intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tiểu thuyết "Tấn trò đời"

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:28

105
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu thuyết "Tấn trò đời", tư tưởng và tài năng nghệ thuật, cuộc đời sự nghiệp, tác giả Honoré de Balzac,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Tiểu thuyết "Tấn trò đời"

  1. Tr ường Cao đ ẳng  Phát thanh – Truy ền hình II L ớp 12CĐBC3 ♥ Giảng viên: Lại Thị Hồng Vân ♥ Bộ môn: Văn học nước ngoài ♥ Nhóm: 10 ♥  Chủ đề: Thuyết trình về tiểu thuyết Tấn 
  2. TÁC GIẢ CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG  NGHỆ THUẬT
  3. Cuộc đời • Honoré de Balzac (1799­ 1850) là nhà văn hiện thực  Pháp lớn nhất nửa đầu TK  19, bậc thầy của tiểu thuyết  văn học hiện thực và là tác  giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ  Tấn Trò Đời (La Comédie  humaine). • Cuộc đời ông là sự thất bại  toàn diện trong sáng tác và  Honoré de Balzac kinh doanh. Hai lần ứng cử  vào Hàn lâm viện Pháp đều 
  4. • Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm  việc cao.  • Balzac là một trong số các tác giả Pháp có mặt sớm  nhất ở Việt Nam. Kể từ năm 1917, khi Nguyễn Văn  Vĩnh dịch và công bố Miếng da lừa trên Đông  Dương tạp chí, tác phẩm của Balzac lần lượt được  giới thiệu ngày càng nhiều.
  5. TÁC GIẢ CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG  NGHỆ THUẬT
  6. Giai đoạn 1829-1841 • Sau tiểu thuyết lịch sử Les Chouans (Những người  Chouans, 1829), Balzac cho ra đời liên tiếp nhiều  tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ  đề khác nhau: La Peau de chagrin (Miếng da lừa  1831), La Recherche de l'absolu (Đi tìm tuyệt đối  1833), Le Père Goriot (Lão Goriot 1834). • Hầu như mỗi đề tài và mỗi vấn đề đều có một số  tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng  như trong nghệ thuật của ông.  • Balzac đã đi qua nhiều phong cách, trong đó ông  thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là  các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một  tấn hài kịch lớn.
  7. Giai đoạn 1841-1850 • Balzac đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là TẤN TRÒ ĐỜI !
  8. TÁC GIẢ CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP TƯ TƯỞNG VÀ TÀI NĂNG  NGHỆ THUẬT
  9. Tư tưởng và tài năng nghệ • thuật Balzac là nhà văn sớm có ý thức về sự tái hiện cuộc đời một cách hoàn chỉnh ở đủ mọi góc cạnh của nó và được đặt trong hệ thống mà ông ví như một "công trình kiến trúc của vũ trụ" với tính chất vừa hệ thống vừa hoành tráng từ các tác phẩm của ông. Vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quang của ông tạo nên một "thế giới kiểu Balzac" in rõ dấu ấn của "cảm hứng vĩ mô". Vì vậy, vũ trụ trong tiểu thuyết Balzac là một "vũ trụ được sáng tạo hơn là được mô phỏng". Honoré de Balzac từng nói một câu nổi tiếng " ai cũng có thể làm thầy ta" sự sâu sắc của ông trong những câu nói của ông ảnh hưởng sâu về cách sống của ông trong nghệ thuật thơ văn.
  10. • Qua sự nghiệp sáng tác của Balzac cả một xã hội và con  người dưới thể chế tư sản bị phơi bày với tất cả xấu xa  tiêu cực, cũng từ đây những nỗi khổ đau, những tấn bi  kịch xảy ra cho nhiều người, ở nhiều hoàn cảnh trong  một xh mà đồng tiền là chân lý. Việc miêu tả cái xấu, cái  ác là sở trường Balzac, đây cũng chính là nguyên nhân gây  ra mối ác cảm của giới phê bình đương thời đối với  Balzac. • Nghệ thuật của Balzac cũng là vấn đề đã từng gây tranh  cãi, khi vẫn có ý kiến cho rằng "ông có một bút pháp thiếu  thoải mái, thiếu sự thuần chất, nhưng vững vàng cụ thể  đầy cá tính thể hiện một khí chất mạnh mẽ", lối văn tối  tăm hỗn độn, sự thông tục.. 
  11. Tiểu thuyết TẤN TRÒ ĐỜI Cảm nhận về Tấn trò Giới thiệu tác phẩm đời
  12. Giới thiệu tác phẩm • La Comédie humaine  (Tấn trò đời) là một tác phẩm  liên hoàn, 95 câu chuyện là 95 bối cảnh khác nhau, độc  lập mà gắn kết. Balzac quan niệm xh là một chỉnh thể,  tất cả các sự kiện đều tác động, ảnh hưởng, chi phối  lẫn nhau một cách hết sức chặt chẽ như trong giới tự  nhiên. Tất cả những đặc điểm ấy gây cho độc giả ấn  tượng như đang sống trong một xh có thực • Thế giới nghệ thuật của Tấn trò đời không đơn thuần  là phản ánh cái thiện, cái ác trong xh, mà điều Balzac  mong mỏi chính là cải tạo xh ngày càng tốt đẹp hơn. • Tuy nói rằng 95 câu chuyện rất độc lập với nhau,  nhưng tất cả những tp trong Tấn trò đời là một khối  thống nhất vì tất cả cùng vẽ nên bức tranh xh Pháp 
  13. • Tựa đề "Tấn trò đời" được Balzac đặt theo tên tác  phẩm Vở kịch thần thánh (Divina commedia) của  Dante Alighieri (1265­1321). Balzac muốn cho thấy  ý định của ông khi viết các tác phẩm trong Tấn trò  đời: tả về cái địa ngục ngay giữa xã hội con người.  Nhà văn có dụng ý chọn cái tên đối lập với tên tác  phẩm nổi tiếng của Dante có thiên đường và địa  ngục. • Balzac có ý định tập hợp các tp từ rất sớm. Năm  1830, ông cho in 6 tp vào một quyển sách chung với  nhan đề Cảnh đời tư. Hai năm sau Cảnh đời  tư được bổ sung thêm 2 tp nữa. Năm 1834 nhiều tác  phẩm được sắp xếp dưới một nhan đề chung  là Khảo cứu phong tục. Năm 1842, ý định tập hợp  và sắp xếp các tp thành hệ thống của Balzac mới 
  14. v  Tấn trò đời được chia làm ba phần: •  Khảo cứu phong tục, gồm 6 cảnh: Cảnh đời tư  (32 tiểu thuyết, đã viết xong 28), Cảnh đời Paris  (20 tiểu thuyết, đã viết xong 14), Cảnh đời chính  trị (8 tiểu thuyết, đã viết xong 4), Cảnh đời quân  sự (23 tiểu thuyết, đã viết xong 2), Cảnh đời nông  thôn (5 tiểu thuyết, đã viết xong 3). •  Khảo cứu triết học (27 tiểu thuyết, đã viết xong  22). •  Khảo cứu phân tích (5 tiểu thuyết, đã viết xong  1).
  15. Tiểu thuyết TẤN TRÒ ĐỜI Cảm nhận về Tấn trò Giới thiệu tác phẩm đời
  16. Nói về Tấn trò đời v Tấn trò đời là một tác phẩm kinh điển của bản thân  Balzac, cũng như thi đàn văn học Pháp. Bộ tiểu thuyết đồ  sộ này đã được lấy làm khuôn mẫu cho một khuynh  hướng văn học khai sinh sau khi nhà văn qua đời: khuynh  hướng văn học hiện thực mang sắc thái phê phán, hay còn  gọi là Chủ nghĩa hiện thực phê phán. v Bộ Tấn trò đời của Balzac là một “thiên hà độc đáo”, đồ  sộ, phong phú và có “vô số nẻo vào”, giúp cho mỗi thời  đại có cách riêng để đến với ông. Giới nghiên cứu trên thế  giới và ở VN không biết đã tốn bao nhiêu thời gian và bút  mực để khám phá thế giới khổng lồ, nhiều chiều, nhiều 
  17. v Tuy nhiên, có thể thấy một vấn đề dù được  rất nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận nhưng cho  đến nay vẫn chưa có một công trình nào  chuyên tâm đi sâu nghiên cứu. Đó là thủ pháp  cho nhân vật xuất hiện trong nhiều tác phẩm  khác nhau: nhân vật tái xuất hiện. Trong khi  đây là một trong những sáng tạo nổi bật  nhất, thành công nhất của Balzac, vì nó mà  chính tác giả đã sung sướng reo lên “tôi đang  trở thành thiên tài”. Số lượng nhân vật được  tái hiện rất lớn, biểu hiện của nó rất sinh  động và hiệu quả nghệ thuật của nó cũng vô  cùng sâu sắc. Cụ thể là chàng sinh viên 
  18. v Có thể nói Tấn trò đời là linh hồn, là đại diện cho toàn  bộ sự nghiệp sáng tác của Balzac. Khái niệm “tác  phẩm của Honoré de Blazac” gần như là đồng nghĩa  với khái niệm “Tấn trò đời”. Tấn trò đời của Balzac là  một công trình  đồ  sộ  với khoảng 95 tác phẩm gồm  cả tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn. Một số tác  phẩm đã được dịch ra tiếng việt như Miếng da lừa,  Lão Goriot, Eugénie Grandet, Ảo tưởng tiêu tan, Vinh  và nhục của kỹ nữ, Hoa huệ trong thung, Gobseck, Chị  họ Bette… v Người đầu tiên ghi nhận sự có mặt của nhân vật tái  xuất hiện trong Tấn trò đời có lẽ là Marcel Proust,  năm 1908 trong Chống Sainte – Beuve đặc biệt nêu rõ  và nhấn mạnh “tính thống nhất nội tại, không giả  mạo” của Tấn trò đời. 
  19. v Nhà nghiên cứu Xavier Darcos đã đưa ra 1 con số  khổng lồ ­ 515  nhân vật được tái xuất hiện  trong Tấn trò đời. v Đặc biệt ông đã đưa ra 3 lý do “biện minh” cho  “sự xuất hiện của cùng một nhân vật qua nhiều  truyện: “Bởi khả năng vẽ ra một chân dung hoàn  chỉnh,  được soi sáng dưới nhiều góc  độ; Bởi ý  muốn biến thành khả tín những nhân  vật đường  như được phó thác một đời sống độc lập, có lịch  sử, thoát ra khỏi tính ngẫu hứng phóng túng của  người tạo ra chúng; Bởi thị hiếu của Balzac đối  với sân khấu: nhân vật biến vào hậu trường giữa 
  20. v Trong Tấn trò đời, có hai nhân vật là Vautrin và  Rastignac không chỉ xuất hiện một lần trong Lão  Goriot là còn xuất hiện ở rất nhiều những câu  chuyện khác. Với Rastignac thì những lần xuất  hiện của anh ta thể hiện “tấn bi kịch của Rastignac  nói riêng và cũng là của thanh niên nói chung trong  cái xã hội sùng bái con Bê vàng”. Quá trình xuất  hiện của anh ta trong Tấn trò đời là “quá trình anh  ta tiếp thu sự giáo dục của xã hội tư sản – quý tộc,  hay, nói đúng hơn, đó là quá trình suy đồi”. Còn với  Vautrin thì “nói đến ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết  Lão Gôriô, cũng như của Tấn trò đời nói chung,  không thể bỏ qua được vai trò của nhân vật này”,  hắn đã từ một tên tù vượt ngục trở thành trùm cảnh  sát của chính quyền tư sản. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2