intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tổn thương này ở thiếu niên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- NGUYỄN THỊ DIỄM MY TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62310401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Huỳnh Văn Sơn 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Tứ Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Phương Duy Phản biện 2: PGS. TS. Huỳnh Văn Chẩn Phản biện 3: TS. Trần Thị Phương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: ……….................………………………………………………… vào …………giờ……….ngày……….tháng………năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Diễm My (2017), Thực trạng hành vi bạo lực của cha mẹ đối với một số thiếu niên tại huyện Bình Chánh, TP. HCM, Tạp chí Giáo dục & xã hội, Số đặc biệt 9/2017 2. Hoi Dinh Duc, Son Huynh Van, My Nguyen Thi Diem, Vu Giang Thien (2017), Factors affected the psychological trauma of children living in incomplete families - The concern in Vietnamese school counseling, European Journal of Educational Research, 8(4), 955-963. 3. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Diễm My (2019), Một số biểu hiện tổn thương tâm lí của trẻ sống trong gia đình không toàn vẹn tại Việt Nam, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam, Số 15, tháng 3 năm 2019 4. Nguyễn Thị Diễm My (2023), Nguy cơ tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM, Tạp chí Giáo dục & xã hội, Số đặc biệt, tháng 12/2023 5. Nguyễn Thị Diễm My (2024), Tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Tập 21, Số 1 (2024)
  4. MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 1 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 1 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................................... 2 7.1. Phương pháp luận ................................................................................... 2 7.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC .............................................................. 3 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực................................................................................................................. 3 1.1.1. Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ................................. 3 1.1.2. Các nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ............................................................................................................................ 3 1.1.3. Các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa và can thiệp ̣ tổn thương tâm lý ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ........................................................................ 5 1.2. Cơ sở lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực .... 6 1.2.1. Lý luận về hành vi bạo lực của cha mẹ................................................ 6 1.2.2. Lý luận về tổn thương tâm lý............................................................... 7 1.2.3. Lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực .......... 9 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 10 2.1. Giới thiệu về khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................... 10 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 10 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 11 2.2. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 11 2.2.1. Nghiên cứu lý luận ............................................................................ 11 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn ......................................................................... 11 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..................................................... 11 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu .......................................... 11 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................. 11 2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm .................................................................. 11 2.3.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................... 11 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ................................ 11 2.3.6. Phương pháp thống kê toán học ........................................................ 11 CHƯƠNG 3: TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................... 12
  5. 3.1. Kết quả sàng lọc thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 12 3.1.1. Các sự kiện tiêu cực đã xảy ra với thiếu niên .................................... 12 3.1.2. Trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên .................................... 12 3.1.3. Thời điểm diễn ra hành vi bạo lực với thiếu niên .............................. 12 3.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên....... 12 3.2.1. Kết quả nghiên cứu chung về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên.................................................................................................................... 12 3.2.2. Kết quả nghiên cứu cụ thể về hành vi bạo lực của cha mẹ với 197 thiếu niên .......................................................................................................................... 13 3.3. Kết quả nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ..................................................................................................................... 13 3.3.1. Kết nghiên cứu về các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên bình diện chung ......................................................................................................... 13 3.3.2. Kết quả xếp hạng các nhóm triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ...................................................................................... 15 3.3.3. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ phân bố mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh ................ 15 3.3.4. Kết quả so sánh các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên các vấn đề liên quan đến yếu tố bạo lực ............................................................................. 16 3.3.5. Kết quả nghiên cứu so sánh các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên trên một số thông tin về nhân khẩu ............................................................ 16 3.4. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý.................................................. 17 3.4.1. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý ........................................... 17 3.4.2. Kết quả nghiên cứu về vai trò của chiến lược đối phó (biến điều tiết) trong mối tương quan giữa mức độ các hình thức bạo lực với mức độ triệu chứng tổn thương tâm lý ................................................................................... 17 3.5.1. Trường hợp 1 ..................................................................................... 17 3.5.2. Trường hợp 2 ..................................................................................... 17 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CHO THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI TP. HCM .................................... 17 4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 18 4.1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................... 18 4.1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 18 4.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM................................................................. 18 4.2.1. Đảm bảo tính hệ thống....................................................................... 18 4.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................... 18
  6. 4.2.3. Đảm bảo tính khả thi ......................................................................... 18 4.3. Các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh................................................................... 18 4.3.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền cho cha mẹ về hậu quả của hành vi bạo lực trẻ em .......................................................................................................... 18 4.3.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền cho thiếu niên về Luật trẻ em và dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại ............................................................................. 18 4.3.3. Biện pháp 3: Định hướng phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân để tư duy tích cực từ hoàn cảnh cá nhân của khách thể ......................................... 18 4.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng một số giá trị sống tác động đến nhận thức của thiếu niên nhằm giúp thiếu niên tìm được ước mơ và có niềm tin vào tương lai phía trước .......................................................................................................... 18 4.3.5. Biện pháp 5: Phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc, phòng ngừa và giảm thiểu hành vi hung tính cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ........................ 18 4.3.6. Biện pháp 6: Tham vấn, trị liệu làm giảm các triệu chứng của tổn thương tâm lý .................................................................................................... 18 4.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ...................................................................................... 18 4.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực ............................................... 18 4.5.2. Khảo sát tính khả thi của một số biện pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực................................................................... 18 4.6. Kết quả về việc sử dụng trị liệu cá nhân trong việc làm giảm các triệu chứng của tổn thương tâm lý............................................................................. 19 4.6.1. Đạo đức trong thực hành ca lâm sàng và một số vấn đề liên quan đến tính bảo mật, pháp lý ......................................................................................... 19 4.6.2. Báo cáo trường hợp lâm sàng ............................................................ 19 KẾT LUẬN ................................................................................................. 21 1. Đối với thiếu niên .................................................................................... 22 2. Đối với gia đình ....................................................................................... 23 3. Đối với nhà trường .................................................................................. 23 4. Đối với xã hội .......................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ PHỤ LỤC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (Quốc Hội, 2007), nhưng tình trạng trẻ bị bạo lực trong gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Bình, 2012; Sáu T. T, 2015; Thuý T. T., Yến B. H., Tuyến H. V., n.d.; Trang P. T. T., Vững N. Đ., Hiếu K. T. M., 2021). Các hình thức bạo lực thân thể như tát, đánh, véo, dùng vật để đánh, kéo tai, giật tóc… đến các hình thức bạo lực tinh thần như la mắng, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ, chửi rủa… và các hình thức bạo lực khác đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề về thể chất và tinh thần, gây ra những TTTL cho trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ có tuổi thơ sống trong hoàn cảnh bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực, có hành vi bạo lực cao hơn nhiều so với những trẻ bình thường (Buckley, H., Holt, S., & Whelan, S., 2007; Margolin, G., & Vickerman, K. A., 2011; Higgins, D.J., & McCabe, M.P., 2013). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Dauvergne và Johnson (2002) cũng cho thấy những trẻ em đối mặt với bất lợi thời thơ ấu liên quan đến bạo lực thường gặp vấn đề về mặt cảm xúc, giao tiếp xã hội, nhận thức bản thân và hành vi ứng xử. Những trẻ em này có khả năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng xã hội, sự cảm thông, đồng cảm thấp, đồng thời có triệu chứng trầm cảm, lo âu và hẫng hụt cao hơn so với những trẻ em sống trong gia đình không có bạo lực. Theo Tổ chức Cleveland Clinic (2023), HVBL của cha mẹ với con cái là những sự kiện không mong muốn tạo nên trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17. Nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam đã cho thấy đây là một mối quan tâm lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu toàn diện tập trung vào các triệu chứng TTTL do bạo lực từ cha mẹ ở thiếu niên còn hạn chế. Từ những phân tích trên, đề tài “TTTL của thiếu niên tại TP.HCM bị cha mẹ bạo lực” được xác lập, nhằm góp phần xác định những triệu chứng TTTL của thiếu niên bị ba mẹ bạo lực, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tổn thương này ở trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tổn thương này ở thiếu niên. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: 849 thiếu niên ở một số quận huyện tại TP.HCM - Đối tượng nghiên cứu: triệu chứng TTTL của thiếu niên tại TP.HCM bị cha mẹ bạo lực 4. Giả thuyết khoa học Giả thuyết 1: Có khoảng ¼ thiếu niên tại TP. HCM bị cha mẹ bạo lực. HVBL về tinh thần phổ biến hơn các HVBL khác.
  8. 2 Giả thuyết 2: TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM bao gồm các triệu chứng phổ biến như đánh giá thấp bản thân, không hài lòng với cuộc sống, khó ngủ, cảm giác thất bại, đau khổ, tái trải nghiệm, hành vi né tránh sự kiện bị cha mẹ bạo lực, hành vi hung tính. Giả thuyết 3: Có sự khác biệt giữa mức độ bạo lực, thời gian bạo lực về một số triệu chứng của TTTL. Giả thuyết 4: Trị liệu tâm lý bằng lý thuyết nhận thức hành vi có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của TTTL. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiếp cận tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết có liên quan đến đề tài - Xác định thực trạng HVBL của cha mẹ với thiếu niên và triệu chứng TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM và thực nghiệm trị liệu tâm lý bằng lý thuyết nhận thức hành vi làm giảm các triệu chứng của TTTL. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu thiếu niên ở một số quận huyện tại TP.HCM. - Nội dung nghiên cứu: + Đề tài chỉ nghiên cứu các hình thức bạo lực của cha mẹ với thiếu niên, bao gồm bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất và bạo lực kinh tế. + Đề tài chỉ nghiên cứu các triệu chứng TTTL qua các thang tự báo cáo của thiếu niên mà không phải từ đánh giá của chuyên gia tâm lý + Đề tài chỉ nghiên cứu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM ở các triệu chứng liên quan đến căng thẳng, trầm cảm, lo âu, hành vi phá luật, hành vi công kích. + Đề tài chỉ sử dụng trị liệu cá nhân trong việc giảm thiểu TTTL ở thiếu niên, các biện pháp khác chỉ mang tính đề xuất. - Thời gian thực hiện: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ 2018 đến 2023 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau: nhóm phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp trắc nghiệm;
  9. 3 phương pháp nghiên cứu trường hợp; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thực nghiệm và phương pháp thống kê toán học. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực 1.1.1. Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Các nghiên cứu về thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tập trung vào ba khía cạnh chính, bao gồm các nghiên cứu về thực trạng thiếu niên bị cha mẹ bạo lực, cung cấp cái nhìn tổng quan về tần suất và hình thức bạo lực mà thiếu niên phải đối mặt; tiếp theo là các nghiên cứu về sự tác động của bạo lực cha mẹ đối với sự phát triển của thiếu niên, phân tích những ảnh hưởng sâu rộng của bạo lực lên tâm lý, hành vi và xã hội của thiếu niên và cuối cùng là các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bạo lực cha mẹ đối với thiếu niên. 1.1.1.1. Các nghiên cứu về thực trạng thiếu niên bị cha mẹ bạo lực . 1.1.1.2. Các nghiên cứu về sự tác động của bạo lực cha mẹ đối với sự phát triển của thiếu niên 1.1.1.3. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bạo lực cha mẹ đối với thiếu niên. 1.1.2. Các nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng khoa học. Nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào việc xác định và phân tích các triệu chứng sức khỏe tinh thần cũng như các rối loạn tâm thần mà thiếu niên có thể gặp phải do ảnh hưởng của bạo lực gia đình. Các nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về tác động của bạo lực cha mẹ lên tâm lý của thiếu niên mà còn cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển các biện pháp phòng ngừa và can thiệp hiệu quả. Dưới đây là hai nhánh chính trong nghiên cứu về TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực: 1.1.2.1. Các nghiên cứu về triệu chứng sức khỏe tinh thần liên quan đến TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Tổng quan có thể thấy các nghiên cứu về triệu chứng sức khỏe tâm thần liên quan đến TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực đều chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng thiếu niên. Dưới đây là các điểm chung từ các nghiên cứu này: (1) Về các triệu chứng tâm lý: + Rối loạn giấc ngủ và đái dầm: Nghiên cứu của Astbury và cộng sự (2000) và Hoeboer và cộng sự (2020) ghi nhận các triệu chứng sinh lý như rối loạn giấc ngủ và đái dầm ở trẻ bị bạo lực gia đình.
  10. 4 + Kích thích tâm lý và căng thẳng: Lloyd (2018) và các nghiên cứu khác cho thấy bạo lực gia đình có thể dẫn đến sự căng thẳng và cảm giác không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. + Triệu chứng lo âu và trầm cảm: Nghiên cứu của Grych và Fincham (1990), Astbury và cộng sự (2000), Lloyd (2018) đều chỉ ra rằng trẻ em bị cha mẹ bạo lực thường gặp triệu chứng lo âu và trầm cảm. Trẻ em có thể cảm thấy buồn bã, lo lắng, và gặp khó khăn trong việc duy trì cảm giác an toàn. + Cảm giác tội lỗi và xấu hổ: Chester và Joscelyne (2018) cũng ghi nhận rằng trẻ thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về tình trạng bạo lực gia đình, cảm giác này có thể làm tăng mức độ trầm cảm và lo âu. (2) Về các triệu chứng hành vi: + Hành vi hung hăng và phá phách: Các nghiên cứu của Astbury và cộng sự (2000), Bozzay và cộng sự (2017) cho thấy hành vi hung hăng, phá phách, và nổi loạn là phổ biến ở trẻ bị bạo lực gia đình. Những trẻ này có thể thể hiện hành vi tiêu cực ra bên ngoài, như phá hoại và gây rối. + Hành vi tự hủy hoại và khó kiểm soát: Một số nghiên cứu, bao gồm của Astbury và cộng sự (2000), chỉ ra rằng trẻ có thể phát triển hành vi tự hủy hoại bản thân, bao gồm tự làm hại hoặc trốn khỏi nhà. (3) Tác động đến thành tích học tập và mối quan hệ xã hội: + Kết quả học tập kém: Nghiên cứu của Alsabawy và Qassim (2023) chỉ ra rằng HVBL từ cha mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực chú ý, tập trung, và thành tích học tập của học sinh. + Khó khăn trong quan hệ xã hội: Gautam và cộng sự (2024) cho thấy trẻ em trải qua bạo lực gia đình thường gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội tích cực. (4) Ảnh hưởng khác nhau theo giới tính và quốc gia: Nghiên cứu của Peltonen và cộng sự (2010) cho thấy triệu chứng tâm lý có sự khác biệt rõ rệt theo giới tính và quốc gia, với nữ giới thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn về triệu chứng nội tâm, trong khi nam giới gặp phải nhiều triệu chứng về hành vi bên ngoài. Những nghiên cứu này cho thấy rằng HVBL từ cha mẹ có ảnh hưởng sâu rộng và đa dạng đến sức khỏe tâm thần và hành vi của trẻ em và thanh thiếu niên, ảnh hưởng này có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau và cần được can thiệp kịp thời để giảm thiểu tác động tiêu cực. 1.1.2.2. Các nghiên cứu về rối loạn tâm thần liên quan đến TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Điểm chung của các nghiên cứu về rối loạn tâm thần liên quan đến TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực có thể được tóm tắt như sau: - Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng HVBL từ cha mẹ có ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ em bị bạo lực thể
  11. 5 chất, tình dục, hoặc chứng kiến bạo lực giữa cha mẹ đều có nguy cơ cao mắc phải các rối loạn tâm thần, đặc biệt là rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, và các rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị lạm dụng cả về thể chất lẫn tình dục có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần cao nhất. Lạm dụng tình dục, khi kết hợp với bạo lực thể chất, thường dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng hơn đối với sức khỏe tâm thần của trẻ so với chỉ bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục đơn lẻ. - Có sự khác biệt về cách rối loạn tâm thần xuất hiện giữa các bé trai và bé gái. Ví dụ, bé trai thường gặp nhiều vấn đề về hành vi hơn, trong khi bé gái có xu hướng gặp phải các vấn đề liên quan đến lo âu và trầm cảm nhiều hơn. - Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các rối loạn tâm thần do HVBL từ cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi mà còn đến các chức năng nhận thức và học tập của trẻ. Trẻ em bị bạo lực tình dục, đặc biệt, có thể gặp khó khăn trong các lĩnh vực như ngôn ngữ và trí nhớ. - Việc chẩn đoán các rối loạn tâm thần ở trẻ em bị bạo hành gặp nhiều khó khăn do sự đa dạng và phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng, bao gồm cả các đặc điểm phát triển cá nhân và bối cảnh gia đình. Do đó, cần một sự đánh giá toàn diện và chú ý đến cả các yếu tố bên ngoài và nội tại của trẻ. Các nghiên cứu trên nhấn mạnh sự cần thiết của việc can thiệp sớm và toàn diện để hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực lâu dài về mặt tâm lý và chức năng nhận thức. 1.1.3. Các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa và can thiệp ̣ tổn thương tâm lý ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực 1.1.3.1. Các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa tổn thương tâm lý ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Tổng quan các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa TTTL cho thiếu niên bị cha mẹ bạo lực có nhiềm điểm chung trong việc đề xuất các phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của bạo lực gia đình. Các điểm chung bao gồm: - Tập trung vào việc giáo dục nâng cao nhận thức: nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về bạo lực và tổn thương trẻ em, đồng thời phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo cho các chuyên gia, nhân viên hỗ trợ và tình nguyện viên để nhận diện và ngăn chặn bạo lực sớm. - Đào tạo và phát triển kỹ năng: nâng cao kỹ năng nuôi dạy con cái và cải thiện hành vi nuôi dạy không hiệu quả. - Tạo mối quan hệ và hỗ trợ cộng đồng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận toàn diện và đa ngành, bao gồm sự tham gia của các chuyên gia và cộng đồng, đồng thời cũng đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ và tạo ra mạng lưới cộng đồng tích hợp để cung cấp các nguồn lực cho gia đình có nguy cơ.
  12. 6 - Hỗ trợ và can thiệp sớm: đề cao việc can thiệp sớm cho các gia đình có nguy cơ cao và các chương trình hỗ trợ cho thanh thiếu niên. Tất cả các nghiên cứu đều hướng tới mục tiêu cải thiện đời sống tâm lý cho trẻ em bằng cách tích hợp các phương pháp giáo dục, can thiệp sớm, hỗ trợ cộng đồng và phát triển kỹ năng, nhằm tạo ra một hệ thống phòng ngừa TTTL do bạo lực gia đình một cách hiệu quả. 1.1.3.2. Các nghiên cứu về mô hình can thiệp TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Tổng quan các nghiên cứu về mô hình can thiệp TTTL ở thiếu niên bị cha mẹ bạo lực đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các liệu pháp can thiệp hiệu quả và có thể áp dụng đa dạng để giúp trẻ vượt qua các hậu quả của bạo lực gia đình. Dưới đây là một số điểm chung nổi bật giữa các nghiên cứu: - Hiệu quả của Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hành vi nhận thức là phương pháp điều trị hiệu quả cho các triệu chứng căng thẳng và các rối loạn tâm lý liên quan đến chấn thương ở trẻ em và thanh thiếu niên. CBT giúp giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu, và trầm cảm thông qua việc thay đổi nhận thức và hành vi không thích ứng. - Tính hiệu quả của các liệu pháp trị liệu khác: liệu pháp xử lý nhận thức (CPT), Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PE), và Giải mẫn cảm và Tái xử lý Chuyển động Mắt (EMDR) cũng có hiệu quả tương đương trong việc giảm triệu chứng căng thẳng liên quan đến TTTL. Điều này cho thấy sự đa dạng trong các phương pháp điều trị có thể đáp ứng nhu cầu và điều kiện cá nhân khác nhau của người bị tổn thương - Tầm quan trọng của tiếp cận đa dạng: các can thiệp nên được điều chỉnh theo từng cá nhân và bối cảnh cụ thể. Việc áp dụng các phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng như CBT và các phương pháp khác cần phải được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng bệnh nhân. 1.2. Cơ sở lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực 1.2.1. Lý luận về hành vi bạo lực của cha mẹ 1.2.2.1. Lý luận về hành vi bạo lực a. Khái niệm hành vi bạo lực Từ việc tổng hợp các quan điểm về bạo lực, đề tài xem xét hành vi bạo lực là những phản ứng, cách ứng xử của một cá nhân, sử dụng sức mạnh, quyền lực thông qua các lời nói, hành động để cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung… làm tổn thương đến thể chất, tinh thần người khác. Hành vi bạo lực có thể diễn ra ở tất cả các môi trường. Hành vi bạo lực diễn ra trong gia đình được gọi là (hành vi) bạo lực gia đình. b. Các học thuyết về hành vi bạo lực 1.2.2.2. Lý luận về hành vi bạo lực của cha mẹ với con cái
  13. 7 a. Khái niệm hành vi bạo lực của cha mẹ với con cái Đề tài xác định hành vi bạo lực của cha mẹ với con cái là một dạng của BLGĐ, là những phản ứng, cách ứng xử của cha mẹ, sử dụng sức mạnh, quyền lực thông qua các lời nói, hành động để cưỡng bức, trấn áp, đe dọa, hành hung… làm tổn thương đến thể chất, tinh thần của con cái. Chủ thể của HVBL là cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ của trẻ. Có thể là cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ ruột. Đối tượng của hành vi là con trẻ trong gia đình. Có thể là con nuôi hoặc là con ruột. b. Phân loại hành vi bạo lực của cha mẹ với con cái Dựa trên bản chất của bạo lực, tổ chức trên cũng chia thành 4 loại bạo lực: thể chất, tình dục, tinh thần hoặc liên quan đến kinh tế (WHO, 1996): Nghiên cứu này chỉ tập trung vào ba loại HVBL của cha mẹ đối với con cái: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực kinh tế, không nghiên cứu bạo lực tình dục. 1.2.2. Lý luận về tổn thương tâm lý 1.2.2.1. Khái niệm tổn thương tâm lý Điểm chung của các định nghĩa được đề cập là việc nhấn mạnh rằng TTTL xuất phát từ những sự kiện hoặc trải nghiệm cực kỳ đau khổ và căng thẳng, vượt quá khả năng chịu đựng và đối phó của cá nhân. TTTL gây ra những phản ứng cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ như sợ hãi, lo lắng, và cảm giác bất lực. Những cảm xúc này thường kéo dài, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của người bị tổn thương và được biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau. Xuất phát từ các quan điểm nêu trên, luận án xác lập định nghĩa TTTL như sau: tổn thương tâm lý (Psychological trauma) mô tả tình trạng một cá nhân trải qua sự kiện hoặc chuỗi sự kiện gây căng thẳng hoặc đau khổ nghiêm trọng, vượt quá khả năng đối phó của cá nhân, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và khả năng tương tác xã hội của họ. tổn thương tâm lý có thể biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng, bao gồm triệu chứng lo âu, triệu chứng trầm cảm, triệu chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD), cảm giác tội lỗi, và khó khăn trong việc thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ lành mạnh. Trị liệu tâm lý và hỗ trợ cho những tổn thương tâm lý này thường bao gồm liệu pháp tâm lý cá nhân, hỗ trợ nhóm, và đôi khi sử dụng thuốc. 1.2.2.2. Vài nét về cơ sở sinh lý của TTTL 1.2.2.3. Triệu chứng của tổn thương tâm lý Có thể thấy, TTTL là một hiện tượng tinh thần phức tạp. Các triệu chứng của TTTL thường có nhiều dạng khác nhau với những triệu chứng rất tương tự, giống hệt và chồng lấn lên nhau đến nỗi nó thể hiện những thách thức ghê gớm trong chẩn đoán và trị liệu (Judith Armstrong và cộng sự, 2014). Trên thực tế, triệu chứng của TTTL cũng rất khác nhau giữa các cá nhân, tùy thuộc vào mức độ tổn thuơng của mỗi người.
  14. 8 Trẻ em từ 12 – 18 tuổi có các triệu chứng TTTL tương tự người lớn: các triệu chứng liên quan đến PTSD, trầm cảm, lo âu, mặc cảm tội lỗi, rút lui khỏi các mối quan hệ. Sự khác biệt rõ rệt nhất về triệu chứng TTTL ở lứa tuổi này so với trẻ nhỏ và người lớn được thể hiện qua hành vi bốc đồng và hung hăng (National Center for PTSD, 2018). Các nghiên cho thấy có mối liên hệ giữa TTTL với các triệu chứng, bao gồm (1) triệu chứng căng thẳng; (2) triệu chứng trầm cảm; (3) triệu chứng lo âu; (4) hành vi hung tính; (5) hành vi phá luật: a. Tổn thương tâm lý và triệu chứng căng thẳng Căng thẳng liên quan đến TTTL thường được mô tả là một quá trình cấp tính hoặc mãn tính. Phản ứng căng thẳng cấp tính được đặc trưng bởi phản ứng giao cảm ngắn hạn đối với mối đe dọa thực sự hoặc được nhận thức, thường dẫn đến phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Giống như phản ứng căng thẳng cấp tính, phản ứng căng thẳng mãn tính có thể xảy ra để đáp ứng với một sự kiện chấn thương đơn lẻ hoặc sau nhiều tác nhân gây căng thẳng. Chấn thương mãn tính thường biểu hiện bằng các quá trình sinh lý và hành vi bất thường, được nêu trong DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, phiên bản thứ năm) là các cụm triệu chứng sau (Bisson, J. I., Cosgrove, S., Lewis, C., Robert, N. P., 2015): (1) Tái trải nghiệm (ký ức xâm nhập) (2) Hành vi né tránh (3) Thay đổi tiêu cực về niềm tin và cảm xúc (4) Tăng kích thích Trong các thang đo dùng để xác định các triệu chứng liên quan đến căng thẳng, thang đo PCL-5 là thang đo được sử dụng phổ biến (Weathers, F. W., Litz, B. T., Herman, D. S., Huska, J. A., & Keane, T. M, 1993). b. Tổn thương tâm lý và triệu chứng trầm cảm Nhìn chung, các triệu trứng của trầm cảm liên quan đến TTTL có thể được đề cập như sau: buồn bã, bi quan về tương lai, cảm thấy như thất bại, mất hài lòng với bản thân, cảm thấy tội lỗi, cảm thấy bị phạt, không hài lòng về bản thân, mất hứng thú trong các hoạt động, một số thay đổi về thể chất như khó ngủ, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, thay đổi về xã hội, cảm thấy cô đơn, cảm thấy không ai quan tâm. Nghiên cứu của Aparicio-Castro kết luận BDI là một bài sàng lọc hiệu quả để xác định những triệu chứng của trầm cảm (Aparicio Castro, E., Candeliere Merlicco, A., María Santa, C., & Villaverde González, R., 2024). c. Tổn thương tâm lý và triệu chứng lo âu Nhìn chung, các triệu trứng của lo âu liên quan đến TTTL có thể được đề cập như: lo lắng, sợ hãi mà không có lý do rõ ràng, dễ dàng bối rối hoặc lo lắng, dễ cáu gắt, lo lắng về những điều nhỏ nhặt, hoảng sợ, mất kiểm soát, khó thở, run rẩy hoặc
  15. 9 không kiểm soát được, dễ dàng đổ mồ hôi, tim đập nhanh hoặc mạnh, đau ngực hoặc khó chịu, ngứa ngáy hoặc tê, buồn nôn hoặc khó tiêu, yếu đuối hoặc dễ mệt mỏi, bồn chồn hoặc không thể ngồi yên, chóng mặt hoặc mất thăng bằng, khó tập trung, khó ngủ, choáng váng hoặc như bị mất kiểm soát… Nhiều nghiên cứu cho thấy thang SAS có độ tin cậy cao và có thể được sử dụng trong việc đánh giá các triệu chứng về lo âu ở các cá nhân mắc các tổn thương thể chất và tâm lý (Ruan, Y., Lin, H., Lu, X., Lin, Y., Sun, J., Xu, C., Zhou, L., Cai, Z., & Chen, X. (2024). d. Tổn thương tâm lý và hành vi công kích, phá luật Về hành vi công kích: Hành vi công kích liên quan đến TTTL có thể bao gồm nhiều triệu chứng như: hường xuyên gây sự, đánh nhau với bạn bè hoặc anh chị em, mất kiểm soát khi tức giận, có thái độ thiếu tôn trọng, thù địch, đe dọa hoặc hăm dọa người khác, chửi bới hoặc lăng mạ người khác, gây rối, gây gỗ, không tuân thủ các quy tắc, bạo lực với động vật, đập phá đồ đạc, quấy phá trong gia đình và ở nơi công cộng… Về hành vi phá luật: Hành vi phá luật liên quan đến TTTL bao gồm nhiều triệu chứng như một loạt các hành vi sai trái, vi phạm quy tắc xã hội và pháp luật, thể hiện qua các biểu hiện cụ thể như: thường xuyên nói dối, gian lận, trộm cắp bỏ nhà đi, trốn học, hút thuốc lá hoặc sử dụng những chất kích thích và chất cấm như rượu bia, ma tuý, tham gia vào các hoạt động phạm pháp, có hành vi bạo lực và nguy hiểm đối với bản thân hoặc người khác, gây rối ở trường học hoặc nơi công cộng, phá hoại tài sản công cộng, tham gia vào các hoạt động băng nhóm và các hoạt động mại dâm… Trong một số nghiên cứu có sử dụng thang CBCL, nhiều tác giả cho thấy rằng thang CBCL có đủ các thuộc tính tâm lý cần thiết để ứng dụng trong việc đánh giá các vấn đề trong hành vi của trẻ, đồng thời thang cũng có sự tương thích với các công cụ đánh giá hành vi của trẻ khác như Bảng hỏi Ưu điểm và Nhược điểm (Strength and Difficulties Questionnaire) (SDQ) (Uğurlu, M., Sözer Boz, E., & Turgut, S., 2024); (Baumann, N., Anderson, P. J., Johnson, S., Marlow, N., Wolke, D., & Jaekel, J., 2024). 1.2.3. Lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực 1.2.3.1. Một số đặc điểm tâm lý tuổi thiếu niên 1.2.3.2. Lý luận về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực a. Khái niệm tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Xuất phát từ định nghĩa TTTL đã xác lập và quan điểm của một số tác giả vừa trình bày, nghiên cứu định nghĩa: tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực (Psychological trauma in adolescents due to parental violence) là tình trạng một thiếu niên trải qua hành vi bạo lực từ phía cha mẹ hoặc người giám hộ và ảnh
  16. 10 hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và khả năng tương tác xã hội của trẻ. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển tâm lý và xã hội của thiếu niên. b. Triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Nghiên cứu của Hussain và các cộng sự về ảnh hưởng của hành vi ngược đãi tinh thần trong gia đình lên trẻ cho thấy những hành vi bạo lực trong gia đình cụ thể là hành vi bạo lực đối với trẻ có thể gây nên những vấn đề như lo âu, căng thẳng và trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ (Hussain, D., Alam, I., & Hakim, A. U., 2019). Do đó, cũng giống như triệu chứng của TTTL nói chung, các triệu chứng của TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực cũng bao gồm: (1) triệu chứng căng thẳng; (2) triệu chứng trầm cảm; (3) triệu chứng lo âu; (4) hành vi hung tính; (5) hành vi phá luật. c. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Các yếu tố khách quan Các yếu tố chủ quan d. Giải pháp giảm thiểu tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực Từ định nghĩa về giải pháp, giảm thiểu, TTTL đã được định nghĩa thì giải pháp giảm thiểu TTTL được người nghiên cứu hiểu là: cách lựa chọn và đưa ra những biện pháp cụ thể nhất định làm giảm những triệu chứng của tổn thương tâm lý đến mức thấp nhất có thể. d1. Sử dụng các biện pháp giáo dục để hỗ trợ trẻ có tổn thương tâm lý d2. Can thiệp hướng đến gia đình d3. Can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm Về liệu pháp can thiệp, tổng quan các nghiên cứu về mô hình phòng ngừa và can thiệp TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực cho thấy có nhiều liệu pháp can thiệp giảm thiểu TTTL như liệu pháp xử lý nhận thức (CBT), Liệu pháp tiếp xúc kéo dài (PE), và Giải mẫn cảm và tái xử lý Chuyển động Mắt (EMDR)… Tuy nhiên, liệu pháp nhận thức hành vi là một liệu pháp can thiệp hiệu quả và ưu việt trong việc giảm thiểu các triệu chứng của TTTL ở thiếu niên do bạo lực gia đình. Liệu pháp này không chỉ giúp giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu và trầm cảm… mà còn hỗ trợ trong việc cải thiện các kỹ năng đối phó và tăng cường chức năng tổng thể của cá nhân. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về khách thể và địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
  17. 11 Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những đô thị lớn và phát triển nhất tại miền Nam Việt Nam. Để phù hợp với bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nghiên cứu tập trung khảo sát ở một số quận huyện đại diện của TP. HCM thay vì tiến hành trên toàn thành phố. Các quận huyện được chọn bao gồm Quận 1, Quận 3, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân và Quận Tân Phú. Quận 1 và Quận 3. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu -Tiêu chí về lứa tuổi: Nghiên cứu bao gồm các thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi. Trong đó, tỷ lệ các nhóm tuổi như sau: 12 tuổi có 297/849 người, chiếm 35,0%; 13 tuổi có 264/849 người, chiếm 31,1%; 14 tuổi có 168/849 người, chiếm 19,8%; và 15 tuổi có 120/849 người, chiếm 14,1%. - Tiêu chí về giới tính: Khảo sát bao gồm cả nam và nữ. Cụ thể, số lượng nam là 417/849 người, chiếm 49,1%, và số lượng nữ là 432/849 người, chiếm 50,9%. - Tiêu chí về tổ chức chăm sóc/giáo dục: Có 784/849 thiếu niên được khảo sát tại 5 trường THCS được chọn ngẫu nhiên, bao gồm 2 trường ngoại thành và 3 trường nội thành, chiếm 92,34%. Ngoài ra, mẫu nghiên cứu cũng bao gồm 48/849 thiếu niên từ Trung tâm Công tác Xã hội Giáo dục Dạy nghề Thiếu niên TP. HCM, chiếm 5,7%, và 17/849 thiếu niên từ mái ấm, chiếm 2,0%. - Tiêu chí về người chăm sóc: Đề tài khảo sát tất cả các trường hợp. Trong đó, thiếu niên sống cùng cha mẹ ruột có 761/849 người, chiếm 89,63%; sống cùng cha mẹ nuôi có 11/849 người, chiếm 1,3%; và không sống cùng cha mẹ có 77/849 người, chiếm 9,1%. Khách thể nghiên cứu hỗ trợ là 120 khách thể, bao gồm các khách thể hoạt động trong lĩnh vực Tâm lý học và các lĩnh vực có liên quan. Mục tiêu khảo sát là đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu TTTL của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM, trong đó chúng tôi sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu lý luận 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm 2.3.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 2.3.6. Phương pháp thống kê toán học
  18. 12 CHƯƠNG 3: TỔN THƯƠNG TÂM LÝ CỦA THIẾU NIÊN BỊ CHA MẸ BẠO LỰC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Kết quả sàng lọc thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại TP. HCM 3.1.1. Các sự kiện tiêu cực đã xảy ra với thiếu niên - Trong tổng số 849 thiếu niên, 277 em (chiếm 32.6%) đã trải qua bạo lực hoặc các sự kiện tương tự. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các sự kiện tiêu cực khác như tai nạn nghiêm trọng, hỏa hoạn, hoặc thảm họa thiên nhiên. Tỷ lệ này cho thấy bạo lực là một vấn đề phổ biến hơn trong nhóm đối tượng khảo sát. 3.1.2. Trải nghiệm bạo lực đã xảy ra với thiếu niên Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy trong số 277 thiếu niên đã trải qua bạo lực hoặc các sự kiện tương tự, có một phân chia rõ ràng giữa những trẻ chỉ chứng kiến bạo lực và những trẻ trở thành nạn nhân trực tiếp. Cụ thể: - Chứng kiến bạo lực (56,3%): chứng kiến bạo lực thể chất, gồm 46 trẻ (16,6%) đã chứng kiến cha mẹ làm tổn thương thân thể nhau, như đánh nhau hoặc tát nhau; chứng kiến bạo lực tinh thần gồm 110 trẻ (39,7%), đã nghe thấy cha mẹ làm tổn thương tinh thần nhau qua việc chửi bới hoặc nói những lời không tôn trọng. - Trở thành nạn nhân trực tiếp (71,1%): bạo lực thể chất gồm 50 trẻ (18,0%) chỉ bị bạo lực thể chất; bạo lực tinh thần gồm 103 trẻ (37,2%) chỉ bị bạo lực tinh thần; bạo lực kết hợp: 44 trẻ (15,9%) bị cả bạo lực thể chất, tinh thần và các dạng bạo lực khác. Có thể thấy tỷ lệ cao của bạo lực tinh thần (37,2%) so với bạo lực thể chất (18,0%) phản ánh một vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ gia đình. Bạo lực tinh thần, với đặc điểm dễ xảy ra và có thể diễn ra liên tục, thường không được chú ý nhiều bằng bạo lực thể chất nhưng vẫn có tác động sâu rộng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Đặc biệt, bạo lực tinh thần có thể gây ra những tổn thương lâu dài, ảnh hưởng đến lòng tự trọng, cảm giác an toàn và khả năng phát triển mối quan hệ xã hội của trẻ. 3.1.3. Thời điểm diễn ra hành vi bạo lực với thiếu niên - Bạo lực xảy ra trong khoảng một năm (42,6%), gồm 82 thiếu niên. - Bạo lực diễn ra trên 5 năm (31%), gồm 61 thiếu niên. - Bạo lực diễn ra 2-3 năm trước (18,8%), gồm 37 thiếu niên. - Bạo lực diễn ra 4-5 năm trước (8,6%), gồm 17 thiếu niên. Căn cứ trên các nhóm nêu trên, luận án tiến hành lựa chọn 197 khách thể để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên và tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực. 3.2. Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên 3.2.1. Kết quả nghiên cứu chung về hành vi bạo lực của cha mẹ với thiếu niên
  19. 13 Kết quả đánh giá chung về mức độ HVBL của cha mẹ đối với thiếu niên cho thấy rằng có 163/197 trường hợp đánh giá rằng HVBL xảy ra “ít khi”, chiếm 82,7%. Trong khi đó, 17,3% số thiếu niên còn lại tự đánh giá rằng họ bị bạo lực ở mức “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” và “rất thường xuyên”. Kết quả thống kê cho thấy hành vi bạo lực (HVBL) về tinh thần có điểm trung bình (ĐTB) cao nhất với 2,22, tiếp theo là HVBL về kinh tế (ĐTB = 1,93) và cuối cùng là HVBL về thể chất (ĐTB = 1,88). Điều này cho thấy HVBL về tinh thần của cha mẹ với thiếu niên phổ biến hơn so với các hình thức bạo lực khác. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu cụ thể về hành vi bạo lực của cha mẹ với 197 thiếu niên 3.3. Kết quả nghiên cứu về tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực 3.3.1. Kết nghiên cứu về các triệu chứng của tổn thương tâm lý trên bình diện chung Bảng 1. Triệu chứng tổn thương tâm lý của thiếu niên bị cha mẹ bạo lực tại thành phố Hồ Chí Minh trên bình diện chung Nhóm Item Triệu chứng Đối sánh khung lý thuyết 1 4.18 Em cảm thấy hoảng hốt và dễ Nhóm triệu chứng liên (11/25 giật mình quan đến việc phản ứng triệu 5.2 Tôi cảm thấy sợ mà không có nhạy cảm quá mức, tập chứng) nguyên nhân nào trung vào sự sợ hãi, 5.3 Tôi dễ bối rối và cảm thấy hoảng hoảng loạn với các kích sợ thích 5.5 Tôi cảm thấy mọi thứ đều không tốt và có điều gì xấu sẽ xảy ra 5.10 Tôi cảm thấy tim tôi đập nhanh 4.17 Em trở nên quá cảnh giác, phòng vệ và cầu toàn 4.19 Em khó tập trung 4.14 Em khó có cảm xúc tích cực (khó cảm thấy hạnh phúc, khó có cảm giác yêu thương người thân) 4.11 Em có cảm xúc rất tiêu cực như sợ hãi, kinh hãi, tức giận, tội lỗi hay xấu hổ 5.20 Tôi thường có ác mộng
  20. 14 5.12 Tôi có cơn ngất và cảm thấy gần như thế 2 (5/25 4.7 Em cố gắng né tránh những đồ Nhóm triệu chứng liên triệu vật, địa điểm, một ai đó, các tình quan đến tái trải nghiệm chứng) huống… có thể gợi nhớ về sự và hành vi né tránh sự kiện tồi tệ trước đây kiện bị cha mẹ bạo lực 4.8 Em có vấn đề đối với việc nhớ lại các phần quan trọng của sự kiện tồi tệ trước đây 4.6 Em cố gắng tránh né những ký ức, những suy nghĩ, những cảm giác liên quan đến sự kiện tồi tệ trước đây. 4.5 Khi một thứ gì đó gợi nhớ lại sự kiện tồi tệ, có thể em phản ứng mạnh (tim đập nhanh, khó thở, vã mồ hôi…) 4.1 Những ký ức về sự kiện tồi tệ khiến em căng thẳng mà không muốn nhớ lại, nó làm em sợ hãi 3 (3/25 5.19 Tôi khó để ngủ dễ dàng và khó để Nhóm triệu chứng liên triệu có một giấc ngủ tốt quan đến sự bồn chồn chứng) 5.9 Tôi cảm thấy khó bình tĩnh và không yên (Restlessness) ngồi yên một cách dễ dàng và khó ngủ (Insomnia) 4.20 Em khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ 4 (3/25 7.8 Em không vâng lời thầy cô Nhóm triệu chứng liên triệu 7.9 Em không vâng lời bố mẹ quan đến hành vi không chứng) 7.14 Em hay đánh người vâng lời và đánh nhau 5 (2/25 7.17 Em la hét quá nhiều Nhóm triệu chứng liên triệu quan đến hành vi la hét và chứng) sở thích nghịch lửa 7.18 Em thích nghịch lửa 6 (2/25 6C Tôi có cảm giác mình bị thất bại Nhóm triệu chứng liên triệu hoàn toàn trong cuộc sống riêng quan đến cảm giác thất chứng) tư (trong quan hệ với bố mẹ) bại và sự đau khổ 6A Tôi buồn và đau khổ đến mức không thể chịu đựng nổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2