + Đẻ sinh đôi. + Gia đình đông con. + Mẹ chết hoặc ốm yếu. + Mẹ không có sữa hoặc ít sữa. + Dị tật bẩm sinh. + Nhà ở chật chội thiếu ánh sáng. 3. Phân loại. + Có nhiều cách phân loại các mức độ của suy dinh dưỡng như: - Gomez (1956) thang phân loại này ít được sử dụng vì trẻ còn 90% cân nặng so với quần thể tham khảo vẫn có thể phát triển bình thường nhưng lại bị xếp vào suy dinh dưỡng. - Waterlow (1976) dựa vào hai chỉ tiêu: cân nặng so với chiều cao và chiều cao so với tuổi, dựa vào bảng sau: Chiều cao so với tuổi Cân nặng so với chiều cao > 80% < 80% > 90% Bình thường Gầy còm < 90% Còi cọc Gầy còm + còi cọc - Thang phân loại của WHO (1981) được dùng thông dụng nhất hiện nay. WHO khuyến nghị coi là suy dinh dưỡng khi cân nặng/ tuổi dưới 2 độ lệch chuẩn (- 2 SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center for Health Statistics) của Mỹ. Việc sử dụng quần thể tham khảo NCHS được đề nghị sau khi nhận thấy trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì phát triển như nhau. . Từ dưới - 2 SD đến - 3 SD: suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1). . Từ dưới - 3 SD đến - 4 SD: suy dinh dưỡng vừa (độ 2). . Từ dưới - 4 SD: suy dinh dưỡng nặng (độ 3). 1 SD tương đương với 10% cân nặng.
- - Ở suy dinh dưỡng nặng người ta dùng thang phân loại của Wellcome 1970 để phân biệt các thể suy dinh dưỡng. Phù Cân nặng Có Không % so với chuẩn 80 - 60 Kwashiorkor Suy dinh dưỡng < 60 Marasmic Marasmus Kwashiorkor 4. Biểu hiện lâm sàng. Suy dinh dưỡng bắt đầu từ biểu hiện chậm lớn cho đến các thể nặng là marasmus và kwashiorkor. Trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, việc nhận biết các thể nhẹ và vừa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. + Ở các thể nhẹ: biểu hiện lâm sàng thường nghèo nàn, chẩn đoán chủ yếu dựa vào các kích thước nhân trắc, như đã trình bày ở phần phân loại. + Ở các thể nặng: - Thể phù (kwashiorkor): cân nặng còn 60 - 80 % mặc dầu có phù. Trẻ phù từ chân rồi đến mắt và có thể phù to toàn thân. Trên da có thể xuất hiện những đám lấm chấm sắc tố màu nâu, sau đó bong ra, dễ bị trợt loét và bị nhiễm khuẩn. Trẻ thờ ơ với ngoại cảnh, hay quấy khóc, ăn kém, ỉa phân sống, lỏng, nhầy mỡ. Thể kwashiorkor ít gặp hơn thể marasmus; thường do chế độ ăn quá nghèo protein còn glucid tạm đủ chế độ ăn bổ sung chủ yếu dựa vào gạo, ngô, khoai, sắn. - Thể gầy đét (marasmus): cân nặng còn < 60% cơ thể gày đét chỉ còn da và xương “Only skin and bones” và trẻ có bộ mặt giống ông già “old man‘s face ”. Đây là thể hay gặp nhất. Đó là hậu quả của chế độ ăn thiếu cả nhiệt lượng và protein hoặc do cai sữa quá sớm, hoặc thức ăn bổ sung không hợp lý; hoặc do tình trạng vệ sinh kém gây tiêu chảy, trẻ ăn càng kém và vòng luẩn quẩn bệnh lý xảy ra. Tinh thần mệt mỏi, thờ ơ với ngoại cảnh, trẻ có thể thèm ăn hoặc chán ăn, hay bị rối loạn tiêu hoá, ỉa phân sống, lỏng. - Thể phối hợp (marasmus - kwashiorkor): cân nặng < 60%, cơ thể gày đét nhưng lại có phù, thường phù ở hai mu chân, trẻ kém ăn và hay bị rối loạn tiêu hoá. Ở trẻ thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng thường thiếu các chất dinh dưỡng khác như thiếu sắt, magiê, kali, kẽm, các acid béo chưa no, các vitamin và nhiều chất khác. Điều đó làm cho bệnh cảnh lâm sàng của suy dinh dưỡng protein - năng lượng thêm phong phú và đa dạng. Đặc biệt thiếu vitamin A và bệnh khô mắt thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng có thể dẫn tới nhuyễn giác mạc và hỏng mắt. Công trình nghiên cứu của Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em (1982 - 1990) cho thấy thiếu vitamin A của trẻ suy dinh dưỡng là 16,3%, tỷ lệ mù một hoặc hai mắt chiếm
- 9,1%. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Chò (1991 - 1992) cho thấy, trẻ suy dinh dưỡng nặng điều trị tại Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em có biểu hiện thiếu vitamin A khô mắt là 20%, nhuyễn giác mạc cả hai mắt là 1,4%. 5. Các tổn thương bệnh lý và rối loạn chuyển hoá. 5.1. Tổn thương bệnh lý: + Gan: ở trẻ kwashiorkor gan thường bị thoái hoá mỡ, tuy nhiên sự thoái hoá này có thể phục hồi nếu được điều trị đúng và kịp thời. + Cơ quan tiêu hoá: các tế bào của tuyến tuỵ và niêm mạc ruột bị teo. Ở trẻ nặng không có trường hợp nào nhung mao nguyên vẹn, hình ảnh tổn thương đa số là teo nhung mao gần hoàn toàn. Hàm lượng các men tiêu hoá giảm gây ảnh hưởng cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Các biến đổi hình thái và chức năng ống tiêu hoá kèm theo sự tăng sản các loại vi khuẩn là nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng. + Hệ thống tim mạch: cơ tim có thể bị teo, cung lượng tim giảm. Ở các trường hợp nặng, các đầu chi lạnh và tím, mạch nhỏ khó bắt, khả năng tử vong cao, nhưng có thể phục hồi mà không để lại di chứng. + Não và hệ thống thần kinh: thời kỳ phát triển nhanh của não tương ứng với thời kỳ đe dọa cao thiếu dinh dưỡng. Các chỉ số về phát triển trí tuệ của trẻ em thiếu dinh dưỡng nặng nhất là hai năm đầu thường kém rõ rệt so với nhóm bình thường. + Hệ thống miễn dịch: ở trẻ thiếu dinh dưỡng có hiện tượng teo tuyến ức, hạnh nhân, lách và các tổ chức lympho bào khác. Sự suy giảm miễn dịch trung tâm tế bào chủ yếu do thiếu protein, có thể do thiếu cả kẽm và các chất dinh dưỡng khác. Suy giảm miễn dịch là một trong những yếu tố làm tăng tỉ lệ nhiễm khuẩn ở trẻ suy dinh dưỡng . 5. 2. Rối loạn chuyển hoá: + Chuyển hoá glucid: trẻ em thiếu dinh dưỡng có thể xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, do đó cần chú ý khi theo dõi điều trị. + Chuyển hoá lipid: ở trẻ thiếu dinh dưỡng hấp thu lipid thường kém gây ảnh hưởng đến hấp thu các vitamin tan trong lipid. Người ta nhận thấy trẻ thiếu dinh dưỡng hấp thu lipid thực vật tốt hơn lipid động vật. Do vậy, ở trẻ suy dinh dưỡng nên dùng dầu thực vật để bổ sung năng lượng cho khẩu phần. + Chuyển hoá protein: tiêu hoá protein kém hơn do tiết trypsin của tuyến tuỵ giảm, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng và tích chứa protein khi áp dụng chế độ phục hồi. Tổng hợp albumin ở gan bị ảnh hưởng nên hàm lượng albumin huyết thanh giảm, giảm nhiều ở trẻ kwashiorkor, thường < 30 g/ l (bình thường từ 37,9 - 40,0 g/ l).
- + Chuyển hoá nước và điện giải: tình trạng thiếu kali thường hay xảy ra do ỉa chảy. Điện giải đồ thấy có tình trạng giảm kali một cách đáng kể, canxi, magiê cũng giảm, natri bình thường 6. Nguyên tắc điều trị bằng dinh dưỡng. 6.1. Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa (độ 1 và độ 2): + Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (độ 1): Chỉ cần điều trị tại nhà bằng cách hướng dẫn bà mẹ hoặc người nhà điều chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý và theo dõi sự tăng cân của trẻ dựa vào “Biểu đồ tăng trưởng”. Nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, mỡ, các thức ăn giàu protein động vật như: thịt, cá, trứng, sữa... các loại rau xanh và quả tươi giàu vitamin A cũng như các vitamin khác, giàu các chất khoáng. Trẻ còn bú mẹ nên tiếp tục cho bú, không nên cai sữa khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng. + Với trẻ suy dinh dưỡng vừa (độ 2): Có thể điều trị ngoại trú tại các phòng khám bệnh viện tỉnh, khu vực hoặc các trung tâm phục hồi dinh dưỡng. Vì suy dinh dưỡng độ 2 có thể có bội nhiễm vi khuẩn và cũng tư vấn chế độ ăn như độ 1. 6.2. Suy dinh dưỡng nặng (độ 3): Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần đưa ngay tới Bệnh viện để điều trị. Trẻ thường gặp các biến chứng: Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, tổn thương tim và tử vong rất nhanh cùng với các biến chứng nhiễm khuẩn khác. Người ta nhận thấy liệu pháp dinh dưỡng hợp lý, kịp thời có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa những biến chứng này. 6.2.1. Nguyên tắc cho ăn: + Ăn nhiều bữa trong ngày, những ngày đầu cứ 2 tiếng cho ăn 1 lần. + Ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. + Ăn tăng dần calo (từ 75 - 100 - 150 - 200 kcal/ kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 120 kcal/ kg/ ngày. Người ta thấy rằng ở mức 100 kcal/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày thì cân nặng của trẻ không tăng hoặc tăng không có ý nghĩa. Nhưng với mức 200 kcal/ kg thì trẻ suy dinh dưỡng có mức độ tăng trọng tối đa, để bắt kịp đà tăng truởng "Catch - up growth” tức là tăng được khoảng 70 g/ kg/ tuần, hay còn gọi là “sự lớn bù” Khi nhu cầu protein đã thoả mãn thì năng luợng là yếu tố quyết định sự tăng trọng của trẻ trong phục hồi dinh dưỡng. Tăng dần protein (từ 1 - 2 - 3 - 4 - 5 g/ kg). Khi trẻ ổn định duy trì ở mức 3g/ kg. Đa số các tác giả cho rằng trong điều trị trẻ suy dinh dưỡng, protein cho với số lượng quá lớn là không cần thiết mà cần sử dụng những loại protein có giá trị sinh
- học cao (như protein của trứng, sữa, thịt, cá...). Protein tăng từ 1 - 2 - 3g rồi tăng dần tối đa là 4 - 5g / kg/ngày. Protein cho 4 - 5g / kg và mức năng lợng từ 150 - 200 kcal/ kg/ ngày đã thoả mãn cho “sự lớn bù” Nếu bệnh nhân ăn bằng miệng không đủ nhu cầu thì cho ăn bằng bơm qua ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày. 6.2.2. Các thực phẩm sử dụng cho trẻ suy dinh dưỡng nặng: + Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn. + Ở trẻ còn bú: Ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa - dầu - đường. + Ở trẻ ăn bổ sung: Ngoài sữa mẹ và những bữa sữa - dầu - đường cho ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu. Ngoài ra, nên cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi Chế độ ăn bằng sữa bò (Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, mẹ không sữa): Số lần ăn Kcal/ Ngày Loại thức ăn ml/ kg trong 24 h kg 1-2 Sữa pha loãng 1/2 12 150 75 3-4 Sữa pha loãng 2/3 8 - 10 150 100 5 - 14 Sữa năng lượng cao 6-8 150 150 Sữa năng lượng cao + bột 150 - 150 - > 14 ngũ cốc (nấu với thịt, cá 6-8 200 200 trứng + rau + dầu) Với trẻ trên 12 tháng tuổi cần phối hợp các bữa sữa năng lượng cao với các món ăn đặc (cháo, cơm) cho thêm dầu. - Công thức pha sữa năng lượng cao (high energy milk) từ sữa bò: Sữa bò Sữa bò toàn Thành Sữa Sữa tươi phần phần gầy chua (sữa bột) Sữa 1000 ml 150 g 70 g 1000 g Đường 50 g 50 g 50 g 50 g Dầu 20 g 10 g 60 g 20 g Nước vừa 0 1000 ml 1000 ml 0 đủ 1000 ml sữa năng lượng cao có 1000 kcal. 1000 ml sữa pha loãng 2/ 3 có 700 kcal. 1000 ml sữa pha loãng 1/ 2 có 500 kcal.
