intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng môn Nội bệnh lý: Hẹp van hai lá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bệnh hẹp van hai lá. Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm có: Định nghĩa, giải phẫu bệnh, dịch tễ học, sinh lý bệnh, triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán xác định,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng môn Nội bệnh lý: Hẹp van hai lá

  1. HẸP VAN HAI LÁ PGS TS. Nguyễn Anh Vũ Đại học y Huế
  2. Định nghĩa  giảm diện tích của lỗ van hai lá do hiện tượng dính mép van  hậu quả làm nghẽn sự làm đầy máu của thất trái.
  3. Dính mép van, dày canxi lá van
  4. Giải phẫu bệnh  Van hẹp là do các mép van dính lại nhau thông thường dính cả hai mép van, van xơ cứng dày lâu ngày bị vôi hóa.  Lá van trước gần với van xich ma của động mạch chủ, khi viêm nhiễm ở van hai lá, dễ đưa tới viêm nhiễm ở van động mạch chủ.
  5. Giải phẫu bệnh  Canxi hóa : người ta ghi nhận có nhiều yếu tố làm dễ - Tuổi : hiếm khi gặp ở trẻ em, thường gặp ở người lớn tuổi. - Giới : thường ở nam nhiều hơn là nữ. - Mức độ hẹp van : độ nặng của canxi tương quan với độ chênh áp trung bình qua van kỳ tâm trương.
  6. Giải phẫu bệnh  Bộ máy dưới van : Dây chằng dày lên và độ dài có thể bảo tồn; nhưng chúng thường dày co rút dính nhau, thậm chí có thể biến mất và cột cơ nhú bám trực tiếp vào lá van. Chia hai loại hẹp van hai lá :  Loại thứ nhất hẹp dạng vòm không có biến đổi quan trọng bộ máy dưới van và có thể điều trị bảo tồn van.  Loại thứ hai hẹp hình phễu có biến đổi nặng dây chằng và cột cơ nhú tạo nên hai chỗ hẹp : van và tổ chức dưới van.
  7. Giải phẫu bệnh Các buồng tim :  Nhĩ trái giãn thường > 150cm3 ( bình thường 50-60cm3).  Cục máu đông trong tiểu nhĩ (5%).  Thất trái : có thể tích bình thường nhưng thường nhỏ nếu không có tổn thương phối hợp.  Buồng tim phải : thường giãn với mức độ khác nhau. Van ba lá hở, đôi khi hẹp kèm theo.  Tổn thương các tạng : đặc biệt là hệ hô hấp với mức độ lệ thuộc độ nặng của hẹp van hai lá. - Phổi đặc với vùng phù xuất huyết. Viêm phổi dạng lưới phì đại hay phối hợp thâm nhiếm sắt (hemosiderose). - Có các tổn thương mạch máu : thân động mạch phổi giãn phì đại, tĩnh mạch phổi giãn và dày, mao mạch phổi giãn cùng với các tổn thương tiền mao mạch (hẹp, đôi khi tắc nghẽn).
  8. Nguyên nhân  Hẹp hai lá mắc phải : đa số là do thấp tim Người ta thấy khoảng 25-30% trường hợp không rõ tiền sử thấp.  Có một tỉ lệ nhỏ hẹp van hai lá bẩm sinh.
  9. Dịch tễ học  Vấn đề kinh tế xã hội  chất lượng của chương trình phòng thấp.  Tuổi thanh thiếu niên dễ mắc bệnh trong khi người lớn tuổi hiếm khi mắc  tỉ lệ mắc bệnh của nữ giới nhiều hơn nam.  Ơ nước ta bệnh hẹp van hai lá chiếm vào khoảng 40% các bệnh tim theo các thống kê trước đây.
  10. Sinh lý bệnh  Dưới chỗ hẹp : hậu quả thứ yếu hoặc là không có gì nếu hẹp nhẹ.  Cung lượng tim có thể bình thường nhưng thông thường giảm. Khi gắng sức thì luôn tăng.  Huyết áp tâm trương thất trái bình thường.  Nếu hẹp hai lá rất khít có từ khi nhỏ tuổi có thể đưa tới lùn hai lá do thiểu năng tuần hoàn hệ thống.
  11. Sinh lý bệnh Động mạch phổi cũng tăng áp, tuy nhiên phải phân biệt hai loại biến loạn huyết động trong tăng áp phổi đó là :  Tăng áp hậu mao mạch : là sự điều chỉnh tự động áp lực động mạch phổi theo sự tăng áp tĩnh mạch - mao mạch. Nó sẽ giảm sau khi phẫu thuật giải thoát tắc nghẽn tại van hai lá. Trong dạng này áp lực tâm trương và trung bình của động mạch phổi và mao mạch phổi tương tự nhau với độ chênh áp < 10mmHg. Sức cản tiểu động mạch phổi bình thường hoặc là tăng nhẹ.  Tăng áp tiền mao mạch : thứ phát sau sự tăng sức cản tiểu động mạch phổi không thuyên giảm sau khi phẫu thuật cho nên là một chống chỉ định phẫu thuật. Trong dạng này độ chênh áp tiểu động mạch phổi - mao mạch phổi > 10mmHg. Sức cản tiểu động mạch phổi tăng.  Chức năng hô hấp : bệnh nhu mô và phế quản sẽ làm giảm dung tích sống và tăng dung tích cặn.
  12. Sinh lý bệnh  Hậu quả trên tim phải : thất phải phì đại và giãn ra. Suy tim phải là giai đoạn cuối cùng hẹp hai lá.
  13. Triệu chứng lâm sàng Cơ năng : tùy theo mức độ hẹp.  Hẹp còn rộng : vô triệu chứng, phát hiện bệnh tình cờ khi khám sức khỏe.  Hẹp khít : khó thở , hồi hộp đánh trống ngực, ho khạc ra máu, hen tim phù phổi cấp hay xảy ra nhất là khi bệnh nhân làm gắng sức vì thế người ta còn gọi là hội chứng gắng sức. Trên thực tế lâm sàng , nó có giá trị để chẩn đoán hẹp van hai lá khít.
  14. Thực thể Ở vùng mỏm tim có :  rung tâm trương - Tiếng rung này nghe rõ nếu nhịp xoang chậm, ở tư thế nằm nghiêng trái và hẹp khá khít. - Tuy nhiên nếu nhịp tim quá nhanh, không đều do rung nhĩ (làm cho không còn mạnh lên của tiếng rung ở cuối tâm trương), hẹp ít khít hoặc là lại quá khít có thể làm ta khó nghe tiếng rung . - Rung tâm trương hẹp van hai lá giảm đi ở kỳ hít vào và khi làm nghiệm pháp Valsalva và tăng lên ở kỳ thở ra điều này giúp phân biệt rung do hẹp van ba lá.
  15. Thực thể  Tiếng T1 đanh.  Tiếng clac mở van hai lá (nói lên van còn mềm)  Tiếng thổi tiền tâm thu (mất khi rung nhĩ) thực ra là mạnh lên ở cuối kỳ tâm trương của tiếng rung tâm trương. Triệu chứng khác - T2 mạnh hoặc tách đôi ở ổ van động mạch phổi. - Có thể có tiếng thổi tâm trương do hở van động mạch phổi cơ năng, - Tiếng thổi tâm thu do hở van ba lá.
  16. X quang
  17. Điện tâm đồ
  18. Siêu âm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2