Bài giảng môn Cấp thoát nước và hệ thống kỹ thuật trong công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
lượt xem 0
download
Bài giảng môn Cấp thoát nước và hệ thống kỹ thuật trong công trình gồm có những nội dung chính sau: Chương 1 tổng quan hệ thống kỹ thuật trong công trình, chương 2 hệ thống cấp thoát nước trong công trình, chương 3 hệ thống thông gió trong công trình, chương 4 hệ thống điều hòa không khí trong công trình, chương 5 hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình, chương 6 hệ thống thang máy trong công trình, chương 7 hệ thống điện trong công trình. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Cấp thoát nước và hệ thống kỹ thuật trong công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN: XÂY DỰNG ---------***--------- BÀI GIẢNG MÔN CẤP THOÁT NƯỚC VÀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH Thái Nguyên, năm 20… 1
- Chương 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH 1.1. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH Các hệ thống kỹ thuật trong công trình bao gồm hệ thống thông gió, điều hòa không khí, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thang máy, hệ thống PCCC. Các hệ thống kỹ thuật này có nhiệm vụ tạo ra môi trường an toàn, trong lành và tiện nghi cho con người và máy móc thiết bị trong công trình. Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, một chủ trì thiết kế cần phải đặt ra và giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đếncơ điện công trình như sau: - Trong công trình sẽ cần thiết kế những hệ thống gì - Vì trí gian máy và đường trục chính sẽ được đặt ở đâu hợp lý? - Các hệ thống này cần bao nhiêu không gian để thi công lắp đặt và vận hành? 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THIẾT KẾ TÍCH HỢP HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN VỚI KẾT CẤU VÀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH. Trước đây các hệ thống kỹ thuật trong công trình khá đơn giản, có thể ước tính nhanh bằng kinh nghiệm và thường được thiết kế luôn bởi các KTS Ngày này, việc thiết kế và xây dựng các công trình cao tầng và quy mô lớn là hế sức phức tạp đặc biệt đối với các hệ thống cơ điện trong công trình do sự đa dạng và công ứng dụng ngày càng phát triển liên quan đến các hệ thống lớn như ĐHTG, thang máy, PCCC, điện Các công việc này đòi hỏi phải thực hiện bởi các kỹ sư hệ thống kỹ thuật trong công trình với sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm để có thể tính toán thiết kế một cách chính xác. 1.3. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KỸ THUẬT ĐẾN KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH. 2
- Hình 1.1:Các tác động của hệ thống cơ điện đến kiến trúc và kết cấu công trình 3
