intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 1: Nhận thức về kinh doanh và khởi sự kinh doanh

Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

51
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 1: Nhận thức về kinh doanh và khởi sự kinh doanh. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: kinh doanh; khởi sự kinh doanh; môi trường khởi sự kinh doanh; các yếu tố đảm bảo kinh doanh thành công;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Chương 1: Nhận thức về kinh doanh và khởi sự kinh doanh

  1. KHỞI SỰ KINH DOANH Bộ môn Quản trị Tác nghiệp Kinh doanh
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Trần Văn Trang (2016), Cẩm nang khởi sự kinh doanh, VCCI.  Nguyễn NGọc Huyền (2016),Giáo trình khởi sự kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,  Eric Ries (2018) The Lean Startup- Khởi nghiệp tinh gọn (Bản dịch tiếng việt), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.  Bill Aulet (2016), Kinh điển về khởi nghiệp – 24 bước khởi sự kinh doanh thành công
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC VỀ KINH DOANH VÀ KHỞI SỰ KINH DOANH CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA BẢN THÂN CHƯƠNG 3: Ý TƯỞNG KINH DOANH CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHƯƠNG 5: KHỞI SỰ CƠ SỞ KINH DOANH CHƯƠNG 6: ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MỚI
  4. CHƯƠNG 1 NHẬN THỨC VỀ KINH DOANH VÀ KHỞI SỰ KINH DOANH
  5. CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC VỀ KINH DOANH VÀ KHỞI SỰ KINH DOANH 1.1 Khái quát về kinh doanh 1.2 Khởi sự kinh doanh 1.3 Môi trường khởi sự kinh doanh
  6. 1.1 Khái quát về kinh doanh Khái niệm Các loại hình kinh doanh Các yếu tố đảm bảo kinh doanh thành công
  7. 1.1.1. Khái niệm kinh doanh Kinh doanh là hoạt động được một hoặc một nhóm người thực hiện với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận Thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư (Sản xuất  Tiêu thụ)
  8. 1.1.2. Các loại hình kinh doanh Các loại hình kinh doanh Kinh doanh sản xuất Kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Kinh doanh dịch vụ Kinh doanh thương mại
  9. Kinh doanh sản xuất  Kinh doanh sản xuất là sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành  Bán cho trung gian thương mại hoặc người tiêu dùng cuối cùng  Nhằm thu lợi nhuận.
  10. Kinh doanh nông lâm ngư nghiệp  Là việc kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt  Bản chất cũng là sản xuất, nhưng dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng, biển…).
  11. Kinh doanh dịch vụ  Kinh doanh dịch vụ là sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hang nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận  Hoạt động kinh doanh dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, tư vấn, giáo dục, hạ tầng, vận tải... Khu vực phi sản xuất vật chất Bao gồm cả yếu tố vật chất và phi vật chất  Cung ứng và tiêu thụ đồng thời.  Thương mại cũng là kinh doanh dịch vụ
  12. Kinh doanh thương mại  Kinh doanh thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. (Luật thương mại 2005, điều 3)  Do sự phân công lao động xã hội, sự phát triển của sản xuất và mở rộng trao đổi, lưu thông hàng hóa  Kinh doanh thương mại gồm:  Bán buôn  Bán lẻ
  13. 1.1.3. Các yếu tố đảm bảo kinh doanh thành công THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ - Địa điểm đẹp và tiện lợi - Cung cấp dịch vụ đúng lúc - Chủng loại hàng đa dạng, phong phú - Chất lượng dịch vụ cao và ổn định - Giá cả phải chăng - Dịch vụ nhanh, trọn gói - Người bán hiểu biết, ân cần, chu đáo - Giá dịch vụ phải chăng - Lượng hàng lưu kho hợp lý - Dịch vụ sau bán hàng - Tôn trọng khách hàng - Giữ chữ tín đối với khách hàng SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP - Chất lượng sản phẩm tốt - Sử dụng hiệu quả đất, nguồn nước - Năng suất cao - Bán sản phẩm tươi sống - Bố trí nhà xưởng hợp lý - Chi phí sản xuất thấp - Cung cấp nguyên vật liệu hiệu quả - Vận chuyển tốt đến nơi bán - Kiểm soát tốt chi phí, ít thất thoát - Bảo tồn đất đai và nguồn nước
  14. 1.2 Khởi sự kinh doanh  1.2.1. Khái niệm  Hiểu thông thường, khởi sự kinh doanh là bắt đầu công việc kinh doanh.  Khởi sự kinh doanh là quá trình thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó.  Fred Wilson: “Khởi sự kinh doanh là nghệ thuật biến ý tưởng thành một hoạt động kinh doanh”. Thực chất, KSKD là hành vi doanh nhân xác định cơ hội và đưa ra những ý tưởng hữu ích vào thực tiễn. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự sáng tạo, động cơ, và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
  15. 1.2.1 Khái niệm khởi sự kinh doanh Khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp, đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự công việc kinh doanh và theo đuổi con đường kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp.
  16. 1.2.2 Quá trình khởi sự kinh doanh  Quá trình khởi sự kinh doanh: Là quá trình ấp ủ ý định khởi sự kinh doanh, tìm kiếm ý tưởng/ cơ hội kinh doanh, khảo sát thị trường, xem xét điều kiện của bản thân, tính toán khả năng huy động các nguồn lực,… trước khi thực sự bắt tay vào kinh doanh
  17. 1.2.3 Các đặc điểm của khởi sự kinh doanh Huy động nguồn lực Tạo ra giá trị Sáng tạo (Trong một điều kiện thiếu chắc chắn cao độ)
  18. 1.2.4 Các hình thức khởi sự kinh doanh  Khởi nghiệp thay thế làm thuê  Khởi nghiệp theo phong cách sống  Khởi nghiệp “đích thực”  Khởi nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội
  19. 1.2.4 Các hình thức khởi sự kinh doanh  Khởi nghiệp thay thế làm thuê: Mục đích chính là có khoản thu nhập tương tự như đi làm công ăn lương, tức là khởi nghiệp để giải quyết vấn đề thu nhập và công ăn việc làm.  Khởi nghiệp theo phong cách sống: Mục đích chính là cung cấp cho người chủ cơ hội theo đuổi phong cách sống riêng và gắn cuộc sống với khởi nghiệp. Ví dụ, bạn thích chơi và sưu tầm các loại xe cổ…
  20. 1.2.4 Các hình thức khởi sự kinh doanh Khởi nghiệp “đích thực”: doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới, tận dụng cơ hội kinh doanh dựa trên các nguồn lực của mình Khởi nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội như các doanh nghiệp xã hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2