intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:244

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo phụng sự; Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trường phổ thông; Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu thực tiễn về về phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ KHÁNH VÂN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ KHÁNH VÂN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở NAM BỘ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 9310401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hằng Phương 2. PGS.TS. Trần Thị Thu Mai Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả trong luận án là trung thực chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ ................................................ 8 1.1. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và phong cách lãnh đạo phụng sự . 8 1.1.1. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo......................................................................8 1.1.2. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo phụng sự ....................................................13 1.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo phụng sự 19 1.3. Nghiên cứu về nâng cao hiệu quả phong cách lãnh đạo phụng sự ....... 27 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG .................................................................................................... 34 2.1. Phong cách lãnh đạo và phong cách lãnh đạo phụng sự ........................ 34 2.1.1. Phong cách lãnh đạo ............................................................................................34 2.1.2. Phân loại phong cách lãnh đạo ............................................................................35 2.1.3. So sánh phong cách lãnh đạo phụng sự với các phong cách lãnh đạo khác........38 2.1.4. Phong cách lãnh đạo phụng sự ............................................................................40 2.2. Hiệu trưởng trường phổ thông ................................................................. 41 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................41 2.2.2. Một số đặc điểm hoạt động và tâm lý của hiệu trưởng trường phổ thông ..........42 2.3. Phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trường phổ thông ...... 44 2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................44 2.3.2. Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo phụng sự trong trường phổ thông .....45 2.3.3. Sự biểu hiện các thành tố của phong cách lãnh đạo phụng sự trong nhà trường 47
  5. 2.4. Yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong trường phổ thông .................................................................................... 55 2.4.1. Tâm lý của người lãnh đạo ..................................................................................55 2.4.2. Đặc điểm tập thể nhà trường ...............................................................................57 2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ................................................................................60 2.4.4. Các cấp quản lý giáo dục, phụ huynh ..................................................................61 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................64 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 66 3.1. Giới thiệu địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................ 66 3.1.1. Địa bàn nghiên cứu ..............................................................................................66 3.1.2. Khách thể nghiên cứu ..........................................................................................67 3.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................... 68 3.2.1. Nghiên cứu lý luận ..............................................................................................69 3.2.2. Nghiên cứu thực tiễn ...........................................................................................69 3.3. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................... 70 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu ..........................................................70 3.3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.....................................................................71 3.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ...................................................................72 3.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ................................................................................81 3.3.5. Phương pháp thực nghiệm ...................................................................................83 3.3.6. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình ...........................................86 3.3.7. Phương pháp thống kê toán học ..........................................................................87 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................89 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở NAM BỘ .............................................................................. 91 4.1. Thực trạng phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ............................................................................. 91 4.1.1. Thực trạng chung về phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ ..........................................................................................91
  6. 4.1.2. Phân tích các thành tố trong phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trường phổ thông ở Nam Bộ .....................................................................................................96 4.1.3. Phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ so sánh theo các biến nhân khẩu xã hội ................................................................ 114 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ.......................................................... 124 4.2.1. Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ ....................................................................... 124 4.2.2. Tác động của yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ ....................................................................... 135 4.3. Thực nghiệm các biện pháp nâng cao phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong trường phổ thông ở Nam Bộ ........................................... 138 4.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp ............................................... 138 4.3.2. Biện pháp nâng cao phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ ....................................................................................... 140 4.3.3. Kết quả thực nghiệm những biện pháp nâng cao phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ ............................................. 142 4.4. Phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng qua phân tích chân dung tâm lý điển hình ............................................................................................... 156 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................... 168 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 170 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PL1
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 PCLĐ Phong cách lãnh đạo 2 PCLĐPS Phong cách lãnh đạo phụng sự 3 THCS Trung học cơ sở 4 THPT Trung học phổ thông 5 TH Tiểu học 6 ĐNB Đông Nam Bộ 7 TNB Tây Nam Bộ 8 ĐTB Điểm trung bình 9 ĐLC Độ lệch chuẩn 10 TN Thực nghiệm
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu ............................................................68 Bảng 3.2. Độ tin cậy của thang đo PCLĐPS của hiệu trưởng.......................................74 Bảng 3.3. Độ tin cậy thang đo yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐPS của hiệu trưởng (lần 1) .......................................................................................................................................75 Bảng 3.4. Độ tin cậy thang đo yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐPS của hiệu trưởng (lần 2) .......................................................................................................................................76 Bảng 3.5. Kết quả phân tích EFA ..................................................................................77 Bảng 4.1. Thực trạng chung về PCLĐPS của hiệu trưởng............................................91 Bảng 4.2. Tương quan giữa các thành tố trong PCLĐPS của hiệu trưởng ...................95 Bảng 4.3. Phát triển và trao quyền ................................................................................96 Bảng 4.4. Thể hiện quyền lực vị trí trong lãnh đạo .................................................... 100 Bảng 4.5. Phục vụ ....................................................................................................... 103 Bảng 4.6. Tạo điều kiện cho người khác tham gia ra quyết định ............................... 105 Bảng 4.7. Truyền cảm hứng ....................................................................................... 108 Bảng 4.8. Xây dựng và truyền đạt tầm nhìn ............................................................... 110 Bảng 4.9. Thể hiện sự dũng cảm ................................................................................ 113 Bảng 4.10. PCLĐPS của hiệu trưởng theo cấp học.................................................... 115 Bảng 4.11. PCLĐPS của hiệu trưởng theo giới tính .................................................. 117 Bảng 4.12. PCLĐPS của hiệu trưởng theo trình độ chuyên môn ............................... 119 Bảng 4.13. PCLĐPS của hiệu trưởng theo thâm niên lãnh đạo ................................. 120 Bảng 4.14. PCLĐPS của hiệu trưởng theo địa điểm trường ...................................... 122 Bảng 4.15. Tâm lý của người lãnh đạo....................................................................... 125 Bảng 4.16. Đặc điểm tập thể nhà trường .................................................................... 127 Bảng 4.17. Công tác đào tạo, bồi dưỡng .................................................................... 130 Bảng 4.18. Các cấp quản lý giáo dục, phụ huynh ...................................................... 133 Bảng 4.19. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ......................................... 136 Bảng 4.20. Kết quả phân tích phương sai Anova ....................................................... 136 Bảng 4.21. Kết quả hồi quy giữa các yếu tố ảnh hưởng và PCLĐPS của hiệu trưởng .................................................................................................................................... 136 Bảng 4.22. Nhận thức của nhóm đối chứng về tầm quan trọng của PCLĐPS ........... 143 Bảng 4.23. Nhận thức của nhóm thực nghiệm về tầm quan trọng của PCLĐPS ....... 143
  9. Bảng 4.24. Nhận thức về bản chất nội hàm PCLĐPS ................................................ 144 Bảng 4.25. Nhận thức về các thành tố của PCLĐPS.................................................. 145 Bảng 4.26. Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐPS .................................... 147 Bảng 4.27. Xử lý tình huống trong công tác lãnh đạo của nhóm đối chứng .............. 148 Bảng 4.28. Xử lý tình huống trong công tác lãnh đạo của nhóm thực nghiệm .......... 149 Bảng 4.29. Thay đổi mức độ các thành tố trong PCLĐPS của nhóm đối chứng ....... 151 Bảng 4.30. Thay đổi mức độ các thành tố trong PCLĐPS của nhóm thực nghiệm ... 152
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Khung phân tích về PCLĐPS của hiệu trưởng phổ thông.............................65 Biểu đồ 4.1. PCLĐPS theo biến nhân khẩu xã hội..................................................... 115 Biểu đồ 4.2: Yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐPS của hiệu trưởng ................................... 124 Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và PCLĐPS của hiệu trưởng ..... 135
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi giáo dục phải vượt khỏi những khuôn khổ truyền thống và không ngừng đổi mới. Sự phát triển của một nhà trường dựa vào nhận thức về vai trò nổi trội hơn của nguồn nội lực con người. Trong đó, nhấn mạnh tác động trực tiếp của người lãnh đạo đối với sự hành công hay thất bại của giáo dục. Họ ảnh hưởng tới người dưới quyền trong thực hiện mục tiêu bằng các phong cách lãnh đạo (PCLĐ) khác nhau. Lý luận và thực tiễn cho thấy, người lãnh đạo sử dụng PCLĐ phù hợp sẽ nâng cao trình độ, sự tự tin, trách nhiệm, tạo ra sự cam kết của người dưới quyền, xây dựng bầu không khí tâm lý đoàn kết, nâng cao năng suất làm việc…Tác giả Shea (1999) cho rằng “PCLĐ có ảnh hưởng đến việc cải thiện hiệu suất làm việc theo thời gian”, đồng quan điểm tác giả Ogbonna và Harris (2000) “PCLĐ là yếu tố dự báo mạnh mẽ của văn hóa cạnh tranh và đổi mới. Từ đó, trở thành yếu tố dự báo mạnh mẽ về hiệu suất”. Tác giả Swamy và cộng sự (2014) đề cập thêm sự hài lòng “PCLĐ ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc và sự hài lòng của người dưới quyền”, còn tác giả Dale và Marilyn (2008) “PCLĐ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoặc giảm tác động của nhiều tình huống làm việc căng thẳng và nó ảnh hưởng tới cam kết với tổ chức”, nhóm tác giả Makhathini và Van Dyk (2018) khẳng định “Phong cách của người lãnh đạo rất quan trọng đối với sự cam kết của cấp dưới với tổ chức”…Không thể phủ nhận được giá trị mà PCLĐ hiệu quả đem lại cho tổ chức. Nghiên cứu lịch sử về PCLĐ thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau theo thời gian, PCLĐ theo cách tiếp cận quyền lực, PCLĐ theo cách tiếp cận hành vi, PCLĐ theo cách tiếp cận tình huống, PCLĐ theo cách tiếp cận mục tiêu tổ chức…nhưng theo Strock (2020): “Cách lãnh đạo hiệu quả duy nhất là phụng sự người khác. Đó là vấn đề cốt lõi của khái niệm lãnh đạo thế kỉ XXI”. Tổng hợp cơ sở dữ liệu Scopus của1681 tài liệu để đánh giá hiện trạng về lãnh đạo phụng sự của nhóm tác giả Fakhri và cộng sự (2024) chỉ ra: “Bài viết về lãnh đạo phụng sự gia tăng đáng kể trong 46 năm qua (năm 1977 đến năm 2023) nhất là sau năm 2000, xét về quốc gia xuất bản, Hoa Kỳ có 566 tài liệu, tiếp theo là Trung Quốc với 166 ấn phẩm và Anh với 111 bài viết”. Điều này khẳng định nhận thức tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo phụng sự (PCLĐPS) về học thuật và vận dụng vào tổ chức ngày càng tăng. Tác giả Eva và cộng sự (2019): Lãnh đạo phụng
  12. 2 sự tập trung vào “kết quả hoạt động bền vững theo thời gian dài”. Đồng quan điểm, tác giả Bragger và cộng sự (2020) cũng cho rằng: “Lợi ích của PCLĐPS không dừng lại kết quả lâu dài mà phạm vi ảnh hưởng là toàn bộ tổ chức”. Chính vì lẽ đó “những năm gần đây, khái niệm lãnh đạo phụng sự nổi bật và được nghiên cứu rộng rãi”. Tác giả Sawan, Suryadi và Nurhattati (2020) đã phân tích 71 bài báo Scopus xuất bản năm 2015 – 2020 cho thấy: “Lãnh đạo phụng sự ảnh hưởng tới gắn kết công việc, hành vi chủ động, hành vi đổi mới, sự cam kết, sáng tạo, hài lòng, hiệu suất…”. Qua đó khẳng định ý nghĩa của PCLĐPS trong tổ chức. Tư tưởng nhà lãnh đạo phụng sự lấy “dân làm gốc” là điểm nhấn của PCLĐPS so với các cách tiếp cận về PCLĐ. Đánh giá của những nhà nghiên cứu: Mô hình lãnh đạo truyền thống thường dựa trên cấu trúc phân cấp, chủ yếu hướng tới mức độ hiệu quả công việc (Greenleaf, 1977). Điều này đã dẫn đến sự suy giảm đạo đức trong các mối quan hệ (Wase & Arif, 2020). Những PCLĐ khác chú trọng đến mục tiêu tổ chức thì PCLĐPS nhấn mạnh hành vi đạo đức của người lãnh đạo, đây cũng là lý do mà các học giả ngày càng quan tâm tới PCLĐ này khi “những vụ bê bối xung quanh hành vi phi đạo đức của người quản lý ở các tổ chức trong thập kỷ qua” (Hoch, Bommer, Dulebohm & Wu, 2018). Thời gian qua những vi phạm của nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực khác nhau đã làm mất niềm tin của xã hội. Hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, lạm quyền, lạm thu tồn tại ở những cơ sở giáo dục. Phạm Tất Dong (2023) cho rằng: “Việc lạm thu tiền quỹ vào đầu năm học lâu nay đã trở thành “căn bệnh” khiến cho một số cơ sở giáo dục đào tạo mất uy tín”. Thực tế ở một số trường học việc bố trí nhân sự, vi phạm qui chế dân chủ trong đơn vị, mất đoàn kết nội bộ, trù dập giáo viên, không công khai tài chính…vẫn diễn ra. Tiêu cực trong tổ chức hiện nay ở nhiều nền văn hóa khác nhau đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu phát triển mô hình lãnh đạo phù hợp. Vấn đề động cơ, đạo đức, quyền lực mềm của nhà lãnh đạo được chú trọng. PCLĐPS đi theo hướng này. Điểm khác biệt của PCLĐPS là đứng ở góc độ cấp dưới và người liên quan nên đặt lợi ích tập thể lên trên, hậu thuẫn, tạo điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong tổ chức để đạt được mục tiêu, phục vụ “khách hàng” tốt hơn. Nói cách khác, người dưới quyền được thực sự quan tâm phục vụ. Từ đó, họ có cảm xúc, thái độ tích cực để thực hiện mục tiêu tổ chức. Vế đầu tiên trong mối quan hệ nhân quả này được nhấn mạnh khác với các PCLĐ khác. Xuất phát từ những đặc điểm của PCLĐPS mà có thể gọi là PCLĐ đạo đức, truyền cảm hứng…Taylor và cộng sự (2007) cho rằng: “Lãnh
  13. 3 đạo phụng sự đặc trưng bởi việc sử dụng trong các cơ sở giáo dục có chức năng chính là phát triển con người”. Tuy nhiên, nghiên cứu về PCLĐPS trong giáo dục còn rất ít. Theo phân tích của tác giả Fakhri và cộng sự (2024) về “sự liên kết từ khóa lãnh đạo phụng sự với các từ khóa khác thì từ khóa ít được nghiên cứu hơn như: lãnh đạo giáo dục, sức khỏe tâm lý…”. Như vậy, lãnh đạo phụng sự trong lĩnh vực giáo dục còn cần thêm những nghiên cứu theo các nền văn hóa, nhất là các nước ở Châu Á. Nghiên cứu về PCLĐ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tổ chức. PCLĐ của người đứng đầu tác động không nhỏ tới tính tích cực hoạt động của cấp dưới, trong môi trường giáo dục với đặc thù nghề nghiệp, nơi mà đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động chủ yếu thuộc tầng lớp tri thức thì nhà lãnh đạo càng phải thể hiện được PCLĐ phù hợp để dẫn dắt nhà trường thay đổi. Tuy nhiên, những đề tài về PCLĐ ở nước ta chưa nhiều, chủ yếu là PCLĐ truyền thống theo cách tiếp cận quyền lực, PCLĐ theo cách tiếp cận mục tiêu trong tổ chức, Ủy ban nhân dân, lĩnh vực kinh tế…phần lớn tài liệu về PCLĐ, nội dung bồi dưỡng lãnh đạo chưa cập nhật PCLĐ mới như PCLĐ chuyển đổi, PCLĐ mới về chất, PCLĐPS…nên những PCLĐ này ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, PCLĐPS khi sử dụng nhà lãnh đạo còn gặp những khó khăn khách quan và chủ quan dẫn đến hiệu quả chưa cao. Mô hình lãnh đạo này có nhiều ưu điểm phù hợp với môi trường giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng trống trong nghiên cứu về PCLĐPS, các tác giả nghiên cứu chủ yếu tác động một chiều hay hai chiều giữa PCLĐPS và các yếu tố ảnh hưởng như đề tài yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐPS (Trần Anh Thụ, 2016); tầm quan trọng của PCLĐPS (Nguyễn Du Hạ Long & Trần Hữu Sinh, 2018); mối quan hệ trung gian giữa PCLĐPS và các yếu tố khác (Lưu Trọng Tuấn, 2017), tác động PCLĐPS đến năng lực động (Nguyễn Đăng Hạ Huyên & cộng sự, 2020); PCLĐPS đến hoạt động tổ chức (Trần Phạm Khánh Toàn & Trương Trung Trực, 2021); luận văn thạc sĩ về ảnh hưởng của PCLĐPS với hài lòng, động lực làm việc, hành vi đổi mới...đề tài phân tích trọng tâm về thực trạng các thành tố trong PCLĐPS của hiệu trưởng phổ thông với khuôn khổ tìm kiếm của tác giả chưa có. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “PCLĐ của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ” tập trung nghiên cứu về PCLĐPS dưới góc độ tâm lý học để bổ sung lý luận, thực tiễn cho tâm lý học quản lý và hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu chuyên ngành tâm lý học ở cấp độ tiến sỹ.