- Chương II HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC BÊN TRONG CÔNG TRÌNH 2.1.1. Khái niệm chung: a . Nhiệm vụ của hệ thống cấp nước trong công trình: Hệ thống cấp nước trong công trình có nhiệm vụ đưa nước từ mạng lưới cấp nước ngoài công trình đến mọi thiết bị, dụng cụ vệ sinh hoặc máy móc sản xuất trong công trình để cung cấp cho người tiêu dùng hoặc máy móc sản xuất. b. Các bộ phận và chức năng của hệ thống cấp nước trong công trình: * Đường ống dẫn nước vào công trình: là đường ống nối từ đường ống cấp nước bên ngoài (từ mạng lưới đường ống cấp nước bên ngoài) đến nút đồng hồ đo nước. * Nút đồng hồ đo nước: Gồm đồng hồ đo nước và các thiết bị khác để đo lưu lượng nước tiêu thụ. * Đường ống chính dẫn nước từ nút đồng hồ đo nước đến các đường ống đứng cấp nước. * Đường ống đứng cấp nước: dẫn nước từ đường ống chính lên các tầng công trình. * Đường ống nhánh: cấp nước, dẫn nước từ các ống đứng đến các thiết bị vệ sinh dùng nước. * Các dụng cụ lấy nước: vòi nước, chậu rửa, vòi tắm… * Ngoài ra còn có các thiết bị van, khóa để đóng mở điều chỉnh lưu lượng, các thiết bị nối, các van giảm áp, van phao… c. Các ký hiệu quy ước về hệ thống cấp nước trong công trình: 4
- 2.1.2. Phân loại và sơ đồ hệ thống cấp nước trong công trình: a. Theo chức năng: • Hệ thống cấp nước sinh hoạt ăn uống • Hệ thống cấp nước sản xuất. • Hệ thống cấp nước chữa cháy • Hệ thống cấp nước kết hợp Hệ thống cấp nước sinh hoạt chỉ kết hợp với sản xuất khi chất lượng nước sản xuất đòi hỏi cao như nước sinh hoạt. Hệ thống cấp nước chữa cháy thường kết hợp với hệ thống cấp nước sinh hoạt, chỉ làm riêng khi cấp nước cho công trình cao tầng (>16 tầng), hoặc khi có hệ thống cấp nước chữa cháy tự động. b. Theo áp lực đường ống cấp nước bên ngoài: • Hệ thống cấp nước đơn giản • Hệ thống cấp nước có két trên mái • Hệ thống cấp nước có trạm bơm • Hệ thống cấp nước có trạm bơm và két nước • Hệ thống cấp nước có bể chứa, trạm bơm và két nước. • Hệ thống cấp nước có trạm khí ép. • Hệ thống cấp nước phân vùng. 5
- Hệ thống cấp nước đơn giản: Áp dụng khi áp lực ở đường ống cấp nước bên ngoài công trình hoàn toàn đảm bảo đưa nước đến mọi thiết bị tiêu thụ nước trong công trình, kể cả các thiết bị ở vị trí bất lợi nhất. Đây là hệ thống đơn giản nhất, chi phí đầu tư ít nhất. Quản lý dễ dàng nhất. Hình 7.1: Sơ đồ hệ thống cấp nước đơn giản Hệ thống cấp nước có két trên mái: Áp dụng khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên, trong giờ dùng nước ít nước cung cấp tới tất cả các thiết bị tiêu thụ nước và một phần dự trữ vào két còn trong các giờ cao điểm dùng nhiều nước thì két nước sẽ cung cấp cho các thiết bị vệ sinh Ưu điểm: dự trữ được lượng nước lớn, nước không bị cắt đột ngột, tiết kiệm điện, công quản lý Hình 7.2:Sơ đồ hệ thống cấp nước có két trên mái 6
- Nhược điểm: Nếu dung tích của két quá lớn thì ảnh hưởng đến kết cấu của công trình, chiều cao két lớn thì ảnh hưởng đến mỹ quan kiến trúc ngôi công trình, mặt khác nước lưu quá lâu trong két dễ làm cho két bị đóng cặn và mọc rêu dẫn đến không đảm bảo an toàn vệ sinh để sử dụng. Hệ thống cấp nước có trạm bơm: Áp dụng trong trường hợp áp lực từ đường ống cấp nước bên ngoài không đảm bảo thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo đưa nước tới các thiết bị tiêu thụ nước. Máy bơm mở theo chu kỳ bằng tay hoặc tự động nhờ các rơle áp lực (khi áp lực bên trong công trình hạ thấp máy bơm sẽ tự động mở nước tới tất cả các thiết bị tiêu thụ nước). Hình 7.3: Sơ đồ hệ thống cấp nước có trạm bơm Do máy bơm phải chạy thường xuyên nên rất chóng hỏng, tốn điện năng nên hệ thống này thực tế rất ít dùng, chỉ sử dụng trong trường hợp cải tạo sửa chữa ngắn hạn. Hệ thống cấp nước có trạm bơm và két nước: 7
- Áp dụng khi áp lực đường ống cấp nước bên ngoài hoàn toàn không đảm bảo. Máy bơm làm việc theo chu kì, chỉ mở trong những giờ cao điểm để đưa nước đến các thiết bị vệ sinh và dự trữ cho két nước; còn trong những giờ dùng nước ít két nước sẽ cung cấp nước cho ngôi công trình. Nhược điểm: Khi bơm nước trực tiếp thì gây hiện tượng sụt áp, ảnh hưởng đến việc dùng nước của các khu vực xung quanh. Hình 7.4: Sơ đồ hệ thống cấp nước có trạm bơm và két nước Hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm và bể chứa: Áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống cấp nước bên ngoài hoàn toàn không đảm bảo và quá thấp (áp lực nước bên ngoài
- Bể thường xây ngầm để dự trữ nước. Đây là hệ thống an toàn nhất nên ngày nay hệ thống này được áp dụng hầu hết đối với các hộ gia đình. Hệ thống cấp nước có trạm khí ép Áp dụng khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài đảm bảo không thường xuyên mà không thể xây dựng két nước (do kết cấu công trình không đảm bảo hoặc do diện tích không đủ) Có thể dùng một hay nhiều thùng khí ép. Trạm khí ép bố trí ở tầng 1 hoặc tầng hầm. Hình 7.6:Sơ đồ hệ thống cấp nước có trạm khí ép 9
- Hệ thống cấp nước phân vùng: Áp dụng khi áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài đảm bảo nhưng không thường xuyên hoặc hoàn toàn không đảm bảo đưa nước tới các thiết bị tiêu thụ nước. Hình 7.7:Sơ đồ hệ thống cấp nước phân vùng Tận dụng áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài cấp cho một số tầng theo sơ đồ đơn giản, còn các tầng trên có thể có thêm két nước, máy bơm theo sơ đồ riêng, khi đó cần thêm một đường ống chính phía trên và dùng van trên ống đứng ở biên giới giữa hai vùng cấp nước. Ưu điểm: Tận dụng được áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài Nhược điểm: phải lắp đặt thêm hệ thống đường ống chính cho các tầng trên. * Việc lựa chọn sơ đồ hệ thống cấp nước trong công trình cần nghiên cứu kỹ, so sánh phương án để chọn được sơ đồ thích hợp đồng thời phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau: - Sử dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài - Kinh tế, quản lý dễ dàng, thuận tiện. - Hạn chế dùng bơm nhiều vì tốn điện. 10
- - Kết hợp tốt với mỹ quan kiến trúc của ngôi công trình đồng thời chống ồn chon ngôi công trình. - Thuận tiện, an toàn cho người sử dụng. 2.2. ÁP LỰC TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC BÊN TRONG CÔNG TRÌNH Khi thiết kế một hệ thống cấp nước bên trong công trình cần xác định được áp 𝑐𝑡 lực của đường ống cấp nước bên ngoài Hng và áp lực cần thiết 𝐻 𝑛ℎ của ngôi công trình đó. Áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài thường thay đổi tùy theo giờ trong ngày, theo mùa… do vậy để đảm bảo cấp nước cho ngôi công trình một cách an toàn 𝑚𝑖𝑛 𝑐𝑡 và liên tục cần thỏa mãn điều kiện 𝐻 𝑛𝑔 > 𝐻 𝑛ℎ 𝑚𝑖𝑛 𝑐𝑡 Trường hợp 𝐻 𝑛𝑔 < 𝐻 𝑛ℎ , tùy thuộc sự chênh lệch ít hay nhiều mà có thể thêm bể chứa, két nước, trạm bơm… 2.2.1. Xác định áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài Xác định áp lực bên ngoài bằng áp kế Xác định sơ bộ áp lực của nước ở các thiết bị vệ sinh ở các tầng công trình của ngôi công trình gần nhất. Tham khảo số liệu của cơ quan quản lý mạng lưới cấp nước. 2.2.2. Xác định áp lực cần thiết của ngôi công trình: Sơ bộ có thể xác định áp lực cần thiết của ngôi công trình dựa vào số tầng công trình: • Công trình 1 tầng : Hct = 8-10m • Công trình 2 tầng : Hct = 12m • Công trình 3 tầng : Hct = 16m. Cứ cao thêm 1 tầng thì công thêm 4m Áp lực cần thiết của ngôi công trình xác định theo công thức 𝐻 𝑐𝑡 = ℎℎℎ + ℎđℎ + ℎ 𝑡𝑑 + ∑ ℎ + ℎ 𝑐𝑏 (𝑚) Trong đó: • hhh: Độ cao hình học đưa nước, tính từ trục đường ống cấp nước bên ngoài đến thiết bị tiêu thụ nước bất lợi nhất trong ngôi công trình. • hđh: Tổn thất áp lực qua đồng hồ, m 11
- • htd: Áp lực tự do cần thiết của các thiết bị vệ sinh hoặc máy móc dùng nước, được chọn theo tiêu chuẩn TCVN 4513-1988. Vòi nước và dụng cụ vệ sinh thông thường là 2m, tối thiểu 1m; Vòi xả chậu xí kiểu không có bình xả tối thiểu là 3m; sen tắm tối thiểu là 4m (áp lực nước làm việc của các dụng cụ vệ sinh trong hệ thống cấp nước sinh hoạt luôn phải 40 mm thì chỗ nối với đường ống cấp nước bên ngoài phải bố trí giếng thăm, trong đó bố trí các van đóng, mở nước, van một chiều, van xả nước khi cần thiết. - Khi đường ống dẫn nước vào công trình d
- • Dẫn bằng nhiều đường: áp dụng cho các ngôi công trình dài, có nhiều khu vệ sinh phân tán. • Hình 7.8:Sơ đồ đường ống dẫn nước vào công trình Đường kính ống dẫn nước vào công trình chọn theo lưu lượng tính toán lớn nhất của ngôi công trình, sơ bộ có thể lấy theo kinh nghiệm: • Với ngôi công trình ít tầng d=25-32 mm • Với ngôi công trình có khối tích trung bình d=50 mm • Với ngôi công trình có lưu lượng >1000m3/ngđ d=75-100 mm • Công trình sản xuất có thể lấy d=200-300 mm - Đường ống dẫn nước vào chôn sâu như đường ống cấp nước bên ngoài 0,7m. - khi d100 mm có thể dùng ống gang, ống chất dẻo. - Khi áp lực nước>10at và d>100mm thì phải dùng ống thép đen và phải có biện pháp chống ăn mòn. * Nối đường ống dẫn nước vào với đường ống cấp nước bên ngoài: - Dùng tê, thập lắp sẵn khi xây dựng đường ống cấp nước bên ngoài: Đây là phương pháp tiện lợi và đơn giản nhất vì không phải cắt hay đục ống. HHình 7.9:Sơ đồ nối ống dẫn nước vào công trình - Lắp thêm tê vào đường ống cấp nước bên ngoài hiện hành: Đây là phương pháp không thuận lợi vì phải cưa đường ống để lắp tê vào sẽ dẫn đến phải ngừng cung cấp nước cho một đoạn ống của mạng lưới trong một thời gian. 13
- - Dùng đai khởi thủy: đây là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất (thi công nhanh, không phải cắt nước) nên hiện nay đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Loại ren Loại mặt bích Loại miệng loe Hình 7.10: Thiết bị nối ống * Khi đường ống dẫn nước đi qua tường công trình: Đề phòng trường hợp công trình bị lún kéo theo ống, làm xô lệch bể vỡ ống hoặc hỏng mối nối nên khi ống đi qua móng hay qua tường công trình phải cho ống chui qua một lỗ hổng hoặc một ống bao bằng kim loại có đường kính lớn hơn đường kính ống >200 mm Khe hở giữa lỗ và ống phải nhét đầy bằng vật liệu đàn hồi: sợi gai tẩm bitum, đất sét nhão, vữa xi măng. Trường hợp đất ẩm ướt hoặc có nước ngầm nên đặt ống trong ống bao kim loại. 2.3.2. Mạng lưới đường ống bên trong công trình: Yêu cầu cơ bản đối với đường ống cấp nước trong công trình: - Bền, sử dụng được lâu. - Chống sức va thủy lực và tác động cơ học tốt. - Trọng lượng nhỏ để tốn ít vật liệu, chiều dài lớn để giảm mối nối. - Lắp ráp dễ dàng nhanh chóng. - Mối nối kín. - Có khả năng uốn cong, đúc và hàn dễ dàng. * Ống thép: - Chủ yếu sử dụng ống thép tráng kẽm dài 6-8m, lớp kẽm phủ cả bên trong và bên ngoài thành ống giúp bảo vệ cho ống khỏi bị ăn mòn và nước khỏi bị bẩn vì gỉ sắt - Phương pháp nối ống : hàn(đối với ống có đường kính lớn>100mm) hoặc ren(đối với đường ống có đường kính nhỏ) 14
- * Ống chất dẻo: - Ưu điểm: Độ bền cao, rẻ, nhẹ, trơn, chống xâm thực và chịu tác động cơ học tốt, nối dễ dàng và nhanh chóng. - Nhược điểm: Không bền khi dẫn nước có nhiệt độ cao 2.3.3. Thiết bị lấy nước: Gồm có các vòi đặt trên các chậu rửa, chậu giặt, chậu tắm, các vòi trộn nước nóng và nước lạnh ở công trình tắm, vòi nước rửa âu tiểu 2.3.4 Thiết bị đóng mở nước: Khi đường kính d 50mm sử dụng van, van được nối với ống bằng ren Khi đường kính d> 50mm sử dụng khóa, khóa được nối với ống bằng mặt bích * Thiết bị đóng mở thường được bố trí ở những vị trí: - Đầu các ống đứng cấp nước trên mặt nền tầng 1 - Đầu các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị lấy nước. - Ở đường dẫn nước vào, trước sau đồng hồ đo nước, máy bơm, trên đường ống dẫn lên két mái, trên đường ống dẫn vào các thiết bị tiêu thụ nước tập trung… - Trong mạng lưới vòng để đóng kín ½ vòng một. - Trong các vòi tưới, các thiết bị dụng cụ đặc biệt trong trường học, bệnh viện… 2.3.5. Thiết bị điều chỉnh: * Van một chiều: Chỉ cho nước chảy theo một chiều nhất định. Thường đặt trên đường ống đẩy của máy bơm, ở đường dẫn nước vào công trình, trên đường dẫn nước từ két xuống. * Van phòng ngừa (van giảm áp tạm thời): Đặt ở những chỗ có khả năng áp lực nâng cao quá giới hạn cho phép. * Van giảm áp: Dùng để hạ thấp áp lực và giữ cho áp lực không vượt quá giới hạn cho phép Thường sử dụng trong công trình cao tầng để hạ áp lực trong các vùng hoặc các đoạn ống. * Van phao: Dùng để tự động đóng nước khi đầy bể, thùng chứa…… Thường đặt trong các bể chứa nước ngầm, bể mái, thùng xí… Phao có thể làm bằng nhựa hiện nay là loại được sử dụng rộng rãi nhất trong các hộ gia đình. 15
- * Các thiết bị đặc biệt khác: - Vòi phun và van chữa cháy đối với những công trình yêu cầu phải có hệ thống cấp nước chữa cháy. - Vòi mở bằng cùi tay, đầu gối, chân đạp đặt trong phòng mổ, phòng chuẩn bị ở bệnh viện. - Vòi có miệng nhọn để nối với ống cao su, vòi có chồi dài đặt trong các phòng thí nghiệm. 2.3.6 Đồng hồ đo nước: * Nhiệm vụ của đồng hồ đo nước: - Xác định lượng nước tiêu thụ để tính tiền nước - Xác định lượng nước mất mát, hao hụt trên đường ống để pháp hiện chỗ rò rỉ, bể vỡ ống... - Nghiên cứu điều tra hệ thống cấp nước hiện hành để xác định tiêu chuẩn dùng nước và chế độ dùng nước phục vụ cho thiết kế * Các loại đồng hồ đo nước: Để xác định lượng nước tiêu thụ trong các gia đình, hiện nay sử dụng thông dụng nhất là loại đồng hồ đo nước lưu tốc. Nguyên tắc hoạt động: Lưu lượng nước tỷ lệ thuận với tốc độ nước chuyển động qua đồng hồ. - Đồng hồ đo nước lưu tốc loại cánh quạt: Để xác định lượng nước nhỏ, thường dùng đồng hồ có đường kính d=10-40mm. Vỏ đồng hồ bằng kim loại hoặc chất dẻo. Trong vỏ là một trục đứng có gắn các cánh quạt bằng kim loại hay chất dẻo. Khi nước chuyển động đập vào cánh quạt làm quay trục đứng rồi chuyển động qua các bánh xe răng khía vào bộ phận tính. Các chỉ số về lưu lượng được hiển thị trên mặt đồng hồ. - Đồng hồ đo nước lưu tốc loại tuốc bin: Để đo lượng nước lớn, thường dùng đồng hồ có đường kính 50-200mm Loại này có các cánh quạt là các bản xoắn ốc bằng kim loại gắn vào một trục nằm ngang. Khi tuốc bin quay (tức là khi trục ngang quay), nhờ các bánh xe răng khía truyền chuyển động quay sang trục đứng, rồi lên bộ phận tính và mặt đồng hồ. 16
- - Đồng hồ đo nước lưu tốc loại phối hợp: Dùng để xác định lượng nước khi lưu lượng dao động lớn. Khi đó người ta lắp hai đồng hồ (một đồng hồ lớn và một đồng hồ nhỏ). Khi tính lượng nước người ta cộng các chỉ số trên hai mặt đồng hồ lại. * Bố trí nút đồng hồ đo nước: Nút đồng hồ đo nước gồm đồng hồ đo nước và các thiết bị phụ tùng: các loại van đóng mở nước, van xả nước, bộ phận nối ống… Nút đồng hồ đặt ở những nơi khô ráo, dễ xem xét và thường ở đoạn ống sau khi qua tường vào công trình khoảng 1-2m (gầm cầu thang, tầng hầm hay trong một hố nông dưới nền công trình tầng 1) Nút đồng hồ có thể bố trí theo kiểu vòng hoặc không vòng (đặt không vòng khi ngôi công trình cần lượng nước nhỏ hoặc có nhiều đường dẫn nước vào) Trước sau đồng hồ đo nước phải có van để đóng nước, ngay sau đó bố trí van xả nước bẩn khi khử trùng, tẩy rửa đường ống * Chọn đồng hồ đo nước: Khi chọn đồng hồ đo nước cần dựa vào khả năng vận chuyển của nó, biểu thị bằng lưu lượng đặc trưng của đồng hồ (Lưu lượng nước chảy qua đồng hồ tính bằng m3/h, khi tổn thất áp lực qua đồng hồ là 10m). Chọn đồng hồ thỏa mãn điều kiện𝑄 𝑛𝑔đ ≤ 2𝑄đ𝑡𝑟 Trong đó: • Qngđ : Lưu lượng ngày đêm của ngôi công trình, m3/ngđ • Qđtr: Lưu lượng đặc trưng của đồng hồ đo nước m3/h. Chọn đồng hồ dựa vào lưu lượng nước tính toán: qmin < qtt < qmax • Cỡ, lưu lượng và đặc tính của đồng hồ đo nước. * Sau khi lựa chọn đồng hồ đo nước phải kiểm tra lại điều kiện về tổn thất áp lực qua đồng hồ: - Trường hợp sinh hoạt thông thường: Tổn thất áp lực đối với loại cánh quạt
- hđh=S×q2 Trong đó: • q : Lưu lượng nước tính toán, l/s • S : Sức kháng của đồng hồ. 2.3.8. Bể chứa. Theo quy phạm nếu áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài Hng
- • Wcc: Dung tích chữa cháy (nếu có) lấy bằng lượng nước chữa cháy trong 10 phút khi vận hành bằng tay và 5 phút khi vận hành bằng máy. • K: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng của két nước, K=1.2-1.3. - Khi không dùng máy bơm: Wđh là tổng lượng nước tiêu thụ trong những giờ cao điểm. Khi không có số liệu cụ thể lấy Wđh = (50-80)% Qngđ. - Khi dùng máy bơm: Theo kinh nghiệm 𝑊đℎ ≥ 5%𝑄 𝑛𝑔đ (khi máy bơm tự động), Wđh=(20-30)%Qngđ (khi máy bơm mở tay). Trong các ngôi công trình nhỏ, lượng nước dùng ít, Wđh=(50-100)%Qngđ 𝑄𝑏 - Theo chế độ mở máy bơm: 𝑊đℎ = (𝑚3 ) 2𝑛 Trong đó: • Qb : Công suất máy bơm, m3/h • n: Số lần mở máy bơm trong một giờ (2-4)lần - Dung tích két nước không nên lớn quá (20-25)m3 * Chiều cao két nước: Chiều cao đảm bảo đưa nước và tạo ra áp lực tự do đủ ở thiết bị vệ sinh bất lợi nhất trong trường hợp dùng nước lớn nhất. Trong ngôi công trình ở và công cộng thường đặt két nước ngay trên mái công trình hoặc trong hầm mái. Cấu tạo két nước: - Đường ống dẫn nước lên két: Trên ống bố trí van khóa, van phao, thường đặt cách đỉnh két 0.1-0.2m. - Đường ống dẫn ra khỏi két: 19
- Có thể chung hoặc riêng với đường ống dẫn nước lên két, thường đặt cách đáy két 0.1-0.2m. Khi kết hợp chung với ống dẫn nước lên két thì phải bố trí van một chiều để nước không chảy từ đáy két ra. - Ống xả tràn: Xả nước đi để đề phòng khi van phao hỏng làm tung nắp két hoặc nước chảy tràn ra khỏi két, thường đặt cao hơn mực nước trong két 50mm Hình 7.11: Cấu tạo két nước mái Đường kính ống =(1.5-2) lần đường kính ống lên két. Phễu tràn có đường kính = (1.5-2) lần đường kính ống 2.4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH 2.4.1. Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước bên trong công trình: Mạng lưới cấp nước bên trong gồm: Đường ống chính, các ống đứng, ống nhánh dẫn nước đến các thiết bị tiêu thụ nước. Yêu cầu với việc vạch tuyến đường ống cấp nước là: - Đường ống phải đi tới mọi thiết bị dụng cụ vệ sinh bên trong công trình. - Tổng số chiều dài đường ống phải ngắn nhất. - Dễ gắn chắc ống với các cấu kiện công trình: tường công trình, trần công trình, dầm… - Thuận tiện dễ dàng cho quản lý: sửa chữa, kiểm tra đường ống , đóng mở van.. - Đảm bảo mỹ quan cho ngôi công trình. Ngoài ra cần chú ý những điểm sau: - Không cho phép đặt ống qua phòng ở, hạn chế đặt ống dưới đất. - Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh thường đặt với độ dốc 0,002- 0,005 để dễ dàng xả nước khi cần thiết. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 5: Hệ thống thoát nước trong nhà
91 p | 153 | 25
-
Bài giảng Môn học thiết kế đường ô tô
110 p | 128 | 23
-
Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 1: Giới thiệu về cấp thoát nước
51 p | 127 | 20
-
Bài giảng Cấp thoát nước - Chương 2: Mạng lưới cấp nước công trình
127 p | 138 | 20
-
Bài giảng Nhập môn cầu: Chương 3 - TS. Nguyễn Ngọc Tuyển (P3)
22 p | 113 | 13
-
Bài giảng Kỹ thuật vệ sinh chi phí thấp: Giới thiệu môn học - PGS.TS. Nguyễn Việt Anh
1 p | 60 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn