intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt

Chia sẻ: Lan Xi Chen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

120
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt tìm hiểu những vấn đề sau: lí thuyết hành động ngôn từ, hành động hỏi, tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa và các phương tiện biểu hiện trong các ngôn ngữ. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Miêu tả những phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN THỊ VÂN ANH PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG HỎI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Văn Khang Phản biện 2: GS. TS Hoàng Văn Vân Phản biện 3: PGS. TS Trần Kim Phượng Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Vân Anh: “Nghĩa tình thái ở kiểu hỏi chính danh thể hiện ở câu trần thuật”, Tạp chí Từ điển học và bách khoa thư, số 2 (58) 3/2019. 2. Nguyễn Thị Vân Anh: “Tình thái trong kiểu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 2(69) - 3/2019. 3. Võ Đại Quang- Nguyễn Thị Vân Anh “Nghiên cứu về một số phương tiện biểu đạt tình thái trong câu hỏi tiếng Anh”, Tạp chí ngôn ngữ và đời sống, số 9 (239) 2015. 4. Võ Đại Quang- Nguyễn Thị Vân Anh “Một số đặc điểm ngữ dụng của các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Anh”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, trường ĐH Hà Nội, số 45/2015.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những sắc thái tình cảm, những cung bậc cảm xúc khác nhau của người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là tình thái. Tình thái trong ngôn ngữ là một mảng kiến thức rất rộng và ở bất kì ngôn ngữ nào, tình thái cùng với cách thức diễn đạt tình thái đều rất phong phú, đa dạng. Trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tình thái và các phương tiện truyền tải tình thái đặc biệt là dưới góc nhìn của ngữ dụng học. Tình thái là một phạm trù liên hệ với việc diễn đạt sự bắt buộc sự cho phép, sự cấm đoán, sự cần thiết, tính khả hữu, khả năng. Không thể tạo ra ý nghĩa lời nói nếu trong lời nói ấy ta không tìm thấy một biểu hiện nào đó của tính tình thái. Tình thái không những là linh hồn của câu, của văn bản mà còn là của cả hoạt động giao tiếp. Giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi chúng ta biết vận dụng những phương tiện biểu hiện tình thái. Viêc vận dụng những phương tiện biểu hiện tình thái giúp người nói người nói tạo dựng phát ngôn cũng như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp của người nói. Bởi vậy nghiên cứu về tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái là một đề tài thú vị, ngày càng được mở rộng chú trọng và phát triển giúp chúng ta hướng tới thành công trong giao tiếp, ứng xử. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng đã có những đề tài trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu về lĩnh vực tình thái và xoay quanh việc xác định nghĩa tình thái và phân loại nghĩa tình thái, các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái, phạm vi nghiên cứu quan hệ của nghĩa tình thái trong câu hỏi hay câu cầu khiến, ý nghĩa tình thái và phương tiện tình thái cú pháp học ở các ngôn ngữ, tuy nhiên trong phạm vi tư liệu chúng tôi có được cũng chưa có công trình nào trực tiếp quan tâm chuyên sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về cách biểu đạt ý nghĩa tình thái của hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt biểu hiện không chỉ bằng câu hỏi mà còn bằng các kiểu câu khác như câu mệnh lệnh, câu trần thuật ở bậc luận án tiến sĩ. Vì những lí do đã nêu ở trên, việc nghiên cứu các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong hành động ngôn từ hỏi của luận án này là cần thiết, giúp mang đến một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề tình thái trong ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu học thuật mà còn đáp
  5. ứng nhu cầu thực tiễn. Luận án ở chừng mực nào đó có thể đóng góp thêm cho việc biên soạn tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập giảng dạy chuyên sâu, nâng cao hiểu biết cho những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án này được thực hiện mục đích nghiên cứu các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm hiểu về những tương đồng và dị biệt của phương tiện biểu hiện loại nghĩa này về phương diện ngữ nghĩa- ngữ dụng ở cả hai ngôn ngữ.Thông qua việc nghiên cứu luận án, tác giả trau dồi thêm những hiểu biết cần thiết, nâng cao trình độ phục vụ cho công tác giảng dạy và dịch thuật ngoại ngữ. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào việc tìm hiểu những vấn đề sau: 1. Lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory), hành động hỏi, nghĩa tình thái và các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong các ngôn ngữ. 2. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Miêu tả những phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 4. Nhận xét về sự tương đồng và khác biệt về nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phạm vi nguồn ngữ liệu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt, nghĩa là trong khuôn khổ của luận án này chúng tôi tập trung khảo sát các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên các nguồn tư liệu như nguồn câu hỏi Anh -Việt, nguồn câu trần thuật, câu mệnh lệnh dùng để hỏi do một nhóm tác giả xử lí ngôn ngữ tự nhiên thuộc trường đại học Stanford (The Stanford Natural Language Processing Group) tiến hành ghi âm lại lời thoại trong các video TED talks (corpus song ngữ Anh -Việt: http://nlp.stanford.edu/project/nmt/), các tác phẩm văn học như “Gone with the Wind” (Cuốn theo chiều gió) của Margaret
