Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 1: Tế bào thực vật
lượt xem 5
download
Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tế bào thực vật, khái niệm, hình dạng, kích thước tế bào, hình dạng tế bào, kích thước tế bào,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 1: Tế bào thực vật
- Tiết 2 4: CHƯƠNG 1. TẾ BÀO THỰC MỤC TIấU V Ậ T 1. Kiến thức Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể, có hỡnh dạng, kích thước khác nhau tuỳ loại mô và cơ quan. 3 nét đặc trưng về cấu trúc của mọi tế bào sống. Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật, tế bào động vật và tế bào thực vật trên những nét đại cương. Cấu trúc và chức năng của các thành phần tế bào thực vật: màng sinh chất, nhân, các bào quan, vách tế bào... 2. Kỹ năng Kĩ năng so sỏnh, phõn biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật, tế bào động vật và tế bào thực vật trên những nét đại cương. tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật, tế bào động vật và tế bào thực vật trên những nét đại cương. 3. Thỏi độ Hỡnh thành lòng say mê, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
- 1. Khái niệm, hình dạng, kích thước tế bào. 1.1. Khái niệm tế bào thực vật: Tất cả mọi cơ thể sống đều được cấu tạo nên bởi các tế bào Cơ thể thực vật chủ yếu được cấu tạo từ nhiều tế bào, chỉ có một số ít được cấu tạo từ 1 tế bào 1.2. Hình dạng Hình dạng khác nhau tùy từng loại mô, cơ quan, thực vật khác nhau
- Các thành phần cơ bản của tế bào.
- 2. Cấu trúc tế bào thực vật Nhắc lại cấu trúc chung của một tế bào?
- 2.1. Màng tế bào Là lớp màng rất mỏng, dày 59nm, bao bọc bên ngoài khối chất tế bào. Cấu tạo: + Tầng kép phospholipid đầu ưu nước hướng ra ngoài, đầu kị nước hướng vào trong + Trên màng đính các phân tử protein (protein bề mặt và protein xuyên màng)
- 2.1. Màng tế bào Với cấu tạo như vậy thì chức năng màng tế bào? Bảo vệ tế bào: bảo vệ cơ học, hóa học và chống lại áp xuất thẩm thấu. Đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của tế bào với môi trường ngoại bào. (các chất có thể đi theo 2 hướng ra và vào tế bào) Chất đi vào: Các chất dinh dưỡng, nguyên liệu để tổng hợp các chất cho tế bào Chất đi ra: Các chất dư thừa, chất có hại, sản phẩm trao đổi chất Lưu ý: Các protein có tính đặc hiệu cao, nên sự vận chuyển các chất qua màng tế bào mang tính chọn lọc
- Các chất được vận chuyển qua màng theo phương thức nào? Có 2 phương thức Vận chuyển thụ động: thuận chiều gradien nồng độ, không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển chủ động: không theo nguyên tắc gradien nồng độ, tiêu tốn năng lượng của tế bào.
- 2.2. Tế bào chất Trong tế bào chất của tế bào chứa những thành phần nào? Chất tế bào Các cấu trúc nằm trong tế bào chất: + Các bào quan + Ribosom + Mạng lưới nội chất + Sợi liên bào + Bộ khung tế bào
- 2.2. Chất tế bào Bao gồm: Khối chất nguyên sinh, nằm trong màng sinh chất Thành phần hóa học: + Protein: Có 2 loại protein đơn giản và protein phức tạp (protein glucid, lipid, acidnucleic…) là chất sống của tế bào. + Lipid: chiếm >20% chất khô trong tế bào. Không phải là chất sống mà là sp trao đổi chất (dầu, mỡ). Có thể kết hợp với protein tạo lipoprotein, là thành phần cung cấp năng lượng cho tế bào. + Glucid: chiếm 4 6% chất khô. Là nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào, Tham gia cấu tạo nên chất sống.
- 2.2. Chất tế bào + Chất vô cơ: chiếm 26% chất khô (Các ion+ Mg2+, K+, Ca2+.., ion – Cl, NO3…) Tham gia cấu tạo chất sống. + Nước: >80% trọng lượng tế bào, là dung môi, môi trường cho các phản ứng. Trong tế bào tồn tại 2 loại nước: Tự do và liên kết. Tính chất của chất tế bào: + Dạng keo nhớt không màu, có thể chuyển từ dạng sol thành gel. + Tính thấm: Khả năng hút và nhả một số chất vào và ra khỏi tế bào khi có sự chênh lệch nồng độ
- 2.3. Lưới nội chất và Riboxom LNC gồm hàng loạt các xoang dẹt nối với nhau, phân bố khắp tế bào chất. Trên bề mặt có thể gắn nhiều riboxom hoặc không. Là nơi tập trung, lưu thông, tổng hợp các chất và protein. Chúng được vận chuyển đến các phần khác nhau của TB hoặc thải ra ngoài qua phức hệ Golgi. Riboxom được cấu tạo từ protein liên kết với rARN. Nằm tự do trong TBC hoặc gắn vào LNC. Chức năng là tổng hợp protein.
