
CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ THUẬT NHIỆT
KHÍ LÝ TƯỞNG
Câu 1:
Một bình kín chứa 3,3 kg khí N2 ở áp suất 150kPa và nhiệt độ bằng 30oC. Người ta cấp nhiệt
cho đến khi áp suất tăng gấp 3 lần áp suất ban đầu. Tính thể tích của bình khí.
Câu 2:
4,4 kg CH4 được chứa trong bình kín có nhiệt độ ban đầu 40oC, áp kế chỉ 2MPa. Sau khi nhận
lượng nhiệt bằng 750 kJ thì áp kế chỉ giá trị bằng bao nhiêu?
Câu 3:
Một bình chứa không khí có thể tích 1500lit, t1 = 37oC, p1 = 770 mmHg. Áp suất ngoài trời
bằng 1 bar. Phải hút ra khỏi bình bao nhiêu kg không khí (nhiệt độ không đổi) để trong bình
đạt áp suất chân không Pck = 559 mmHg?
Câu 4:
bình kín thể tích 0.077 m3 chứa 6,6 kg CO2 ở nhiệt độ 30oC. Kim của đồng hồ đo áp suất chỉ
giá trị bao nhiêu (biết áp suất khí quyển po = 1 bar)
Câu 5:
Người ta đốt nóng 8 kg không khí chứa trong 1 bình kín có nhiệt độ ban đầu 20oC cần 1 lượng
nhiệt bằng 100 kJ/kg. Tính thay đổi
kJI?=
Câu 6:
Bình kín có thể tích 224 lít chứa 0,76 kg không khí ở nhiệt độ 27oC. Hãy tính áp suất của khí
trong bình
Câu 7:
Một bình kín có thể tích 100 lít chứa 58,2 g khí lý tưởng. Áp kế đo chỉ độ chân không bằng
420 mmHg, nhiệt độ 27oC. Áp suất khí quyển bằng 760 mmHg. Khí ở trong bình khí là khí
gì?
Câu 8:
Ở áp suất 3,4 bar và nhiệt độ 27oC, khối khí coi là khí lý tưởng có thể tích là 0,008 m3. Cũng
khối lượng khí ấp ở 9 bar và nhiệt độ 57oC thì thể tích khối khí là bao nhiêu?
Câu 9:
Một bình kín có thể tích 700 lít, chứa 1,2 kg khí N2. Áp suất khí quyển bằng 1 bar.
+ Khi chỉ số chân không kế gắn trên nắp bình là 0,1 bar, hỏi nhiệt độ của khí trong bình t = ?
(oC)
+ Người ta nạp thêm vào bình 0,77 kg khí N2, (giữ nhiệt độ của khí sau khi nạp bằng nhiệt độ
của khí có trong bình trước khi nạp). Áp suất của khí trong bình sau khi nạp bằng bao nhiêu ?
(bar)
+ đồng hồ chân không kế trong trường hợp này có còn dùng để đo áp suất khí trong bình được
không? tại sao?
Câu 10:
bình chứa khí N2 có áp suất 30 bar, sau khi sử dụng 3 kg, áp suất là 20 bar, nhiệt độ của khí
coi như không đổi và bằng 30oC. Tính thể tích của bình khí?