  6. Mitchell, “The Da Vinci Code” (Mật mã Da Vinci) của Dan Brown, tập truyện ngắn Nguyễn Hào Hải, truyện ngắn Chu Lai, truyện ngắn Ngô Tự Lập “ Tháng có 15 ngày”, tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Ngô Tất Tố và các truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Quân đội Nhân dân từ các năm 2000 đến 2016. Hiện nay có nhiều loại tình thái được xác lập theo các tiêu chí khác nhau. Phạmvi nghiên cứu của luận án này chúng tôi tập trung vào tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái hành động ngôn từ , tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic modality) ở hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt. Các phương tiện biểu hiện tình thái ở hỏi tu từ tiếng Anh và tiếng Việt nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án này. Hành động hỏi là một hành động mà người nói thực hiện thông qua ngôn ngữ, là một một kiểu ngôn trung cố gắng gợi ra một thông tin nào đó dưới hình thức một câu trả lời. Nói cách khác, đây là hành động mà người nói thực hiện nhằm thu thập thông tin chưa biết cần biết. Hành động hỏi có thể có nhiều phương tiện biểu đạt và cùng một cách thức biểu đạt có thể thực hiện được nhiều hành động ngôn từ khác nhau. Hành động hỏi dùng kết cấu hỏi và các kết cấu khác để yêu cầu cung cấp thông tin hay thực hiện các mục đích giao tiếp. Người nói có thể sử dụng phương tiện câu hỏi (hay cấu trúc câu khác như câu trần thuật hoặc là câu mệnh lệnh) để thực hiện một hành động ngôn từ hỏi. Hành động hỏi thể hiện bằng câu hỏi là hành động hỏi trực tiếp. Hành động hỏi thực hiện bởi các câu trần thuật hay mệnh lệnh được gọi là hành động hỏi gián tiếp. Như vậy, có nhiều cách khác nhau để thực hiện cùng một hành động ngôn từ, bởi vì có nhiều câu khác nhau thực hiện cùng một mục đích nói. Từ sự phân tích đã đề cập ở trên chúng tôi nêu ra hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt như sau : (1) Hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt là hành động hỏi thể hiện bằng câu nghi vấn; (2) Hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt là hành động hỏi thể hiện bằng câu trần thuật và câu mệnh lệnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp miêu tả và đối chiếu. Phương pháp miêu tả nhằm làm sáng tỏ các kiểu nghĩa tình
  7. thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt.Trong phương pháp miêu tả, chúng tôi đã vận dụng các thủ pháp như thủ pháp thống kê, phân loại và thủ pháp phân tích ngữ cảnh trên các ngữ liệu cụ thể mà chúng tôi thu thập được. Bên cạnh đó chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa các bộ phận nghĩa tình thái, những phương tiện biểu thị chúng, hiệu quả của việc sử dụng những phương tiện ấy trong thực tế, qua đó mà hiểu rõ hơn về nghĩa tình thái, và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt giúp nâng cao hiệu quả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. 5. Những đóng góp của luận án Luận án đã nhận diện được hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nghiên cứu tập trung vào phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp cụ thể với các đặc trưng về nội dung, ý nghĩa và các mối quan hệ tương ứng giữa hình thức và nội dung. Qua phân tích, nghiên cứu đã bước đầu nhận ra những nét tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức, phương tiện biểu hiện tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Về lí luận: Thông qua việc đối chiếu tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái trong hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt, luận án giúp làm nhận thức rõ hơn về biểu hiện của các nghĩa tình thái như tình thái hành động ngôn từ , tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi hỏi trực tiếp và gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời tìm ra sự tương đồng và khác biệt của phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt. Về thực tiễn: Vấn đề tình thái từ xưa đến nay tuy không mới nhưng luôn là đề tài thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trên tinh thần kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước về vấn đề nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái, ở khuôn khổ luận án này chúng tôi tập trung tìm hiểu nhằm nêu bật nội dung tình thái nào và cách thức truyền tải nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp và gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt. Không có nhiều công trình nghiên cứu về phương tiện
  8. biểu hiện nghĩa tình thái ở các kiểu ngôn trung trong hành động ngôn từ hỏi ở cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả sau nghiên cứu của luận án giúp phục vụ cho công tác giảng dạy ngoại ngữ, hay một tài liệu tham khảo phục vụ cho những ai quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. 7. Bố cục của luận án Luận án được bố cục thành ba chương ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận của luận án Chương 2: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 3: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghĩa tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Nhà nghiên cứu ngôn ngữ nước ngoài như Ch.Bally (1905), O. Jespersen (1949),V.Wright(1951) ,N. Rescher (1968), J. Lyons(1995), J.R. Searle (1969), T. Givón (1993), F.Palmer (2001) đã có những đóng góp không nhỏ cho việc xây dựng khung lí luận chung về tình thái, phân loại tình thái. Trong đó Ch.Bally là người đầu tiên phân biệt Modus (bộ phận tình thái) là một trong hai thành phần thiết yếu, quan trọng của cấu trúc nghĩa của phát ngôn gắn với bình diện tâm lí, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với điều được nói ra, xét trong quan hệ với thực tế, với người đối thoại và với hoàn cảnh giao tiếp. Hầu hết các nhà nghiên cứu về tình thái ở nước ngoài như O. Jepersen (1949), V.Wright (1951), N.Reacher (1968), Quirk et al.(1972), T. Givón (1993), M.A. K Halliday (1994), J.Lyons (1995), F.Palmer ( 2001) đều bàn về hai loại tình thái chính đó là tình thái trong ngôn ngữ học và tình thái trong logic học.
  9. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Phê (1989), Cao Xuân Hạo (1991), Hồ Lê (1992), Lê Đông (1996), Nguyễn Thị Lương (1996), Nguyễn Đức Dân(1998), Diệp Quang Ban(2000), Hoàng Tuệ (2001), Phạm Hùng Việt(2003), Bùi Mạnh Hùng (2003), Nguyễn Văn Hiệp (2001, 2004, 2007, 2015)...trực tiếp quan tâm đến vấn đề tình thái với những nghiên cứu rất chi tiết và có nhiều kiến giải sâu sắc vấn đề tình thái trên nhiều phương diện khác nhau. Trong đó Cao Xuân Hạo (1999) đã phân biệt hai loại tình thái là tình thái hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. Nguyễn Thị Lương (1996) vận dụng lí thuyết hành động ngôn từ vào việc nghiên cứu mười tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi nhằm tìm ra các hành động ngôn từ mà tiểu từ tình thái dứt câu có khả năng biểu thị trong những ngữ cảnh cụ thể mà chúng xuất hiện, miêu tả đánh giá hiệu lực của các hành động đó”. Phạm Hùng Việt cho rằng để biểu thị ý nghĩa tình thái của câu cần có các phương tiện như: phương tiện ngữ âm (ngữ điệu, trọng âm), từ vựng (động từ tình thái, phụ từ, trợ từ, thán từ, quán ngữ tình thái), ngữ pháp (đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc câu...)và trợ từ tiếng Việt có khả năng tham gia biểu thị một số loại hành động ngôn từ khác nhau gồm cả các hành động ngôn từ trực tiếp và các hành động ngôn từ gián tiếp. Nguyễn Văn Hiệp (2007) nêu ra những phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ dựa trên sự đối lập của các cặp nghĩa tình thái như sự đối lập giữa tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (deontic modality), sự đối lập giữa tình thái nhận thức (epistemic modality) và tình thái căn bản (root modality), đối lập giữa tình thái hướng tác thể (agent- oriented modality) và tình thái hướng người nói ( speaker- oriented modality), đối lập giữa tình thái của mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn. Những đối lập về tình thái mà ông nêu ra cho thấy phạm vi rất rộng trong việc nghiên cứu về tình thái. Việc nghiên cứu tình thái và phương tiện biểu hiện tình thái trong hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt bước đầu giúp chúng tôi chúng tôi xác định được thế nào là hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhận diện về hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp, tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa cùng phương tiện biểu hiện những tình thái này.
  10. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu hành động hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt Nghiên cứu hành động hỏi là một vấn đề tuy không mới và được các nhà ngôn ngữ học rất quan tâm song quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng có những khác nhau. Đối với tiếng Anh, đặc biệt chú ý có công trình của J. Austin (1969) và J. Searle (2001) khi các nhà nghiên cứu đề cập đến thuyết hành động ngôn từ. Các nhà nghiên cứu như A.Wierzbicka, J. Sadock, G.Gazdar, R.M Harnis, G.Yule cùng có chung quan điểm với J.Searle về tiêu chí phân loại hành động ngôn từ, đó là các đặc tính chủ yếu, quan trọng của hành động ngôn từ. Tuy nhiên điểm khác nhau trong nghiên cứu của các tác giả về hành động ngôn từ nằm ở những tiêu chí bổ sung cho các đặc tính quyết định hành động ngôn trung như là các điều kiện sử dụng, hay điều kiện thỏa mãn, định hướng sắp xếp các tiêu chí nhỏ thuộc các tiêu chí lớn trong phân loại. Các công trình của J. Austin (1969) O Ducrot (1972) J.Searle (1979)...hướng nghiên cứu về vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng học của câu hỏi. J. Searle là người khởi xướng trong việc nghiên cứu về hành động ngôn từ gián tiếp. O. Ducrot với quan điểm nghiên cứu câu hỏi trong mối quan hệ giữa câu- phát ngôn. Đối với tiếng Việt, nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1979) cho thấy việc nhận diện câu nghi vấn qua mục đích nói. Hồ Lê (1992), Cao Xuân Hạo(1995), Diệp Quang Ban (2000) nhận diện câu nghi vấn thông qua các tiêu chí hỏi có dấu hiệu hỏi và dấu hiệu tình thái hỏi. Việc đảo trật tự, thay đổi cấu trúc của câu hỏi có thể thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm nhấn nào đó trong phát ngôn hỏi.Ở bình diện ngữ dụng học, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Lê Đông (1996) về câu nghi vấn. Ông xem xét vấn đề câu nghi vấn trong các mối quan hệ giao tiếp liên nhân như người tham giao tiếp, vai giao tiếp, ngữ cảnh, mục đích nói, thái độ của người nói. Lê Đông nghiên cứu sâu về ngữ nghĩa ngữ dụng của câu hỏi chính danh, các tiểu loại câu hỏi, thông tin ngữ dụng bổ trợ, tình thái trong câu hỏi chính danh. Nguyễn Thị Thìn (1996) tập trung bàn về 11 kiểu câu hỏi không dùng để hỏi, câu hỏi gián tiếp, câu hỏi không chính danh trong mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ pháp và cách sử dụng, quan hệ của cấu trúc với chức năng cho nên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc miêu tả mục đích và đặc điểm cú pháp, đặc điểm cách dùng của 3 loại câu hỏi trong số các kiểu câu hỏi điển hình không dùng để hỏi.
  11. Võ Đại Quang (2000) nghiên cứu về đặc điểm câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng học với các quan điểm phân loại chúng thành câu hỏi lựa chọn hiển ngôn, câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn và câu hỏi không lựa chọn qua đó rút ra những tương đồng và khác biệt về phương diện ngữ nghĩa ngữ dụng của câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt. Nguyễn Việt Tiến (2006) nghiên cứu về hành động hỏi và câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học trên cứ liệu tiếng Pháp với những phân tích cụ thể hành động hỏi và câu hỏi tiếng Việt và tiếng Pháp trong hành chức cụ thể của chúng. Nguyễn Phúc Trung (2011) nghiên cứu về hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình (trên các kênh của VTV, có so sánh với kênh TV5 của Pháp) theo quan điểm dụng học. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về hành động hỏi và các hành động ngôn ngữ khác nữa với mục đích khai thác được thông tin cần thiết mà người nói mong muốn trong các hình thức hồi đáp trên khía cạnh cặp thoại, tham thoại liên quan đến tính lịch sự và thể diện của các hành động ngôn ngữ trong phỏng vấn truyền hình. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN BIỆN HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Khái quát về hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt 2.1.1. Định nghĩa hành động hỏi trực tiếp Những hành động ngôn từ thực hiện các chức năng của chúng một cách trực tiếp và theo nghĩa đen được gọi là những hành động ngôn từ trực tiếp. Tức là cái chức năng mà câu thực hiện trong diễn ngôn là từ nghĩa đen của nó. Các hành động ngôn từ trực tiếp có thể được thực hiện theo hai cách: 1) Bằng cách tạo ra một phát ngôn theo nghĩa đen, trực tiếp; 2) Bằng cách sử dụng một động từ ngôn hành gọi tên hành động ngôn từ đó. Như vậy hành động hỏi trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện bằng câu nghi vấn mang biểu thức hỏi nhằm tìm kiếm thông tin chưa biết cần biết. Chúng ta có thể sử dụng câu nghi vấn để thực hiện hành động hỏi trực tiếp.
  12. 2.1.2. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh Hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh được thực hiện bằng câu nghi vấn. Hình thức của câu nghi vấn trong tiếng Anh thể hiện như sau: 1. Vị trí đầu tiên của động từ làm vị ngữ (hay còn được gọi là vị từ) trong tiếng Anh. 2. Câu nghi vấn với từ nghi vấn bắt đầu bằng what, when, where, who, whom, which, whose, why và how…. 3. Câu nghi vấn với từ nghi vấn what, who, which or whose là chủ ngữ hay một phần của chủ ngữ, câu nghi vấn này không có trợ động từ 4. Câu nghi vấn có từ nghi vấn mang nghĩa phủ định được hình thành bằng cách thêm ‘not’ vào sau trợ động từ. 5. Câu nghi vấn mang nghĩa phủ định Như vậy hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Anh được nhận diện như sau: (1) Hành động được thực hiện bằng câu nghi vấn như (Câu nghi vấn tổng quát (Overview questions or Yes-No questions), Câu nghi vấn bộ phận (Wh- questions), Câu nghi vấn lựa chọn sử dụng OR ( Questions with OR) hoặc sử dụng động từ ngôn hành gọi tên hành động ngôn từ hỏi (ask) (2) Đại từ nghi vấn trong câu nghi vấn đóng vai trò là phương tiện chuyển tải tình thái. (3) Ngữ điệu hỏi Trong tiếng Anh ngữ điệu hỏi thường được sử dụng là ngữ điệu đi lên (glide-up) trong các câu nghi vấn tổng quát (yes-no questions, tag questions) và xuống giọng ở các câu nghi vấn bộ phận (Wh-questions) (4) Trợ từ tình thái trong câu nghi vấn (5) Cuối câu nghi vấn có dấu hỏi chấm (?) ở dạng viết. 2.1.3. Nhận diện hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt Hành động hỏi trực tiếp là hành động mà hiệu lực ngôn trung hỏi của nó phù hợp với hình thức và chức năng của kiểu câu nghi vấn được dùng để biểu thị nó”. Hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt được nhận diện như sau: - Hành động hỏi được thực hiện bằng câu câu nghi vấn
  13. - Hành động hỏi được sử dụng đúng với điều kiện sử dụng - Hành động hỏi sử dụng đúng với đích ngôn trung hỏi của chúng. Hình thức của câu nghi vấn tiếng Việt được thể hiện như sau: 1. Câu nghi vấn thường sử dụng những đại từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, các tiểu từ hỏi chuyên dụng trong các khuôn hỏi như (có)… không ,có phải... không.... (đã,… chưa…) 2. Các tiểu từ hỏi chuyên dụng trong các khuôn hỏi như (có)… không ,có phải... không.... (đã,… chưa…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). 3. Tiểu từ tình thái (à, ư, nhỉ, nhé..). 4. Kết thúc câu nghi vấn là dấu hỏi chấm (?) ở dạng viết và ngữ điệu nghi vấn ở dạng nói ( thường là ngữ điệu lên giọng ở cuối câu) Trong tiếng Việt, hành động hỏi trực tiếp là hành động được thực hiện bằng câu nghi vấn tổng quát, Câu nghi vấn bộ phận, Câu nghi vấn lựa chọn, và Câu nghi vấn vọng lại. 2.2. Các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh 2.2.1. Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh Tình thái trong hành động hỏi trực tiếp là tình thái nghi vấn. Tình thái nghi vấn được người nói dùng để biểu hiện ý muốn tìm hiểu điều chưa biết hoặc còn hồ nghi và mong đợi sự trả lời, sự giải thích của người nghe. Phương tiện truyền tải tình thái nghi vấn là câu nghi vấn. Theo tổng hợp từ nguồn ngữ liệu phát ngôn nghi vấn trong corpus song ngữ Anh -Việt (http://nlp.stanford.edu/project/nmt/), các tác phẩm văn học như “Gone with the Wind”(Cuốn theo chiều gió) của Margaret Mitchell, “The Da Vinci Code” (Mật mã Da Vinci) của Dan Brown, chúng tôi thống kê có có 545 câu nghi vấn tổng quát, 525 câu nghi vấn bộ phận, 485 câu nghi vấn lựa chọn, 465 câu nghi vấn vọng lại trên tổng số hơn 2020 phát ngôn nghi vấn. Tình thái nghi vấn thể hiện bằng phương tiện các câu nghi vấn thường chứa đựng những động từ vị ngữ tình thái (look like, suppose, think, would of ask, may, will, must, should,…), khung cấu trúc hỏi với or/ or maybe, từ nghi vấn what, why, how, where, when,…,các động từ Say, tell, ask đứng trước toàn bộ mệnh đề nghi vấn hay từ nghi vấn dùng để hỏi.
  14. 2.2.2. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh Tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh được đánh dấu bằng thức trần thuật (declarative mood), động từ tình thái làm vị ngữ (modal verbs), tính từ tình thái (modal adjectives) , danh từ tình thái (modal nouns), biểu thức rào đón (hedges) , trạng từ tình thái (modal adverbs) . 2.3. Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt 2.3.1. Phương tiện biểu hiện tình thái của hành động ngôn từ ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Nghi vấn là hành động ngôn từ được người nói dùng để biểu hiện điều chưa biết hoặc còn hồ nghi và mong đợi sự trả lời, sự giải thích của người nghe. Tình thái trong hành động hỏi trực tiếp Tiếng Việt là tình thái nghi vấn. Tình thái nghi vấn đựơc thể hiện qua phương tiện câu nghi vấn như câu nghi vấn tổng quát, câu nghi vấn lựa chọn, câu nghi vấn bộ phận, câu hỏi/ nghi vấn vọng lại. 2.3.2. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa đều thuộc phạm trù tình thái chủ quan. Tình thái chủ quan là loại tình thái có liên quan đến thái độ của người nói đối với điều được nói ra trong câu cũng như quan hệ giữa chủ thể và vị thể của một mệnh đề được biểu đạt. Tình thái chủ quan còn là nhận định của người nói về chân trị của điều được truyền đạt trong câu; là tính khả năng hay tính tất yếu của điều đó; là cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt; là sự giới thiệu của người nói về tính chất câu nói; là mối liên hệ giữa câu và tình huống đối thoại hay với ngữ cảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực logic hoặc siêu ngôn ngữ. Các phương tiện thể hiện tình thái trong tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt được biểu đạt bằng: (1) Động từ tình thái: muốn, có thể, phải, dám, cần phải, phải nói, biết, nghĩ, đoán, đồ, tiên đoán, bị, nên, cần, hi vọng, sẽ, suýt, toan, định, hòng…; (2) Phụ từ tình thái: đã, đang, sẽ, còn, chưa….; (3) Tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, chăng…..;
  15. (4) Trạng từ tình thái: có lẽ là, có thể là, chắc chắn, thường xuyên, cần thiết, thường thường, thực tế…; (5) Tính từ tình thái: thật, quả thật, hiển nhiên, rõ ràng, đúng, rất, quá, lắm, chắc, hết sức, vô cùng, cực kì, tốt nhất, ít nhất, vừa vừa.. (6) Biểu thức rào đón: Chúng (tôi) cho rằng, chúng (tôi) nghĩ rằng, tôi nghĩ rằng, chúng (tôi) tin rằng, theo chúng tôi, theo tôi; tôi hỏi khí không phải, tôi mạn phép hỏi, nếu không phiền tôi xin phép hỏi….; 2.3.3. Nhận xét những tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt 2.3.3.1. Tương đồng Trong cả hai ngôn ngữ, phương tiện truyền tải tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi trực tiếp gồm phương tiện ngữ pháp, phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ âm. Về mặt số lượng các phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp ở cả hai ngôn ngữ là tương đương nhau. 2.3.3.2. Khác biệt Ở các ngôn ngữ khác nhau, các cách diễn đạt nghĩa tình thái cũng không giống nhau. Trong tiếng Anh, nghĩa tình thái được thể hiện qua các hệ thống ngữ pháp như thức - Phương tiện danh từ tình thái ( possibility, probability) và phương tiện ngữ âm (đường nét ngôn điệu – contour, ngữ điệu –tune: the glide- down, the glide-up, the take-off, the dive...) âm tiết tiết điệu ( tonic syllable), âm vực (pitch) chất giọng ( voice quality) kết hợp với các từ tình thái chuyển tải nội dung nghi vấn là một trong phương tiện chuyển tải nghĩa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa khá đặc thù trong tiếng Anh mà trong tiếng Việt lại không có hoặc rất hiếm khi sử dụng. Chúng ta nhận thấy bộ phận từ vựng như các tiểu từ tình thái (à , ư , nh ỉ , nh é, sao, chăng…) đều chuyển tải một nghĩa tình thái nào đó và là một nét đặc thù trong tiếng Việt, tuy nhiên các tiểu từ tình thái này lại không có trong tiếng Anh, thay vào đó người Anh dùng ngôn điệu (ngữ điệu, trọng âm âm lượng) để truyền tải các nét nghĩa tình thái.
  16. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN NGHĨA TÌNH THÁI Ở HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Khái quát về hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt Từ các quan điểm về hành động ngôn từ gián tiếp có thể nhận thấy hành động hỏi gián tiếp có hai dạng biểu hiện: Dạng biểu hiện thứ nhất là lực ngôn trung hỏi được biểu hiện dưới một hình thức không phải câu hỏi, và biểu hiện thứ hai là hình thức câu hỏi được dùng để biểu thị một hiệu lực ở lời khác- không phải để yêu cầu cung cấp thông tin. Trong khuôn khổ của luận án này chúng tôi tập trung vào dạng biểu hiện thứ nhất. 3.1.1. Định nghĩa hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh Hành động hỏi gián tiếp là hành động hỏi sử dụng kiểu câu không có hình thức của câu nghi vấn và được nhận diện bằng mục đích của người nói, như thế có nghĩa là có nhiều cách để thực hiện hành động hỏi. Việc thực hiện hành động hỏi thông qua câu nghi vấn thì gọi là hành động hỏi trực tiếp. Còn hành động hỏi gián tiếp là hành động khi người nói không dùng câu nghi vấn mà dùng câu trần thuật và câu mệnh lệnh để hỏi nhằm tìm thấy thông tin trả lời mà người nói muốn biết. 3.1.2. Nhận diện hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh Hành động hỏi gián tiếp được nhận diện bằng mục đích của người nói, bằng hình thức và cấu trúc các câu trần thuật, mệnh lệnh được sử dụng trong giao tiếp. Chúng thường có những dấu hiệu hình thức sau đây: 3.1.2.1. Hành động hỏi gián tiếp tiếng Anh thông qua câu trần thuật (1) Mệnh đề chính dùng thức trần thuật. (2) Mệnh đề phụ có chứa đựng các đại từ nghi vấn, các từ tình thái (3) Ngữ điệu hỏi. Hình thức câu trần thuật tiếng Anh Đặc điểm hình thức câu trần thuật là nó không có đặc điểm hình thức của các loại câu nghi vấn, câu mệnh lệnh hay câu cảm thán, nghĩa là câu trần thuật không sử dụng những từ ngữ đặc trưng, từ ngữ
  17. riêng như từ nghi vấn, từ cầu khiến/ mệnh lệnh, từ cảm thán. Câu trần thuật là loại câu phổ biến và quan trọng nhất. Chức năng của câu trần thuật là để truyền đạt thông tin, một sự việc, một hiện tượng hoặc để tuyên bố một điều gì đó. Ở dạng viết, câu trần thuật thường được kết thúc bởi dấu chấm câu (.), hoặc đôi khi là dấu chấm than(!) hoặc dấu chấm lửng(;) Ở dạng nói câu trần thuật có ngữ điệu kể hay là ngữ điệu trần thuật .Câu trần thuật thường được chia làm hai dạng: dạng khẳng định (affirmative) và dạng phủ định (negative). Cấu trúc của câu trần thuật dùng để hỏi bao gồm thức trần thuật của động từ (ở mệnh đề chính), từ nghi vấn (Wh- word) ở tiểu cú. 2.2.2.2. Hành động hỏi gián tiếp thông qua câu mệnh lệnh tiếng Anh Hành động hỏi gián tiếp trong tiếng Anh thông qua câu mệnh lệnh thường thấy là: (1) Mệnh đề chính là một thức mệnh lệnh. (2) Mệnh đề phụ có chứa các đại từ nghi vấn như Who, Whom, which, whose, why, how... (3) Ngữ điệu hỏi. Hình thức câu mệnh lệnh tiếng Anh Câu mệnh lệnh (Imperative sentence) là câu có tính chất sai khiến nên còn được gọi là câu cầu khiến, được dùng khi người nói yêu cầu hoặc ra lệnh cho một người khác làm một việc gì đó. Nó thường theo sau bởi từ “please”. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là “you”. Trong tiếng Anh, câu mệnh lệnh được đặc trưng bằng thức mệnh lệnh với dấu hiệu vắng chủ ngữ, động từ ở nguyên dạng và không có từ tình thái cũng như những phương tiện đánh dấu thời, thể đi kèm. Hành động hỏi gián tiếp tiếng Việt thông qua câu trần thuật có những dấu hiệu sau đây: (1) Các động từ tình thái: muốn biết, thắc mắc, băn khoăn, muốn hỏi ở vị trí vị ngữ và các từ nghi vấn như ai, gì nào, sao, không, có phải.. ở vị trí tiểu cú phù hợp trong câu. (2) Có lực ngôn trung nghi vấn (3) Ngữ cảnh Hình thức câu trần thuật tiếng Việt Câu trần thuật là câu miêu tả, trình bày, nhận định rất nhiều loại sự tình, sự việc. Câu trần thuật trong tiếng Việt không có những dấu hiệu hình thức được đánh dấu (unmarked sentence) như các kiểu
  18. câu khác, chúng được thấy là một nhận định và có những dấu hiệu ngôn hành riêng. Loại câu này thường dùng dấu chấm khi kết thúc. Các câu trần thuật không phải bao giờ cũng được dùng để nhận định mà ngoài các giá trị đó ra chúng còn được dùng với chức năng hỏi hay yêu cầu đề nghị hay biểu lộ cảm xúc. Câu trần thuật là kiểu câu rất phổ biến trong giao tiếp. Hành động hỏi gián tiếp thông qua câu trần thuật được nhận diện thông qua: Các động từ tình thái: muốn biết, thắc mắc, băn khoăn, muốn hỏi ở vị trí vị ngữ, các từ nghi vấn như ai, gì nào, sao, không, có phải ...ở vị trí mệnh đề phụ phù hợp trong câu. 3.1.2.2. Hành động hỏi gián tiếp tiếng Việt thông qua câu mệnh lệnh. Hành động hỏi gián tiếp tiếng Việt thông qua câu mệnh lệnh những dấu hiệu sau đây: (1). Động từ thể hiện hành động yêu cầu, đòi hỏi, hỏi: Nói cho biết, hãy nói, hãy cho biết.... (2). Các từ nghi vấn như tại sao, cái gì, nào, đâu,đi chứ, đi nào...trong tiểu cú. (3). Ngữ cảnh Hình thức câu mệnh lệnh trong tiếng Việt Câu mệnh lệnh trong tiếng Việt, thật ra, là một cấu trúc trần thuật nhưng được đánh dấu chủ yếu bằng ngữ điệu và một số yếu tố tình thái như “ hãy, đừng, chớ, v.v...” hay các tiểu từ “ đi, nào, thôi,đi chứ, v.v...” .Cuối câu có dấu chấm than.(!) 3.2. Các phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh 3.2.1. Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh Tình thái trong hành động hỏi trực tiếp là tình thái nghi vấn. Tình thái nghi vấn được người nói dùng để biểu hiện ý muốn tìm hiểu điều chưa biết hoặc còn hồ nghi và mong đợi sự trả lời, sự giải thích của người nghe. Phương tiện truyền tải tình thái nghi vấn là câu nghi vấn. Theo tổng hợp từ nguồn ngữ liệu chúng tôi thống kê có 545 câu nghi vấn tổng quát, 525 câu nghi vấn bộ phận, 485 câu nghi vấn lựa chọn, 465 câu nghi vấn vọng lại trên tổng số hơn 2020 phát ngôn nghi vấn.
  19. Tình thái nghi vấn thể hiện bằng phương tiện các câu nghi vấn thường chứa đựng những động từ vị ngữ tình thái (look like, suppose, think, would of ask, may, will, must, should,…), khung cấu trúc hỏi với or/ or maybe, từ nghi vấn what, why, how, where, when,…,các động từ Say, tell, ask đứng trước toàn bộ mệnh đề nghi vấn hay từ nghi vấn dùng để hỏi. 3.2.2. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh Tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh được đánh dấu bằng thức trần thuật (declarative mood), động từ tình thái làm vị ngữ (modality verb), tính từ tình thái (modality adjective) , danh từ tình thái (modality noun), biểu thức rào đón (hedges) , trạng từ tình thái (modality adverbs) . 3.3. Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt. 3.3.1. Phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Nghi vấn là hành động ngôn từ được người nói dùng để biểu hiện điều chưa biết hoặc còn hồ nghi và mong đợi sự trả lời, sự giải thích của người nghe. Tình thái trong hành động hỏi trực tiếp Tiếng Việt là tình thái nghi vấn. Tình thái nghi vấn đựơc thể hiện qua phương tiện câu nghi vấn như câu nghi vấn tổng quát, câu nghi vấn lựa chọn, câu nghi vấn bộ phận, câu nghi vấn vọng lại. 3.3.2. Phương tiện biểu hiện tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt Tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa đều thuộc phạm trù tình thái chủ quan. Tình thái chủ quan là loại tình thái có liên quan đến thái độ của người nói đối với điều được nói ra trong câu cũng như quan hệ giữa chủ thể và vị thể của một mệnh đề được biểu đạt. Tình thái chủ quan còn là nhận định của người nói về chân trị của điều được truyền đạt trong câu; là tính khả năng hay tính tất yếu của điều đó; là cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt; là sự giới thiệu của người nói về tính chất câu nói; là mối liên hệ giữa câu và tình huống đối thoại hay với ngữ cảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực logic hoặc siêu ngôn ngữ. Các phương tiện thể hiện tình thái trong tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi trực tiếp tiếng Việt được biểu đạt bằng:
  20. (1) Động từ tình thái: muốn, có thể, phải, dám, cần phải, phải nói, biết, nghĩ, đoán, đồ, tiên đoán, bị, nên, cần, hi vọng, sẽ, suýt, toan, định, hòng…; (2) Phụ từ tình thái: đã, đang, sẽ, còn, chưa….; (3) Tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, chăng…..; (4) Trạng từ tình thái: có lẽ là, có thể là, chắc chắn, thường xuyên, cần thiết, thường thường, thực tế…; (5) Tính từ tình thái: hiển nhiên, rõ ràng, đúng, tốt nhất, ít nhất, vừa vừa ..kèm các phụ từ mức độ rất, quá, lắm, chắc, hết sức, vô cùng, cực kì. (6) Biểu thức rào đón: Chúng (tôi) cho rằng, chúng (tôi) nghĩ rằng, tôi nghĩ rằng, chúng (tôi) tin rằng, theo chúng tôi, theo tôi; tôi hỏi khí không phải, tôi mạn phép hỏi, nếu không phiền tôi xin phép hỏi….; 3.3.3. Nhận xét những tương đồng và khác biệt về phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi trực tiếp tiếng Anh và tiếng Việt 3.3.3.1. Tương đồng Trong cả hai ngôn ngữ, phương tiện truyền tải tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa trong hành động hỏi trực tiếp gồm phương tiện ngữ pháp, phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ âm. Về mặt số lượng các phương tiện biểu hiện tình thái hành động ngôn từ, tình thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa ở hành động hỏi trực tiếp ở cả hai ngôn ngữ là tương đương nhau. 3.3.3.2. Khác biệt Ở các ngôn ngữ khác nhau, các cách diễn đạt nghĩa tình thái cũng không giống nhau. Trong tiếng Anh, nghĩa tình thái được thể hiện qua các hệ thống ngữ pháp như thức - Phương tiện từ vựng như danh từ tình thái ( possibility, probability) và phương tiện ngữ âm( như ngữ điệu the glide-down, the glide-up, the take-off, the dive) là một trong những phương tiện chuyển tải nghĩa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa khá đặc thù trong tiếng Anh mà trong tiếng Việt lại không có hoặc rất hiếm khi sử dụng. Chúng ta nhận thấy bộ phận từ vựng như các tiểu từ tình thái (à , ư , nh ỉ , nh é, sao, chăng…) đều chuyển tải một nghĩa tình thái nào đó và là một nét đặc thù trong tiếng Việt, tuy nhiên các tiểu từ tình thái này lại không có trong tiếng Anh, thay vào đó người Anh dùng ngôn điệu (ngữ điệu, trọng âm âm lượng) để truyền tải các nét nghĩa tình thái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2