intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

33
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kiểm toán căn bản" Chương 3 Những khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán, cung cấp cho người học những kiến thức như Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán; Gian lận và sai sót; Trọng yếu và rủi ro kiểm toán; Hệ thống kiểm soát nội bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương

  1. KIỂM TOÁN CĂN BẢN Chương 3 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG KIỂM TOÁN 48
  2. Chương 3: Những khái niệm cơ bản sử dụng trong kiểm toán Nội dung 3.1 Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán 3.2 Gian lận và sai sót 3.3 Trọng yếu và rủi ro kiểm toán 3.4 Hệ thống kiểm soát nội bộ 3.5 Doanh nghiệp hoạt động liên tục
  3. 3.1.1. Cơ sở dẫn liệu 3.1.1.1. Các sự kiện kinh tế 3.1.1.2. Giao dịch và hệ thống 3.1.1.3. Mối tiếp giáp 3.1.1.4. Cơ sở số liệu 3.1.1.5. Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán 3.1.1.6. Giải trình của các nhà quản lý
  4. Các sự kiện kinh tế  Các đơn vị kế toán luôn có các sự kiện phát sinh trong đơn vị. Các sự kiện phát sinh liên quan đến kinh tế trong đơn vị gọi là sự kiện kinh tế, hay sự kiện kinh tế là một sự kiện phát sinh trong hoạt động kinh tế của đơn vị.  Sự kiện kinh tế được chia làm 2 loại: Sự kiện kinh tế phát sinh trong nội bộ đơn vị và sự kiện kinh tế phát sinh giữa đơn vị với bên ngoài.  Không phải tất cả các giao dịch hay các sự kiện kinh tế phát sinh đều được thu nhận và phản ánh vào BCTC. Chỉ khi nào một sự kiện kinh tế phát sinh trở thành nghiệp vụ kinh tế (tức là phải thực tế phát sinh và phải được cho phép hay phê chuẩn) mới được thu nhận, tổng hợp, phân loại, tính toán, đánh giá, ghi sổ kế toán và sau đó mới phản ánh vào BCTC (lập BCTC). Do vậy, BCTC không phải là bức tranh phản ánh chính xác mọi hoạt động thực tiễn của đơn vị mà chỉ phản ánh được sự kiện kinh tế đã được lượng hóa theo những nguyên tắc nhất định (những nghiệp vụ kinh tế).
  5. Giao dịch và hệ thống  Một giao dịch là một sự kiện kinh tế phát sinh đã được công nhận và được chấp nhận xử lý hoặc sẽ được chấp nhận xử lý bởi một hay nhiều hệ thống thông tin (hay hệ thống kế toán) của đơn vị.  Một hệ thống xử lý thông tin (hay hệ thống kế toán) là một hệ thống để xử lý một loạt các giao dịch, các sự kiện kinh tế phát sinh từ khi phát sinh đến việc tổng hợp, phân loại, tính toán, đánh giá, ghi sổ lập báo cáo và có kết quả, thông tin để báo cáo kế toán ( BCTC, BCQT).
  6. Mối tiếp giáp  Các hệ thống luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một quá trình kế toán. Các điểm tiếp xúc giữa các hệ thống với nhau gọi là mối tiếp giáp.  Mối tiếp giáp là giao điểm mà một giao dịch hay nghiệp vụ kinh tế xuất khỏi hệ thống này và nhập vào hệ thống khác. Ví dụ: nghiệp vụ xuất vật tư vào sản xuất - là mối tiếp giáp thể hiện nghiệp vụ kinh tế (về vật tư) xuất khỏi hệ thống kế toán vật tư để nhập vào hệ thống kế toán chi phí sản xuất sản phẩm. Như vậy, trong quá trình kế toán sẽ có những mối tiếp giáp ( quan trọng để xác định các chỉ tiêu trên BCTC, ví dụ: là tài sản hay chi phí, công nợ…) thể hiện mối quan hệ giữa các hệ thống con ( phân hệ trong cùng hệ thống kế toán).
