Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 9
download
Đề tài này cho thấy cái nhìn cụ thể về tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Giúp cho người đọc tiếp cận dễ dàng hơn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới góc độ đạo lý. Giúp cho việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nhà trường phổ thông trên tinh thần đạo lý có hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN LƢƠNG THỊ MAI TÍNH CHẤT ĐẠO LÝ TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2016
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN LƢƠNG THỊ MAI TÍNH CHẤT ĐẠO LÝ TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI – 2016
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2. Tác giả Khóa luận xin gửi tới các thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, đặc biệt là cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tính, đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Tác giả khóa luận Lƣơng Thị Mai
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của các thầy cô trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam và sự hƣớng dẫn trực tiếp, nhiệt tình của cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tính. Những nội dung này chƣa đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Tác giả khóa luận Lƣơng Thị Mai
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 1 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5 8. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 5 CHƢƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ CẢM HỨNG ĐẠO LÝ VÀ TIỀN ĐỀ CỦA CẢM HỨNG ĐẠO LÝ TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM ............................ 6 1.1 Giới thuyết về cảm hứng đạo lý ............................................................... 6 1.2 Tiền đề của cảm hứng đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ................. 8 1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVI............................................................... 8 1.2.1.1 Tình hình xã hội ............................................................................. 8 1.2.1.2 Tình hình kinh tế ............................................................................ 9 1.2.1.3 Tình hình văn hóa tƣởng ............................................................... 10 1.2.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................... 11 1.2.2.1 Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................... 11 1.2.2.2 Sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................. 14 CHƢƠNG 2 ĐẠO LÝ TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM ....................................... 16 2.1 Sự suy đồi đạo lý ................................................................................... 16
- 2.1.1 Sự suy loạn của đạo lý theo tƣ tƣởng Nho giáo .................................. 16 2.1.2 Sự suy loạn của đạo lý theo truyền thống dân tộc .............................. 25 2.2 Khát vọng giới thuyết và răn dạy đạo lý ............................................... 29 2.3 Lý tƣởng sống nhàn để giữ gìn phẩm giá .............................................. 34 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một nhà thơ lớn của văn học trung đại Việt Nam. Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến gần suốt thế kỷ XVI- thế kỷ có nhiều biến động chính trị lớn. Ông là một chính khách có uy tín, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri, một ngƣời thầy, ngƣời mà các vua chúa đƣơng thời kính nể tôn làm bậc phu tử. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn đƣợc các bậc thức giả, các nhà khoa học tôn vinh và đánh giá cao. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kết hợp từ chiều sâu chất trí tuệ và thơ ca. Những kiến thức sâu sắc về triết lý phƣơng Đông từ trong ngọn nguồn của Kinh sách kết hợp với triết lý của cuộc đời nhiều trải nghiệm của một thi nhân, một ngƣời hành đạo đã đem lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm tầm vóc của một nhà thơ lớn của thời đại. Chọn đề tài Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng tôi mong muốn đƣợc tìm hiểu, đƣợc học hỏi tài năng văn chƣơng và nhân cách lịch sử của nhà thơ lớn thế kỷ XVI. Đồng thời hy vọng đề tài sẽ góp phần soi sáng phƣơng diện đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm có một vị trí quan trọng trong chƣơng trình phổ thông, cao đẳng, đại học. Do đó đề tài này còn góp phần đem đến những hiểu biết về tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp cho việc học tập, giảng dạy các sáng tác của ông có hiệu quả hơn. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc thế kỷ XVI. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy những thành công trong nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. 1
- Về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, việc tìm hiểu, nghiên cứu cuộc đời và thơ văn của ông đã đƣợc các môn sinh của ông thực hiện ở ngay thế kỉ XVI, thế kỷ XVIII thì có Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích. Đến thế kỷ XIX, Phan Huy Chú đã ghi chép và chú giải công phu trong các công trình khảo cứu của ông. Trải qua hàng trăm năm, công việc này vẫn đƣợc các thế hệ đi sau tiếp tục và có những thành tựu nhất định. Qua tìm hiểu tôi thấy có một số bài viết liên quan đến đề tài Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng: Năm 1945, Chu Thiên đã cho ra đời quyển cuốn sách Tuyết Giang phu tử, đây đƣợc coi là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu một cách công phu và khá tỉ mỉ mọi mặt trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣ: hoàn cảnh, xã hội, thân thế và đời sống của Trạng Trình, giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của ông, cũng nhƣ những giai thoại của nhà thơ. Năm 1957, Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà đã cho ra đời 1 tập chuyên luận có chiều sâu: Nguyễn Bỉnh Khiêm- Nhà thơ triết lý (nhà xuất bản Văn hóa), đây là một công trình nghiên cứu dài hơi và có nhiều ý tƣởng mới. Cuốn sách đã đề cập một cách sâu sắc đến nhiều vấn đề cốt yếu trong tƣ tƣởng và nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng một cái nhìn toàn diện và không bị ràng buộc trong những quan điểm cứng nhắc mà các công trình khác thƣờng vấp phải. Và một trong những chuyên gia hàng đầu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, phải kể đến Bùi Văn Nguyên ông là tác giả của những chƣơng viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm trong các bộ giáo trình lịch sử văn học Việt Nam trung đại, bên cạnh đó ông cũng công bố nhiều công trình riêng về tác giả này. Đặc biệt là công trình: văn chƣơng Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó có thể xem là sự kết tinh của ngƣời viết trong nhiều năm nghiền ngẫm về Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà thơ lớn của dân tộc. 2
- Bài viết: Nguyễn Bỉnh Khiêm- cây đại thụ văn hóa dân tộc thế kỷ XVI PGS_TS. Nguyễn Hữu Sơn. Bài viết đã cho chúng ta thấy một Nguyễn Bỉnh Khiêm một tấm lòng lo cho nƣớc cho dân. Tác giả đã phân tích những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ đó đƣa ra sự đánh giá về sự đảo điên đạo lý, xã hội loạn lạc, nhân dân đói khổ trong khi giai cấp phong kiến thiếu trách nhiệm chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình. Không chỉ vậy tác giả Nguyễn Hữu Sơn cũng đã nêu khái quát hoàn cảnh mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống đó là tiền đề của vấn đề đạo lý trong thơ ông. Nhƣng tác giả chƣa nêu ra cụ thể các khía cạnh đạo lý trong thơ ông. Cuốn sách Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm của Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, cuốn sách gẩn 700 trang là tập hợp các bài viết nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn bỉnh Khiêm ở cả ba phần: tác giả, thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm. Trong đó các tác giả đã ít nhiều đề cập đến vấn đề Đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, các tác giả chƣa đi sâu phân tích một cách cụ thể nội dung đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy đƣợc ảnh hƣởng của ông với xã hội đƣơng thời. Đề tài nghiên cứu Học thuyết chính trị- xã hội của Nho giáo và sự thể hiện của nó ở Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Thanh Bình đã đề cập đến chuẩn mực đạo đức, đạo lý nhƣng khai thác dƣới góc độ chính trị, xã hội của con ngƣời Việt Nam từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX. Qua đó ta có thể thấy rằng đề tài về Nguyễn Bỉnh Khiêm và sự nghiệp thơ ca của ông đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích một cách sâu sắc. Nhƣng đề tài Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã có ngƣời nghiên cứu nhƣng tôi thấy rằng chƣa có công trình khoa học lớn nào phân tích kĩ lƣỡng về đề tài đó. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài Đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để làm khóa luận tốt nghiệp. 3
- 3. Mục đích nghiên cứu - Đề tài cho thấy cái nhìn cụ thể về tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Giúp cho ngƣời đọc tiếp cận dễ dàng hơn thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm dƣới góc độ đạo lý. - Giúp cho việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nhà trƣờng phổ thông trên tinh thần đạo lý có hiệu quả hơn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, khóa luận phải giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu chung về cảm hứng đạo lý, tiền đề của cảm hứng đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phân tích những khía cạnh xung quanh vấn đề đạolý (nỗi đau về sự suy đồi đạo lý; khát vọng giới thuyết răn dạy đạo lý; lý tƣởng sống nhàn để giữ gìn phẩm giá) trong các bài thơ chữ Hán và chữ Nôm - Phân tích đƣợc các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong nhà trƣờng phổ thông trên tinh thần đạo lý. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: là các bài thơ ( cả chữ Nôm và chữ Hán) của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đƣợc in đăng và thừa nhận có liên quan đến đề tài. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu một mặt nội dung thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đó là tính chất đạo lý (bao gồm nỗi đau về sự suy đồi đạo lý, khát vọng giới thuyết răn dạy đạo lý và lý tƣởng sống nhàn để giữ gìn phẩm giá). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng một số phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống - Phƣơng pháp so sánh - Phân tích, đánh giá, tổng hợp 4
- 7. Đóng góp của khóa luận Từ góc độ đạo lý, khóa luận đã làm sáng tỏ đƣợc con ngƣời, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm- một con ngƣời giàu lòng nhân ái, sống hết mình vì nƣớc vì dân, một con ngƣời coi thƣờng danh lợi, tiền tài, con ngƣời luôn coi đạo lý làm ngƣời làm chuẩn mực, làm lý tƣởng cho bản thân. 8. Bố cục của khóa luận MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chƣơng 1: Giới thuyết về cảm hứng đạo lý và tiền đề của cảm hứng đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Chƣơng 2: Đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
- CHƢƠNG 1 GIỚI THUYẾT VỀ CẢM HỨNG ĐẠO LÝ VÀ TIỀN ĐỀ CỦA CẢM HỨNG ĐẠO LÝ TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1.1 Giới thuyết về cảm hứng đạo lý Theo Từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1988: “Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt khi sức chú ý đƣợc tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt tạo điều kiện để óc tƣởng tƣợng sáng tạo,hoạt động có hiệu quả” [tr. 123]. Nói cách khác, cảm hứng là tâm trạng, là cảm xúc đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ Trong Lí luận văn học, Phƣơng Lựu có trích dẫn ý kiến của Nguyễn Quýnh rất tiêu biểu: “ngƣời làm thơ không thể không có hứng, cũng giống nhƣ tạo hóa không thể không có gió vậy… tâm ngƣời ta nhƣ chuông nhƣ trống, hứng nhƣ chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng ; hứng đến khiến ngƣời ta bật ra thơ cũng tƣơng tự nhƣ vậy”, [16;210]. Theo Dẫn luận nghiên cứu văn học của Pespelov: Cảm hứng (nói chung) là sự lý giải đánh giá sâu sắc và chân thực- lịch sử đối với các vấn đề đƣợc miêu tả đƣợc nảy sinh từ ý nghĩa khách quan của các tính cách, vấn đề của cuộc sống (Pespelov) Pospelov cũng chỉ rõ: Từ cảm hứng đƣợc dùng để chỉ trạng thái cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh đƣợc bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả. Tác giả còn chia cảm hứng ra thành nhiều loại: anh hùng, kịch tính, bi kịch, châm biếm, hài hƣớc, thƣơng cảm, lãng mạn. Song ông còn nói thêm: cảm hứng trong tác phẩm văn học cũng bộc lộ một số biến thể. Điều đó có nghĩa là 6
- trong tác phẩm văn học có sự giao thoa và đan xen của một vài hoặc nhiều cảm hứng khác nhau tạo nên giọng điệu riêng phong phú cho tác phẩm. Nhƣ vậy cả hai quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ: Cảm hứng là trạng thái tâm lý đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ khi sức chú ý đƣợc tập trung cao độ để đánh giá sâu sắc và chân thực- lịch sử đối với các vấn đề hiện thực của khách quan đƣợc miêu tả. Cảm hứng là cái quan trọng quy định nhà văn trong việc tạo ra tác phẩm. Hiện thực khách quan chỉ đi vào tác phẩm khi ngƣời nghệ sĩ nắm bắt chính xác sâu sắc hiện thực và cảm hứng sáng tạo. Cảm hứng ở mỗi nhà văn khác nhau. Ở cùng một tác phẩm loại cảm hứng này cũng bộc lộ sự không giống nhau. Đó là những biến thể của cảm hứng chung này. Cảm hứng có thể chia ra làm nhiều loại: cảm hứng yêu nƣớc, cảm hứng nhân đạo… Mỗi thời đại có một cảm hứng riêng. Nhƣng có thể nói cảm hứng đạo lý là cảm hứng mà thời đại lịch sử nào cũng có, nền văn học nào cũng có từ văn học dân gian, văn học trung đại cho đến văn học hiện đại. Đạo lý (ở đây chúng ta tìm hiểu về đạo làm ngƣời) đƣợc hiểu là nguyên tắc chính trị, là quy phạm đạo đức và luân lý là đạo lý trị quốc và xử thế của con ngƣời. Nói cách khác đạo lý đƣợc hiểu là nguyên tắc đạo đức mà con ngƣời có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong đời sống. Đó là nhân sinh quan, quan niệm sống trong sạch, thuận theo lẽ phải. Một ngƣời sống có đạo lý là cơ sở để thực hiện tốt quan hệ trong quan hệ với tự nhiên, trong ứng xử xã hội và ứng xử với chính bản thân mình theo danh phận. Đạo lý làm ngƣời đƣợc thể hiện qua các mối quan hệ: quan hệ của con ngƣời với chính bản thân mình và quan hệ của con ngƣời với ngƣời khác (với xã hội). 7
- 1.2 Tiền đề của cảm hứng đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVI 1.2.1.1 Tình hình xã hội Xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XV và thế kỷ XVI có những biến động về chính trị, về xã hội cũng nhƣ về kinh tế đã ảnh hƣởng sâu sắc đến tình cảm, đến tƣ tƣởng và thái độ xuất xử của Nguyễn Bỉnh khiêm. Đầu thế kỷ XVI, nhà nƣớc tập quyền phong kiến Lê Sơ bƣớc vào thời kỳ suy thoái. Trong triều đình, các phe phái tranh giành quyền lực, các đời vua nối tiếp nhau trụy lạc, không để ý đến chính sự, bỏ mặc cho hoạn quan ngoại thích. Ngƣời ngay thẳng, trung thực bỏ trốn, thuế má tăng lên bạo ngƣợc hoành hành, đối đãi với công thần thì nhƣ chó ngựa, coi dân chúng thì nhƣ cỏ rác… Thêm vào đó bộ máy nhà nƣớc Lê Sơ cồng kềnh, nặng về mặt hành chính, lúc thịnh nó góp phần ổn định xã hội, khi xã hội suy thoái nó tạo ra sự đối lập giữa nhà nƣớc và xã hội. vì vậy đã nổi lên rất nhiều cuộc đấu tranh khởi nghĩa của nông dân. Mặc dù bị thất bại nhƣng nó cũng làm cho nhà nƣớc Lê Sơ ngày càng suy yếu và đi đến tan rã. Nhân cơ hội triều đình đang rối ren đối phó với các cuộc khởi nghĩa, Mạc Đăng Dung – một võ quan nhà Lê lợi dụng leo lên chức tể tƣớng, đƣa dòng họ Mạc nắm giữ những chức vụ quan trọng. Cuối cùng, giết Lê Chiêu Tông (1526), bắt hoàng đế nhƣờng ngôi cho mình vào năm 1527, kết thúc 100 năm thống trị của nhà nƣớc Lê Sơ. Dƣới thời nhà Mạc thống trị, các công thần của triều Lê Sơ không ủng hộ. Nhiều nhà nho, sĩ phu khoa bảng cho rằng tôi trung không thờ hai chúa (trung thần bất sự nhị quân). Họ phản đối nhà Mạc trong một thế chêng vênh nên tìm cách hòa hoãn với nhà Minh bên Trung Quốc. Tuy nhiên, nhà Mạc vẫn tiếp tục mở những khoa thi để đào tạo ra lớp quan lại cho mình. Mạc Đăng Dung lên ngôi không đƣợc bao lâu, một tập đoàn phong kiến khác lấy 8
- danh nghĩa là “phù Lê diệt Mạc” tập hợp lực lƣợng nổi dậy ở Thanh Hóa, lập nên triều đình mới gọi là Lê Trung Hƣng. Một cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến xảy ra và hệ quả của nó là đất nƣớc nảy sinh hai chính quyền là “Bắc triều – chính quyền họ Mạc” và “Nam triều – chính quyền họ Trịnh”. Trong khoảng gần 50 năm (1546- 1592), hai bên Nam – Bắc triều đánh nhau 38 trận chiến lớn nhỏ. Cuối cùng Nam triều đã thắng Bắc triều vào năm 1592. Ngay khi cục diện Nam Bắc triều chƣa chấm dứt thì một cục diện khác quyết liệt hơn, lâu dài hơn đã xuất hiện ngay trong lòng Nam triều - Bắc triều: cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tuy nhiên, hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn không thôn tính đƣợc nhau, phải đình chiến lấy sông Gianh làm giới tuyến, phía bắc thuộc họ Trịnh gọi là Đàng Ngoài, phía nam thuộc họ Nguyễn gọi là Đàng Trong. Sự đứt gãy của các chính quyền phong kiến và sự phân chia phạm vi thống trị của các tập đoàn Mạc, Trịnh, Nguyễn là nét nổi bật trong tình hình chính trị. Nhƣng các nhà nƣớc phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong đều theo mô hình cũ từ thời Lê Sơ, càng về sau các nƣớc đó càng trở thành lực cản cho sự phát triển xã hội. 1.2.1.2 Tình hình kinh tế Mạc Đăng Dung đƣa ra một số quy chế về ruộng đất bao gồm: binh điền, lộc điền, quân điền, dựa trên các quy chế đã có từ thời Hồng Đức ( Lê Thánh Tông) hay việc cho đúc tiền Thông Bảo. Thời kỳ Mạc Đăng Doanh trị vì có thể coi là thời kỳ đỉnh cao của nhà Mạc. Lúc đó nhà Lê chƣa trung hƣng, toàn cõi do nhà Mạc cai quản, cảnh thịnh trị đƣợc các sử gia nhà Lê ghi nhận: đêm ngủ không đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi. Nhƣng từ khi Nguyễn Kim nổi dậy, chiến tranh 9
- nổ ra, đất nƣớc bị tàn phá, kinh tế bị ảnh hƣởng nghiêm trọng làm cho đời sống của nhân dân trở nên đói nghèo hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, nhà Mạc có tƣ duy kinh tế rất cởi mở, sớm nhìn thấy xu thế tiến bộ của thủ công nghiệp, thƣơng mại và kinh tế hàng hóa; điều đó khác hẳn với chính sách bảo thủ của nhà Lê. Nhà Mạc cai trị trong vòng 65 năm đã đƣa vùng đông bắc giàu lên mạnh mẽ, về ngoại thƣơng đã vƣơn tới thị trƣờng các nƣớc châu Á. Mặt khác, kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp theo phƣơng thức tiểu nông, tàn dƣ của phƣơng thức sản xuất Á Đông cùng chế độ gia trƣởng của nền kinh tế manh mún, khiến mầm mống tƣ bản chủ nghĩa chớm nảy sinh đã không phát triển đƣợc. Nhà Mạc khi mới lên chiếm cứ đƣợc miền đồng bằng Bắc bộ khá sầm uất rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp. Nhà Mạc bằng chính sách của mình đã khuyến khích ruộng đất tƣ phát triển, Mạc Đăng Doanh "giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa..." đã tạo ra một thập kỷ "trị bình" tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Thủ công nghiệp rất phát triển với nghề gốm sứ... 1.2.1.3 Tình hình văn hóa tƣởng Nho giáo vẫn là công cụ chính của các tập đoàn phong kiến sử dụng để xây dựng chính quyền và củng cố trật tự xã hội. Các triều đại phong kiến nối tiếp nhau liên tục mở những khoa thi nhằm tuyển mộ ngƣời tài phục vụ cho cuộc chiến tranh giành quyền lực. Mặc dù càng về sau giai đoạn này, thi cử càng trở nên hình thức. Nhƣng trong số Nho sĩ vẫn có những ngƣời thực sự có tài nhƣ: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Nhậm… với mong muốn dùng học vấn đƣa xã hội thoát khỏi khủng hoảng, mang đến cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây là điều kiện để cho các tính chất đạo lý trong Nho giáo phát triển và có những bƣớc tiến mới tiến bộ hơn. 10
- Các nhà Nho thế kỷ XVI-XVII phải đối diện với một đất nƣớc triền miên trong loạn lạc, trong các cuộc đấu tranh huynh đệ tƣơng tàn sự chia cắt của non sông. Cục diện đó đã khiến cho suy tƣ của họ tập trung vào vấn đề làm sao cho đất nƣớc trở về một mối, làm sao cho xã hội đƣợc hòa bình, nhân dân đƣợc an vui. Từ đó họ để tâm đi tìm cách giải thích nguồn gốc của loạn lạc và đƣa ra những chủ trƣơng những đƣờng lối trị nƣớc của mình. Nhƣng trong hoàn cảnh triều đình đƣơng thời vẫn củng cố quyền lực của họ bằng bất cứ biện pháp nào nên chủ trƣơng trị nƣớc bằng nhân nghĩa của nhà Nho chỉ dừng lại là những dự định, những tâm tƣ nguyện vọng và mong muốn chủ quan của mỗi nhà Nho chứ không đƣợc thực hiện để trị nƣớc. 1.2.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.2.2.1 Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngoài tên Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có tên là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cƣ sĩ, ngƣời làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dƣơng (nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng). Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hƣởng nhất trong lịch sử cũng nhƣ văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông đƣợc biết đến nhiều vì tƣ cách đạo đức tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều (Lê – Mạc phân tranh) cũng nhƣ tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên năm Ất Mùi (1535) và làm quan dƣới triều Mạc, ông đƣợc phong tƣớc Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chơn nhơn. Ngƣời đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lƣu truyền nhiều câu sấm ký đƣợc cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đƣợc coi là ngƣời đầu tiên trong lịch 11
- sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lƣu lại đến ngày nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dƣới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ này đƣợc coi là thịnh trị nhất của nhà Lê Sơ. Ông nội của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Nguyễn Văn Tĩnh, đƣợc ấm phong Thiếu bảo, tƣớc Tƣ Quận Công; bà nội là Phạm Thị Trinh Huệ, đƣợc ấm phong Chính phu nhân. Cha là Nguyễn Văn Định, đƣợc tặng Thái bảo, tƣớc Nghiêm Quận công, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, là ngƣời có học vấn và đức hạnh, đƣợc sung Thái học sinh. Mẹ là Từ Thục phu nhân, con gái Thƣợng thƣ bộ Hộ Nhữ Văn Lan. Từ Thục phu nhân tƣ chất thông minh, học rộng văn hay, thạo đƣờng thuật số, lại có chí hƣớng phò vua giúp nƣớc của đấng trƣợng phu bà đã dạy kinh truyện, dạy thơ Quốc âm cho Nguyễn Bỉnh Khiêm từ năm mới bốn tuổi. Bà chính là điểm nhấn đặc biệt về gia đình trong tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dƣờng nhƣ ảnh hƣởng của bà tới Trạng Trình rất quan trọng và chí lớn của ông sớm đƣợc hình thành từ sự khơi gợi bồi đắp của mẹ. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo của cả dòng họ nội và dòng họ ngoại. Đến tuổi trƣởng thành ông theo học bảng nhãn Lƣơng Đắc Bằng và nổi tiếng học giỏi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sƣ học đạo. Lƣơng Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thƣợng dƣới triều Lê Sơ nhƣng sau khi những kế hoạch của ông đƣa ra nhằm ổn định triều chính không đƣợc vua Lê Sơ cho thi hành, Lƣơng Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu trở thành học trò xuất sắc nhất của Lƣơng Đắc Bằng. Bởi vậy mà trƣớc khi qua đời, Bảng nhãn Lƣơng Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là 12
- Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác ngƣời con trai Lƣơng Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ. Có thể căn cứ vào các mốc lịch sử và những hoạt động, có thể chia cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm ra thành ba chặng: Chặng thứ nhất, tính từ thời niên thiếu đến năm 1534. Thời thơ ấu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc mẹ nuôi dạy, chăm sóc cẩn thận. Đến tuổi trƣởng thành, ông đƣợc học với quan hƣu trí Hộ bộ Thƣợng thƣ Dƣơng Đức Nhan và trở thành con rể của ông. Đây là khoảng thời gian mà từ trong triều đến ngoài xã hội có nhiều biến động: Nội chiến phi nghĩa làm cho hao ngƣời, tốn của, sƣu cao thuế nặng, cƣớp bóc, giết ngƣời… Trong khoảng thời gian 1523 và 1526, triều đình Lê Tƣơng Dực có mở khoa thi nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mai danh ẩn tích, không ra ứng thí. Khi Mạc Đăng Dung đoạt ngôi nhà Lê, nhà Mạc đã có một số chính sách mới nhằm ổn định trật tự xã hội và nhằm thúc đẩy phát triển đất nƣớc về mọi mặt. Do đó uy tín nhà Mạc chẳng những đƣợc củng cố dần dần mà còn đƣợc một số quan lại nhà Lê cũ phò trợ đắc lực. Và tuy nhà Mạc có tổ chức các khoa thi Hội (1529), thi Hƣơng để kén chọn nhân tài, các tài tử hƣởng ứng rất đông nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ẩn cƣ, dạy học. Chặng thứ hai, tính từ lúc ra đi thi và làm quan (1535 – 1542), Nguyễn Bỉnh Khiêm quyết định nhập thế. Mặc dù đã 44 tuổi, ông vẫn đi thi Hƣơng và đạt giải nguyên khoa Giáp ngọ dƣới triều Mạc Đăng Doanh (1534). Năm 1535, dự thi hội 4 kỳ đều đỗ đạt nhất, đỗ Hội nguyên; dự thi Đình, đỗ Trạng nguyên. Chặng thứ ba, tính từ năm 1543 đến năm 1585 trong thời gian ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, bắc hai chiếc cầu Nghinh Phong và Tràng xuân, tu bổ chùa chiền, xây dựng một ngôi quán gọi là Trung Tân trên bến Tuyết Giang, đƣợc học trò xƣng tôn là Tuyết Giang phu tử. Tuy Nguyễn 13
- Bỉnh Khiêm ẩn cƣ dạy học nhƣng với tài đức cao vời vợi của ông, vua Mạc vẫn lấy “sƣ lễ” đãi ông. Những khi nhà nƣớc có gì quan trọng triều đình đều sai sứ giả đến hỏi, có khi triệu ông về kinh. Bên cạnh đó, cả những ngƣời phù Lê cũng luôn tôn trọng, vị nể Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau hai năm, Mạc Phúc Hải gia phong cho ông tƣớc Trình Tuyền hầu. Ngay từ thời niên thiếu cho đến lúc trƣởng thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận đƣợc sự giáo huấn trong một gia đình giàu truyền thống đạo lý và truyền thống văn chƣơng. Thế nên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu tính chất đạo lý là lẽ tất nhiên. Và trong đó ông chịu ảnh hƣởng mạnh nhất là đạo lý trong Nho giáo. Tinh thần Khổng giáo đã thấm nhuần trong ông khi ông đƣợc tiếp nhận những bài học từ danh Nho Lƣơng Đắc bằng. 1.2.2.2 Sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri…nhƣng ông cũng đồng thời là một tác gia văn học lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỉ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hƣởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ Hán, ông có tập Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà nhƣng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đƣờng luật và Đƣờng luật xen lục ngôn nhƣng ông 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 376 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 323 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn