intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Văn Nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:64

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế - Chương 1: Khái quát về môn học Giao dịch thương mại quốc tế, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế; biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lý các tình huống trong giao dịch thương mại quốc tế; nhận diện và tránh được các rủi ro trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế tại doanh nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế: Chương 1 - ThS. Trần Văn Nghiệp

  1. Học phần GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Giảng viên: ThS. Trần Văn Nghiệp
  2. KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
  3. MỤC TIÊU MÔN HỌC Giúp SV: Nắm được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ giao  dịch thương mại quốc tế. Biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh  giá, xử lý các tình huống trong giao dịch thương mại  quốc tế. Nhận diện và tránh được các rủi ro trong hoạt động  giao dịch thương mại quốc tế tại doanh nghiệp Phát triển kỹ năng hoạch định, tổ chức, thực hiện  các thương vụ giao dịch thương mại quốc tế 
  4. NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 2: INCOTERMS 2010 VÀ INCOTERMS 2020 CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN MUA BÁN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập bài giảng của các Giảng viên môn học Giao dịch thương mại quốc tế 2. Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt, Quản trị Ngoại Thương, NXB Lao động xã hội. 3. Dương Hữu Hạnh, Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê 4. Nguyễn Trọng Đàn, Hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Thống kê 5. Phòng Thương mại Quốc tế (2010), Incoterms 2010-Quy tắc ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa (Song ngữ Việt- Anh), NXB Thông tin và truyền thông. 6. “Người hoạch định kế hoạch xuất khẩu” (www.itpc.gov.vn/exporters) 7. Viện thống nhất Tư pháp quốc tế, Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, người dịch Lê Nết, NXB Tp Hồ Chí Minh
  6. YÊU CẦU MÔN HỌC Nghe giảng ­Thảo luận Bài tập tình huống//Kiểm tra giữa kỳ Bài tập nhóm Kiểm tra cuối kỳ
  7. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Chuyên cần, Tích cực, Kiểm tra TX: 20% Bài tập nhóm: 20% Thi cuối kì: 60% 
  8. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ  GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
  9. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Thế nào là Giao dịch thương mại quốc tế? Đặc điểm của hoạt động giao dịch thương mại quốc tế  Chủ thể   Hàng hóa và sự di chuyển về hàng hóa   Đồng tiền và phương thức thanh toán   Luật và phương pháp giải quyết tranh chấp Các phương thức giao dịch thương mại quốc tế
  10. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC T -Theo Công ước Vienna 1980: Giao dịch thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa và các dịch vụ kèm theo giữa các chủ thể có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau. - Theo luật Thương mại 2005:  Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Khu vực hải quan riêng: + Khu chế xuất (export-processing zone) + Doanh nghiệp chế xuất + Kho ngoại quan (customs bounded warehouse), + Khu bảo thuế + Khu thương mại-công nghiệp
  11. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ   Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt  Nam từ nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định  của pháp luật   Tạm nhập, tái xuất là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc  từ khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật vào Việt Nam,  có làm thủ tục NK vào Việt Nam và làm thủ tục XK chính hàng  hóa đó ra khỏi Việt Nam.    Tạm xuất, tái nhập là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc  từ các khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật và làm thủ  tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính  hàng hóa đó vào Việt Nam   Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh  thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam  mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ  tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 
  12. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 121. Chủ thể  Thương nhân và quốc tịch của thương nhân - Điều 6 theo Luật TM 2018 “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”  Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân (NĐ187/2013/NĐCP)  Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài  Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài  Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện
  13. Bài tập Câu 1:  Điều kiện để  được phép thực hiện kinh doanh  XNK đối với thương nhân Việt Nam A­ Thương nhân phải làm thủ tục xin “cấp phép thực hiện  quyền Kinh Doanh XNK” B­ Thương nhân đã đăng kí kinh doanh, ngành nghề  “Kinh doanh xuất/ nhập khẩu”, thực hiện hoạt động xuất  nhập khẩu các hàng hóa pháp luật VN cho phép. C­ Thương nhân đã đăng ký kinh doanh bất kể ngành  nghề, thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng  hóa pháp luật VN cho phép. D­ Cả ba câu trên đều sai
  14. Bài tập (tt) Câu 2: Theo Luật TMVN 2018, sự khác biệt giữa hoạt động  chuyển khẩu và hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong  trường hợp VN là nước chuyển khẩu/ nước tạm nhập tái xuất  A­ Hoạt động chuyển khẩu hàng hóa bắt buộc phải làm thủ tục  nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và xuất khẩu chính hàng hóa  đó ra khỏi Việt Nam; hoạt động tạm nhập tái xuất không yêu cầu  phải làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu. B­ Trong hoạt động chuyển khẩu, hàng hóa có thể được vận  chuyển không qua Việt Nam; đối với hoạt động tạm nhập tái xuất  thì hàng hóa phải đưa vào lãnh thổ Việt Nam. C­ Trong hoạt động  tạm nhập tái xuất, hàng hóa có thể được vận  chuyển không qua Việt Nam; đối với hoạt động chuyển khẩu thì  hàng hóa phải đưa vào lãnh thổ Việt Nam. D­ Tất cả các ý trên đều sai
  15. Bài tập (tt) Câu 3: Về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương  nhân có yếu tố nước ngoài, câu nào sau đây SAI? A­ Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được phép ký  kết hợp đồng mua bán với thương nhân Việt Nam. B­ Đại diện của thương nhân nước ngoài không được phép ký kết  hợp đồng mua bán với thương nhân Việt Nam. C­ Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam  phải làm thủ tục đề nghị Bộ Công thương xin cấp “Giấy chứng  nhận đăng ký quyền xuất khẩu, nhập khẩu” thì mới có quyền  thực hiện kinh doanh xuất/ nhập khẩu. D­ Trong hoạt động xuất khẩu của thương nhân có VĐTNN,  không được quyền lập cơ sở để thu mua hàng hóa xuất khẩu. 
  16. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 122. Hàng hóa Hàng hóa phải hợp pháp, tuân thủ luật pháp  quốc gia và điều ước quốc tế Các vấn đề trong di chuyển hàng hóa XNK: ­ Thủ tục hải quan ­ Chi phí vận chuyển ­ Bảo hiểm
  17. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 123. Đồng tiền và phương thức thanh toán Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ với 1 hoặc 2  bên.             ­ Pháp luật quốc gia về sử dụng ngoại tệ    ­ Phòng tránh rủi ro hối đoái. Phương thức thanh toán: thanh toán quốc tế    ­ Mức rủi ro cao    ­ Tuân theo các quy tắc, chuẩn mực quốc tế
  18. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 123. Đồng tiền và phương thức thanh toán “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá trong hợp đồng thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.” ( Điều 22, Pháp lệnh quản lý ngoại hối)
  19. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 124. Luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp - Các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn nguồn luật điều chỉnh cho hợp đồng: luật quốc gia (nước người bán, người mua, trung lập); điều ước quốc tế; tập quán thương mại. -Hoạt động giao dịch thương mại quốc tế được đặt trong môi trường Luật pháp đa dạng  rủi ro pháp lý cao. -Phải tuân thủ các quy định thuộc phạm vi điều chỉnh của Công luật ở quốc gia DN thực hiện hoạt động giao dịch thương mại quốc tế hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Phân biệt công luật và dân luật?
  20. 1.2. ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 124. Luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp Công luật Dân Luật ND Quy định trách nhiệm & Quy định trách nhiệm công nghĩa vụ công dân đ/v cộng dân với nhau đồng và nhà nước Tính Mọi chủ thể phải tuân thủ Các bên tự do thỏa thuận với bắt nhau về quyền và nghĩa vụ. buộc Chỉ khi thỏa thuận không rõ ràng, hoặc xảy ra tranh chấp thì sử dụng Dân Luật Ví dụ Luật Doanh nghiệp, Luật Luật Dân sự, Luật Thương cạnh tranh, Luật Hình sự, mại, Luật Trọng tài, Luật Thuế, Hải quan, Luật VSATTP, luật Môi trường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1