- Từ tuần thứ 3 ngoài sữa có thể cho ăn bột, cháo để thay thế dần những bữa ăn bằng sữa rồi chuyển dần sang chế độ bình thường. Một số trẻ khi ăn sữa bò bị rối loạn tiêu hoá vì bất dung nạp đường lactose hoặc protein của sữa bò, mặt khác sữa bò khá đắt tiền, vì vậy những trẻ không ăn được sữa bò và những nơi kinh tế khó khăn có thể dùng sữa đậu nành nuôi trẻ thay sữa bò. - Công thức pha sữa năng lượng cao từ sữa đậu nành (150 g/ l): 1000 ml sữa bao gồm: Sữa đậu nành 1000 ml. Đường 70 g. Dầu 40 g. 1000 ml sữa này cũng đảm bảo có 1000 kcal. 6.3. Cách xây dựng một thực đơn cụ thể: Khi kê thực đơn phải dựa vào các căn cứ sau: + Nguyên tắc chung của điều trị bằng dinh dưỡng. + Tuổi và cân nặng thực tế của trẻ. + Giai đoạn cụ thể của bệnh: giai đoạn đầu hay giai đoạn đang phục hồi. + Tình trạng chung của trẻ: tốt hay xấu. + Sữa mẹ có hay không. + Tính cân đối của khẩu phần. + Trong khẩu phần phải có đủ các nhóm thực phẩm cung cấp : - Chất bột. - Chất đạm. - Chất béo. - Các vitamin và chất khoáng. Ví dụ: Trẻ trai 24 tháng tuổi, nặng 6,5 kg, không phù; chẩn đoán: marasmus. Đã qua những ngày cấp, với tình trạng cơ thể cho phép để đạt được hiện tượng lớn bù cần cho ăn ở mức: Năng lượng: 160 kcal/ kg/24 giờ. Protein: 5 g/ kg/ 24 giờ. Cả ngày: Năng lượng 1040 kcal. Protein 32,5 g (PĐV/ PTS ≥50%)/24 giờ. Yêu cầu: - 7giờ: sữa năng lượng cao 150 ml:
- . Sữa bột toàn phần 22,5 g. . Đường 7,5 g. . Dầu 1,5 g. 9 giờ: sữa năng lượng cao 150 ml. 11giờ: cháo thịt 200 ml: . Gạo 30 g. . Thịt nạc 20 g. . Dầu 8g. . Rau tươi 20 g. . Gia vị vừa đủ. . Nước vừa đủ 200 ml. 14 giờ: nước quả 100 ml: . Cam 200 g. . Đường 10g. . Nước sôi vừa đủ 100 ml. 17 giờ: cháo trứng 200 ml: . Gạo 30 g. . Trứng gà 1 quả. . Dầu 8 g. . Rau tươi 20 g. . Gia vị vừa đủ. . Nước vừa đủ 200 ml. 20 giờ: sữa năng lượng cao 150 ml: Giá trị dinh dưỡng: Năng lượng: 1040 Kcal Protein: 33,2 g (Protein ĐV/ProteinTS = 79,3%) Lipid: 45,6 g Glucid: 116,6 g Lưu ý: 1 thìa sữa có ngọn khoảng 8 g sữa (thìa bột). 1 thìa gạo có ngọn khoảng 8 g gạo (thìa bột). 1 thìa đường có ngọn khoảng 8 g đường (thìa bột). 1 thìa bột dầu khoảng 2,5 g. Rau tươi 5 g. Bột 200 ml là gần miệng bát con bột. 7. Điều trị bổ sung. 7.1. Bồi phụ nước điện giải:
- + Mất nước nhẹ và vừa cho uống dung dịch oresol 50 - 100 ml/ kg cân nặng trong 4 - 6 giờ, uống ít một, nếu đỡ duy trì ở mức 100 ml/ kg. Nếu không đỡ cho uống 1 liều như ban đầu, theo dõi sát để có thái độ xử lý tiếp. + Mất nước nặng: trẻ li bì, không uống được hoặc nôn nhiều, cần truyền tĩnh mạch liều lượng 70 ml / kg trong 3 giờ đầu dung dịch ringerlactat . Khi trẻ đỡ, uống được thì cho uống thay truyền tĩnh mạch. 7. 2. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo: Phát hiện sớm , điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng bằng kháng sinh hợp lý. 7.3. Điều trị bổ sung khoáng, vitamin: Kali, sắt, acid folic, vitamin A, vitamin B1, B2... Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng không cho sắt trong giai đoạn đầu, chỉ sử dụng sắt khi trẻ bắt đầu tăng cân. 7. 4. Săn sóc: Giữ gìn vệ sinh thân thể, chăm sóc da, mắt, tai, răng miệng. 8. Dự phòng. Hiện nay công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã trở thành một hoạt động dinh dưỡng quan trọng ở nước ta, trong đó mục tiêu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, các địa phương. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng bao gồm: 8.1. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ: Đây là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây. UNICEF đã coi nuôi con bằng sữa mẹ là một trong 4 biện pháp quan trọng nhất (theo dõi biểu đồ phát triển, phục hồi mất nước do tiêu chảy bằng ORS, nuôi con bằng sữa mẹ và tiêm chủng theo lịch) để bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Vì sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp đối với trẻ. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ đều được cơ thể trẻ hấp thu và đồng hoá dễ dàng. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa nhiều yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có thể thay thế được. Nuôi con bằng sữa mẹ là điều kiện mẹ gần gũi con, là yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển tự nhiên, hài hoà của đứa trẻ; người mẹ có thể phát hiện được sớm những thay đổi sinh lý hay bệnh lý của trẻ. Cần cho con bú kéo dài 18 - 24 tháng. Cho bú không cứng nhắc theo gìơ mà theo nhu cầu của trẻ. 8.2. Chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho bà mẹ mang thai và cho con bú: Thực hiện tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai. Thực hiện cho bà mẹ uống viên sắt, acid folic phòng chống thiếu máu, uống vitamin A liều cao ngay sau khi đẻ. Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau khi đẻ. 8.3. Cho ăn bổ sung hợp lý:
- Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu (180 ngày). Nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, lượng sữa mẹ không đủ dáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của trẻ đang lớn nhanh. Vì vậy cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam). Tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau: thức ăn bổ sung cần có đậm dộ năng lượng thích hợp. Sữa là một thức ăn lỏng. Thức ăn cho trẻ phải chuyển dần từ lỏng sang bán lỏng rồi mới đặc dần. Đồng thời, thức ăn bổ sung phải có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. 8.4. Tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn. 8.5. Thực hiện nuôi dưỡng tốt khi trẻ bị bệnh: Các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp khá phổ biến và là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, cần kết hợp với các hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ ốm cả về y tế và nuôi dưỡng. Cần thay đổi những quan niệm không phù hợp như kiêng mỡ, kiêng rau xanh khi trẻ bị tiêu chảy. 8.6. Sinh đẻ có kế hoạch: Mỗi bà mẹ chỉ nên có từ 1-2 con để có điều kiện nuôi con tốt. 8.7. Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng taị cộng đồng và tại các gia đình, theo dõi biểu đồ tăng trưởng: Công tác giáo dục và tư vấn dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi hành vi nuôi dưỡng của các bà mẹ. Công tác này đòi hỏi sự kiên trì và có phương pháp đúng. Suy dinh dưỡng trẻ em thường diễn ra từ từ, đến khi nhận biết thường là muộn. Do đó, vấn đề nhận biết sớm có giá trị lớn trong việc can thiệp kịp thời. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng là một trong các biện pháp quan trọng để phòng chống suy dinh dưỡng. Cân trẻ định kỳ đều hàng tháng, nếu trẻ tăng cân là biểu hiện bình thường, nếu xuống cân là biểu hiện nguy hiểm. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng là công việc tự giác của bà mẹ trong phòng chống suy dinh dưỡng. Biểu đồ tăng trưởng giúp mẹ đánh giá đúng tình trạng sức khoẻ của con. Trẻ < 1 tuổi 1 tháng cân 1 lần. Trẻ 2- 5 tuổi 2-3 tháng cân 1 lần. Nếu 3 tháng liền trẻ không tăng cân là báo hiệu suy dinh dưỡng. Tóm lại, sử dụng biểu đồ tăng trưởng, nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung hợp lý, giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho người mẹ là các biện pháp quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Câu hỏi ôn tập:
- Câu 1: Nguyên nhân, cách phân loại trẻ suy dinh dưỡng. Câu 2: Biểu hiện lâm sàng, tổn thương bẹnh lý và rối loạn chuyển hóa ở trẻ suy dinh dưỡng. Câu 3: Nguyên tắc dinh dưỡng điều trị trẻ suy dinh dưỡng. Câu 4: cách xây dựng một thực đơn cụ thể. Tài liệu tham khảo. 1. Bộ môn Dinh dưỡng - HVQY (2008). Dinh dưỡng lâm sàng. NXB Quân đội Nhân dân, tr: 169 - 179. 2. Nguyễn Thanh Chò. Tìm hiểu lượng sữa mẹ cho con ở những bà mẹ có con suy dinh dưỡng nặng từ 6 - 24 tháng tuổi. Công trình nghiên cứu y học quân sự Học viện Quân y số 4, 1993, tr: 32 - 34. 3. Nguyễn Thanh Chò. Nhận xét hàm lượng Albumin huyết thanh của trẻ suy dinh dưỡng nặng. Tạp chí Y học quân sự tập 28 số 6, 2003, tr: 68 - 69. 4. Đào Ngọc Diễn. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học 2002, tr: 372 - 385. 5. Viện dinh dưỡng. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học 2007. 6. Barbara A.Bowman and Robert M.Russell. Present knowledge in nutrition, ILSI Press Washington, DC, 2001. 6. Michael JGibney, Marinos Elia, Olle Ljungqvist and Julie Dowsett. Undernutrition in children, Clinical Nutrition, Blackwell Publishing, 2005, pp: 401 - 411. 7. WHO The treatment and mangement of severe protein - energy malnutrition, Geneva, 1981. 8. WHO. Severe Malnutrion, Management of the child with a serious infection or severe manutrtion, Geneva, 2000, pp: 80 - 91.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Điều dưỡng cơ bản II: Nhu cầu dinh dưỡng - chế độ ăn bệnh lý - GV. Vũ Văn Tiến
83 p | 301 | 72
-
Bài giảng Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm: Dinh dưỡng trong điều trị một số chế độ ăn trong bệnh viện
84 p | 189 | 37
-
Bài giảng Quản lý tốt bệnh đái tháo đường ở tuyến ban đầu - ThS. Nguyễn Như Vinh (ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh)
57 p | 176 | 33
-
Bài giảng Ung thư học (Phần 7)
16 p | 133 | 26
-
Bài giảng Thuốc nhuận tràng - TS. Võ Phùng Nguyên
28 p | 191 | 23
-
22 Bài Giảng Chọn Lọc Nội Khoa Tim Mạch - ĐIỀU TRỊ SUY TIM
10 p | 108 | 19
-
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 4)
7 p | 135 | 16
-
Chế độ ăn cho người bệnh gan
5 p | 139 | 11
-
22 Bài Giảng Chọn Lọc Nội Khoa Tim Mạch - ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID
11 p | 115 | 10
-
Bài giảng TSC
5 p | 68 | 8
-
Bệnh gan và chế độ ăn
4 p | 134 | 8
-
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN – PHẦN 2
14 p | 61 | 6
-
Bài giảng Dinh dưỡng điều trị và chế độ ăn trong một số bệnh khi phụ nữ mang thai - Hà Diệu Linh
45 p | 14 | 6
-
Bài giảng Dinh dưỡng trong điều trị - CĐ Y tế Hà Nội
38 p | 14 | 6
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 11: Thiếu máu thiếu sắt
3 p | 45 | 5
-
Bài giảng Giải pháp duy trì chế độ ăn giảm muối hiệu quả - TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh
24 p | 52 | 5
-
Bài giảng Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn chăm sóc sắc đẹp - Hà Diệu Linh
59 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn