Bài giảng luật học so sánh chương 3 - Trần Vân Long
lượt xem 49
download
Là một ngành khoa học luật để so sánh, phân loại các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, để giải thích nguồn gốc, tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng luật học so sánh chương 3 - Trần Vân Long
- Chương 3 Hệ thống pháp luật Anh- Mỹ (AngloSaxon Common law system)
- Lưu ý trước khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh Mỹ Cần phải phân biệt được các cặp khái niệm sau đây: Luật công/ Luật tư Luật nội dung/ Luật hình thức Công pháp quốc tế/ tư pháp quốc tế Dân luật/ Hình luật
- Tổng quan civil law Common law Án lệ và luật công bình, đều là thành phần của truyền thống luật thông lệ nói chung. Khởi nguồn từ Anh Quốc, từ các phán quyết của Tòa án hình thành nên các quy tắc xử sự Thẩm phán là người sáng tạo ra pháp luật Anglo-saxon law
- Lịch sử hình thành (4 giai đoạn của sự phát triển 600-1066 (Thời kỳ Anglo saxon) 1066-1405: Thông luật được hình thành 1485- 1832: Equity law ra đời 1832 đến nay: Thông luật thời hiện đại
- 600-1066: Thời kỳ Anglo Saxon Thời kỳ này Anh bị đế quốc Phổ và các Vikings vùng scandinavi xâm lược. Có luật thành văn mang tính manh mún, địa phương Tập quán pháp rất phổ biến
- 1066-1485: Thông luật ra đời Năm 1066, người Normand (sống ở Pháp) xâm lược nước Anh. William trở thành vua nước Anh, nhà vua tìm cách thâu tóm quyền lực vào tay chính quyền trung ương, nước Anh chuyển từ giai đoạn phân quyền cát cứ sang Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, đây chính là yếu tố quan trọng dẫn tới sự hình thành hệ thống thông luật.
- 1066-1485: Thông luật ra đời Ban đầu Luật địa phương sử dụng phổ biến ở các vùng -> tùy tiện trong việc áp dụng luật -> các tòa án địa phương cầu cứu Tòa án Hoàng gia. Từ chỗ không can thiệp hoặc ít can thiệp, số lượng các vụ việc khiếu kiện đến Tòa án Hoàng gia ngày càng nhiều Từng bước hình thành được hệ thống các quy định mà Toà án phải tuân thủ trong các trường hợp kế tiếp sau đó. Các case law bắt đầu được ghi nhận trong các Law reports
- 1066-1485: Thông luật ra đời Toà án Hoàng gia trở thành “cơ quan tài phán luật chung”. Các nguyên tắc mà Toà án Hoàng gia áp dụng đã thay thế luật địa phương và áp dụng trên toàn bộ nước Anh. Pháp luật nước Anh được hình thành ngay từ toà án. Đặc trưng cơ bản của pháp luật thời kỳ này là khẳng định hệ thống thông luật “common law” và khắc phục sự ảnh hưởng của luật địa phương. đến cuối thế kỉ XIV, học thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh.
- 1485- 1832: Equity law ra đời Một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là “stare decisis” có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này,các Tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lí do Tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Án lệ trở nên cứng nhắc, và tỏ ra vô dụng khi tình tiết vụ việc trở nên khác đi. Các thẩm phán thì không có quyền sáng tạo ra án lệ mới
- 1485- 1832: Equity law ra đời Common Law phát triển gắn liền với hoạt động của Tòa án Hoàng gia Bản thân Common Law được xây dựng trên mối quan hệ với hệ thống trát. Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lí nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện. Trong nhiều trường hợp, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn do không đáp ứng quy định về trát .
- 1485- 1832: Equity law ra đời Bên nguyên thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm khiến sự trợ giúp đặc biệt. Vua thường thông qua viên Đại pháp quan của mình để giải quyết Văn phòng đại pháp quan đã dần phát triển thành Tòa đại pháp. Trong quá trình sử dụng công lí để giải quyết các vụ việc, các phán quyết của Đại pháp quan đã phát triển thành tập hợp những quy phạm đặc biệt, được nhắc đến dưới danh nghĩa “equity”.
- Giai đoạn 4 (từ 1832 đến nay): Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ra thế giới
- Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở Mỹ Người Anh xuất hiện lần đầu tiên ở Bắc Mỹ vào thế kỷ XVII, Đến năn 1722, ở Bắc Mỹ có 13 thuộc địa của Anh. Vào thế kỷ XVII, trên thực tế, common law của Anh không phù hợp với hoàn cảnh của nước Mỹ. Do đó những người nhập cư không thích common law của nước Anh. Vậy thì người ta phải áp dụng luật gì ở Mỹ? Đó là: các quy định riêng của quan chức địa phương, và một loạt pháp luật khá sơ khai trên cơ sở Kinh Thánh, từ đó tạo ra quyền tuỳ ý quyết định (tuỳ tiện) của quan toà. Để chống lại sự tuỳ tiện nói trên, người ta đã phải soạn thảo những Bộ luật đơn giản. Những Bộ luật đơn giản đã được soạn thảo từ năm 1634 (ở Tiểu bang Massachusetts) đến năm 1682 (ở Tiểu bang Pennsylvania). Tuy nhiên nó không giống như pháp điển hoá với kỹ năng hiện đại. Đây là kiểu tư duy pháp lý hoàn toàn khác người Anh.
- Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở Mỹ Đến thế kỷ XVII thì sự việc đã thay đổi. Mức sống của người nhập cư đã được cải thiện, nền kinh tế và tình cảm cũng đang có sự chuy ển đổi. Người ta cần một loại pháp luật phát triễn hơn. Mặt khác, common law bắt đầu được tiếp cận theo cách khác. Một mặt, common law được coi như biểu hiện của sự đoàn kết giữa những người Anh ở Bắc Mỹ, để đối mặt với mối đe doạ từ vùng Louisiana và vùng Canada thuộc Pháp. Mặt khác, sự kiện nước Mỹ độc lập năm 1776 đã tạo ra những điều kiện mới. Ý tưởng về một hệ thống pháp luật độc lập là hoàn toàn phù hợp với nền độc lập về chính trị vừa mới giành được ở nước Mỹ. Lý tưởng về một nền cộng hoà và sự hâm mộ dành cho pháp luật tự nhiên đã làm người Mỹ ủng hộ việc ban hành những Bộ luật. Ở Tiểu bang New Orleans còn có cả một Bộ luật dân sự năm 1808 theo kiểu của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Ở một số Tiểu bang còn cấm viện dẫn án lệ Anh kể từ sau năm 1776. Còn một số vùng lãnh thổ khi sáp nhập vào nước Mỹ vẫn duy trì việc áp dụng luật của Pháp hoặc Tây Ban Nha.
- Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở Canada Nhà nước tự trị Canada (Dominion of Canada) được thành lập từ năm 1867 trên cơ sở Luật về vấn đề Bắc Mỹ thuộc Anh (British North America Act). Hiện nay, Canada có 10 tỉnh. Về tổ chức tư pháp: ở mỗi tỉnh có một hệ thống tư pháp riêng. Toà án tối cao Canada là toà án cấp phúc thẩm, bao gồm 9 thẩm phán, trong đó có 3 thẩm phán đến từ Québec – với tư duy pháp lý theo kiểu của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa được các luật gia common law (common lawyers) giải thích và biểu quyết theo đa số.
- Sự ảnh hưởng của pháp luật Anh ở Australia Năm 1770, triều đình Anh thiết lập quyền sở hữu của mình trên vùng đất Astralia. Đến năm 1828, Luật về Nghị viện (Act of Parliament) quy định: luật áp dụng ở thuộc địa Australia là common law và luật thành văn (statute) có hiệu lực ở nước Anh. Mỗi Bang có Hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng. Nội dung pháp luật của các Bang tương tự nhau, vì đều theo khuôn mẫu của pháp luật Anh. Án lệ của Australia có thể có giá trị tham khảo đối với toà án Anh. Ở Australia có tổ chức tư pháp tương tự như ở Anh.
- Hình thức pháp luật (Common law) Án lệ (Case law) Luật thành văn Tập quán pháp (Customary law) Lẽ phải (Luật hợp lý) (Reason)
- Án lệ (Case law) Chỉ có những bản án được coi là có tính bắt buộc (binding) mới tạo thành án lệ và có giá trị pháp lý Chỉ có phần lập luận (speech) của bản án được coi là án lệ, bởi vì trong phần này, thẩm phán trình bày lý do và đưa ra ý kiến. Phán quyết của toà án thường là rất dài.
- Án lệ (Case law) Các quyết định của cấp xét xử cao nhất có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa án khác. Tòa án thượng thẩm bao gồm hai tòa (Tòa Dân sự và Tòa Hình sự) có nghĩa vụ tuân thủ các án lệ của Viện các Công tước và quyết định của Tòa thượng thẩm có ý nghĩa bắt buộc đối với các tòa cấp dưới. Tòa án cấp trên buộc phải tuận thủ án lệ của Tòa án cấp xét xử cao hơn và các quyết định của nó có ý nghĩa bắt buộc đối với cấp xét xử thấp hơn, cũng như ảnh hưởng đến việc xem xét vụ việc ở các tòa của chính mình. Các Tòa án khu vực và các Tòa án thị chính bắt buộc phải tuân thủ các án lệ của tất cả các cấp xét xử cấp trên và các quyết định riêng của Tòa án đó không phải là án lệ..
- Stare decisis Nguyên tắc tôn trọng quyết định của tòa cấp trên Nguyên tắc không buộc phải tuân theo án lệ của hệ thống tòa án khác Nguyên tắc chỉ dựa vào cơ sở pháp lý Nguyên tắc tham khảo đối với phần bình luận Nguyên tắc hiệu lực bất kể thời gian
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn luật học so sánh
18 p | 782 | 146
-
Bài giảng về Luật so sánh
37 p | 507 | 94
-
Bài giảng luật học so sánh chương 2 - Trần Vân Long
77 p | 301 | 52
-
Bài giảng luật học so sánh chương 5 - Trần Vân Long
16 p | 241 | 40
-
Bài giảng luật học so sánh - Bùi Nguyên Khánh
30 p | 283 | 39
-
Bài giảng luật học so sánh chương 1 - Trần Vân Long
38 p | 219 | 37
-
Bài giảng luật học so sánh chương 4 - Trần Vân Long
16 p | 204 | 37
-
Luật so sánh
58 p | 176 | 34
-
Phương pháp so sánh luật
63 p | 299 | 29
-
Bài soạn luật so sánh
21 p | 147 | 27
-
Bài giảng Luật học so sánh: Bài 2 - ThS. Phạm Quý Đạt
45 p | 152 | 23
-
Sự thay đổi trong pháp luật công ty và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam
12 p | 126 | 15
-
Bài giảng Luật học so sánh: Bài 1 - ThS. Phạm Quý Đạt
37 p | 105 | 11
-
Bài giảng Luật Tài chính: Bài 6 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 p | 47 | 7
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 1
31 p | 32 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 2
54 p | 26 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Tổng quan về luật học so sánh
44 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn