intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị đa văn hóa - Chương 3: Phong cách lãnh đạo qua các nền văn hóa

Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

69
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị đa văn hóa - Chương 3: Phong cách lãnh đạo qua các nền văn hóa. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: khái niệm lãnh đạo; các phong cách lãnh đạo; phong cách lãnh đạo ở một số quốc gia trên thế giới;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị đa văn hóa - Chương 3: Phong cách lãnh đạo qua các nền văn hóa

  1. 8/5/2020 12 Cơ cấu tổ chức điển hình của công ty Đức 9 Nguồn: Steers et al., 2010 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.1 Khái quát về lãnh đạo 3.1.1 Khái niệm về lãnh đạo Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân nào đó nhằm chỉ đạo các hoạt động của một nhóm để thực hiện mục tiêu chung (Hamphill và Coons, 1957) Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng, động viên khuyến khích một của một người nào đó để làm cho cấp dưới đóng góp công sức của mình cho sự thành công của tổ chức (House và các tác giả, 1999) 1 3 0 65
  2. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.1 Khái quát về lãnh đạo 3.1.1 Khái niệm về lãnh đạo Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức 1 3 1 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.1 Khái quát về lãnh đạo 3.1.2 Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý Có quan điểm cho rằng lãnh đạo và quản lý có sự khác biệt định tính và loại trừ lẫn nhau một người không thể vừa đóng vai trò lãnh đạo lại vừa thực hiện quản lý Quan điểm khác cho rằng lãnh đạo và quản lý có sự khác biệt về vai trò cũng như quy trình thực hiện, song không cần phân tách giữa lãnh đạo và quản lý thành các nhóm người khác nhau. 1 3 2 66
  3. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.1 Khái quát về lãnh đạo 3.1.2 Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý Quản lý là thực hiện các chức năng cơ bản như xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động để đạt được mục tiêu của tổ chức  quan tâm nhiều hơn đến các mục tiêu ngắn hạn và hiệu quả cụ thể. Lãnh đạo có cái nhìn tổng quát hơn, hướng đến những mục tiêu dài hạn, chú trọng vào các vấn đề trao đổi và giao tiếp với cấp dưới, thúc đẩy, tạo động lực và thu hút người lao động cùng thực hiện những mục tiêu đề ra 1 3 3 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.1 Khái quát về lãnh đạo 3.1.2 Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý 1 3 4 67
  4. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.1 Khái quát về lãnh đạo 3.1.2 Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý Theo Kotter (1990) thì vai trò lãnh đạo và quản lý phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Với doanh nghiệp… - …đang được mở rộng và có độ phức tạp cao thì chú trọng nhiều hơn đến quản lý - …có môi trường bên ngoài tổ chức có nhiều biến động và không chắc chắn thì cần nhấn mạnh hơn đến lãnh đạo - … có quy mô lớn và hoạt động trong môi trường nhiều biến động thì vai trò của cả quản lý và lãnh đạo đều rất quan trọng 1 3 5 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo có thể hiểu là cách thức điển hình mà một người quản lý thực hiện chức năng và đối xử với nhân viên của mình. Các phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng quyền lực của nhà quản lý và mức độ tham gia của nhân viên trong việc ra quyết định. 1 3 6 68
  5. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, và tự do  Phong cách độc đoán Người lãnh đạo triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền. Quyền lực tập trung vào tay người lãnh đạo, bằng ý chí của mình, anh/cô ta sẽ trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể 1 3 7 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, và tự do  Phong cách độc đoán - Thiên về sử dụng mệnh lệnh - Luôn đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng - Thường dựa vào năng lực và kinh nghiệm cá nhân để tự ra các quyết định và yêu cầu cấp dưới phải thực hiện theo 1 3 8 69
  6. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, và tự do  Phong cách dân chủ Nhà quản trị biết phân chia quyền lực quản lý của mình, biết khích lệ và tranh thủ ý kiên cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định chung của tập thể  do được tin tưởng và chia sẻ trách nhiệm nên đội ngũ nhân viên sẽ tự giác và chủ động hơn trong công việc để đạt hiệu suất cao hơn 13 9 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, và tự do  Phong cách dân chủ - Sử dụng các hình thức động viên khích lệ cấp dưới - Không đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng các mệnh lệnh một cách máy móc - Biết cách khơi gợi và thu thập ý kiến từ đội ngũ nhân viên; biết cách thu hút, lôi cuốn nhân viên tham gia vào các hoạt động chung của tổ chức 1 4 0 70
  7. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, và tự do  Phong cách tự do Người lãnh đạo rất ít khi sử dụng quyền lực để tác động đến đội ngũ nhân viên dưới quyền, thậm chí để cho họ được tự do chủ động trong phần việc được giao và chỉ đóng vai trò hỗ trợ cung cấp thông tin  tạo sự chủ động cho nhân viên trong các phần 14 việc được giao. 1 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, và tự do  Phong cách tự do - Người lãnh đạo đóng vai trò cung cấp thông tin - Ít sử dụng quyền lực để tác động lên đội ngũ nhân viên - Quyền lực được phân tán cho cấp dưới, trao quyền chủ động cũng như trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc bộ phận 14 2 71
  8. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc tài, gia trưởng, và hợp tác  Phong cách độc tài 14 3 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc tài, gia trưởng, và hợp tác  Phong cách độc tài - Phong cách này lấy công việc làm trung tâm - Thông tin thường được truyền đạt một chiều từ người lãnh đạo xuống đội ngũ nhân viên - Người lãnh đạo thường quan tâm tới hiệu quả công việc hơn là mong muốn và nguyện vọng của nhân viên 14 4 72
  9. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc tài, gia trưởng, và hợp tác  Phong cách gia trưởng 14 5 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc tài, gia trưởng, và hợp tác  Phong cách gia trưởng - Người lãnh đạo vừa hướng trọng tâm vào hiệu quả công việc, đồng thời bảo vệ/che chở cho đội ngũ nhân viên cấp dưới - Nếu người nhân viên tận tụy, chăm chỉ và hết lòng vì doanh nghiệp thì sẽ được đảm bảo về công việc, thu nhập, cũng như các khoản an sinh xã hội khác 14 6 73
  10. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc tài, gia trưởng, và hợp tác  Phong cách hợp tác 14 7 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.2 Các phong cách lãnh đạo 3.2.2 Phong cách lãnh đạo độc tài, gia trưởng, và hợp tác  Phong cách hợp tác - Phong cách lãnh đạo này coi cả yếu tố công việc và con người đều là trung tâm - Người lãnh đạo giao quyền cho cấp dưới và khuyến khích họ phát huy tính chủ động và sáng tạo trong công việc - Người nhân viên được cấp trên tin tưởng giao quyền sẽ tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân 14 8 74
  11. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.3 Phong cách lãnh đạo ở một số quốc gia trên thế giới 3.3.1 Phong cách lãnh đạo ở Mỹ - Người Mỹ hướng tới sự bình đẳng trong xã hội cũng như trong phân phối quyền lực - Hướng tới các lợi ích trong ngắn hạn và thành công cá nhân là thước đo vị trí của mỗi người trong xã hội - Là nền văn hóa ngữ cảnh thấp (low context) nên việc truyền đạt thông tin giữa người lãnh đạo và cấp dưới thưởng thẳng thắn và trực tiếp 14 9 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.3 Phong cách lãnh đạo ở một số quốc gia trên thế giới 3.3.1 Phong cách lãnh đạo ở Mỹ - Phong cách lãnh đạo thường lấy công việc làm trọng tâm - Đề cao lợi ích cá nhân, người lãnh đạo thường tạo ra môi trường làm việc mang tính cạnh tranh lành mạnh để kích thích đội ngũ nhân viên phát huy hết khả năng - Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trong các công ty Mỹ hoàn toàn là vì công việc 15 0 75
  12. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.3 Phong cách lãnh đạo ở một số quốc gia trên thế giới 3.3.1 Phong cách lãnh đạo ở Nhật Bản - Điểm số về khoảng cách quyền lực cao nên đội ngũ nhân viên chấp nhận sự phân phối không đồng đều về quyền lực giữa các cấp bậc và vị trí trong doanh nghiệp - Người Nhật Bản thường đặt lợi ích tập thể đặt lên trên lợi ích cá nhân; đề cao sự đồng thuận, hợp tác, tính kiên nhẫn - Có xu hướng né tránh đối đầu, tranh cãi… để duy trì sự hòa hợp của nhóm. Là nền văn hóa có ngữ cảnh cao (high context) nên thường dùng cách nói gián tiếp và ẩn ý 15 1 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.3 Phong cách lãnh đạo ở một số quốc gia trên thế giới 3.3.1 Phong cách lãnh đạo ở Nhật Bản - Phong cách lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm - Không áp dụng nhiều quy định và luật lệ mà chủ yếu dùng chuẩn mực văn hóa để quản lý đội ngũ nhân viên - Người lãnh đạo còn đóng vai trò là người chăm lo, bảo vệ lợi ích cho đội ngũ nhân viên dưới quyền; đổi lại, người nhân viên sẽ gắn bó trung thành và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp 15 2 76
  13. 8/5/2020 Chương 3. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 3.3 Phong cách lãnh đạo ở một số quốc gia trên thế giới 3.3.1 Phong cách lãnh đạo ở Trung Quốc - Do khoảng cách quyền lực tương đối cao nên người dân chấp nhận sự không bình đẳng trong phân phối quyền lực giữa các vị trí trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp - Phong cách lãnh đạo chủ yếu là phong cách gia trưởng - Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân được thành lập dưới sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý trẻ nên cách thức lãnh đạo có sự tiếp thu từ các nước phương Tây 15 3 Chương 4 GIAO TiẾP VÀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ QUA CÁC NỀN VĂN HÓA 4.1 Giao tiếp và ảnh hưởng của văn hóa đến giao tiếp 4.1.1 Khái niệm và vai trò của giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động tương tác để đạt được sự hiểu nhau hoặc sự thay đổi giữa hai hoặc nhiều người (Dwyer và Dyley, 1990) Giao tiếp là tổng thể của tất cả những thứ mà một người thực hiện khi anh ta muốn người khác hiểu và chia sẻ với những suy nghĩ của mình. Do đó giao tiếp bao gồm một chuỗi các hoạt động mang tính hệ thống và nối tiếp nhau như trò chuyện, lắng nghe, và thấu hiểu (Alien Louis A.) 1 5 4 77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2