  14. 4 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ. Từ đó, đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao PCLĐ cho hiệu trưởng nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hiệu trưởng trường phổ thông tại Nam Bộ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu PCLĐ và các yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐ của hiệu trưởng 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Hiệu trưởng sử dụng nhiều PCLĐ trong nhà trường phổ thông, nhưng luận án sẽ tập trung nghiên cứu về PCLĐPS theo Page và Wong (2003) gồm 7 thành tố: phát triển và trao quyền, phục vụ người khác, tạo điều kiện cho người khác tham gia ra quyết định, truyền cảm hứng, xây dựng và truyền đạt tầm nhìn, thể hiện sự dũng cảm, thể hiện quyền lực vị trí trong lãnh đạo. 4.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu Khách thể được giới hạn là hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS, THPT ở Nam Bộ với số lượng là 378 hiệu trưởng. 4.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Trong khả năng và điều kiện của người nghiên cứu, luận án chỉ khảo sát các trường ở Nam Bộ bao gồm: Hậu Giang, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. 5. Giả thuyết khoa học Đa số hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ có biểu hiện PCLĐPS ở mức trung bình. Trong đó, thành tố phục vụ được đánh giá thấp hơn so với những thành tố khác trong PCLĐPS. Thành tố quyền lực vị trí trong lãnh đạo chưa đạt được tiêu chuẩn của thang đo. Có sự khác biệt thống kê về các thành tố trong PCLĐPS của hiệu trưởng theo cấp học; giới tính; trình độ chuyên môn; thâm niên lãnh đạo; địa điểm trường. PCLĐPS của hiệu trưởng chịu tác động bởi nhóm yếu tố tâm lý của người lãnh đạo; đặc điểm tập thể nhà trường; công tác đào tạo, bồi dưỡng; các cấp quản lý, phụ huynh. Trong đó, nhóm yếu tố về tâm lý của người lãnh đạo ảnh hưởng nhiều hơn nhóm
  15. 5 yếu tố còn lại. Nếu sử dụng một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm (nâng cao khả năng tự đánh giá của hiệu trưởng về PCLĐPS và các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐPS; tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và kiến thức về PCLĐPS; phát triển một số kỹ năng sử dụng PCLĐPS hiệu quả) thì có thể nâng cao PCLĐPS của hiệu trưởng trong các trường phổ thông tại Nam Bộ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu về PCLĐ và PCLĐPS Hệ thống hóa cơ sở lý luận về PCLĐ, PCLĐPS của hiệu trưởng trường phổ thông. Khảo sát, đánh giá thực trạng PCLĐPS và yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐPS của hiệu trưởng trường phổ thông ở Nam Bộ. Đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao PCLĐPS của hiệu trưởng trong các trường phổ thông tại Nam Bộ. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Nghiên cứu được tiến hành dựa trên một số quan điểm tiếp cận để phân tích và hiểu về PCLĐPS, cụ thể như sau: Quan điểm tâm lý học nhân văn: Tập trung vào mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người dưới quyền, cách thức người lãnh đạo ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân, tinh thần làm việc của họ. Triển khai quan điểm này để làm rõ mô hình lãnh đạo phụng sự tập trung vào nhu cầu và sự phát triển của cấp dưới, hướng tới cảm xúc tích cực trong mối quan hệ giữa hiệu trưởng và giáo viên, nhân viên, tăng cường tính tự nguyện trong thực hiện công việc của họ. Quan điểm tâm lý học xã hội: Nghiên cứu tương tác giữa cá nhân lãnh đạo bao gồm các yếu tố như động lực, cảm xúc…với môi trường xã hội. Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ bên trong nhà trường, PCLĐPS đứng ở góc độ người quyền để xây dựng mô hình hành vi, phản ánh phẩm chất, năng lực của nhà lãnh đạo để phục vụ nhà trường, trước hết là giáo viên, nhân viên. Đây là nền tảng của sự hợp tác, đoàn kết, bầu không khí tâm lý tích cực của tập thể sư phạm. Quan điểm tâm lý học tổ chức: Xem xét ảnh hưởng của PCLĐPS đối với hiệu suất cá nhân và sự phát triển trong tổ chức bao gồm cách thức thích nghi và đổi mới bên
  16. 6 trong của tổ chức, cũng như phân tích cách thức lãnh đạo phụng sự thể hiện trách nhiệm đạo đức - xã hội và tác động của nó đối với các bên liên quan bên ngoài tổ chức. Quan điểm tâm lý học văn hóa: Nghiên cứu cách thức văn hóa trường học, ngữ cảnh xã hội ảnh hưởng đến việc áp dụng và hiệu quả của PCLĐPS. Quan điểm này cho thấy, văn hóa xã hội, vùng miền tác động lên tâm lý, tính cách của người lãnh đạo. Văn hóa phụng sự của tập thể ảnh hưởng tới mức độ PCLĐPS; Sự thay đổi mức độ phụng sự của nhà trường liên quan tới mối quan hệ với các cấp quản lý, phụ huynh. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình; phương pháp thực nghiệm; phương pháp thống kê toán học. Mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các phương pháp được trình bày trong chương 2. 8. Đóng góp của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án góp phần phát triển nội dung về PCLĐPS, cụ thể là xây dựng định nghĩa về PCLĐ, PCLĐPS, PCLĐPS của hiệu trưởng nhà trường. Làm rõ tầm quan trọng và biểu hiện của các thành tố trong PCLĐPS. Chỉ ra được sự khác biệt của PCLĐPS so với các PCLĐ khác. Xác định các yếu tố cơ bản bao gồm tâm lý người lãnh đạo, đặc điểm tập thể, công tác đào tạo và bồi dưỡng, các cấp quản lý giáo dục, phụ huynh ảnh hưởng đến PCLĐPS của hiệu trưởng nhà trường. Đây là mô hình lãnh đạo được các tác giả quan tâm trong thời gian gần đây, phù hợp với môi trường giáo dục. Tuy nhiên, nó chưa được bổ sung trong nhiều tài liệu về lãnh đạo tại Việt Nam. Đề tài xây dựng khung lý thuyết cung cấp hệ thống vấn đề cơ bản về PCLĐPS cho cán bộ quản lý nhà trường. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đóng góp nghiên cứu thực tiễn về PCLĐPS trong môi trường giáo dục. Đề tài xác định được mức độ sử dụng PCLĐPS của hiệu trưởng. Từ đó thấy rằng cần tăng cường thành tố phục vụ trong nhà trường. Đặc biệt, thành tố quyền lực vị trí trong lãnh đạo cao hơn tiêu chuẩn của thang đo, điều này đã tác động đến mức độ của các thành tố khác trong PCLĐPS. Số liệu này bổ sung thêm cho những nghiên cứu về thực trạng PCLĐPS vẫn còn khiêm tốn ở trong nước. Bên cạnh đó, đánh giá các yếu tố ảnh
  17. 7 hưởng tới PCLĐPS của hiệu trưởng trường phổ thông cho thấy vai trò của nhóm yếu tố tâm lý của người lãnh đạo và công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với PCLĐPS. Qua đó, chỉ ra được để nâng cao PCLĐPS của hiệu trưởng cần quan tâm ưu tiên đến hai nhóm yếu tố này cùng với mối quan hệ thuận chiều của chúng trong nghiên cứu. Những đánh giá thực trạng PCLĐPS rất cần thiết để xây dựng môi trường phụng sự ở nhà trường phổ thông. Từ việc khảo sát, phỏng vấn, quan sát thực tiễn tìm ra một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến mức độ PCLĐPS của hiệu trưởng là sự hạn chế về kiến thức PCLĐPS và kỹ năng có liên quan để nâng cao PCLĐ này. Đây cũng là cơ sở để đề tài xây dựng 3 biện pháp thực nghiệm bao gồm: nâng cao khả năng tự đánh giá của hiệu trưởng về PCLĐPS và các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐPS; tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và kiến thức về PCLĐPS; phát triển một số kỹ năng sử dụng PCLĐPS hiệu quả. Những biện pháp này được thực hiện thông qua hình thức bồi dưỡng, tập huấn để tác động đến tâm lý của người lãnh đạo trong việc nâng cao PCLĐPS. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định được tính khả thi của những biện pháp đề xuất giúp hoàn thiện PCLĐPS của hiệu trưởng nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tạo cơ sở khoa học để phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông. Xây dựng tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý nhà trường; các tác giả nghiên cứu về PCLĐ; sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh tìm hiểu về PCLĐPS trong chương trình học cũng như làm đề tài kết thúc khóa học. 9. Cấu trúc luận án Luận án được cấu trúc ngoài tài liệu tham khảo; Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài; Phụ lục thì gồm những nội dung cơ bản như sau: - Mở đầu - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo phụng sự - Chương 2: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo, phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trường phổ thông - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về về phong cách lãnh đạo phụng sự của hiệu trưởng trong các trường phổ thông ở Nam Bộ - Kết luận, kiến nghị
  18. 8 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỤNG SỰ 1.1. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo và phong cách lãnh đạo phụng sự 1.1.1. Nghiên cứu về phong cách lãnh đạo ✓ Những nghiên cứu về PCLĐ theo các cách tiếp cận khác nhau Các tác giả đứng ở góc độ khác nhau đưa ra quan điểm của mình về PCLĐ, một số nghiên cứu điển hình như sau: Nhóm tác giả Lewin, Lippit, White (1939) nghiên cứu về PCLĐ dân chủ, PCLĐ độc đoán, PCLĐ tự do; Tannenbaum và Schmidt (1973) xây dựng PCLĐ cụ thể hơn gồm 7 cấp độ, về cơ bản, hai phong cách đầu tiên tương tự như PCLĐ độc đoán, bốn PCLĐ tiếp theo giống với PCLĐ dân chủ, trong khi hai PCLĐ cuối cùng có nét tương đồng với PCLĐ tự do. Cách tiếp cận này cho thấy mức độ sử dụng quyền lực của nhà lãnh đạo trong các PCLĐ là khác nhau. Khi người lãnh đạo sử dụng PCLĐ trong tổ chức sẽ ảnh hưởng tới tập thể theo hướng tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào việc lựa chọn PCLĐ có phù hợp hay không. Vậy nên, việc định hướng trường hợp áp dụng của các PCLĐ là cần thiết để người lãnh đạo tinh tế trong việc sử dụng mức độ quyền lực hợp lý nhằm ảnh hưởng tới cấp dưới một cách tự nguyện. Nghiên cứu của các học giả tại trường đại học Ohio (1948) và Michigan (1949) cho thấy: Người lãnh đạo có cả hai hành vi cùng lúc và đều ở mức cao sẽ thành công trong mọi trường hợp, nhưng khó có người lãnh đạo đạt được mức độ cao ở cả hai dạng hành vi. Cùng hướng nghiên cứu, tác giả Blake và Mouton (1964) đưa ra mô hình mạng lưới lãnh đạo. Ưu điểm của mô hình này là hai tác giả đã cố gắng xác định những hành vi ứng xử đặc trưng của người lãnh đạo, với lưu ý nhà lãnh đạo vừa quan tâm tới con người vừa quan tâm tới công việc ở mức độ hợp lý. Tuy nhiên, tiêu chí đưa ra không rõ ràng để biết phong cách của người lãnh đạo ở vị trí nào trong mô hình. Có thể nói, các tác giả đã xây dựng nhiều mô hình hành vi để nhà lãnh đạo nhận diện được PCLĐ của mình, từ hành vi tập trung tới con người hay tập trung vào công việc mà các tác giả đã phân loại từ 2 đến 81 PCLĐ khác nhau, nhưng cách tiếp cận này quá nhấn mạnh vào hành vi của người lãnh đạo mà bỏ qua tình huống lãnh đạo, không xác định được ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến thành công hay thất bại của nhà lãnh đạo, chưa quan
  19. 9 tâm đến đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo trong mối quan hệ với hành vi. Điều này dẫn đến khó khăn cho người lãnh đạo muốn phát triển hành vi quan tâm đến con người và công việc ở mức cao hơn. Tác giả Fiedler (1967) cho rằng tính hiệu quả của lãnh đạo phụ thuộc vào PCLĐ và loại hoàn cảnh. Nhấn mạnh yếu tố tình huống khi sử dụng PCLĐ và sự linh hoạt của người lãnh đạo thay đổi PCLĐ cho phù hợp với tình huống để đem lại thành công. Yếu tố tạo ra tình huống mà tác giả đề cập phức tạp và không phải lúc nào cũng đánh giá chính xác. Nên việc xác định rõ ràng tình huống để sử dụng PCLĐ là vấn đề khó khăn đối với nhà lãnh đạo. Cũng nghiên cứu về tình huống lãnh đạo tác giả Hersey và Blanchard (1969) đưa vào tình huống mức độ sẵn sàng của cấp dưới. Tính sẵn sàng ở đây được định nghĩa là mức độ mà cấp dưới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và sẵn lòng hoàn thành nhiệm vụ. Tùy theo mức độ sẵn sàng và trình độ của cấp dưới mà người lãnh đạo có thể áp dụng PCLĐ chỉ đạo, hướng dẫn, tham gia hay ủy quyền. Cách tiếp cận này nhấn mạnh tới tình huống quản lý, trong đó quan tâm tới đặc điểm tâm lý của nhân viên dưới quyền. Với những nhân viên khác nhau, sử dụng PCLĐ khác nhau. PCLĐ của người lãnh đạo cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với sự trưởng thành của cấp dưới. Tuy nhiên, tình huống trong thực tế rất đa dạng, sự phân chia 4 PCLĐ và 4 tình huống cụ thể sẽ rất khó khi người lãnh đạo gặp các tình huống khác nảy sinh trong hoạt động quản lý của mình. Tác giả Robert House (1974) khởi xướng lý thuyết đường dẫn - mục tiêu được coi là phù hợp hơn cả. Lý thuyết này dựa trên lý thuyết kỳ vọng trong động viên. Người lãnh đạo hiệu quả phải chỉ rõ hướng làm việc cho cấp dưới nhằm đạt được các mục tiêu công việc đề ra mà không phải gặp nhiều khó khăn, cản trở. Học thuyết đường dẫn – mục tiêu đã được kiểm nghiệm và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Điều đó có nghĩa là hoạt động và sự thỏa mãn của nhân viên có thể cao hơn khi người lãnh đạo bù đắp những gì còn thiếu ở nhân viên cũng như ở công việc. Tuy nhiên, khi nhiệm vụ đã quá rõ ràng hoặc khi nhân viên có khả năng, kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ thì sẽ không phát huy được vai trò của người lãnh đạo. Năm 1978, Burns nghiên cứu “Lãnh đạo chuyển đổi trong tổ chức” ông cho rằng: PCLĐ chuyển đổi tạo sự thay đổi đáng kể trong cuộc sống của người lao động và tổ chức. Lãnh đạo chuyển đổi muốn biến đổi tổ chức và đội ngũ của họ để đạt được mục tiêu. PCLĐ này giúp thay đổi nhận thức, nhìn nhận giá trị, thay đổi kỳ vọng, nguyện
  20. 10 vọng của nhân viên, giúp nhân viên có tầm nhìn và thực hiện mục tiêu tổ chức tốt hơn. Nghiên cứu về PCLĐ giao dịch Bass (1985) cho rằng: “Nhà lãnh đạo giao dịch gây ảnh hưởng lên những người theo dõi dựa trên việc trao đổi lợi ích, đây có thể là động lực bên trong hoặc bên ngoài, đáp lại lợi ích của họ khi đạt được các mục tiêu đã xác định”. Với phong cách này, nhân viên sẽ phải tuân lệnh lãnh đạo khi chấp nhận làm việc. Các “giao dịch” là quá trình đổi “tiền” lấy sự nỗ lực và tuân thủ của nhân viên. Lãnh đạo có quyền “trừng phạt” những ai không đáp ứng được tiêu chuẩn công việc. Có thể nói các PCLĐ này đều tập trung đến mục tiêu của tổ chức. Đây là đích đến để nhà lãnh đạo thực hiện hành động ảnh hưởng tới người dưới quyền. Phân tích những quan điểm về PCLĐ cũng thấy được ưu và nhược điểm của các mô hình lãnh đạo này. Tập trung vào quyền lực, hành vi, tình huống, mục tiêu khi nghiên cứu về PCLĐ mà chưa nhấn mạnh tới yếu tố tâm lý trong cấu trúc của PCLĐ hoặc chưa chú tâm tới nhu cầu của các thành viên trong tập thể sẽ khó khăn trong các tình huống quản lý đa dạng và việc tác động tới cảm xúc, phát huy tính tự nguyện của người dưới quyền. Động cơ của người lãnh đạo chưa thể hiện rõ. Đây là khía cạnh ảnh hưởng tới hành vi lãnh đạo trong mối quan hệ với cấp dưới, nâng cao hiệu quả công việc, sự phát triển của tổ chức. ✓ Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐ Những nghiên cứu riêng lẻ về một số biến nhân khẩu xã hội và đặc điểm tâm lý ảnh hưởng tới PCLĐ qua các công trình sau: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến nhân khẩu xã hội đến PCLĐ của tác giả Schubert (1988) trong bài viết “Tuổi và phong cách lãnh đạo” cho thấy là tuổi tác có thể có tác động quan trọng đối với sự chủ động hoặc thụ động trong PCLĐ thông qua sự tương tác với biến số kinh nghiệm. Cùng hướng nhưng nghiên cứu ở góc độ đánh giá của cấp dưới đối với PCLĐ của nhóm tác giả Hana và Kirkhaug (2014): tuổi tác và kinh nghiệm làm việc của nhân viên có mối tương quan tiêu cực với PCLĐ định hướng quan hệ và PCLĐ định hướng nhiệm vụ. Nói cách khác, tuổi tác có sự ảnh hưởng đến PCLĐ. Cũng là ảnh hưởng của biến nhân khẩu xã hội nhưng tác giả Wright (2011) cho thấy vấn đề giới trong mối quan hệ với PCLĐ qua bài viết“Phụ nữ và phong cách lãnh đạo” kết quả: sự khác nhau về PCLĐ theo giới, nam giới chú ý tới nhu cầu quyền lực và nữ giới là nhu cầu về mối quan hệ. Phong cách này ở phụ nữ nhấn mạnh sự kết nối, chủ nghĩa bình quân, cùng nhau tìm kiếm giải pháp, được nhiều người coi là phong cách nữ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1