intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhiệt kỹ thuật: Chương 1 - ThS. ThS. Phạm Thị Nụ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:56

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nhiệt kỹ thuật: Chương 1 Một số khái niệm cơ bản và phương trình trạng thái của vật chất ở thể khí được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được những khái niệm cơ bản và phương trình trạng thái khí; áp dụng được phương trình trạng thái khí vào giải các bài tập trong nhiệt kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhiệt kỹ thuật: Chương 1 - ThS. ThS. Phạm Thị Nụ

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  PVMTC NHIỆT KỸ THUẬT CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ  PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA VẬT  CHẤT Ở THỂ KHÍ Giảng viên: ThS. PHẠM THỊ NỤ Email: nupt@pvmtc.edu.vn Mobile: 090.612.6254 ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  2. Chương 1: Một số khái niệm cơ bản và phương trình trạng thái 2 của vật chất ở thể khí MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1: Sau khi học xong chương 1, người học có khả năng: Trình bày được những khái niệm cơ bản và phương trình Ø trạng thái khí; Áp dụng được phương trình trạng thái khí vào giải các bài Ø tập trong nhiệt kỹ thuật. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 3 1.1 Thông số trạng thái 1.2 Quá trình nhiệt động 1.3 Phương trình trạng thái của vật chất ở thể khí ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  4. 1.1 Thông số trạng thái 4 1.1.1 Đối tượng nghiên cứu của nhiệt động học kỹ thuật - Những quy luật về biến đổi năng lượng mà chủ yếu là nhiệt năng cơ năng. - Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các sự biến đổi nhiệt năng cơ năng. - Cơ sở của nhiệt động lực học là 2 định luật thực nghiệm: + Định luật nhiệt động I + Định luật nhiệt động II ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  5. 1.1 Thông số trạng thái 5 1.1.2 Hệ nhiệt động a. Hệ thống nhiệt động - Là phần tách ra để nghiên cứu, phần còn lại gọi là môi trường. - Gồm có 4 loại: hệ kín, hệ hở, hệ đoạn nhiệt và hệ cô lập. - Khái niệm hệ nhiệt động mang tính tương đối, phụ thuộc vào quan điểm của người khảo sát. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  6. 1.1 Thông số trạng thái 6 Hệ thống nhiệt động: - Hệ thống nhiệt động kín: Lượng chất môi giới bên trong hệ thống được duy trì không đổi, chất môi giới không thể đi xuyên qua bề mặt ngăn cách giữa hệ thống và môi trường. Ví dụ: máy lạnh - Hệ thống nhiệt động hở: Chất môi giới có thể đi vào, đi ra khỏi hệ thống, có nghĩa là chất môi giới có thể đi xuyên qua bề mặt ranh giới. Ví dụ: Động cơ đốt trong, động cơ phản lực, tua bin khí. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  7. 1.1 Thông số trạng thái 7 Hệ thống nhiệt động: - Hệ thống nhiệt động đoạn nhiệt: trong quá trình hoạt động thì chất môi giới hoàn toàn không nhả nhiệt ra môi trường cũng như không nhận nhiệt từ môi trường. - Hệ thống nhiệt động cô lập: Chất môi giới và môi trường hoàn toàn không bất kỳ sự trao đổi nhiệt lượng nào có nghĩa là hệ thống không có sự trao đổi nhiệt và công với môi trường. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  8. 1.1 Thông số trạng thái 8 b. Nguồn nhiệt - Bao gồm: nguồn nóng và nguồn lạnh - Do ý nghĩa tương đối này nên với cùng 1 nguồn, có thể đối với hệ thống này nó là nguồn nóng còn đối với hệ thống khác nó là nguồn lạnh. - Ví dụ: Đối với động cơ đốt trong, môi trường không khí xung quanh là nguồn lạnh; còn trong tủ lạnh thì môi trường không khí xung quanh là nguồn nóng. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  9. 1.1 Thông số trạng thái 9 c. Động cơ nhiệt, bơm nhiệt và máy lạnh - Động cơ nhiệt (máy nhiệt thuận chiều ): biến đổi nhiệt năng → cơ năng - Thuận chiều: + vì biểu diễn trên đồ thị, quá trình theo chiều kim đồng hồ + vì được phát minh ra trước - Bơm nhiệt và máy lạnh (máy nhiệt ngược chiều): biến đổi cơ năng → nhiệt năng ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  10. 1.1 Thông số trạng thái 10 Động cơ nhiệt - Là loại máy nhiệt dùng để sinh công. - Trong các loại máy này, chất môi giới sẽ vận chuyển nhiệt lượng theo chiều thuận từ nguồn nóng đến nguồn lạnh và giãn nở sinh công. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  11. 1.1 Thông số trạng thái 11 Thiết bị hơi nước đầu tiên - Do người Hy lạp phát minh vào thể kỷ thứ 1 sau công nguyên. - 700 năm trước đó, cũng người Hy lạp đã phát minh ra xe chạy trên đường Ray nhưng mãi thế kỷ 18 loài người mới biết kết hợp 2 thiết bị đó với nhau. ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  12. 1.1 Thông số trạng thái 12 Động cơ nhiệt kiểu piston tịnh tiến (3 cấp) ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  13. 1.1 Thông số trạng thái 13 Động cơ nhiệt kiểu Tuabin ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  14. 1.1 Thông số trạng thái 14 Động cơ nhiệt kiểu hơi nước (Rankin) ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  15. 1.1 Thông số trạng thái 15 Các máy nhiệt thuận chiều khác: - Động cơ đốt trong - Tua-bin khí - Động cơ phản lực - Động cơ phản lực tên lửa - Pin nhiệt điện và nhiệt điện tử (biến đổi trực tiếp nhiệt năng thành điện năng) ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  16. 1.1 Thông số trạng thái 16 Bơm nhiệt, máy lạnh: là loại máy nhiệt nhận công từ bên ngoài để vận chuyển nhiệt lượng theo chiều ngược từ nguồn lạnh đến nguồn nóng ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  17. 1.1 Thông số trạng thái 17 Tủ lạnh gia đình ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  18. 1.1 Thông số trạng thái 18 Chu trình dùng hơi có máy nén ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  19. 1.1 Thông số trạng thái 19 Máy nhiệt ngược chiều khác: - Chu trình hơi - hấp thụ (không dùng máy nén để tăng áp, sử dụng chất hấp thụ trung gian để “thu hồi” hơi ở áp suất thấp, sau đó tăng áp dung dịch đặc bằng bơm rồi dùng nhiệt năng để tách hơi áp suất cao khỏi dung dịch đặc) - Chu trình máy lạnh nhiệt điện (biến đổi trực tiếp điện năng thành nhiệt năng - ngược lại với pin nhiệt điện) ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
  20. 1.1 Thông số trạng thái 20 Ứng dụng máy nhiệt ngược chiều: - Điều hoà không khí (làm lạnh, sưởi ấm), hút ẩm trong các lĩnh vực: dân dụng, công nghiệp - Tủ sấy quần áo, máy sấy nông sản, thực phẩm - Kho lạnh, tủ lạnh bảo quản thực phẩm - Kho lưu trữ tài liệu (sách báo, phim ảnh…) ThS. PHẠM THỊ NỤ NHIỆT KỸ THUẬT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1