  7. Cơ sở số liệu Cơ sở số liệu là một tập hợp thông tin (tập hợp các số liệu) có được từ việc xử lý các giao dịch và nghiệp vụ kinh tế. Cơ sở số liệu có hai loại: Cơ sở số liệu thống kê và cơ sở số liệu động thái: + Cơ sở số liệu thống kê (còn gọi là hồ sơ tham khảo): là tập hợp hệ thống thông tin có được từ việc xử lý giao dịch với những thông tin có tính chất thông báo như tên, địa chỉ người mua, người bán, đơn giá mua bán, ngày tháng, địa chỉ giao nhận hàng… + Cơ sở số liệu động thái (hay còn gọi là hồ sơ số dư): là tập hợp những thông tin có được từ việc xử lý các giao dịch, các nghiệp vụ kinh tế với những số liệu được cập nhật, lũy kế, cộng dồn, ghi chép, tính toán, đánh giá, ghi sổ kế toán theo một cách hệ thống hóa và theo nội dung kinh tế, phục vụ cho việc lập BCTC.
  8. Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán a. Cơ sở dẫn liệu và các yếu tố dẫn liệu b. Tác dụng của cơ sở dẫn liệu đối với quá trình kiểm toán
  9. Quá trình xử lý nghiệp vụ kinh tế và tổng hợp thông tin tài chính Quá trình xử lý một nghiệp vụ kinh tế trong đơn vị từ khi phát sinh đến khi các nghiệp vụ này được phản ánh vào hệ thống BCTC: Xử lý nhu Tổ chức Quá trình Tổng hợp cầu và đưa thực hiện xử lý của và phản ánh ra quyết và kiểm tra bộ phận kế các nghiệp định thực quá trình toán với các vụ vào hiện nghiệp thực hiện nghiệp vụ BCTC của vụ nghiệp vụ đơn vị
  10. 3.1 Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán Cơ sở dẫn liệu Cơ sở dẫn liệu (Assertions) của báo cáo tài chính là những căn cứ lập và những giải trình của nhà quản lý đơn vị về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính
  11. Cơ sở dẫn liệu Mỗi bộ phận, mỗi chỉ tiêu và khoản mục cấu thành BCTC khác nhau thì CSDL cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, một CSDL phải đảm bảo và bao gồm những căn cứ và sự giải trình trên các khía cạnh (các yếu tố dẫn liệu) chủ yếu sau: 1. Tính có thật Đối với tài sản phải đảm bảo: Tính hiện hữu & Quyền và nghĩa vụ Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Sự phát sinh & Sự phê chuẩn 2. Tính toán và đánh giá 3. Sự phân loại và hạch toán: Đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ và kịp thời. 4. Tổng hợp (cộng dồn) và trình bày (công bố). Việc BCTC thỏa mãn các CSDL theo quy định của chuẩn mực lập BCTC cũng phải thỏa mãn CSDL của hệ thống KSNB trong DN đó là: Sự hiện hữu, Tính hiệu lực và Tính liên tục. CSDL đối với nghiệp vụ, số dư ???
  12. 3.1 Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán Cơ sở dẫn liệu Bảng 1: CSDL đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ CSDL Ý nghĩa Sự phát sinh Nghiệp vụ (giao dịch) đã được ghi chép vào sổ kế toán (BCTC) thì phải (Occurence) thực sự phát sinh và liên quan tới doanh nghiệp. Sự đầy đủ Toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán (Completeness) (BCTC) Tính toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi ghi nhận phải đúng giá trị Tính toán và đánh của nó. giá (Accuracy) Đánh giá: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được đánh giá và ghi chép theo các nguyên tắc và phương pháp đánh giá phổ biến được thừa nhận. Các nghiệp vụ phát sinh phải được ghi nhận vào đúng kỳ kế toán (ghi nhận Tính đúng kỳ (Cut- vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm dòng off) tiền – nguyên tắc kế toán dồn tích) Sự phân loại đúng Các khoản doanh thu, chi phí phải được phân loại và kế toán một cách đắn (Classification) đúng đắn theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.
  13. 3.1 Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán Cơ sở dẫn liệu Bảng 2: CSDL đối với số dư tài khoản tại thời điểm cuối kỳ CSDL Ý nghĩa Một tài sản, một khoản nợ phải trả hay một khoản vốn chủ sở hữu được Sự hiện hữu phản ánh trên BCTC của đơn vị tại thời điểm lập BCTC là phải thực tế (Existence) tồn tại tại thời điểm đó. Quyền và nghĩa vụ Đơn vị có quyền sở hữu, quản lý, sử dụng các tài sản và có nghĩa vụ phải (Rights and trả thực tế đối với các khoản nợ hiện có trên BCTC. Obligations) Tính toán: Các tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu khi ghi nhận phải đúng Tính toán và đánh giá giá trị của nó. (Valuation and Đánh giá: Một khoản tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu phải được đánh allocation) giá và ghi chép theo các nguyên tắc và phương pháp đánh giá phổ biến được thừa nhận. Sự đầy đủ Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, vốn chủ sở hữu liên quan đến kỳ báo cáo (Completeness) phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán (BCTC) Phân loại đúng đắn Các khoản mục tài sản, công nợ, nguồn vốn CSH phải được phân loại và (Classification) kế toán một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán.
  14. 3.1 Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán Cơ sở dẫn liệu Tác dụng của CSDL đối với quá trình kiểm toán • CSDL giúp KTV xác định được khả năng xảy ra các rủi ro và sai phạm cña tõng BP,KM trong BCTC, từ đó xác định, lựa chọn các thủ tục kiểm Lập kế hoạch toán phù hợp, làm cơ sở xây dựng chương trình kiểm toán thích hợp. kiểm toán • CSDL giúp KTV luôn xác định được mục tiêu và căn cứ của các thử nghiệm mình đang thực hiện đối với từng bộ phận khoản mục trên Thực hiện BCTC để thu thập những bằng chứng tin cậy, thuyết phục cho các mục kiểm toán tiêu kiểm toán cụ thể, trên cơ sở đó KTV đưa ra các kết luận phù hợp • CSDL là căn cứ để KTV xác định và đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được với các mục tiêu kiểm toán. Kết thúc • Quyết định thủ tục kiểm toán bổ sung hay dừng lại. kiểm toán • Đưa ra ý kiến kết luận phù hợp cho từng bộ phận và toàn bộ BCTC.
  15. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán chung từng bộ phận, chỉ tiêu, đặc thù • Là nhằm đưa ra ý kiến khoản mục của BCTC • Mục tiêu kiểm toán số về tính trung thực, • Nhằm thu thập đầy đủ dư tài khoản (CSDL) hợp lý của BCTC trên chứng cứ xác đáng về • Mục tiêu kiểm toán các khía cạnh trọng mọi khía cạnh làm cơ nghiệp vụ kinh tế phát yếu sở xác nhận cho từng sinh (CSDL) bộ phận được kiểm toán
  16. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Các bộ phận trên BCTC thì CSDL không giống nhau nên mục tiêu kiểm toán cụ thể không giống nhau. Mặt khác, mức độ RRTT và RRKS đối với từnđơn vị khác nhau nên khi kiểm toán ở đơn vị khác nhau thì mục tiêu cụ thể cũng khác nhau tùy theo sai phạm theo hương tang (O) hay sai giảm (U). Trên giác độ chung nhất có thể xác định mục tiêu kiểm toán của các số dư tài khoản và nghiệp vụ như sau: + Bảng 3.2 ( GT 113): Mục tiêu kiểm toán của số dư TK: Sự hiện hữu ( tồn tại); Quyền lợi và nghĩa vụ; Tính toán và đánh giá; Tính đầy đủ; Sự đúng đắn; Sự phân loại; Cộng dồn ( tổng hợp), Trình bày ( công bố). + Bảng 3.3 ( GT 113): Mục tiêu kiểm toán củanghiệp vụ kinh tế phát sinh: Sự phát sinh và phê chuẩn; Tính toán và đánh giá; Tính đầy đủ; Sự kịp thời; Tính đúng kỳ; Tính đúng đắn; Sự phân loại; Cộng dồn ( tổng hợp), Trình bày ( công bố).
  17. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù  Mục tiêu kiểm toán chung hay mục tiêu kiểm toán tổng quát BCTC là: thu nhằm đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý của BCTC trên các khía cạnh trọng yếu. Mục tiêu kiểm toán tổng quát gồm: Tính có thật (Hiện hữu & Quyền và nghĩa vụ đối với Tài sản, NPT; Sự phát sinh & Sự phê chuẩn đối với nghiệp vụ), Tính toán và đánh giá; Phân loại và hạch toán và Tổng hợp và trình bày.  Mục tiêu kiểm toán từng bộ phận, chỉ tiêu, khoản mục của BCTC là nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ xác đáng về mọi khía cạnh ( các yếu tố của CSDL) làm cơ sở xác nhận cho từng bộ phận được kiểm toán.  Mục tiêu kiểm toán đặc thù được phân biệt cho mục tiêu kiểm toán số dư tài khoản và mục tiêu kiểm toán cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được xác định cho từng cuộc kiểm toán cụ thể.
  18. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù Mục tiêu KT chung: Thu thập đầy đủ BCKT thích hợp về các yếu tố dẫn liệu: + Sự hiện hữu: Kiểm tra vật chất, gửi thư xác nhận, kiểm tra chứng từ, tài liệu… + Sự phát sinh: Kiểm tra chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan, gửi thư xác nhận, kiểm tra số phát sinh của các TK có liên quan trong kỳ hoặc kỳ sau… + Quyền lợi và nghĩa vụ: Xem xét tài liệu làm căn cứ pháp lý có liên quan đến tài sản, công nợ. + Tính toán & đánh giá: - Đánh giá: Xem xét chính sách kế toán có phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán? Việc áp dụng có hợp lý và nhất quán? Kết quả đánh giá? Khả năng lập dự phòng? - Tính toán: Thực hiện thủ tục phân tích, kiểm tra độ chính xác của cơ sở tính, phép tính…
  19. Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù + Sự phân loại và hạch toán: - Đầy đủ: Kiểm tra thủ tục KSNB; thủ tục phân tích; đối chiếu số liệu giữa chứng từ và sổ; Kiểm tra các KM có liên quan; Kết hợp kiểm tra vật chất. - Đúng đắn: Kiểm tra chính sách phân loại tài sản, công nợ, vCSH, DT,CP; kiểm tra sơ đồ hạch toán và quá trình hạch toán váo sơ đồ TK; Kiểm tra KM có liên quan. - Đúng kỳ: Kiểm tra chính sách phân kỳ; Đối chiếu ngày tháng phát sinh nghiệp vụ và ngày ghi sổ. + Cộng dồn (Tổng hợp): Kiểm tra việc cộng dồn, chuyển sổ. + Trình bày (Công bố): Kiểm tra việc xác định các chỉ tiêu trên BCTC có phù hợp và đúng đắn ko; Kiểm tra quá trình tính toán các chỉ tiêu của đơn vị. KTV có thể phải xác định và tính toán các chỉ tiêu và so sánh, đối chiếu với số liệu trên BCTC của đơn vị được kiểm toán.
  20. Giải trình của nhà quản lý • Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ và giải trình các thông tin, tài liệu là cơ sở hình thành nên các bộ phận trên BCTC theo từng yếu tố dẫn liệu, bao gồm: các quyết định, các hợp đồng đã được ký kết, các bản thanh lý hợp đồng, các biên bản kiểm kê tài sản, biên bản đối chiếu công nợ, các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ, các sổ sách, tài liệu kế toán và các tài liệu có liên quan khác. • Giải trình của nhà quản lý đơn vị được kiểm toán là những căn cứ để minh chứng cho những dự kiến và giải pháp của đơn vị về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tài chính của đơn vị, đảm bảo sự hoạt động liên tục của đơn vị trong tương lai; các biên bản họp HĐQT, các tài liệu khác có liên quan đến tình hình hoạt động, đến tài sản và tài chính của đơn vị trong điều kiện hiện tại và tương lai của đơn vị…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2