- 2.4. Các bào quan Trong tế bào thực vật có những bào quan nào? Ty thể Lạp thể: Lạp không màu, sắc lạp và lục lạp Phức hệ Golgi Ribosom Các vi thể: Peroxixom và Glioxixom
- a. Ty thể Ty thể là bào quan hình que, hình xoan hoặc hình hạt. Số lượng và kích thước thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động của tế bào. Cấu trúc: Có 2 lớp màng lipoproteit là màng trong và màng ngoài. Màng ngoài có mặt trơn còn màng trong gấp nếp tạo vô số các tấm ăn sâu vào trong lòng ty thể. Màng trong là nơi định vị các enzym oxhkhử của chuỗi hô hấp và tổng hợp ATP. Chứa ADN và riboxom riêng dẫn đến có thể tạo một số protein riêng cho mình. Chức năng: Trạm chuyển hóa năng lượng chứa trong các phân tử dinh dưỡng thành năng lượng tích trong ATP
- b. Lạp thể * Lạp không màu Không chứa sắc tố, có hình dạng không xác định và có trong các bộ phận không màu của cây. Là kho chứa chất dinh dưỡng, dự trữ trong cây. Có Lạp bột và Lạp dầu. * Sắc lạp Chứa sắc tố thuộc nhóm carotinoit. Trong đó, quan trọng là caroten cho màu đỏ cam và xanthophyl cho màu vàng Đóng vai trò thu hút côn trùng đến thụ phấn, sâu bọ, chim, thú để phát tán hạt. Sưởi ấm cho cây.
- * Lục lạp: Bộ máy quang hợp của thực vật Cấu tạo bởi 2 lớp màng lipoproteit là màng trong và màng ngoài. Trong xoang chứa nhiều túi màng dẹt gọi là các thylacoit. Chúng xếp chồng lên nhau hình thành hạt lục còn gọi là hạt grana. Các hạt lục này liên kết với nhau bằng các phiến lamen. Trên màng Thylacoit chứa các sắc tố quang hợp (Diệp lục và sắc tố vàng) Trong lục lạp chứa phực hệ Enzym để tiến hành quang hợp. Lục lạp cũng có ADN và riboxom riêng và do đó có thể tự tổng hợp một số protein nhất định cho mình.
- c. Phức hệ Golgi Là những túi màng lipoprotein dẹt, xếp thành chồng. Có chức năng thu góp, bao gói và phân phát các phân tử protein do riboxom trên mạng LNC có hạt tạo ra, cùng lipit do mạng LNC trơn hình thành.
- 2.5. Nhân tế bào Hình dạng: Thường có hình tròn hoặc hình hơi bầu dục Kích thước: Tùy thuộc vào loài, TB từ 525 µm Cấu tạo nhân: + Màng nhân: \ Lớp lipoprotein kép, có những lỗ nhỏ thông với mạng lưới nội chất. Các lỗ nhỏ này có cấu trúc phức tạp từ nhiều hạt nhỏ nên các chất đi ra và vào được điều chỉnh rất chính xác. \ Màng nhân sẽ biến mất khi tế bào phân chia.
- 2.5. Nhân tế bào + Chất nhân: Gồm có dịch nhân và chất nhiễm sắc \ Chất nhiễm sắc: Cấu tạo: bởi các nucleoprotein \\ Ở giai đoạn TB không phân chia thì ở dạng sợi mảnh không quan sát được trên kính hiển vi quang học \\ Ở giai đoạn phân chia thì chất nhiễm sắc co ngắn và hiện rõ hình ảnh trên kính hiển vi (NST).
- \ Số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng cho từng loài, thường là số chẵn \ Số lượng NST thay đổi sẽ gây nên đột biến nhiễm sắc thể thay dổi hình thái, chức năng của cơ thể + Dịch nhân: Là hệ thống keo háo nước, chứa các Nucleprotein, glicoprotein, các acid Nucleic và các enzym. Nhân có vai trò gì? Điều khiển mọi quá trình xảy ra trong tế bào Duy trì, tích lũy và truyền các thông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thực vật và phân loại thực vật - Chương 3: Cơ quan dinh dưỡng (Rễ cây)
35 p | 306 | 71
-
Giải phẫu hệ thần kinh thực vật
8 p | 179 | 26
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng (Rễ)
44 p | 124 | 12
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng (Thân cây)
42 p | 114 | 10
-
Bài giảng Hình thái giải phẫu học thực vật - Chương 2: Mô thực vật
6 p | 70 | 4
-
Bài giảng Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Bích Thùy
95 p | 95 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn