Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
lượt xem 87
download
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học nhằm làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Dương Thị Thanh Thanh MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC Chuyên ngành : Tâm lý học chuyên ngành Mã số : 62 31 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Xuân Thức HÀ NỘI - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Dương Thị Thanh Thanh
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Thích ứng 21 1.3. Quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học 35 1.4. Thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học 41 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 60 2.2. Tổ chức nghiên cứu 61 2.3. Các phương pháp nghiên cứu 67 2.4. Thang đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 79 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC 83 3.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 83 3.2. Phân tích thực trạng các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 91 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 105 3.4. Các chân dung điển hình về thích ứng hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 119 3.5. Kết quả thực nghiệm tác động 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC 156
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ĐC : Đối chứng ĐH : Đại học ĐHSP : Đại học sư phạm ĐHNN : Đại học ngoại ngữ ĐHQG : Đại học quốc gia ĐLC : Độ lệch chuẩn QLDH : Quản lý dạy học SL : Số lượng STT : Số thứ tự STN : Sau thực nghiệm TB : Thứ bậc TLH : Tâm lý học TN : Thực nghiệm THCS : Trung học cơ sở TTN : Trước thực nghiệm XH : Xã hội DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 2.1 Độ tin cậy của các thang đo 65 Bảng 2.2 Tính khả thi của các bài tập tình huống 73 Bảng 3.1 Tự đánh giá của hiệu trưởng về mức độ thích ứng với hoạt 83 động QLDH
- Bảng 3.2 Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng 85 tiểu học trên các biểu hiện Bảng 3.3 Mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng 90 tiểu học thể hiện qua giải quyết bài tập tình huống QLDH Bảng 3.4 Mức độ hiểu biết về hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu 91 học Bảng 3.5 Quan sát hiệu trưởng tiểu học điều hành cuộc họp 93 Bảng 3.6 Sự hài lòng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học 95 Bảng 3.7 Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng tiểu 99 học Bảng 3.8 Kết quả quan sát về mức độ kỹ năng QLDH của hiệu 102 trưởng tiểu học Bảng 3.9 Sự thừa nhận của tập thể nhà trường với hiệu trưởng Tiểu 103 học Bảng 3.10 Các ý kiến trong cuộc họp sơ kết học kỳ 104 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự thích ứng hoạt 106 động QLDH của hiệu trưởng tiểu học Bảng 3.12 Ảnh hưởng kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học 108 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của ý thức rèn luyện bản thân của hiệu trưởng 109 tiểu học Bảng 3.14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 111 Bảng 3.15 Mức độ ảnh hưởng của bầu không khí tâm lí tập thể sư 112 phạm Bảng 3.16 Ảnh hưởng điều kiện hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu 113 học Bảng 3.17 Chân dung điển hình thích ứng cao với hoạt động QLDH của 120 hiệu trưởng T.T.K Bảng 3.18 Ý kiến đánh giá hiệu trưởng T.T.K 123 Bảng 3.19 Chân dung điển hình thích ứng trung bình với hoạt động 124 QLDH của hiệu trưởng N.V.H Bảng 3.20 Ý kiến đánh giá hiệu trưởng N.V.H 127 Bảng 3.21 Chân dung điển hình thích ứng kém hoạt động QLDH của 128 hiệu trưởng tiểu học N.T.H.M Bảng 3.22 Ý kiến đánh giá hiệu trưởng N.T.H.M 130 Bảng 3.23 Sự thay đổi thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng 132 tiểu học trước và sau thực nghiệm Bảng 3.24 Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học thể 134 hiện qua 4 biểu hiện trước và sau thực nghiệm Bảng 3.25 Kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học trước và sau thực 135 nghiệm Bảng 3.26 Sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng 136 tiểu học thể hiện qua các nhóm kỹ năng thành phần Bảng 3.27 Kết quả quan sát kỹ năng QLDH của hiệu trưởng tiểu học 138
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Biểu đồ 3.1 Mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học ở nhóm ĐC và TN sau TN 133 Biểu đồ 3.2 Thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học của nhóm TN thể hiện qua 4 biểu hiện trước TN và sau TN 135 Biểu đồ 3.3 Sự thay đổi kỹ năng lập kế hoạch QLDH của hiệu trưởng tiểu học 137 DANH MỤC SƠ ĐỒ, MA TRẬN TRONG LUẬN ÁN Sơ đồ 1.1 Mô hình khung lý thuyết của luận án 58 Sơ đồ 3.1 Tương quan giữa 4 chỉ số thích ứng 104 Sơ đồ 3.2 Tương quan giữa yếu tố chủ quan với 4 biểu hiện thích ứng 114 Sơ đồ 3.3 Tương quan giữa yếu tố khách quan với sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học 115 Sơ đồ 3.4 Dự báo ảnh hưởng các yếu tố chủ quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học 117 Sơ đồ 3.5 Dự báo ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến sự thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học 118 Ma trận 2.1 Ma trận lựa chọn 71 Ma trận 3.1 Ma trận lựa chọn hiệu trưởng trường tiểu học Q.N 122 Ma trận 3.2 Ma trận lựa chọn hiệu trưởng trường tiểu học D.T 126 Ma trận 3.3 Ma trận lựa chọn hiệu trưởng trường tiểu học X.M 130
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thích ứng có vai trò rất quan trọng, giúp con người tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội, để hình thành và phát triển nhân cách c ủa mình, con người phải không ngừng hoạt động. Muốn thực hiện tốt một hoạt động, con người phải có sự thâm nhập vào điều kiện của hoạt động, phải có sự thay đổi trên hai mặt: mặt tâm lí với việc hình thành, phát triển những cấu tạo tâm lí cần thiết và mặt hành vi với việc hình thành những phương thức hành vi mới, nhằm đảm bảo cho hành vi và hoạt động của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động - nghĩa là phải thích ứng với hoạt động. Có thể nói, hiệu quả, chất lượng hoạt động, hoàn thiện nhân cách con người phụ thuộc trực tiếp vào mức độ thích ứng của cá nhân con người trong hoạt động. 1.2.- Hoạt động dạy học là một hoạt động trọng tâm, hoạt động quan trọng nhất của nhà trường trong việc đào tạo học sinh, đồng thời dạy học đ ược xem là con đường giáo dục cơ bản nhất, chuẩn tắc nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động dạy học chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục, chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Cho nên trong trường học khi nói đến hiệu quả giáo dục là nói đến hiệu quả hoạt động dạy học và nói đến tăng cường hiệu quả quản lý trường học là nói đến tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng. Nhiệm vụ của nhà trường nói chung, hoạt động dạy học nói riêng được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một mặt là nội lực của người giáo viên Tiểu học (năng lực và phẩm chất của giáo viên), mặt khác (ảnh hưởng trực tiếp) là quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, quyết định tới hiệu quả quản lý trong nhà trường. - Giáo dục tiểu học là bộ phận quan trọng, là nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục tiểu học là “ giúp học sinh hình thành những
- 2 cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” []. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của trường tiểu học là “ tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình phổ thông cấp tiểu học”. Quản lý trường tiểu học thực chất là quản lý một tiểu hệ thống xã hội mang dấu ấn đặc trưng của quản lý quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục và động thời là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Thích ứng nhanh với hoạt động quản lý dạy học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học thích nghi với điều kiện, yêu cầu của hoạt động quản lý dạy học, từ đó giúp hiệu tr ưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lý dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tr ường tiểu học. Vì vậy nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học là cơ sở đ ể nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy học trong trường tiểu học. 1.3. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế [, tr.131]. Đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đứng trước đòi hỏi đổi mới, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi người hiệu trưởng tiểu học phải kịp thời thích ứng với hoạt động quản lý nói chung, quản lý dạy học nói riêng. 1.4. Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, còn ít đ ề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề hiệu trưởng tiểu học ở Việt Nam thích ứng như thế nào với hoạt động quản lý dạy học cũng như biện pháp nâng cao mức đ ộ thích ứng của của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu
- 3 trưởng tiểu học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao mức độ thích ứng hoạt động quản lý dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà tr ường tiểu học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học". 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. 3. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 3.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể điều tra khảo sát thực trạng: 173 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 10 năm; 156 người cán bộ quản lý (hiệu phó, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn) và giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Nghệ An. - Khách thể thực nghiệm: 27 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 5 năm. 3.3. Giới hạn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. - Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Nghệ An có thâm niên hiệu trưởng dưới 10 năm. - Nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học gồm ba nội dung: quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh và quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học. Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học đ ối với quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- 4 4. Giả thuyết khoa học - Mức độ chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi đáp ứng yêu cầu quản lý dạy học là chưa cao, dẫn đến thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của các hiệu trưởng tập trung ở mức trung bình. Có sự khác biệt về mức độ và biểu hiện thích ứng hoạt động quản lý dạy học ở các hiệu tr ưởng có thâm niên quản lý khác nhau, giới tính khác nhau. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với ho ạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau, trong đó có ảnh hưởng nhiều nhất là kinh nghiệm quản lý của hiệu tr ưởng tiểu học và ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học. - Cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học và tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý dạy học cho hiệu trưởng tiểu học thì hiệu trưởng tiểu học sẽ nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Làm rõ các khái niệm công cụ: thích ứng, hoạt động quản lý dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý dạy học, biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. 5.2. Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. 5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ thích ứng đối với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học . 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Việc nghiên cứu được tiến hành theo các nguyên tắc tiếp cận sau đây: - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: xem sự thích ứng như một phẩm chất tâm lý được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động. Nghiên cứu thích ứng
- 5 với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học phải thông qua thực tiễn hoạt động quản lý dạy học của người hiệu trưởng tiểu học. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu (thích ứng hoạt động quản lý dạy học) với tư cách là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các thành tố (nhận thức, thái độ, hành vi) có liên quan với nhau, quy định lẫn nhau, đồng thời nghiên cứu sự thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt đ ộng quản lý dạy học trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study) - Phương pháp trắc đạc xã hội học (Sociometrie) - Phương pháp giải quyết bài tập tình huống - Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm - Phương pháp kiểm tra độ tin cậy các con số phần trăm của Rolfludwic - Phương pháp thống kê toán học 7. Đóng góp mới của đề tài 7.1. Về mặt lý luận: Nghiên cứu lý luận về thích ứng với hoạt động quản lý (đặc biệt là nghiên cứu sâu về thích ứng với hoạt động quản lý dạy học) trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng chưa nhiều. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận tâm lý học về thích ứng, quản lý dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, các biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học cùng các yếu tố ảnh hưởng tới nó.
- 6 7.2. Về mặt thực tiễn, luận án đã xác định được thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. 7.3. Luận án cũng đã đề xuất và tổ chức thực nghiệm có kết quả biện pháp tác động tâm lý sư phạm “Cung cấp tri thức về hoạt động quản lý dạy học và tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng Tiểu học-rèn luyện các kỹ năng quản lý dạy học”- trong việc nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Biện pháp này có thể áp d ụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng quản lý dạy học trong nhà trường tiểu học. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận tâm lý học về thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu mức độ thích ứng với họa động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
- 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, vấn đề thích ứng tâm lý đã được các nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện đề cập một cách hệ thống toàn bộ các công trình nghiên cứu về sự thích ứng. Trong phần tổng quan, chúng tôi trình bày những công trình nghiên cứu liên quan đến đ ề tài theo hai hướng: Các công trình nghiên cứu thích ứng trong quá trình đào tạo nghề; các đề tài nghiên cứu thích ứng hoạt động nghề. Thích ứng với hoạt động quản lý hoạt động của hiệu trưởng được xem là thích ứng nghề. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu thích ứng trên thế giới 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thích ứng trong quá trình đào tạo nghề Năm 1956, trong cuốn “Colonial Students” (Sinh viên nước thuộc địa), Carey A.T nghiên cứu sự thích ứng với quá trình học tập của sinh viên nước ngoài trong môi trường văn hóa mới, đã phân tích quá trình thích ứng với nền văn hoá Anh của sinh viên các nước thuộc địa (chủ yếu là từ các nước châu Phi và châu Á) đến Anh học tập. Trong phân tích của mình, Carey A.T chú ý nhiều đến những kỳ vọng của sinh viên, những khó khăn gắn liền với cuộc sống sinh viên mà họ phải đối mặt và thái độ của sinh viên Anh đối với họ []. Năm 1957, ba nhà tâm lí học xã hội là Hopkins J, Malleson N.và Sarnoff I. nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả học tập với quan hệ bạn bè khác gi ới c ủa sinh viên nước ngoài học tập ở London và đưa ra kết luận thú v ị nh ưng gây nhiều tranh cãi, rằng 62,7% sinh viên có bạn khác giới đ ạt kết quả h ọc t ập t ốt (vượt qua các kỳ thi), trong khi con số này ở sinh viên không có bạn khác gi ới ch ỉ là 37,3%; còn về tỉ lệ sinh viên học kém thì 31,6% số sinh viên có b ạn khác gi ới có kết quả học tập kém trong khi con số này ở nhóm sinh viên không có bạn khác giới lên đến 68,4% [, tr.25-36].
- 8 Năm 1963, Andreeva DA.tiếp cận vấn đề thích ứng theo quan niệm nhân cách, coi thích ứng là một vấn đề của nhân cách: “Có thể xem thích ứng là một quá trình xây dựng chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách ”. Theo bà, thích ứng tâm lý khác biệt về chất so với thích nghi sinh học, là một quá trình thích nghi đặt biệt của con người với tư cách là chủ thể tích cực thâm nhập vào những điều kiện sống mới. Khái niệm thích ứng học tập vì vậy được dùng với ý nghĩa là quá trình tự học của sinh viên” [dẫn theo ]. Năm 1963, trong một nghiên cứu của mình, Singh A. K. [, tr.117] chỉ ra 3 nhóm vấn đề mà sinh viên Ấn Độ học ở Anh phải đối mặt, đó là những vấn đề về cảm xúc, học tập và thích ứng. Ông kết luận: "Nghiên cứu cho thấy sẽ là sai lầm nếu cho rằng sinh viên Ấn Độ là nhóm ít phân hoá. Sự thích ứng của họ với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như xã hội, cá nhân và học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết là địa vị xã hội, lứa tuổi, phẩm chất cá nhân, cấp học, loại trường và thời hạn cư trú". Năm 1968, Arkoff A. trong tác phẩm “Adjustmant and mental health” (Thích ứng và sức khoẻ tinh thần) [] công bố công trình nghiên cứu của mình về sự thích ứng tâm lý, bao gồm cả sự thích ứng học tập của học sinh và sinh viên. Theo Arkoff A., sự thích ứng nói chung của con người gồm các chỉ số sau: Hạnh phúc, sự hài hòa, lòng tự trọng, sự phát triển cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng tiếp xúc với môi trường, sự độc lập với môi trường. Năm 1970, các nhà tâm lý học trường Đại học Tomsk (Liên Xô) đã tiến hành nghiên cứu thực trạng kỹ năng học tập của sinh viên, nhằm tìm ra các biện pháp tác động phù hợp giúp họ nhanh chóng thích ứng với quá trình học tập và đạt kết quả học tập cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng học tập của sinh viên còn nhiều mặt yếu. Các tác giả đã tiến hành giảng dạy các chuyên đề cho sinh viên về cách nghe và ghi bài giảng trên lớp, cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, cách chuẩn bị một đề cương xemina… Việc tổ chức dạy học cho sinh viên theo các chuyên đề kết hợp giảng bài, thảo luận tập thể và tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành có hướng dẫn của giáo viên đã đem lại kết quả tốt, trong thời gian
- 9 ngắn sinh viên đã thay đổi phương pháp học và đạt kết quả học tập cao hơn [, tr.324]. Cũng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng làm việc, một công trình khác của trường Đại học Sư phạm BaCu (Adecbaidan - Liên Xô) “Những cơ sở của phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội ở đại học” đã nghiên cứu thực trạng kỹ năng làm việc ở thư viện của sinh viên năm thứ hai. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ: đa số sinh viên chưa thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện (Có 82% sinh viên không biết về các tài liệu giới thiệu sách báo chuyên môn, 46% sinh viên không có thói quen học tập ở thư viện thường kỳ, 64% sinh viên không biết cấu trúc các loại thư mục của thư viện và 100% sinh viên không hiểu các ký hiệu của tài liệu ghi trên phích tra cứu thư mục…). Để giúp sinh viên thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viện, các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn cho họ nắm vững cấu trúc thư mục, cách lựa chọn sách để đọc và cách tìm sách tại thư viện [, tr.324-325]. Năm 1970, Anumonye A. [] tiến hành phỏng vấn 150 sinh viên châu Phi học tập ở Anh và đưa ra hàng loạt nguyên nhân gây cảm xúc hẫng hụt ở sinh viên châu Phi trong quá trình học tập ở Anh, nhất là ở thời kỳ đầu. Ông phát hiện ra những nguyên nhân tất yếu và những nguyên nhân không tất yếu của sự hẫng hụt. Trong số này, những nguyên nhân từ văn hóa chiếm một tỷ lệ lớn. Theo ông, chính sự không thích ứng với môi trường văn hóa khiến sinh viên châu Phi gặp càng nhi ều khó khăn hơn trong cuộc sống và học tập tại Anh. Và hệ quả của nó là những rắc rối nảy sinh trong đời sống tâm lý của họ. Năm 1973, Retzke R. (Đức) tìm hiểu đặc trưng của hoạt động học ở đại học và những kỹ năng mà sinh viên phải chú ý. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về làm quen với hoạt động học của sinh viên []. Năm 1979, N.I. Inanôv, A.V Clêrêmôv nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kim loại - Mỏ mang tên G.I. Nôsôva. Nghiên c ứu khẳng định: “thích ứng là một quá trình phức tạp và nhiều mặt. Thích ứng nhanh hay chậm đối với việc học tập ở trường đại học có ảnh hưởng lớn đ ến kết quả học tập” [, tr.171-188]. Từ đó, khi bàn về thích ứng học tập các tác giả đã đ ưa ra
- 10 hai loại thích ứng học tập: Thích ứng ban đầu trong thời gian mới nhập học và thích ứng khoa học nói chung. Năm 1990, B.P. Allen ở Đại học Tổng hợp California (Mỹ) cho rằng: sinh viên muốn thích ứng với việc học tập ở trường đại học phải hình thành các kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; kỹ năng học tập (ghi bài, đọc sách, chuẩn bị và tiến hành thi…); kỹ năng chế ngự cảm xúc tiêu cực để vượt qua khó khăn trong học tập, thi cử; kỹ năng chủ động lựa chọn các hình thức học t ập và kỹ năng hình thành các thói quen hành vi nghề nghiệp []. Năm 1994, L.J. Nason (Mỹ) trong tác phẩm “Học thế nào cho tốt” đã nghiên cứu 2 kỹ năng quan trọng đối với hoạt động học của sinh viên là chuẩn bị nghe giảng và làm việc độc lập với sách. Theo ông, cần phân chia kỹ năng thành nhiều giai đoạn khác nhau tương ứng với các nhiệm vụ cụ thể để giúp sinh viên có thêm tri thức bổ ích hoàn thiện cách học và nâng cao chất lượng học tập []. Matthew J.Cook trong “An explororatory study of learning styles as a predictor of college acedamic adjustment” (Một nghiên cứu khảo sát phong cách học tập như là một công cụ dự báo sự thích ứng học ở trường đại học) đã nghiên cứu phong cách học của sinh viên năm thứ nhất và kết quả học tập học kì 1 đ ể đánh giá ảnh hưởng của phong cách học tập của sinh viên tới việc thích ứng học tập của sinh viên.Tác giả kết luận: sinh viên nữ thích ứng học tập tốt hơn sinh viên nam. Sinh viên có phong cách học trầm ngâm gặp khó khăn hơn sinh viên ưa hoạt động, tích cực trong học tập và có thể căn cứ vào phong cách học tập để dự báo việc thích ứng với hoạt động học tập tại trường của sinh viên []. Năm 1999, Chritabel Zhang trong “Valuing cultural diversty in student learning: the academic adjustment experiences of international Chinese student” (Đánh giá sự đa dạng văn hóa trong hoạt động học của sinh viên: Sự thích ứng học tập của sinh viên Trung quốc ở nước ngoài) đã nghiên cứu sự thích ứng học tập của sinh viên Trung Quốc du học tại Australia chỉ ra rằng những yếu tố chính ảnh hưởng tới sự thích ứng học tập của những sinh viên này là ngôn ngữ, phương pháp dạy học, bản chất mối quan hệ tương tác giữa người học với người học khi xây dựng nền tảng cho bậc học cao hơn [].
- 11 Kết luận trên có ý nghĩa khoa h ọc giúp cho các nhà qu ản lý giáo d ục t ổ chức tốt các lớp học có nhiều thành phàn h ọc sinh thu ộc nhi ều dân t ộc, nhi ều quốc gia. Tuy nhiên, các công trình nghiên c ứu trên đ ều ch ưa có s ố li ệu th ống kê minh hoạ. Năm 2002, “Academic incident reports since summer 2002 worldwide & country statstical report” (Các báo cáo về khó khăn trong học tập dựa trên báo cáo thống kê trong nước và trên thế giới mùa hè năm 2002) của trường ĐH New Mexico State cho thấy 169 sinh viên của trường đã từng theo học các chương trình hội nhập tại nước ngoài đều đã từng gặp các vấn đề khó khăn trong thích ứng học tập ở nước ngoài. Những khó khăn đó là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên, chương trình GD khác biệt, thời khóa biểu không phù hợp và việc đăng kí thi cử, việc tổ chức khóa học, việc đánh giá học tập, giảng viên không nhiệt tình…[]. Arbona,Consuelo, Bullington, Robin, Pisseco, Stewart, Poyrazly, Senel nghiên cứu “Adjustment issues of Turkish College students studying in the United States” (Các vấn đề thích ứng của sinh viên Thổ Nhỹ Kỳ du học tại Mỹ) trên 79 sinh viên Thỗ Nhĩ Kì đang học tại Mĩ về sự thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường. Các tác giả kết luận: Những sinh viên sử dụng tiếng Anh tốt hơn thì thích ứng tốt hơn, sinh viên đọc và nói tốt hơn thì thích ứng tốt hơn, sinh viên nhận học bổng của chính phủ Thỗ Nhĩ Kì thích ứng tốt hơn sinh viên không có học bổng của chính phủ trong hoạt động học tập và trong cuộc sống tại trường []. Mary Eileen - Mattingly nghiên cứu trên 67 sinh viên của trường ĐH Loyola (New Orleans) về sự khác biệt trong việc thích ứng với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường của sinh viên đến từ các trường tư và công lập, kết quả nghiên cứu cho thấy: không có sự khác biệt về mức độ thích ứng với hoạt động học tập giữa sinh viên đến từ các trường trung học tư thục và công lập với hoạt động học tập và cuộc sống tại trường . Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này hơi nhỏ, chưa đủ để cho kết luận khách quan về nghiên cứu này []. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu thích ứng hoạt động nghề Để hoạt động nghề nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi cá nhân phải thâm nhập
- 12 vào hoạt động nghề nghiệp; phải lĩnh hội được những đòi hỏi và những yêu cầu của nghề trong điều kiện xã hội lịch sử cụ thể; phải không ngừng trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nhờ đó hoạt động nghề nghiệp trở nên linh hoạt, nhanh chóng, nhạy bén. Tức là cá nhân phải thích ứng với nghề nghiệp. Như vậy, khi con người thích ứng với nghề, họ sẽ chủ động, tích cực trong công việc, an tâm phấn khởi, say mê, dồn hết tâm trí, khả năng của mình vào hoạt động, lúc này họ sẽ thực hiện công việc dễ dàng, khả năng sáng tạo lớn và hiệu suất lao động cao. Thính ứng nghề nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, vì thế trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp, chúng ta có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau: Năm 1969, ở Liên Xô (cũ), giáo sư Ermolaeva E.A. khi nghiên cứu “Đặc điểm của sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của người sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm” đã đưa ra khái niệm thích ứng và những chỉ số đặc trưng cho sự thích ứng nghề nghiệp ở người sinh viên đã tốt nghiệp trường sư phạm. Theo bà: “Thích ứng nghề nghiệp là một quá trình thích nghi của người mới lao động với đặc điểm và điều kiện lao động trong tập thể nhất định ”. Bà đưa ra bốn chỉ số khách quan và ba chỉ số chủ quan của sự thích ứng nghề nghiệp: Bốn chỉ số khách quan: Chất lượng công việc; Trình độ tay nghề; Uy tín của cá nhân trong tập thể; Sự tuân thủ kỷ luật lao động. Ba chỉ số chủ quan: Thái độ hài lòng với công việc; Điều kiện làm việc; Mối quan hệ với người khác trong tập thể. Bà cũng chỉ ra được thời điểm mà sự thích ứng xuất hiện, đó là: “ Khi làm quen với những điều kiện mới đó kéo theo những sự tiêu tốn sức lực nhất định ”. Mặc dù chỉ nghiên cứu lĩnh vực thích ứng lao động, nhưng ý kiến của Ermolaeva E.A. góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về sự thích ứng, nhất là vấn đề chỉ số của sự thích ứng []. Năm 1979, Serbacov A.I. và Mudric A.V. nghiên cứu “ Sự thích ứng nghề nghiệp của người thầy giáo”. Các tác giả có quan điểm về thích ứng gần với Ermolaeva E.A., nhưng nhấn mạnh bản thân sự làm quen với điều kiện và đặc
- 13 điểm của hoạt động (lao động) cũng được xem như là quá trình thích ứng, “Thích ứng nghề nghiệp của người thầy giáo là quá trình thích nghi với những điều kiện thực tế của hoạt động sư phạm thể hiện ở nhà giáo dục trẻ khi mới vào công tác ở trường phổ thông”. Cũng trong qua trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp của người giáo viên, Serbacov A.I. và Mudric A.V. đã đi sâu phân tích yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả thích ứng nghề nghiệp [, tr.47]. Năm 1979, Golomostoc A.E. khi nghiên cứu về “ Lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh” cũng đề cập đến vấn đề nghề nghiệp. Tuy nhiên ông không không dùng thuật ngữ “thích ứng” (aдаптация) mà dùng thuật ngữ “thích hợp” (пригодностъ) để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người đối với nghề nghiệp. Tác giả xem thích ứng là một quá trình nhận thức, hành động và đặc biệt nhấn mạnh đến mặt tình cảm của con người và quá trình thích hợp nghề nghiệp, vì tác giả coi sự thích hợp nghề nghiệp như một thuộc tính nhân cách của con người. Ông viết: "Sự thích ứng nghề nghiệp được thể hiện ở chỗ con người lĩnh hội và thực hiện lao động có kết quả, đồng thời thể hiện tình cảm thỏa mãn với công việc của mình" [, tr.25]. Ngoài ra A.E. Golomostoc còn phê phán các quan niệm truyền thống chỉ xem sự thích ứng như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới. Đồng thời ông cũng nêu lên lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lý học hiện đại, tuy nhiên ông cũng chỉ đề cập đến vấn đề thích hợp nghề nghiệp nói chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể []. Năm 1979, Pine G.J. thuộc đại học Boston nghiên cứu “Teacher adaptation of research findings” (Sự thích ứng của giáo viên trong nghiên cứu), kết quả nghiên cứu cho thấy, để thích ứng với hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên trước tiên phải thích ứng được với những phương pháp giảng dạy rất thông thường; khi thích ứng được với các phương pháp thông thường họ mới tự tin đổi mới phương pháp. Pine G.J. cho rằng, thích ứng của giáo viên với nghiên cứu khoa học, là một tiêu chí đánh giá sự phát triển nghề nghiệp; thích ứng của giáo viên với hoạt động nghiên cứu khoa học là một tiêu chí để đánh giá thích ứng nghề của giáo viên trong giai đoạn hiện nay [, tr.28].
- 14 Năm 1980, trong tạp chí “Những vấn đề tâm lý học” số 4, Krintreva A.A. đã trình bày những nghiên cứu của mình về những đặc điểm tâm lý của sự thích ứng đối với sản xuất ở những học sinh mới ra trường, ở trường Trung cấp kỹ thuật chuyên nghiệp và ở trường PTTH. Bà cho rằng: “ Thích ứng là quá trình làm quen với sản xuất, là quá trình gia nhập dần với sản xuất”, đồng thời bà cũng đưa ra một số chỉ số đặc trưng của sự thích ứng nghề: Nhanh chóng nắm vững chuyên ngành sản xuất, các chuẩn mực kỹ thuật; Sự phát triển tay nghề; Vị thế xã hội của mình trong tập thể; Sự hài lòng với công việc [dẫn theo ]. Năm 1987, Ở Phần Lan, Vôlanen M.B. quan tâm đến vấn đề thích ứng nghề nghiệp và tâm thế xã hội đối với việc làm của thanh niên. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy giữa việc học nghề và lao động nghề của thanh niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp có thể kéo dài đến 5-7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt sự kiện như thất nghiệp, những công việc tạm thời, thậm chí cả sự thay đổi ngành nghề. Volanen xem đây là giai đoạn thích ứng nghề của thanh niên và tâm thế của họ đối với việc làm phụ thuộc vào việc ở giai đoạn này có diễn ra sự thích ứng nghề hay không [, tr.105]. Ở một khía cạnh khác, Holland đã nghiên cứu sự phù hợp của các hình thái, các kiểu nhân cách với những môi trường nghề nghiệp tương ứng. Đây là cơ sở cho công tác hướng nghiệp. Theo ông, sự phù hợp về tính cách với môi trường nghề tương ứng sẽ hạn chế rất nhiều những khó khăn mà con người gặp phải trong công việc, nói khác đi, sự phù hợp này sẽ đẩy nhanh quá trình thích ứng nghề. Năm 2001, trong bài viết “Adapting Vocational Psychology to Cope with Change” (Thích ứng tâm lý nghề để đương đầu với mọi thay đổi), tác giả Hesketh.B đã đề cập đến việc đào tạo công nghệ mới cho người lao đ ộng phải tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thích ứng công nghệ đó và hình thành được các kỹ năng cần thiết [, tr.203-212]. Bà cho rằng cần cho người lao động thích ứng với tâm lý nghề để họ sẵn sàng đương đầu với mọi thay đổi, không chỉ cung cấp cho
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm
181 p | 859 | 172
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 221 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 158 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tương hợp tâm lý giữa cán bộ quản lý và học viên ở trường đào tạo sĩ quan quân đội
222 p | 146 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 38 | 23
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý của phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình
32 p | 168 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 58 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 48 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 39 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn