Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Lan
lượt xem 10
download
"Bài giảng Luật Hình sự 1 - Bài 1: Khái quát chung về luật hình sự Việt Nam" được biên soạn cung cấp các kiến thức Ngành Luật hình sự Việt Nam; đạo luật hình sự Việt Nam; khoa học luật hình sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự 1: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Lan
- LUẬT HÌNH SỰ I Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 1 v1.0015102204
- BÀI 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lan 2 v1.0015102204
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được ý nghĩa của thuật ngữ Luật Hình sự với tư cách là một ngành luật; • Phân tích được ý nghĩa của thuật ngữ Luật Hình sự với tư cách là một đạo luật; • Phân tích được ý nghĩa của thuật ngữ Luật Hình sự với tư cách là một môn khoa học. 3 v1.0015102204
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ • Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: Lý luận nhà nước và pháp luật; Luật Hành chính. 4 v1.0015102204
- HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình; • Sưu tầm và đọc các tài liệu tham khảo có liên quan • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc và vận dụng những kiến thức đã học để tập phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý trong thực tiễn. 5 v1.0015102204
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1 Ngành Luật hình sự Việt Nam 1.2 Đạo luật hình sự Việt Nam 1.3 Khoa học luật hình sự 6 v1.0015102204
- 1.1. NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.2. Đối tượng và 1.1.1. Khái niệm ngành phương pháp điều chỉnh Luật hình sự Việt Nam của Luật hình sự Việt Nam 1.1.4. Các nguyên tắc cơ 1.1.3. Nhiệm vụ của Luật bản của Luật hình sự hình sự Việt nam Việt Nam 7 v1.0015102204
- 1.1.1. KHÁI NIỆM NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người thực hiện tội phạm bằng việc quy định phạm vi những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt đối với các tội phạm cũng như những vấn đề liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. 8 v1.0015102204
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM • Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội xuất hiện khi người phạm tội thực hiện một tội phạm mà Luật Hình sự đã quy định. • Phương pháp điều chỉnh: phương pháp quyền uy. 9 v1.0015102204
- 1.1.3. NHIỆM VỤ CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM • Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. • Đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. • Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. 10 v1.0015102204
- 1.1.4. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc bình đẳng trước Luật Hình sự Các Nguyên tắc công minh nguyên tắc Nguyên tắc nhân đạo Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân 11 v1.0015102204
- 1.2. ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm đạo luật 1.2.2. Cấu trúc của Bộ hình sự luật hình sự 1.2.3. Hiệu lực của Bộ 1.2.4. Giải thích đạo luật luật hình sự hình sự 12 v1.0015102204
- 1.2.1. KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ • Đạo luật hình sự Việt Nam là văn bản chứa đựng các quy phạm quy định về tội phạm và hình phạt do Quốc hội ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định. • Đạo luật hình sự có thể là Bộ luật hình sự hoặc một đạo luật hình sự đơn hành quy định trách nhiệm hình sự đối với một hoặc một số tội phạm nhất định. 13 v1.0015102204
- 1.2.2. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ • Phần chung của Bộ luật hình sự gồm các quy phạm quy định nhiệm vụ của Bộ luật hình sự, nguyên tắc của Luật Hình sự, cơ sở của trách nhiệm hình sự, hiệu lực của Bộ luật hình sự, các khái niệm chung về tội phạm và hình phạt, các chế định khác liên quan việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt, những quy định về trách nhiệm hình sự, với người chưa thành niên phạm tội. • Phần các tội phạm gồm những quy phạm quy định dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể, loại hình phạt và mức hình phạt với các tội phạm đó. 14 v1.0015102204
- 1.2.2. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ (Không kể Lời nói đầu) BỘ LUẬT Phần chung Phần các tội phạm HÌNH SỰ Phần chương (Mục) Điều Khoản Điểm 15 v1.0015102204
- 1.2.3. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ • Hiệu lực theo không gian Nguyên tắc lãnh thổ: Hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Tính cả tàu quân sự, máy bay quân sự, tàu biển dân dụng và máy bay dân dụng của Việt Nam. Là tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nếu: – Bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam; – Chỉ bắt đầu hoặc chỉ kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam; – Tuy không bắt đầu hay kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có ít nhất một giai đoạn nào đó diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp ngoại lệ: các trường hợp người phạm tội được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. 16 v1.0015102204
- 1.2.3. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ • Hiệu lực theo không gian: Nguyên tắc quốc tịch: Công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nếu các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định như vậy. • Hiệu lực theo thời gian: Từ ngày được công bố; Từ thời điểm được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. • Vấn đề hiệu lực hồi tố: về cơ bản không áp dụng hiệu lực hồi tố. 17 v1.0015102204
- 1.2.4. GIẢI THÍCH ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ Giải thích chính thức Giải thích của cơ quan xét xử Giải thích mang tính khoa học 18 v1.0015102204
- 1.3. KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ 1.3.2. Đối tượng nghiên 1.3.1. Khái niệm khoa cứu của khoa học luật học luật hình sự hình sự 1.3.3. Phương pháp 1.3.4. Phương hướng nghiên cứu của khoa học hoàn thiện của Luật hình luật hình sự sự Việt Nam 19 v1.0015102204
- 1.3.1. KHÁI NIỆM KHOA HỌC LUẬT HÌNH SỰ • Khoa học luật hình sự là một ngành khoa học pháp lý, một bộ phận của khoa học pháp lý nói chung và có nhiệm vụ: Nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự. Làm sáng tỏ các nguyên tắc của pháp luật hình sự. Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm; tổng kết kinh nghiệm áp dụng pháp luật hình sự để đưa ra những giải pháp phù hợp. 20 v1.0015102204
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SLIDE - LUẬT HÌNH SỰ
18 p | 1584 | 124
-
Bài giảng Luật Hình sự
18 p | 687 | 113
-
Bài giảng Luật Tố tụng Hình sự: Bài 1 - ThS. Võ Thị Kim Oanh
12 p | 509 | 101
-
Đề cương môn luật môi trường
6 p | 557 | 97
-
Đề cương môn luật thuế
7 p | 466 | 58
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 4 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
19 p | 81 | 16
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 2: Tội phạm và cấu thành tội phạm (Phần 1)
9 p | 21 | 14
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 4: Trách nhiệm hình sự và những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (Phần 1)
13 p | 17 | 10
-
Bài giảng Luật Hình sự - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật Hình sự Việt Nam
24 p | 30 | 10
-
Bài giảng Luật tố tụng hình sự: Chương 1 - ThS. Trần Ngọc Hưng
15 p | 100 | 9
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 5: Chế định thừa kế
18 p | 23 | 8
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam
16 p | 43 | 8
-
Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Chương 1: Những vấn đề chung về Luật sở hữu trí tuệ
16 p | 21 | 6
-
Bài giảng Luật tố tụng Hình sự 1: Bài 4 - ThS. Trần Thị Liên
20 p | 52 | 4
-
Bài giảng Luật doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
30 p | 11 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 1
31 p | 29 | 4
-
Bài giảng Kinh tế lượng 1 - Bài 4: Suy diễn từ mô hình hồi quy
19 p | 36 | 2
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
22 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn