intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hóa học lớp 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử" được biên soạn với mục đích cung cấp cho các em học sinh nội dung kiến thức về: Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử; Cấu hình electron nguyên tử; Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh

  1. Kiểm tra bài cũ Câu 1. Cho biết số electron tối đa trên các phân lớp electron ? Đáp án Phân lớp s p d f Số e tối đa 2 6 10 14
  2. Câu 2. Cho biết số electron tối đa trên các lớp electron ? Đáp án Lớp Số electron tối đa 1 ( K) 2 2 (L) 8 3 (M) 18 4 (N) 32
  3. I. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử. Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp tới cao. Từ trong ra ngoài, mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 và năng lượng của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f. Thứ tự các phân lớp theo chiều tăng năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...
  4. II. Cấu hình electron nguyên tử. 1. Cấu hình electron nguyên tử (CHE) Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố các electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. * Quy ước cách viết cấu hình electron như sau: - Số thứ tự của lớp được ghi bằng số thường (1, 2, 3,...) - Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường (s, p, d, f) - Số electron trong một phân lớp được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp ( ví dụ: s2, p6,...)
  5. * Các bước viết cấu hình electron như sau: Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử ( E = Z = P ) Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử (1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s...) Và tuân theo quy tắc: phân lớp s chứa tối đa 2 electron, phân lớp p chứa tối đa 6 electron, phân lớp d chứa tối đa 10 electron, phân lớp f chứa tối đa 14 electron. Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp (1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p...)
  6. ♣ Sau đây là cách viết CHE của các nguyên tố có Z ≤ 20. Ví dụ 1: Viết cấu hình electron của Al (Z = 13) Ta có: E = Z = 13 →CHEAl : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Hoặc: [Ne] 3s23p1 [Ne] là kí hiệu CHE của nguyên tố neon, là khí hiếm gần nhất đứng trước Al.
  7. Ví dụ 2: Viết cấu hình electron của các nguyên tố sau: O (Z = 8) 1s2 2s2 2p4 Cl (Z = 17) 1s22s22p63s23p5 Ca (Z = 20) 1s22s22p63s23p64s2
  8. Lưu ý: Cấu hình electron được suy ra từ sự phân bố electron theo năng lượng nhưng được xếp lại theo thứ tự các lớp từ nhỏ đến lớn. ♣ Sau đây là cách viết CHE của các nguyên tố có Z > 20. Ví dụ 3: Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26), cho biết Fe thuộc loại nguyên tố gì (s, p, d, f) ? Theo chiều tăng năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6 electron cuối cùng điền vào phân lớp d → Fe là nguyên tố d Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2
  9. Ví dụ 4: Viết cấu hình electron của Cu (Z = 29). Theo chiều tăng năng lượng : 1s22s22p63s23p64s23d9 1s22s22p63s23p64s13d10 Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 Ví dụ 5: Viết cấu hình electron của Cr (Z =24). Theo chiều tăng năng lượng : 1s22s22p63s23p64s23d4 1s22s22p63s23p64s13d5 Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s1
  10. Lưu ý: có thể viết cấu hình electron theo lớp Thí dụ: Cấu hình electron của Mg là 1s22s22p63s2 Hay có thể được viết theo lớp là 2, 8, 2
  11. 2. Phân loại nguyên tố: Các nguyên tố được chia thành 4 nhóm: s, p, d, f được xác định theo phân lớp có mức năng lượng cao nhất. Nguyên tố s: là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s, VD: 1s22s1 Nguyên tố p: là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp p, VD: 1s22s22p1 Nguyên tố d: là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp d trong chiều tăng năng lượng, VD: 1s22s22p63s23p63d64s2
  12. III. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. - Tính chất của 1 nguyên tố phụ thuộc vào số lượng electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử của nguyên tố đó. - Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron. - Lớp ngoài cùng có 1, 2, 3 electron: Dễ nhường electron, có tính kim loại (trừ H; He; B).
  13. - Lớp ngoài cùng có 4 electron: Có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim (xem bảng tuần hoàn) - Lớp ngoài cùng có 5, 6, 7 electron: Dễ nhận electron, có tính phi kim. - Lớp ngoài cùng có 8 electron (ns2np6 ) và nguyên tử heli (1s2): không tham gia vào phản ứng hóa học (trừ trong một số điều kiện đặc biệt), là CHE bền, có tính khí hiếm. Lưu ý: Phân tử khí hiếm chỉ có một nguyên tử.
  14. VD: Nguyên tử Cấu hình e Tính chất Giải thích 1s22s22p63s1 Kim loại Có 1e ở lớp Na (Z=11) ngoài cùng 1s22s22p63s23p3 Phi kim Có 5e ở lớp P(Z=15) ngoài cùng 1s22s22p63s23p6 Khí hiếm Có 8e ở lớp Ar (Z=18) ngoài cùng
  15. BÀI TẬP CỦNG CỐ I. Tự luận Bài 1. Xét kí hiệu nguyên tử sau 2311Na. a. Viết cấu hình electron của Na. b. Na có tính chất gì ? (giải thích) c. Na thuộc nguyên tố gì ? ( s, p, d, f) Giải. a. CHE : 1s22s22p63s1 b. Lớp ngoài cùng (lớp thứ 3) có 1e → Na có tính Kim loại c. Electron cuối cùng điền vào phân lớp s → Na là nguyên tố s
  16. Bài 2. 20 Xét kí hiệu nguyên tử sau 10 Ne a. Viết cấu hình electron của Ne. b. Ne có tính chất gì ? - giải thích c. Ne thuộc nguyên tố gì ? ( s, p, d, f) – giải thích Giải. a. CHE : 1s22s22p6 b. Lớp ngoài cùng (lớp thứ 2) có 8e → Ne có tính Khí hiếm c. Electron cuối cùng điền vào phân lớp p → Ne là nguyên tố p
  17. Bài 3. Xét kí hiệu nguyên tử sau 17 Cl 35 a. Viết cấu hình electron của Cl. b. Cl có tính chất gì ? (giải thích) c. Cl thuộc nguyên tố gì ? ( s, p, d, f) – giải thích Giải. a. CHE : 1s22s22p63s23p5 b. Lớp ngoài cùng (lớp thứ 3) có 7e → Cl có tính phi kim c. Electron cuối cùng điền vào phân lớp p → Cl là nguyên tố p
  18. II. Trắc nghiệm. Câu 1. Nguyên tử Clo (Z = 17) có số lớp e là ? A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 2e. Vậy số hiệu nguyên tử của R là A. 15 B. 16 C. 14 D. 20 Câu 3. Số electron tối đa trong phân lớp s là A. 2 B. 10 C. 6 D. 14 Câu 4. Lớp K có số phân lớp electron là ? A. 1 B.2 C.3 D.4
  19. Câu 5. Số electron tối đa trong lớp L (n = 2) là ? A. 32 B. 18 C. 8 D.9 Câu 6. Lớp thứ nhất còn có tên gọi là ? A. L B. M C. N D. K Câu 7. Số electron tối đa trong phân lớp p là ? A.2 B. 8 C.6 D. 10 Câu 8. Nguyên tử của một nguyên tố có Z = 15, số electron ở lớp ngoài cùng là ? A.1 B.5 C.3 D.4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2