intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 5 - TS. Phạm Quốc Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 5: Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng trung ương, cung cấp những kiến thức như Vai trò của ngân hàng trung ương trong hoạt động thanh toán; Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng trung ương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 5 - TS. Phạm Quốc Việt

  1. CHƯƠNG 5. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CỦA NHTW  Chương này sẽ cung cấp nội dung của từng hình thức thanh toán qua NHTW:  Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHTW  Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng  Thanh toán liên ngân hàng  Chuyển tiền điện tử Nội dung  1. Vai trò của NHTW trong hoạt động thanh toán  2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế  2.1. Các hình thức thanh toán thông qua NHTM  2.2. Các hình thức thanh toán giữa các NHTM  2.3. Hoạt động thanh toán qua NHTW  3. Nghiệp vụ thanh toán của NHTW  3.1. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHTW  3.2. Thanh toán bù trừ (TTBT) giữa các ngân hàng  3.3. Thanh toán điện tử liên ngân hàng Trường Đại học Tài chính - Marketing 1
  2. Tài liệu tham khảo  Giáo trình Nghiệp vụ NHTW, Học viện Tài chính, Chương 4 (phần 4.3)  Nghị định 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng  Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, được sửa đổi, bổ sung NĐ 80/2016  Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt  Thông tư 23/2010/TT-NHNN quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thanh toán điện tử LNH, sẽ thay thế bằng TT 37/2016/TT-NHNN vào ngày 15/1/2018  Thông tư số 26/2013/TT-NHNN Biểu phí dịch vụ thanh toán qua NHNN Vai trò của NHTW trong hoạt động thanh toán  NHTW chịu trách nhiệm ban hành các hình thức thanh toán, các chế độ, quy trình kế toán, hạch toán cho toàn bộ hệ thống NHTM áp dụng.  NHTW cũng chính là người tổ chức và chủ trì thanh toán cho TCTD, khi các tổ chức này có nhu cầu thanh toán với nhau. Trường Đại học Tài chính - Marketing 2
  3.  Trên cơ sở các chuẩn mực thanh toán đã ban hành, NHTW giám sát quy trình thanh toán cũng như việc chấp hành các quy định, chế độ… để nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; đồng thời ngăn ngừa những vi phạm nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.  NHTW còn thực hiện các giao dịch tiền tệ trong và ngoài nước cho Chính phủ. Các quan hệ vay mượn, trả nợ… của Chính phủ thường được thực hiện qua tài khoản của kho bạc mở tại NHTW.  Như vậy, NHTW đóng vai trò là trung tâm thanh toán trong nước và quốc tế cho các hoạt động thanh toán của Chính phủ, của hệ thống các TCTD trong nền kinh tế. Trường Đại học Tài chính - Marketing 3
  4. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế  Một số định nghĩa:  Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.  Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán trong đó có ít nhất một bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.  Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm: NHNN, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.  Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trường Đại học Tài chính - Marketing 4
  5.  Chủ tài khoản thanh toán (chủ tài khoản) là người đứng tên mở tài khoản.  Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản.  Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.  Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:  Cung ứng phương tiện thanh toán;  Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ;  Các dịch vụ thanh toán khác. Trường Đại học Tài chính - Marketing 5
  6.  Tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng:  NHNN cung ứng các dịch vụ thanh toán cho các khách hàng mở tài khoản thanh toán tại NHNN;  Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách cung ứng tất cả các dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng;  Ngân hàng hợp tác xã được cung ứng một số dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng sau khi được NHNN chấp thuận.  Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng bao gồm:  Dịch vụ chuyển tiền,  Thu hộ,  Chi hộ  và một số dịch vụ thanh toán khác. Trường Đại học Tài chính - Marketing 6
  7.  Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng:  Các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán cho khách hàng;  Quỹ TDND được cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ cho các thành viên của mình;  Tổ chức tài chính vi mô được cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;  Các tổ chức khác cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán thực hiện theo quy định của NHNN.  Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:  Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;  Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;  Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của NHNN. Trường Đại học Tài chính - Marketing 7
  8. Các hình thức thanh toán thông qua NHTM  Thanh toán bằng séc  Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi)  Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (nhờ thu)  Thanh toán bằng thẻ ngân hàng  Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)  Thanh toán bằng séc:  Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do NHTW, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc. Trường Đại học Tài chính - Marketing 8
  9.  Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi):  Uỷ nhiệm chi là phương tiện thanh toán được áp dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.  Ủy nhiệm chi có thể được lập dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.  Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (nhờ thu):  Uỷ nhiệm thu là phương tiện thanh toán được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có thỏa thuận, hợp đồng với các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Trường Đại học Tài chính - Marketing 9
  10.  Thanh toán bằng thẻ ngân hàng:  Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do NHPH thẻ phát hành và cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký giữa NHPH và chủ thẻ.  Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;  Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.  Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C):  Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng). Trường Đại học Tài chính - Marketing 10
  11. Các hình thức thanh toán giữa các NHTM  Thanh toán giữa các NHTM cùng hệ thống bao gồm các hình thức sau:  Thanh toán liên hàng;  Thanh toán bù trừ;  Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác cùng hệ thống để thanh toán;  Ủy nhiệm thu (nhờ thu);  Ủy nhiệm chi (lệnh chi).  Thanh toán giữa các NHTM khác hệ thống bao gồm các hình thức sau:  Thanh toán bù trừ;  Thanh toán qua tài khoản mở tại NHTW;  Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác để thanh toán;  Ủy nhiệm thu (nhờ thu);  Ủy nhiệm chi (lệnh chi). Trường Đại học Tài chính - Marketing 11
  12. Hoạt động thanh toán qua NHTW  NHTW chủ trì thanh toán cho toàn bộ hệ thống NHTM và cho chính phủ thông qua các nghiệp vụ:  Thanh toán từng lần:  NHTW thực hiện thanh toán từng lần cho các NHTM, KBNN khi họ có nhu cầu chi trả lẫn nhau.  Các bên liên quan lập bảng kê cùng các chứng từ thanh toán gửi đến NHTW.  NHTW kiểm tra tính hợp lệ của bảng kê, chứng từ và khả năng thanh toán của chủ thể chi trả.  Nếu chứng từ hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, NHTW sẽ thực hiện thanh toán bằng cách trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền và ghi có vào tài khoản tiền gửi của bên thụ hưởng.  Thanh toán bù trừ (TTBT):  Là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến và chiếm dung lượng thanh toán lớn nhất trong hoạt động thanh toán qua NHTW của các NHTM.  Hoạt động TTBT được thực hiện tại phòng TTBT của NHTW và được tổ chức thành từng phiên giao dịch. Các thành viên tham gia TTBT phải thực hiện nguyên tắc thanh toán ngay với NHTW chủ trì TTBT.  Nếu bên trả tiền thiếu khả năng thanh toán thì phải nộp thêm tiền mặt hoặc đi vay bù đắp thiếu hụt trong TTBT. Nếu thiếu tiền mặt hoặc không vay được thì số thiếu hụt phải chuyển sang nợ quá hạn và chịu lãi phạt. Nếu nợ quá hạn phát sinh liên tục thì NHTW sẽ đình chỉ tư cách thành viên. Trường Đại học Tài chính - Marketing 12
  13. Nghiệp vụ thanh toán của NHTW  Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHTW  Thanh toán bù trừ (TTBT) giữa các ngân hàng  Thanh toán điện tử liên ngân hàng Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHTW  Sở Giao dịch NHNN mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:  Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;  Kho bạc Nhà nước Trung ương.  NHNN chi nhánh tỉnh mở tài khoản thanh toán cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, KBNN trên địa bàn. Trường Đại học Tài chính - Marketing 13
  14.  Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại NHNN:  Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán kèm bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký do người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản ký tên, đóng dấu;  Các giấy tờ chứng minh tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: điều lệ, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;  Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đăng ký làm chủ tài khoản và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;  Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với NHNN.  Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Tài chính - Marketing 14
  15.  Sử dụng tài khoản thanh toán:  Tài khoản thanh toán mở tại NHNN được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản và các dịch vụ thanh toán khác do NHNN cung ứng.  Tài khoản thanh toán của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch NHNN được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở, mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu KBNN, tín phiếu NHNN và các hoạt động khác trên thị trường tiền tệ.  Quy trình thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN:  Bên trả tiền lập chứng từ thanh toán hoặc bảng kê gửi NHNN nơi mở tài khoản.  NHNN tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ và khả năng thanh toán.  Nếu bên trả tiền và bên thụ hưởng đều mở tài khoản tiền gửi tại một đơn vị NHNN thì NHNN sẽ tiến hành hạch toán vào các tài khoản thích hợp, và báo Nợ, báo Có cho các bên liên quan. Trường Đại học Tài chính - Marketing 15
  16.  Nếu bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tiền gửi tại hai đơn vị NHNN khác nhau thì đơn vị NHNN phục vụ bên trả tiền lập lệnh chuyển tiền đi đơn vị NHNN nơi bên thụ hưởng mở tài khoản tiền gửi. NHNN bên thụ hưởng ghi Có và gửi chứng từ báo Có cho bên thụ hưởng.  Bên thụ hưởng tiếp nhận, kiểm soát chứng từ thanh toán do NHNN chuyển sang, nếu không có sai sót, sẽ ghi Nợ tài khoản tiền gửi tại NHNN và ghi Có tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc tài khoản nội bộ thích hợp. Thanh toán bù trừ (TTBT) giữa các ngân hàng  TTBT là phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả bù trừ).  TTBT được áp dụng giữa các ngân hàng khác hệ thống hoặc giữa các đơn vị thuộc một hệ thống.  Tùy thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ, chuyển số liệu, chia ra TTBT truyền thống và TTBT điện tử. Trường Đại học Tài chính - Marketing 16
  17. TTBT truyền thống  Nguyên tắc thanh toán:  Phải có văn bản đề nghị tham gia TTBT và cam kết chấp hành đúng các quy định trong TTBT;  Có văn bản giới thiệu nhân viên có trách nhiệm trực tiếp giao, nhận chứng từ và làm thủ tục thanh toán;  Thực hiện đúng giờ giao, nhận chứng từ theo quy định chung của ngân hàng chủ trì;  Phải lập đúng, đầy đủ, kịp thời các giấy tờ trước và trong khi giao dịch TTBT. Số liệu phải đảm bảo chính xác, rõ ràng; đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý đối với tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chính xác về số liệu;  Ngân hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên phải trả (nếu còn) để thanh toán cho ngân hàng thành viên được thu; Trường Đại học Tài chính - Marketing 17
  18.  Trường hợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên phải trả không đủ số dư để thanh toán thì vay ngân hàng chủ trì hoặc ngân hàng thành viên khác để thanh toán;  Trường hợp không được vay thì ngân hàng chủ trì thanh toán hộ 1-2 lần với mức phạt cao;  Nếu vẫn tiếp diễn thiếu hụt thì buộc ngưng tham gia TTBT.  Chứng từ sử dụng:  Chứng từ gốc: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc và bảng kê nộp séc;  Các loại bảng kê dùng làm căn cứ hạch toán vào tài khoản TTBT gồm Bảng kê TTBT vế Nợ và vế Có (do NH thành viên lập);  Bảng kết quả TTBT (do NH chủ trì lập);  Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả TTBT (do NH chủ trì lập). Trường Đại học Tài chính - Marketing 18
  19.  Quy trình nghiệp vụ:  Tại NH thành viên phát sinh nghiệp vụ:  Sau khi ghi Nợ hay ghi Có các tài khoản khách hàng mở tại NH mình, NH thành viên phát sinh nghiệp vụ sẽ phân loại chứng từ gửi đi các NH thành viên khác.  Chứng từ được phân thành chứng từ vế Nợ và chứng từ vế Có.  Lập bảng kê chứng từ TTBT cho các NH thành viên có liên quan để sử dụng hạch toán vào tài khoản TTBT tại NH thành viên phát sinh nghiệp vụ.  Căn cứ Bảng kê chứng từ TTBT lập Bảng TTBT, có liệt kê số phải thu, số phải trả, chênh lệch phải thu hoặc phải trả với từng NH thành viên khác, số tổng cộng (với tất cả các NH thành viên khác) để xác định số thực phải thu hoặc số thực phải trả của NH thành viên.  Theo giờ và địa điểm quy định, cán bộ làm công tác TTBT sẽ đưa Bảng kê chứng từ TTBT kèm theo chứng từ thanh toán, Bảng TTBT và Sổ giao nhận chứng từ đi giao dịch TTBT. Trường Đại học Tài chính - Marketing 19
  20.  Tại NH chủ trì:  Căn cứ Bảng TTBT do các NH thành viên chuyển giao, NH chủ trì lập Bảng kết quả TTBT cho từng NH thành viên và Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả TTBT.  Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả TTBT phải đảm bảo các cân đối: tổng số phải thu bằng tổng số phải trả của các NH thành viên; tổng chênh lệch phải thu bằng tổng chênh lệch phải trả của các NH thành viên.  Gửi Bảng kết quả TTBT cho NH thành viên liên quan để kiểm soát và hạch toán.  Tại NH thành viên kết thúc nghiệp vụ:  Khi nhận trực tiếp Bảng kê chứng từ TTBT kèm theo chứng từ thanh toán của các NH thành viên khác, NH thành viên kết thúc nghiệp vụ phải kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng kê với chứng từ thanh toán kèm theo, ký vào sổ giao nhận chứng từ của NH thành viên khác; đồng thời đối chiếu với Bảng kết quả TTBT nhận từ NH chủ trì về số phải thu, số phải trả. Trường Đại học Tài chính - Marketing 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2